Dân số tình hình phát triển dân số thế giới - Ds là tập hợp người sống trên 1 lãnh thổ, được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, mqh qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất phân công la
Trang 1ĐỊA LÝ DÂN CƯ
I Dân số tình hình phát triển dân số thế giới
- Ds là tập hợp người sống trên 1 lãnh thổ, được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, mqh qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn ( từ 123 năm xuống 47 năm)
+ Qui mô dân số giữa các nước,các vùng lãnh thổ rất khác nhau: Có 10 quốc gia có DS trên
100 triệu ngnười, 17 nước có DS chỉ từ 0,01- 0,1 triệu người
- Mật độ ds tg tăng nhanh Đầu CN 2,45 người/km2 , năm 1974 là 29,5, năm 2005 là 48
người/km2 KV đông dân nhất là châu Á 124ng, Châu Âu 32, thấp nhất là Châu Đại Dương
- TG có xu hướng giảm, 1960 -1965 là 1,9%/năm, đến 2001 -2005 là 1,2 %/năm Trong đó nước PT chỉ 0,1%, đang PT là 1,5%, nên DS nước PT tăng chậm lại còn nước đang PT tăng nhanh
Các châu: châu Phi cao nhất 2,3%, Mỹ latinh 1,6%, Châu Á 1,3%
- Cơ cấu tuổi của DS tg, năm 2002 là: dưới 15T là 30%, 16-64 là 63%, trên 65T là 7% Nước đang PT có cơ cấu trẻ, nước PT DS già
- TTTB tăng khá nhanh Từ 65T năm 1992 lên 67T năm 2005 Cao nhất ở CĐD, Bắc Mỹ, Mỹ
LT, thấp nhất là Châu Phi 52T và châu Á 67,5T
Tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh Năm 1800 là 3,2%, 1900 là 13,6 %, 2005 là 48%
DSTG luôn có biến động, tăng lên hay giảm đi do gia tăng TN hoặc cơ học Vì vậy phải điều tra DS thường xuyên
II Gia tăng dân số
1 Gia tăng tự nhiên.
a Tỉ suất sinh thô: Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân TB ở
cùng thời điểm.( đơn vị o/oo)
Công thức tính: S = s/Dtb 1000.
Lưu ý: Nếu S< 10%0 là thấp, 10 -20%0 là TB, >20%0 là cao
- Xu hướng biến đổi, giảm nhanh, nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn
- Các yếu tố tác động làm cho tỉ suất sinh thay đổi:
+Yếu tố tự nhiên- sinh học Thông thường tuổi sinh đẻ của PN là 15 – 49T, nơi nào có DS trong tuổi sinh đẻ càng cao thì S càng caovà ngược lại
+ Tập quán và tâm lí xã hội Tâm lí thích con trai, nhiều con, tập quán kết hôn sớm là của
XH cũ, vùng NT, các tôn giáo (Hồi, Hinđu ) làm tăng S Kết hôn muộn, Gđ ít con, bình đẳng giữa nam và nữ tạo điều kiện để giảm sinh (Nước PT)
+Trình độ phát triển KT-XH và mức sống ĐS thấp thì mức sinh cao và ngược lại
+ Chính sách dân số thường là khuyến sinh và hạn chế sinh đẻ ở từng thời kỳ, từng quốc gia
- Trên TG tỉ suất GT TN có xu hướng giảm, nhưng khác biệt giữa các nhóm nước đang PT và PT
Trang 2b Tỉ suất tử thô: Là tương quan giữa người chết trong năm so với số dân TB cùng thời điểm (
ĐV o/oo )
Công thức: T = t/Dtb
- Lưu ý: Nếu T< 10%0 là thấp, 10 - 15%0 là TB, 15 - 25%0 là cao, >25%0 là rất cao
- Xu hướng thay đổi: xu hướng giảm dần
+ Các nước PT giảm nhanh sau đó chững lại và có xu hướng tăng ( do cơ cấu dân số già, tỉ
lệ người già tăng) 1950 – 1955, là 15%0, 1960 – 1965 9%0, 1995- nay tăng lên 10%0
+ Các nước ĐPT mức chết giảm chậm Nhưng hiện nay đạt mức thấp hơn các nước PT do dân số trẻ
- Các nhân tố tác động :
Mức sống dân cư càng cao (cả VC và TT) thì mức chết càng thấp
Trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh càng phát triển thì càng có nhiều khả năng giảm mức chết
Môi trường sống trong sạch, TTTB nâng cao MT sống ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ và sức khỏe dân cư
Chiến tranh, thiên tai, tệ nạn xã hội
Cơ cấu DS, nhất là cơ cấu tuổi có ảnh hưởng lớn tới mức chết Tỉ lệ trẻ sơ sinh và trẻ
em dưới 5 tuổi và của nhóm người cao tuổi có khả năng thúc đẩy tỉ suất sinh thô cao
Chiến tranh và các tệ nạn xã hội (ma túy, rượu chè, mại dâm ) và dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến mức chết
Điều kiện tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt, động đất
c Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.(đơn vị o/o) Tg = S – T
- Lưu ý:
Nếu S > T→ Tg > 0
S = T → Tg = 0
S < T → Tg < 0
→ Tg ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến động dân số, là động lực tăng dân số
- Sự phân hoá tỉ suất gia tăng tự nhiên giữa các KV trên thế giới:
+ Gia tăng bằng o và âm: (tử cao do dân số già, sinh giảm thấp hơn hoặc bằng tử) LBNga, Đông âu
+ Gia tăng chậm ≤ 0,9%:( tử thấp, sinh thấp, song sinh vẫn lớn hơn tử, gia tăng ổn định) Bắc
Mĩ, Ôxtrâylia, Tây âu
+ Gia tăng TB Tg = 1% -1,9%, mức sinh tương đối cao, tử thấp như: TQ, Ấn Độ, ĐNA, một số nước Mĩ La Tinh
+ Gia tăng cao và rất cao, Tg từ 2% đến trên 3%: châu Phi,Trung đông, 1 số nước Trung và Nam Mĩ
Như vậy gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới và được coi là động lực phát triển dân
số
Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc tăng nhanh dân số:
Nguyên nhân: + Đời sống ngày càng được cải thiện
+ Y tế phát triển mạnh, tử giảm nhanh, TTTB tăng
+ Yếu tố tâm sinh lý
Hậu quả của dân số tăng nhanh
- Kinh tế:
Trang 3Lao động dồi dào, việc làm hạn chế, thất nghiệp gia tăng
Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng mức tiêu dùng, tích lũy nội bộ nền kinh tế giảm
- Xã hội:
Sức ép rất lớn đến phát triển giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe
Thu nhập giảm hoặc chậm cải thiện, mức sống
- Môi trường:
Cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường
Ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững
2 Gia tăng cơ học
- Sự di chuyển của dân cư từ nơi này đến nơi khác gọi là sự biến động cơ học của dân cư.
- Gia tăng cơ học: là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư
- Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới Nhưng với từng khu vực, từng quốc gia thì có ý nghĩa quan trọng.
Vậy thì để đánh giá đầy đủ tình hình biến động dân số của 1 quốc gia 1 vùng thì…
3.Gia tăng dân số (gia tăng thực tế)
- Đây là thước đo phản ánh trung thực đầy đủ tình hình biến động dân số của 1 quốc gia 1 vùng.
- Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng TN và tỉ suất gia tăng
cơ học.(đơn vị %)
*Như vậy gia tăng dân số bao gồm 2 bộ phận cấu thành song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng dân số tự nhiên
III Cơ cấu dân số
Là sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo một số tiêu thức nhất
định Nó liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số, biểu thị chất lượng dân số
1 Cơ cấu sinh học
a Cơ cấu dân số theo giới
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giớ nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.( ĐV %)
+ Tỉ số giới tính cho biết trong tổng dân số, trung bình cứ 100 nữ thì có bao nhiêu nam: TNN = DN × 100%
Nước đang phát triển tỉ lệ nữ nhỏ hơn nam (Nước thu nhập TB là 101,8% Thu nhập thấp 102,5%)
Nước phát triển, tỉ lệ nữ lớn hơn nam, tỉ số giới tính 96,7% ở gđ 2000 - 2005
Nguyên nhân:
- Yếu tố KT- XH: Việc chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em chưa tốt, nên mức chết của bà
mẹ và trẻ em gái cao
Trang 4- Phong tục tập quán, chuyển cư
- Do chiến tranh, tai nạn
- Do tuổi thọ trung bình của mỗi giới
- Cơ cấu giới tính có ảnh hưởng tới phân bố SX, tổ chức đời sống XH và sinh hoạt, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
b Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định Nó thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ trung bình, khả năng phát triển DS và nguồn lao động của 1 quốc gia
- Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau, dân số được chia thành 3 nhóm tuổi chính:
0 – 14T, 15 – 59T (hoặc < 64T), > 60 (hoặc 65T)
- Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ tuỳ thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số
Các nước PT có cơ cấu dân số già
- Tỉ lệ DS < 15 T thấp dưới 25% và tiếp tục giảm, nhiều nước <15% như Hi Lạp, NB, Đức
- Do mức sinh thấp, giảm, dân số ngoài tuổi lao động lớn (>15%) Do đời sống cật chất
và tinh thần đảm bảo, y tế phát triển
- Tác động:
+ Tích cực: Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít
Không chịu nhiều sức ép về GD, chất lượng cuộc sống dễ được đảm bảo Lao động hiện tại dồi dào, vẫn đáp ứng cho phát triển kinh tế
+ Tiêu cực: Dễ thiếu lao động
Chi phí y tế, phúc lợi XH khác cho người già tăng nhanh
Nguy cơ suy giảm dân số
Các nước ĐPT có cơ cấu dân số trẻ
- Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản (SGK)
- Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số như cơ cấu tuổi, giới; tỉ suất sinh, tử; gia tăng dân số; tuổi thọ TB…
2 Cơ cấu xã hội.
a Cơ cấu dân số theo lao động.
- Nguồn lao động: Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao
động (15 tuổi trở lên)
- Ngồn LĐ được chia thành 2 nhóm:
Nhóm dân số hoạt động kinh tế (lực lươmg lao động hoặc dân số làm việc) bao gồm những người đủ tuổi lao động trở nên đang hoạt động kinh tế hoặc đang tích cực tìm cách tham gia hoạt động trong một ngành kinh tế nào đó trong thời gian xác định
- DS hoạt động kinh tế thường xuyên là những người có tổng số ngày làm việc thực tế lớn hơn một nửa số ngày trong năm (VN lớn hơn hoặc bằng 183 ngày)
- DS hoạt động kinh tế không thường xuyên: ngược lại
Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: Gồm những người đủ tuổi lao động trở nên, không thuộc bộ phận DS hoạt động KT (Người nội trợ, HS- SV, người mất sức lao động)
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Trang 5- Dân số hoạt động theo KV kinh tế được phân chia dựa trên sự phân chia nền kinh tế theo 3 KV: KV1,2,3
- Dân số hoạt động theo KV kinh tế thay đổi theo không gian và thời gian, phản ánh trình độ phát triển KT, có sự khác nhau giữa các nước:
+ Thế giới có 40% DS ở KV1, 30% KV2, 30%KV3
+ Các nước ĐPT có tỉ lệ lao động ở KV I cao nhất, nhưng đang giảm, tăng khu vực 2
và 3
+ Các nước PT có tỉ lệ lao động ở KV III cao nhất và tiếp tục giảm KV1,2
b Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá.
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là một tiêu chí dánh giá chất lượng cuộc sống mỗi quốc gia (GD là thành phần phúc lợi XH, phương tiện cá nhân nhận được kiến thức, làm giảm sinh, giảm tử)
- Căn cứ: tỉ lệ người biết chữ ( từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên
- Các nước PT có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất (90 – 100% và 10 – 14 năm), thấp nhất là các nước kém PT (3 – 5 năm)
IV.Sự phân bố dân cư.
1.Khái niệm: là sự xắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác, trên một lãnh thổ nhất định,
phù hợp với ĐK sống và các yêu cầu của XH
- Mật độ dân số: D = DS/S (người/km2)
2 Đặc điểm
a Phân bố dân cư không đều trong không gian.
- Mật độ dân số TB trên TG là: 48người/km2(2005)
- Dân cư trên TG phân bố không đều:
+ KV đông dân, mật độ cao:
Vùng đồng bằng châu Á gió mùa: Đông á, Nam á, Đông nam á…Do khai thác sớm, đất đai màu mỡ, sản xuất lúa gạo là cây trồng chính
Châu Âu: các nước Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu (Trừ LBN) Do khai thác sớm, CN phát triển lâu đời và trình độ cao, có nhiều dải đô thị
Trung Mỹ và Caribe
+ KV thưa dân:
Vùng băng giá ven BBD (Bắc Canada, Bắc Nga, Grơnlen )
Vùng hoang mạc châu Đại dương, Trung phi, Bắc Phi…
Vùng rừng rậm XĐ ở Nam Mỹ, châu Phi và vùng núi cao
+ Sự phân bố dân cư không đều theo không gian còn được thể hiện theo:
Vĩ tuyến: Đông nhất ở xung quanh chí tuyến Bắc (trừ hoang mạc ở Bắc Phi và Tây Á)
và XQ vĩ độ 500 B ở Tây Âu
Châu lục: Đông nhất là Châu Á (85 ng/km2), Châu Âu (70 ng/km2)
Thưa thớt ở châu Mỹ (20 ng/km2), Châu Phi (28 ng/km2), Đại Dương (4 ng/km2)
Giữa các quốc gia
b Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
- Bảng số liệu SGK:
Mđ DS có khác nhau giữa các thời kỳ:
Thời kỳ nguyên thủy, MĐ là 0,00025 ng/km2
Trang 6 Thời kỳ trồng trọt 1 ng/km2
Năm 1650 lầ 3,7 ng/km2
Hiện nay là 48 ng/km2
Từ thế kỷ 17 đến nay có sự thay đổi phân bố dân cư giữa các châu lục:
DS tập trung đông nhất ở châu Á và thấp nhất ở châu Đại Dương
DS châu Á là đông nhất, có thay đổ chút ít nhưng vẫn vượt xa các châu lục khác Vì đây là 1 trong những cái nôi của nền VM nhân loại, có Tg cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư trong lịch sử
DS Châu Âu tương đối ổn định từ thế kỷ 17 đến giữa 18, sau đó tăng lên vào giữa thế kỷ 19, do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mỹ, châu ĐD, nhưng chủ yếu vì Tg giảm liên tục cho đến nay
DS châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỷ 17, đến nửa 19 do dòng xuất cư lớn sang châu Mỹ, cuối thế kỷ 19 đến nay DS tăng lên do Tg rất cao
DS châu Mỹ tăng lên đáng kể nhờ nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu, nay là từ châu Á Tg ở mức khá cao
Châu Đại Dương, DS rất nhỏ so với tổng DS thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
- Nhân tố tự nhiên: khí hậu, nước, địa hình,đất, KS tạo điều kiện hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người
- Nhân tố KT-XH: phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng SX, tính chất của nền KTế
- Nhân tố khác : lịch sử, chuyển cư…
V Các loại hình quần cư
1.Khái niệm: Là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
2 Phân loại và đặc điểm.
a Phân loại:
- căn cứ vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch…thì có 2 loại hình: nông thôn và thành thị
b Đặc điểm.
- Quần cư nông thôn: xuất hiện sớm, chức năng SX nông nghiệp, phân tán trong không gian
- Quần cư thành thị: chức năng SX phi nông nghiệp, qui mô dân số đông, mức độ tập trung dân
số cao
VI Đô thị hoá.
1 Khái niệm: là sự tăng nhanh về số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung
dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị
2 Đặc điểm.
a.Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh:
từ 13,6%( 1990) đến 48%( 2005)
b Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.: TG có 270 thành phố từ 1 triệu dân và
50 TP có 5 triệu dân trở lên
c Phổ biến lối sống thành thị: lối sống của dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều
mặt
Trang 73 ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH và môi trường.
a Tích cực: góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KTế, thay đổi lại phân bố dân cư.
b Tiêu cực: ĐTH không xuất phát từ quá trình CNH gây khó khăn việc làm, nhà ở, môi
trường…
Trang 8ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP
1 Khái quát
- Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có thể được chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực 1 bao gồm nông- lâm- ngư nghiệp
2 Vai trò
- Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người.
- Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát triển
công nghiệp (chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da) , tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư.
Vì thế, trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố các ngành công nghiệp chế biến
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của cả
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân cư Đời sống dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân
- Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Ở Việt Nam, năm 2002, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông- lâm- thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trên 5 tỷ đô la) với các mặt hàng chủ yếu là thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả
- Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.
- Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hoá chất , với việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường Chính việc bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu quả cao
Rõ ràng, hiện tại cũng như sau này, nông nghiệp luôn luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Trên 40% lao động thế giới đang tham gia sản xuất nông nghiệp (trong đó ở các nước phát triển dưới 10%, các nước đang phát triển từ 30- 70%) và tạo ra 4% GDP toàn cầu (ở các nước phát triển là 2%, các nước đang phát triển là 27%, có những nước trên 50%)
Ở Việt Nam, cho đến hết năm 2003 có 66% lao động trong ngành nông nghiệp và tạo ra 21,8% giá trị GDP cả nước
Trang 9Tại các nước đang phát triển như ở nước ta, nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư Vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự ổn định kinh tế và chính trị - xã hội.
3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Thường thì, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai (thổ nhưỡng) Trong quá trình sử dụng, đất đai ít bị hao mòn, bị hỏng đi như các tư liệu sản xuất khác Nếu con người biết sử dụng hợp lý, biết duy trì và nâng cao độ phì trong đất, thì
sẽ sử dụng được lâu dài và tốt hơn
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống
Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác thì nông nghiệp có đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học và đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên (điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường) - Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt, bởi vì, một mặt, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau
Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc hình thành sản phẩm Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đang trong quá trình sản xuất
Quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau, nảy sinh tình trạng có lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, nhưng có lúc lại thư nhàn, thậm chí không cần lao động Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kỳ sản xuất là một trong các hình thức biểu hiện của tính thời vụ Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón,
mà còn ở cả khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân nảy sinh tính mùa vụ
- Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí hậu
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn, liên quan tới khí hậu, thời tiết, đất đai của từng vùng cụ thể
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp
Trang 10Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, tới việc trao đổi
và phân công lao động trong nông nghiệp
Thí dụ, vị trí của Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, cà phê, cao su, điều Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp
Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự nhiên Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là đất, nước và khí hậu
- Đất đai
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai Quĩ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng)
Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú Tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên của toàn thế giới Xu hướng bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do xói mòn, rửa trôi, do hoang mạc hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất
Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định Những vùng dồi dào về nhiệt, ẩm và lượng mưa, về thời gian chiếu sáng và cường độ bức xạ
có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng,
có khả năng xen canh gối vụ, chẳng hạn như vùng nhiệt đới Còn như vùng ôn đới, với một mùa đông tuyết phủ nên có ít vụ trong năm Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và
ẩm và đới cận cực) phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu
Trang 11- Nguồn nước
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phù, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con sông lớn như Mêkông, Hoàng Hà… Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc…
- Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác về loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái
Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi
- Các nhân tố kinh tế- xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản
+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…)
Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng, như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động
+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm
Khoa học- công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá
Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá, cơ giới hoá, thủy lợi hoá , hoá học hoá, sinh học hoá, nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao
Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường
phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và
giá cả nông sản.
+ Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam
Trang 12+ Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản, mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
Ngoài các nhân tố kể trên còn có nhiều nhân tố khác nữa như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp Tất cả đã tạo thành một hệ thống cùng thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này
5 Địa lí ngành trồng trọt
a Vai trò
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất đai
để tạo ra các sản phẩm thực vật Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị
b Địa lí cây lương thực
- Khái quát chung
- Cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột cho người và gia súc; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (rượu, bia, bánh, kẹo ) và
là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Lúa gạo
- Nguồn gốc
Cây lúa gạo là một cây lương thực cổ nhất của nhân loại Đông Nam á là nơi đã thuần hoá
và tạo ra được cây lúa gạo đầu tiên và trở thành quê hương của cây lúa và nghề trồng lúa
- Điều kiện sinh thái
Lúa gạo là cây lương thực của xứ nóng thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt Cây lúa ưa khí hậu nóng, ẩm với nhiệt độ trung bình các tháng từ 20 - 300C Nhiệt độ thấp nhất vào đầu thời
kỳ sinh trưởng là 12 - 150C, tổng nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng 2.200 - 3.2000C Trong quá trình sinh trưởng, lúa gạo sống trong các chân ruộng ngập nước và cần nhiều công chăm sóc.Ngày nay, cây lúa gạo được trồng ở toàn bộ miền nhiệt đới và miền cận nhiệt Vùng trồng lúa gạo quan trọng nhất hiện nay là vùng châu á gió mùa
- Tình hình sản xuất
Sản lượng lúa gạo trên thế giới tăng lên hàng năm, nhưng không ổn định.Theo khu vực địa lý, sản lượng lúa gạo tập trung hầu hết ở khu vực châu á, chiếm 91,5% Mọi biến động lớn trong sản xuất lúa gạo ở châu á đã chi phối trực tiếp đến tình hình thị trường gạo toàn cầu
Ngoài châu á, Châu mỹ và Phi, Âu, ĐD sản lượng lúa gạo chỉ chiếm 8,5% Đại bộ phận lúa gạo trên thế giới (96,4%) được sản xuất ở các nước đang phát triển
Các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất đông dân với tập quán lâu đời tiêu dùng gạo Vì thế lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng trong nước, còn lượng gạo xuất khẩu hàng năm rất nhỏ (trên dưới 4,5%; khoảng 23 đến 28 triệu tấn)
Bảng I.4 Các nước xuất khẩu lúa gạo chủ yếu (Triệu tấn)
Trang 13Đến thế kỷ XVI, lúa mì đã trở thành cây lương thực chủ yếu của thế giới
- Đặc điểm sinh thái
Lúa mì là cây của miền ôn đới và cận nhiệt Lúa mì ưa khí hậu ấm khô, cần nhiệt độ thấp nhất vào đầu thời kỳ sinh trưởng là 4 - 50C, tổng nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng là từ 1.150
- 1.7000C; đòi hỏi các loại đất đai màu mỡ và cần nhiều phân bón
Lúa mì được trồng đến 67030’Bắc vĩ ở Bắc bán cầu và 46030’ Nam vĩ ở Nam bán cầu Cây trồng này có thể phát triển trên độ cao 3.700 đến 4.000m so với mặt biển ở miền cận nhiệt
và nhiệt đới, lúa mì được trồng ở vùng núi có khí hậu mát mẻ
Ngày nay, lúa mì đã được trồng ở tất cả các quốc gia thuộc vùng ôn đới và cận nhiệt (nhiều nhất là ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Trung Quốc, Tây Bắc ấn Độ, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kỳ ) ở Việt Nam không trồng lúa mì
Do phân bố rộng rãi như vậy, nên quanh năm không tháng nào là không có nước thu hoạch lúa mì và thị trường lúa mì thế giới tương đối nhộn nhịp
Hiện nay trên thế giới có khoảng 30.000 giống lúa mì khác nhau Tuy nhiên, căn cứ vào cấu tạo và đặc điểm sinh thái, có thể nêu lên hai loại tiêu biểu là lúa mì mềm và lúa mì cứng
+ Lúa mì mềm là loại lúa mì được trồng phổ biến trên thế giới, phát sinh từ Tiền á
Loại này có đặc điểm là chín nhanh qua mùa đông và chịu hạn Trong công nghệ làm bánh mỳ, bột của lúa mì mềm là loại thượng hạng mà không có loại bột nào có thể thay thế được Lúa mì mềm thích nghi nhất với khí hậu ôn hoà và cận nhiệt Nó được phân bố ở vùng ôn đới, các đới
Trang 14thảo nguyên và thảo nguyên rừng ở Nga, Nam Phi, Nam Mỹ và Ôxtrâylia Giới hạn về độ cao
có thể lên đến 4.000m (Pêru)
+ Lúa mì cứng được trồng nhiều ở khu vực ven Địa Trung Hải thuộc châu Âu ở
châu á nó được phân bố ở bờ tây bán đảo ảrập, ở Iran, ấn Độ, Trung Quốc Ngoài ra còn có thể thấy cả ở Bắc Phi, Bắc Mỹ Lúa mì cứng có chứa nhiều đạm, cất giữ được lâu, nhưng bánh mì
từ bột mì cứng không trắng bằng bột mì mềm
- Tình hình sản xuất
Sản lượng lúa mì trên thế giới có xu hướng tăng lên, nhưng không ổn định
Sản lượng lúa mì của 10 nước trên đã chiếm tới 70% sản lượng lúa mì của thế giới.
Nếu như lúa gạo chỉ có một phần nhỏ được xuất khẩu thì lúa mì là loại hàng hoá ngũ cốc quan trọng nhất trên thị trường quốc tế Gần 1/2 sản lượng ngũ cốc xuất khẩu thuộc về lúa mì Khoảng 20% sản lượng lúa mì thế giới dành cho xuất khẩu Có nước sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu Chẳng hạn, Canada năm 2001 xuất khẩu trên 85% sản lượng lúa mì, Hoa Kỳ gần 50%, Ôxtrâylia 70%
Lúa mì được dùng làm lương thực chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ tuy lượng bột mỳ trong khẩu phần ăn hàng ngày không nhiều ở những nước này, qui mô dân số không đông, tỷ suất gia tăng dân số rất thấp trong khi sản lượng lúa mì lại rất nhiều Đó là lý do vì sao lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị trường lương thực thế giới
Cây ngô
- Nguồn gốc
Ngô (còn được gọi là bắp hoặc bẹ), là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất của thế giới Cây ngô thuộc họ lúa, thân đặc, cao từ 1,5m đến 2- 3m và có giống tới 4m Đây là cây lương thực cổ xưa của người thổ dân châu Mỹ
- Đặc điểm sinh thái
Sinh ra ở vùng nhiệt đới, ngô là cây ưa nóng, phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước với điều kiện nhiệt độ trung bình từ 20 - 300C Ngô là cây dễ tính, dễ thích nghi với các dao động về khí hậu Vì thế, cây ngô tới nay đã được trồng ở khắp các lục địa
Ngô có diện phân bố khá rộng Nó được trồng phổ biến không những ở miền nhiệt đới, cận nhiệt đới, mà còn sang cả ôn đới nóng ở Bắc bán cầu, ngô được trồng tới vĩ tuyến 550B (châu Âu), còn ở Nam bán cầu xuống đến vĩ tuyến 400N (Nam Mỹ) Trên vùng núi, ngô có khả năng trồng ở độ cao lớn hơn nhiều so với lúa ở Pêru, người ta trồng ngô trên độ cao 4.200m Trên thế giới hiện có khoảng 8.500 giống ngô
Trang 15Nước Sản lượng (triệu tấn) % so với tổng sản lượng thế giới
Ngoài ra còn nhiều cây lương thực phụ: Kê, Cao lương, đại mạch, khoai tây
c Cây công nghiệp
Trang 16vốn Chẳng hạn như trồng cây cao su phải mất 7 năm mới được thu hoạch Do vậy, cây công nghiệp thường được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất và từ đó tạo nên các vùng chuyên canh quy mô lớn.
Các loại:
- Cây lấy đường
Đường được sản xuất từ 2 nguồn nguyên liệu chính:
+ Mía là cây trồng ở vùng nhiệt đới chiếm trên 60% sản lượng đường của thế giới;+ Củ cải đường là cây cận nhiệt và ôn đới chiếm phần còn lại
Cây mía
+ Trong số các loại cây trồng để lấy đường của vùng nhiệt đới, mía là cây quan trọng và phổ biến nhất Cây mía thuộc họ Lúa và là cây thân thảo lớn, sống nhiều năm Trong thân cây mía có chứa 80- 90% nước dịch, với hàm lượng đường là 16- 18%
+ Cây mía có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, được trồng trên toàn bộ vành đai nhiệt đới của Trái đất trong phạm vi vĩ tuyến từ 330B đến 300N
Nói chung, cây mía đòi hỏi điều kiện nhiệt và ẩm rất cao Mía phát triển thuận lợi ở nhiệt
độ từ 30 - 350C Nếu nhiệt độ dưới 100C và kéo dài thì mía sẽ ngừng phát triển và chết Lượng mưa trung bình năm từ 1.000- 2.000 mm, với mùa khô 4- 5 tháng Trong thời gian sinh trưởng nếu không đủ độ ẩm, cây sẽ chậm phát triển, giảm chiều dài các gióng và tỷ lệ đường thấp Nếu điều kiện khí hậu khô nhưng đất được tưới đủ ẩm thì vẫn trồng được tốt (Pêru, Ai Cập) Đến thời kỳ mía chín, nếu thời tiết hanh khô thì sự tích luỹ đường của mía sẽ cao (hanh heo mật trèo lên ngọn) Vì thế ở những vùng mưa nhiều và phân bố đều quanh năm, việc trồng mía không đem lại hiệu quả kinh tế do tỷ lệ đường thấp Cây mía thích hợp với đất phù sa mới, chịu được loại đất cát pha, đất thịt nặng
Năng suất mía dao động trong khoảng 30- 50 tấn cây/ha tương đương với 3- 5 tấn đường thô
Củ cải đường
+ Củ cải đường là tên gọi chung cho một số cây củ cải làm ra đường, ngoài 80%
nước còn chứa từ 15- 19% đường (tương đương với mía) Ngoài ra, trong củ cải đường còn có
chứa đạm, sắt, canxi, vitamin B1, B2
+ Củ cải đường là cây lấy đường của các nước ôn đới và được trồng từ vĩ tuyến
470B đến 540B Đất trồng phải giầu dinh dưỡng, thích hợp nhất là đất đen, đất phù sa, cày bừa
kỹ và bón phân đầy đủ Cây củ cải đường thường được trồng luân canh với lúa mì, tập trung ở các nước Tây Âu (Pháp, Đức) và Đông Âu (Ucraina, LB Nga, Ba Lan), Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ
- Cây cho chất kích thích
Cây cà phê
+ Cà phê là một trong ba cây trồng (cà phê, chè, ca cao) làm thức uống phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới Cà phê được nhiều người ưa chuộng, là đồ uống chủ yếu của các dân tộc châu Âu, Bắc Mỹ bởi vì ngoài hương thơm rất hấp dẫn, trong cà phê còn chứa cafein có tác dụng kích thích thần kinh, trước hết là vỏ não, làm tăng quá trình hô hấp, tuần hoàn máu,