1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN KẾT HỢP TRÍCH HƠI GIA NHIỆT TRUNG GIAN

36 925 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

• Nhà máy turbine hơi: làm sôi nước và dùng áp suất do hơi phát ra làmquay cánh tuabin.. Do nó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó cóthể được dùng cho việc tạo động năng đầu cho turbin

Trang 1

A. LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

việc tiêu thụ điện năng, bênh cạnh đó chính sách mở cửa của Việt Nam như hiệnnay, thu hút sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một gia tăng trên tất cả cáclĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất, do đó đòi hỏi phải tăng cường sảnxuất điện năng, đó là một nhu cầu hết sức cấp bách Vì thế bên cạnh sự phát triểncủa thủy điện thì nhiệt điện củng đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế đấtnước Vì thế đề tài nhà máy nhiệt điện (khí- hơi) kết hợp đã được TS Lê Minh Nhựt(phó trưởng khoa cơ khí động lực) hướng dẫn thực hiện đề tài này Nhóm thực hiệnxin trân trọng cảm ơn thầy!

Trang 3

1. Giới thiệu chung về nhà máy nhiệt điện

1.1. Khái niệm

Nhà máy nhiệt điện là một nhà máy điện, trong đó có năng lượng nguồn bằnghơi nước Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một turbine hơinước và tuabin này làm chạy một máy phát điện Sau khi đi qua tuabin, hơi nướcđược ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng,quá trình này được gọi là chu trình Rankine Khác biệt lớn nhất trong thiết kế củanhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau

• Nhà máy turbine hơi: làm sôi nước và dùng áp suất do hơi phát ra làmquay cánh tuabin

• Nhà máy turbine khí: dùng áp suất do dòng khí di chuyển qua cánhturbine làm quay tuabin Do nó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó cóthể được dùng cho việc tạo động năng đầu cho turbine trong các nhà máyđiện mặc dù tốn kém hơn

• Nhà máy tua bin kết hợp hơi - khí: kết hợp ưu điểm của hai loại tuabintrên

1.2. Những tiêu đề cơ bản về nhà máy nhiệt điện

Nhiệt lượng thải ra từ quá trình cũng có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh

Cả hai quá trình trao đổi nhiệt trên vì thế đều bị tổn thất Cách tốt nhất để tăng hiệusuất là tìm cách giảm tổn thất, có thể thực hiện bằng cách tăng tối đa nhiệt độ củachu trình, giảm nhiệt thải ở nhiệt độ thấp nhất có thể Từ lý luận đó, chu trình hỗnhợp được đặc biệt quan tâm và nghiên cứu

Vì thực tế, không có chu trình đơn nào thực hiện cả hai việc trên được mức độnhhư nhau, củng như giới hạn về vật liệu và khả năng chế tạo của nó, đó là lý dohợp lý để chọn phương pháp kết hợp 2 chu trình: một với quá trình nhiệt độ cao, vàmột cho quá trình làm mát cuối cùng Trong một chu trình mở của tuabin khí, nhiệt

độ quá trình có thể đạt được rất cao nhiệt được ccấp trực tiếp cho chu trình Tuynhiên, nhiệt độ khói thải từ tuabin khí vì thế củng kha cao Trong chu trình hơi,nhiệt độ quá trình lớn nhất không quá cao, nhưng nhiệt độ khó thải ra môi trườngrất thấp

Như vậy chu trình hỗn hợp chu tuabin khí và tuabin hơi được xem là cung cấpmột phương thức hợp lý nhất cho một chu trình nhiệt hiệu suất cao.Khi so sánh vớicác chu trình đơn khác, ngay cả các chu trình được lắp đặt cải tiến rất công phu,phức tạp như kiểu nhà máy nhiệt điện ngưng hơi có gia nhiệt củng có hiệu suấtCarnot lý thuyết thấp hơn 10-15 % so với chu trình hỗn hợp Mặt khác tổn thấtexecgy của chu trình hỗn hợp turbine khí – hơi củng lớn hơn do chênh lệch nhiệt độ

Trang 4

Bảng 2.1: So sánh nhiệt động của các chu trình nhiệt nhà máy nhiệt điện.

2. Thiết bị turbine khí

2.1. Tổng quan về cấu tạo

Sau chiến tranh thế giới thứ hai công nghệ hàng không tiếp tục phát triển và hiệnđại dần động cơ phản lực Tuy nhiên, tại thời điểm đó lại xuất hiện hướng nghiêncứu thứ hai là chế tạo turbine khí công nghiệp để phát điện hướng công nghệ nàyphát triển rất nhanh, kể từ đó động cơ phản lực và turbine khí được nghiên cứu vàphát triển song song

Song song với quá trình phát triển turbine khí là cải tiến máy nén đi kèm theo nó

để nén không khí cấp quá trình đốt trong buồng đốt turbine Ngày nay máy nén cóthể nén với lưu lượng và tỉ số nén lớn hơn rất nhiều, vì thế có thể đạt đựoc công suấtđiện lớn hơn, đồng thời giảm được chi phí và tăng hiệu suất chu trình

2.2. Turbine khí

2.2.1.Khái niệm tuarbine khí

Turbine khí là động cơ nhiệt trong đó biến đổi hoá năng của nhiên liệu thànhnhiệt năng rồi thành cơ năng Quá trình biến đổi năng lượng trong turbine khí có thểthực hiện bằng nhưng chu trình khác nhau

Trang 5

Turbine khí là thành phần quan trọng nhất trong nhà máy nhiệt điện chu trình hỗnhợp turbine khí/ turbine hơi Với sự phát triển nhanh chóng của turbine khí ngàynay, nhiệt độ đầu vào tuabin đạt được ngày càng lớn tạo điều kiện cho chu trình hỗnhợp chiếm ưu thế và hiệu quả sẩn xuất điện so với các chu trình nhiệt khác.

Turbine khí: dùng áp suất do dòng khí di chuyển qua cánh tuabin làm quayturbine Do nó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó có thể được dùng cho việctạo động năng đầu cho turbine trong các nhà máy điện mặc dù tốn kém hơn

Công suất ra (theo tiêu chuẩn ISO) 1-150 MWHiệu suất (theo tiêu chuẩn ISO) 28-35 %

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật tiêu biểu của các Turbine khí lắp đặt cho hệ thống chutrình hỗn hợp trên thị trường

Turbine khí (loại tĩnh) có thể được xếp theo các loại sau:

 Turbine khí xuất phát từ công nghệ tuabin hơi

 Turbine khí bắt nguồn từ kỹ thuật động cơ đốt trong

 Turbine khí từ ngành kỹ thuật hàng không, bao gồm một động cơ phản lực đikèm với một turbine phát điện

2.2.2 Ưu, nhược điểm của turbine khí

 Ưu điểm

• Bố cục gọn

• Tính cơ động vận hành cao, như mở máy nhanh, thay đổi tải lớn

• Vận hành không cần nước, hay yêu cầu rất ít nước

• Thời gian xây dựng nhanh

 Nhược điểm

• Giá thành vật liệu, chi phí sản xuất cao hơn

• Khó sữa chữa

• Giá thành nhiên liệu cao

2.2.3.Turbine khí công nghiệp

Trang 6

gây ra nhiều khó khăn, trở ngại và làm mất đi những ưu điểm cơ bản vốn có củaturbine khí so với turbine hơi Khi công nghệ vật liệu chiệu nhiệt độ cao phát triển

và kĩ thuật làm mát turbine được hoàn thiện hơn cho phếp nâng cao nhiệt độ T3 củakhí trước turbine thì những chu trình phức tạp bị loại bỏ dần và các nhà chế tạoquay về chu trình hở đơn giản Người ta cũng ứng dụng những thành tựu nghiêncứu ở động cơ máy bay phản lực vào turbine khí công nghiệp để bố trí thành mộtthiết bị nhỏ gọn

Turbine khí công nghiệp ngày nay vận hành với khí nóng vào có nhiệt độ T3 =

950 ÷ 1100oC, ở turbine chạy tải đỉnh thì T3 có thể lên đến 1250oC Các thiết bị nàyđạt hiệc suất cao (38%) mà giá thành vừa phải, vận hành tin cậy và có tuổi thọ cao

Hình 3.1: Turbine khí kiểu ma sát của hãng Alsthom

Turbine khí quay máy phát điện có số vòng quay cố định thường được bố trí kiểumột trục những turbine khí truyền động cho máy nén, bơm… thường có hai trụcquay với số vòng quay khác nhau như minh họa trong hình 3.2 Phần đầu củaturbine chỉ để quay máy nén, phần thứ hai được dùng để truyền động máy phát điện

Trang 7

Hình 3.2: Turbine khí hai trục

2.2.4.Turbine khí tận dụng động cơ máy bay phản lực

Luồng sản phẩm cháy thổi ra phía sau động cơ phản lực có áp suất khoảng 2,5bar, nhiệt độ 550 ÷ 650oC được dẫn vào turbine để sinh công Các động cơ máy bayphản lực được cải tạo nhằm đạt độ tin cậy

2.2.5.Các phần tử chính của thiết bị tuabin khí

Các phần tử chính của tuabin khí gồm: máy nén, buồng đốt, tuabin khí, và bộtrao đổi nhiệt

Máy nén dùng để nén môi chất làm việc (thường là không khí) và nhiên liệu.Người ta thường dùng máy nén ly tâm hoặc dọc trục để nén môi chất làm việc, đểnén nhiên liệu khí có nhiệt trị 30.106 Jm-3 trở lên phải chọn loại máy nén có thểtích tổn thất khoảng 3% thể tích môi chất làm việc Như vậy loại máy nén thích hợpchỉ có thể dùng là máy nén piston hoặc ly tâm có số vòng quay rất lớn Những yêucầu kỹ thuật đối với máy nén dùng để nén môi chất làm việc: Hiệu suất cao (η) độnén từng cấp cao Có thể sử dụng tốc độ vòng quay lớn Vận hành ổn định trongkhoảng làm việc của turbine Dễ điều khiển về mặt khí động học và cơ học

Bộ trao đổi nhiệt Turbine khí năng lượng nhiệt của sản phẩm cháy được biếnđổi thành cơ năng trong turbine khí một phần lớn hơn công suất turbine được dùng

để truyền động máy nén khí, một phần nhỏ hơn còn lại của công suất là công suấthữu ích cung cấp cho các máy móc hoạt động ( máy phát điện, bơm, quạt thổikhí…) Công suất turbine gấp khoảng 2-3 lần công suất hữu ích Những yêu cầu kỹthuật đối với turbine khí Công suất cũng như đặc tính của turbine có ảnh hưởngtrực tiếp đến đặc tính toàn tổ máy Để toàn bộ tổ máy turbine khí làm việc đạt hiệusuất cao thì cần thiết đáp ứng một số yêu cầu kỹ thuật quan trọng sau đối vớiturbine Hiệu suất chuyển đổi năng lượng trong turbine phải cao Cánh quạt củaturbine làm việc với nhiệt giáng lớn phải ở tốc độ vòng cao Phải đảm bảo các yêu

Trang 8

hoà trộn sản phẩm cháy với không khí, các điều kiện làm mát ống lửa, các điều kiệnkhi phụ tải thay đổi và khi mở máy.

Hình 3.3: Buồng đốt độc lập

2.2.6.Cấu tạo turbine khí

Nguyên lí sinh công trong tầng turbine khí không khác với tầng turbine hơi Tuynhiên, tầng turbine khí làm việc với nhiệt độ cao hơn nhiều, còn áp suất khí thì lạithấp Do vậy lưu lương thể tích dòng khí thường khá lớn

Nhiệt độ cao đòi hỏi các chi tiết như cánh quạt, trục… phải được chế tạo từ vậtliệu rất cao cấp Kết cấu turbine phức tạp do phải tạo diều kiện làm mát các bộ phậntiếp xúc với khí nóng Do đó cần hạn chế số tần công tác tới mức ít nhất và chọnkiểu tầng có khả năng làm việc với nhiệt giáng lớn nhất, đó là tầng xung lực.Turbine được bố trí trực tiếp ngay sau buồng đốt, ở đây không có các van điềuchỉnh vì thế thiết bị trở nên đơn giản

Khác với tần turbine hơi các góc biểu thị hướng vector tốc độ của dòng khí vàohay ra khỏi tần turbine khí được tính theo hướng dọc trục Quá trình giãn nở của khí

Trang 9

trong tầng turbine khí cũng giống như quá trình giãn nở của hơi trong tầng turbinehơi, các kí hiệu cũng được đồng nhất Số tầng turbine khí đến nay thường khôngquá năm Ở những tầng có cánh dài thì cánh xoắn theo đường kính cur = const Lúcnày độ phản lực thay đổi từ cánh ρ = 0,05 đến đỉnh cánh ρ = 0,15 ÷ 0,25

Hình 4.1: Cấu tạo turbine khí bốn tầng

Sự khác biệt điển hình của turbine khí so với turbine hơi là làm mát cánh động,rotor và thân turbine một cách mạnh nhất Về lý thuyết có thể dùng không khí haychất lỏng phù hợp để làm mát Chất lỏng như nước chẳng hạn có nhiệt dung riêng cpcao nên làm mát nhanh và hiệu quả nhưng ít dược sử dụng do gặp trở ngại lớn như:

hệ thống phức tạp, vấn đề làm kín, bám cáu cặn, ứng suất nhiệt… Thực tế thườnglàm mát turbine bằng không khí sau máy nén hoặc trích từ vị trí có áp suất phù hợpcủa máy nén

Không khí được dẫn tới các khe ở chân cánh và các bộ phận chịu nhiệt độ caocủa rotor và stato như minh họa trong hình 4.2 Không khí làm mát sau đó đượcnhập vào dòng chính, bằng cách này ta có thể tận dụng được mật phần năng lượngcủa nó để sinh công Phần tử được quan tâm làm mát mạnh nhất là cánh động củaturbine, đặc biệt là dãy cánh động của tầng đầu tiên Có nhiều cách làm mát cánhkhác nhau, trong đó đơn giản nhất là làm mát đối lưu như minh họa trong hình 4.2

Trang 10

Hình 4.2: Sơ đồ làm mát turbine khí TG50 của hãng FIAT

3. Thiết bị turbine hơi

3.1. Tổng quan về cấu tạo

Turbine hơi là một động cơ nhiệt chuyển hóa thế năng của hơi nước thành cơnăng làm quay rotor Turbine hơi bao gồm hai phần chính đó là phần cố định stato

và phần quay rotor Dãy các vòi phun cố định còn được gọi là dãy tĩnh, dãy cánhđược lắp trên trục rotor gọi là dãy cánh động Mỗi cặp dãy tĩnh và dãy động liền kềtạo thành một tầng của turbine

Vì hơi nước đi vào ở tầng đầu tiên có áp suất cao và đi ra ở tầng cuối cùng có

áp suất thấp làm cho thể tích riêng của hơi tăng nhanh Do đó, tiết diện rãnh các dãycánh tĩnh và các dãy cánh động càng về cuối càng lớn Đồng thời, đường kính cánh,đường kính trục rotor và đường kính của tầng càng về cuối cũng càng lớn

Trang 11

Hình 6.1: Cấu tạo turbine hơi

Phía hơi vào (hình 6.1) bao giờ cũng có thêm bộ phận an toàn ghép nối trên trụccủa rotor nhằm mục đích cắt hơi đi vào turbine khi số vòng quay thực tế vượt quá sốvòng quay định mức 10 ÷ 12% Các đoạn trục ghép được làm mát và bôi trơn bằngbơm dầu Rotor của turbine được nối với rotor của máy phát bằng khớp nối trục nữamềm

Stato bao gồn có thân turbine, các hộp ống phun, hộp supap, vành chèn đầucuối, vành bánh tĩnh, bánh tĩnh và các bộ chèn bánh tĩnh Thân turbine có hai mặtbích ngang và hai mặt bích đứng nhằm chia turbine thành hai phần, phần trước,phần giữa và ống thoát Ngoài ra còn có ổ đỡ trước, sau dùng cho rotor và máy phát.3.1.1.Thân tuarbine

Thân (đôi khi còn gọi là xilanh) của tuabin hơi thường có hình dáng phức tạp,kích thước lớn dần theo hướng chuyển động của dòng hơi và có các chỗ lồi lên, cácbuồng để đưa hơi vào, trích hơi ra, ống thoát cũng có hình dáng đặc biệt

Thân của tuabin dọc trục thường có mặt bích ngang (ở chỗ cắt rời) và 1 hoặc 2 mặtbích đứng để khi đúc, khi gia công cơ khí và khi lắp rắp được dễ dàng Tuabinhướng trục thường chỉ có mặt bích đứng

Trang 12

Hình 2.2 - Thân (xilanh) tuabin trung áp (NMNĐ Hải Phòng I)

Thân tuabin được chế tạo bằng thép đúc, gang đúc hoặc thép hàn

Gang đúc dùng cho những thân và những chi tiết làm việc ở áp lực 12 - 16 bar vànhiệt độ tới 250 °C Khi dùng loại gang pectit thì có thể làm việc ở nhiệt độ tới 350

°C Thân làm bằng thép cácbon dùng cho những thông số hơi 35 - 40 bar, 400 - 425

°C

Đối với áp lực và nhiệt độ hơi rất cao thì thân được chế tạo bằng các loại thép hợpkim đặt biệt có cấu trúc ôtstenit pha thêm crôm, niken, môlipden, vanađi vàvonfram

Để giảm nhẹ điều kiện làm việc cho vật liệu của thân, người ta cố gắng hạn chế kíchthước bề mặt của thân khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao (cao hơn 425 - 450 °C).Khi nhiệt độ hơi lớn hơn 550 - 575 °C người ta làm thành hai lớp hoặc gọi là thânkép, ở giữa thân trong và thân ngoài có chứa hơi với thông số trung bình được lấy

từ 1 tầng trung gian nào đó đưa vào Vì vậy, các bề dầy của tường thân và các mặtbích nối của thân trong cũng ngư thân ngoài có kích thước nhỏ hơn nhiều so vớithân đơn (1 lớp) Do những điều kiện làm việc nhẹ nhàng của ngoài cho nên có thểcho phép chế tạo bằng thép cacbon

Thân turbine là một trong nhừng bộ phận chính có hình dạng rất phírc tạp.Trong thân có lắp ống phun, cánh hướng, bánh tĩnh, vành bánh tĩnh Thân

Trang 13

turbine có thổ là một hoặc nhiều tuỳ theo công suất của turbine Ngày nayhầu hết các turbine có công suất lớn tiều có bốn thân máy hoặc năm thânmáy

Hình : Sơ đồ dòng hơi trong tuabin hơi

Trong turbine một thân máy thì rotor của turbine thường đượcnối với rotor của máy phát đặt ở phía hơi thoát Trong turbine một trục và

có nhiều thân máy thì thân máy được bố trí theo chiều dòng hơi lần lượt làturbine cao áp HP, rồi đến turbine trung áp IP, rồi đến một vài turbinc thấp

áp LP và cuối cùng là máy phát điện Tuy nhiên, cũng có một số trường hợpturbine cao áp HP được đặt ở vị trí chính giữa còn các cặp turbine thấp áp

LP được đặt đối xứng ở hai phía của turbine cao áp

Trang 14

giữa thân máy (sơ đồ vòng) như minh hoạ trong hình 4.2 Trong sơ đồ vòngcủa turbine cao áp HP, dòng hơi sau tầng đầu tiên sẽ đôi hướng chuyếnđộng 180° để làm mát phía ngoài của vỏ trong thân máy rồi đi tiếp vào tầngthứ hai Với sơ đồ vòng của turbine cao áp HP thì tổn thất áp suất do trởlực trong khoảng trống giữa hai vỏ thân máy tăng lên, nhưng đồng thờicũng giảm được nhiều tốn thất trong các bộ chèn Loại cấu trúc này có ưuđiểm là làm giảm bớt độ chênh lệch nhiệt độ và ứng suất bên trong thânmáy, nhất là khi thay đổi chế độ làm việc.

Trong turbine có lưu lượng thể tích hơi lớn người ta thường dùngcấu trúc hai dòng hơi với lưu lượng hơi và kích thước hình học của bộ phậndẫn hơi là như nhau, cấu trúc này cho phép giảm chiều dài cánh động củatầng cuối LSB và tự khử được lực dọc trục trong thân máy một cách triệtđề

Trong turbine có nhiều thân máy người ta có thể hướng dòng hơi

di chuyên trong các thân máy sao cho ngược chiều nhau đô tự cân băng lựcdọc trục

Để thuận tiện trong việc iháo lắp turbine nôn thân máy thườngđược chế tạo thành hai nửa có mặt tháo ngang ghép bằng mặt bích Vì cácmặt bích khá dày nên dể giảm bớt thời gian sấy, giảm bớt ứng suất phát sinhcũng như giãn nở dọc trục tương đối giữa rotor và thân máy người ta đãthiết kế thêm đường hơi dùng dể sấy mặt bích Phần lớn Ihân turbine cao áp

HP có mặt lắp ghép nằm ngang, không có mặt lắp ghép đứng, vì với thông

số áp suất cao sẽ rất khó đảm bảo độ kín ở vùng giao nhau giữa mặt lắpghép nằm ngang và mặt lắp ghép đứng Mặt lắp ghép giúp cho công nghệchế tạo được đơn giản hơn, giảm bớt kích thước các bộ phận riêng biệt củatưrbine cũng như giảm bớt khó khăn trong công tác vận chuyên turbine đếnnơi lắp đặt

Thân máy của turbine cao áp I IP và trung áp IP được chế tạobàng thép hợp kim Thân máy của lurbine thấp áp LH được chế tạo bằngthép carbon dạng tấm vấn đề giãn nở của thân máy cũng cần được quan tâmkhi chế tạo và lắp đặt turbine sao cho thân máy có thê giãn nở theo nhiềuphương mà vẫn đảm bảo khe hở trong bộ phận cấp hơi

Trang 15

Hình : Mặt cắt tuabin một thân máy công suất 100 MW

Cánh tuabin:

Các cánh phản lực được lắp trực tiếp trên trục, chiều cao của cánh tăng dần từ “đầu”đến “cuối” tuabin Cánh ở những tầng đầu được lắp trên trục bằng mộng chữ T.Trên mỗi cánh này có các vấu để lắp đai 3 tầng cánh cuối của hạ áp không được lắpđai

Các tầng cánh cuối tuabin dạng cánh "xoắn", chân cánh được lắp mộng “cây thôngngược” Trên mép vào của các cánh được tôi cứng giúp cho cánh chịu được sự vađập của những hạt hơi ẩm Lớp tôi cứng này có chiều dài xấp xỉ 1/3 chiều cao cánh

và chiều rộng xấp xỉ 25mm Những hạt ẩm nếu không được tách ra nó sẽ mài mòncánh động và làm giảm hiệu suất tuabin do đó làm giảm hiệu suất của Nhà máy Đểtách những hạt ẩm, trên cánh tĩnh có xẻ những rãnh so le nhau dọc theo chiều caocánh, và làm những vấu trên vỏ trong của xi lanh Màng ẩm dần dần dịch chuyển ra

xa tâm rôto và gom lại trên các rãnh sau đó chảy về các cửa trích hoặc bình ngưng

Do khe hướng trục giữa các cánh động và cánh tĩnh lớn, nên quá trình vận hành sẽkhông bị ảnh hưởng bởi độ chênh giãn nở kể cả khi khởi động và ngừng tuabin

Trang 16

a) Cánh động tuabin hạ áp đã lắp trên rôto (NMNĐ Hải Phòng I)

b) Cánh tĩnh lắp vào vỏ tuabi

Trang 17

và thay đổi tải nhanh.

Vỏ trong, nằm trong vùng áp suất cao, có rãnh trượt theo chiều thẳng đứng và cóthể xoay đối xứng

Trên vỏ của tuabin cao áp có lắp 4 van điều chỉnh để đưa hơi từ hai van Stop vàotuabin

Tuabin trung áp

Tuabin trung áp có kết cấu vỏ kép và dòng đơn Tuabin trung áp có lắp 2 tổ hợpvan điều chỉnh, mỗi tổ hợp gồm: 1 van chặn và 1 van điều chỉnh để điều khiển dònghơi từ bộ quá nhiệt trung gian vào tuabin trung áp

Vỏ trung áp có kết cấu 2 nửa nằm ngang bao gồm vỏ ngoài và vỏ trong Vỏ trong

và vỏ ngoài được lắp với nhau bằng động lực

Tuabin hạ áp

Tuabin hạ áp có kết cấu 3 vỏ Cụ thể tuabin hạ áp gồm vỏ ngoài, vỏ trong 1 và vỏtrong Kết cấu 3 vỏ này để tránh biến dạng nhiệt do độ chênh nhiệt độ lớn

Gối đỡ:

Ví dụ với tuabin của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (300 MW) có 4 gối trục, gối

số 1, 3 và 4 là gối đỡ đơn; gối số 2 là gối đỡ chặn Gối đỡ chặn có tác dụng đỡ vàchặn rôto không dịch chuyển do lực phản lực của dòng hơi Khi tuabin khởi động vàngừng, dầu từ bể dầu bôi trơn được bơm để nâng trục tuabin nhờ bơm nâng trục(JOP) Trong quá trình vận hành bình thường, dầu bôi trơn được cấp vào gối trục

Trang 18

Hình 2.5 - Gối đỡ sau tuabin trung áp và vành chèn

Bộ quay trục tuabin:

Bộ quay trục tuabin - máy phát có tác dụng quay rôto tuabin với tốc độ từ 50 đến

100 vòng/phút khi tuabin khởi động và ngừng tránh cho rôto bị cong do giãn nởnhiệt không đều Bộ quay trục được đặt ở phần đầu tuabin, nó gồm một động cơquay trục và bộ ly hợp kiểu thuỷ lực

Khi tuabin ngừng, tốc độ giảm xuống 400 v/ph quay trục tự động vào làm việc; khituabin khởi động bộ quay trục tự động tách ra khi tốc độ tuabin đạt 500 v/ph

Bộ quay trục được làm bằng vật liệu 42CrMo4, nó có độ cứng ≥ 650 N/mm2, ứngsuất uốn 900 ÷ 1100 N/mm2

Ngày đăng: 13/12/2018, 02:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w