1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một sô kinh nghiệm đánh giá thường xuyên học sinh theo tt22

22 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Mục tiêuGiúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạtđộng dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giaiđoạn dạy học, giáo dục; kịp thờ

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I Cơ sở lý luận

Các chuyên gia giáo dục, tâm lý học đường, đánh giá giáo dục cho rằngmỗi học sinh Tiểu học là một chủ thể có tính duy nhất, đang phát triển, chưađịnh hình về nhân cách Sự phát triển của học sinh Tiểu học, phụ thuộc rất nhiềuvào sự trải nghiệm, môi trường tương tác giáo dục (lớp học) Do vậy, đánh giá

thường xuyên bằng nhận xét tích cực đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu

học, thậm chí quan trọng hơn nhiều so với cho điểm số Bởi vì:

Suy nghĩ và cảm nhận của học sinh Tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều

từ những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên Học sinh Tiểu học xây dựng niềmtin, hứng thú học đường trên cở sở những lời nhận xét trực tiếp của giáo viêntrong những tình huống, bối cảnh có ý nghĩa.Những lời nhận xét trực tiếp, tíchcực của giáo viên đối với học sinh Tiểu học luôn có sức mạnh tạo dựng, nhânbản niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học đường

Mỗi học sinh Tiểu học đều có thể thành công, nếu giáo viên tin rằng tất cảcác em đều có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những hành vi đầytính sư phạm (giúp học sinh cảm thấy thoải mái được nói ra những suy nghĩ của

cá nhân, mỗi ý kiến của học sinh dù chưa đúng, đều được tôn trọng, lắng nghe,học sinh có nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm, tương tác… nhờ đó thay đổi nhậnthức, tạo dựng niềm tin tích cực )

Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số mà sử dụng những nhận xétchứa đầy cảm xúc tích cực sẽ có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúpphát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học

II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến

1 Phương pháp quan sát

2 Phương pháp thu thập thông tin

3 Phương pháp vấn đáp

4 Phương pháp phân tích

5 Phương pháp giao nhiệm vụ

6 Phương pháp trải nghiệm

Trang 2

III Mục tiêu

Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạtđộng dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giaiđoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh

để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua củahọc sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật

và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục tiểu học

Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điềuchỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ

Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rènluyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình;tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 3

Đổi mới cách đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học là hướng tớiquyền lợi của người học, giảm bớt áp lực học tập cho học sinh Mang đậm tínhnhân văn coi trọng kĩ năng sống, giúp trẻ tự tin hơn về bản thân, phát huy đượctính tích cực tự giác, giao tiếp tốt, biết hợp tác, biết tự quản, tự phục vụ Thựchiện đánh giá theo thông tư 22 giúp giáo viên tự đổi mới phương pháp dạy họcđây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Hơn nữa thông tư 22đặt niềm tin và trao quyền chủ động rất lớn cho giáo viên và nhà trường

1.Thực trạng việc đánh giá thường xuyên học sinh ở trường Tiểu học

Ngay từ khi có Thông tư 30/2014 TT-BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểuhọc( Hiện nay Bộ giáo dục đã cho ra đời Thông tư số 22/2016 nhằm sửa đổi, bổsung một số bất cập trong thông tư 30/ 2014 về một số nội dung song cơ bản

“Đánh giá thường xuyên” không có gì thay đổi nhiều) bản thân giáo viên đứng

lớp gặp không ít những khó khăn về mặt thời gian cũng như cách nhận xét giúp

đỡ học sinh sao cho phù hợp, đạt hiệu quả trong quá trình đánh giá thườngxuyên Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội chúng ta thấy vô vàn ý kiến tráichiều khi Thông tư 30 được đưa ra áp dụng.Từ giáo viên, phụ huynh và đến cảhọc sinh đều tỏ ra không hài lòng bởi tất cả đều cảm thấy hoang mang( Đangchấm điểm thì tự dưng nay lại là nhận xét, rồi lời nhận xét như thế nào chođúng) Họ cảm thấy rối bời bởi không biết phải làm thế nào để đánh giá học sinhđược một cách chính xác mà lại không mất nhiều thời gian đồng thời vẫn gâyđược hứng thú và động cơ học tập cho học sinh Chính vì vậy các thầy cô chỉbiết nhận xét đối phó cho kín các trang giấy của các loại sổ theo yêu cầu để khikiểm tra không bị phê bình Các thầy cô cũng không cần quan tâm đến lời nhậnxét đó có mang lại hiệu quả gì cho bản thân mình trong quá trình giảng dạy vàcác em học sinh trong quá trình học tập hay không?

Những ngày đầu khi thực hiện Thông tư 30( nay là thông tư 22) về đánhgiá xếp loại học sinh Tiểu học, do chưa hiểu hết những vấn đề mới trong thông

tư cũng như chưa có kinh nghiệm nên bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảngdạy và giáo dục học sinh cũng gặp không ít những khó khăn giống như nhữngđồng nghiệp của mình Trong mỗi tiết dạy tôi loay hoay vừa dạy vừa nhận xét

Trang 4

đánh giá học sinh nhưng sao cảm thấy mất nhiều thời gian quá Có những tiếthọc bị cháy giáo án đến 5-7 phút vì phải chữa bài và nhận xét cho học sinh màthực sự học sinh cũng không được nhận xét nhiều như trước kia chấm điểm Họcsinh thì không thích nhận xét cứ đòi cô phải cho điểm Còn phụ huynh thì gọiđiện trao đổi chẳng biết con em mình dạo này học tập thế nào… ? Tôi liên tụcphải trả lời điện thoại để giải đáp những thắc mắc cho phụ huynh.

Ví dụ như: Sao cô nhận xét ít thế? Cô nhận xét thế này thì tương đương với mấyđiểm để tôi còn biết khả năng lực học của cháu

cá biệt học sinh có nội dung làm chưa đúng cũng chưa được giáo viên quan tâm,chỉ dẫn cho các em biết sai ở chỗ nào Câu từ nhận xét thường khô khan khôngmang tính động viên khích lệ

2.2 Bên cạnh đó, việc nhận xét thường xuyên trong mỗi giờ học cũng tốnkhông ít thời gian đặc biệt là đối với lớp có sĩ số trên 30 học sinh Chính vì lẽ

đó mà các tiết học thường xuyên bị “cháy” giáo án Cường độ làm việc của giáoviên quá tải Các thầy cô thường phải tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để ghinhận xét vào vở cho học sinh, đôi khi tranh thủ cả lúc họp cơ quan Có thầy côphải mang vở của học sinh về nhà để nhận xét vào những ngày nghỉ

2.3 Về phía học sinh:

Do bị hụt hẫng khi không được chấm điểm, lại thêm việc các thầy côkhông giao bài tập về nhà nên một số học sinh tỏ ra không hứng thú với việc bài

Trang 5

vở, thiếu đi động lực phấn đấu Vì không có động lực phấn đấu và không biếtmức độ học tập của mình nên không ít học sinh đã lơ là trong việc học Thờigian rỗi các em thường xem ti vi hoặc chơi điện tử.

2.4.Về phía phụ huynh:

Vì giáo viên nhận xét trong vở cho học sinh còn chung chung, chưa chỉ rõbiện pháp giúp đỡ cho học sinh đôi khi chỉ là những con dấu khắc sẵn chữ “côkhen” hoặc hình mặt cười nên phụ huynh không biết con em của mình yếu ởđiểm nào? Cần bổ sung ra sao ? Chính vì lẽ đó mà họ thường xuyên than phiền

vì không biết kiểm tra việc học của con ra sao khi thầy cô không chấm điểm

3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc đánh giá thường xuyên học sinh theo thông tư 22

Qua thực tế tìm hiểu tôi thấy có một số nguyên nhân chủ quan và kháchquan sau:

3.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Trước tiên phải kể đến nguyên nhân là do giáo viên trực tiếp

thực hiện việc đánh giá học sinh nhưng lại chưa nghiên cứu kĩ văn bản nên chưahiểu hết về nội dung cũng như những điểm mới của thông tư 22 Cũng chính bởi vậy mà khi tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện thì vẫn còn nhiều bất cập sảy ra

Thứ hai: Lâu nay giáo viên mới chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức,

chưa coi trọng việc đánh giá học sinh, dành nhiều thời gian công sức cho dạy, ítthời gian công sức cho đánh giá Giáo viên đã quen với đánh giá cho điểm chỉcần một ký hiệu về chữ số đơn giản mất ít thời gian công sức, để xác nhận họcsinh học được gì Giáo viên cũng như cha mẹ học sinh đều chưa thật sự thấmnhuần việc phải sát sao với học sinh trong cả quá trình học để tư vấn, giúp đỡ

mà mới chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng

Thứ ba: Có thể thấy nhiều giáo viên chưa chủ động thực hiện thông tư 22.

Vẫn còn một bộ phận giáo viên chậm chuyển biến nhận thức, không nhiệt tìnhtiếp thu cái mới nên thực hiện Thông tư theo kiểu đối phó, qua loa, dẫn đến cácnhận xét mang nhiều cảm tính, không có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh Và

Trang 6

cũng chính bởi lẽ đó có không ít học sinh tỏ ra lơ là với nhận xét của thầy côgiáo, nhất là số chậm tiến bộ, gây lo ngại về ý thức học tập không tự giác, không

nỗ lực vươn lên

Thứ tư: Việc thực hiện đổi mới đánh giá còn đang ở giai đoạn trải nghiệm,

vừa làm vừa học vừa tìm hiểu, vừa làm vừa điều chỉnh Trong khi đó, giáo viên

bị áp lực tâm lý nặng nề về quản lý hành chính ở cấp cơ sở từ nhiều năm nay, sợkiểm tra bắt bẻ của cán bộ quản lý

Thứ năm : Do công tác tuyên truyền chưa thật sự có tác động sâu đến việc

chuyển biến nhận thức của giáo viên, học sinh, và phụ huynh nên một mặt nào

đó họ chưa có cái nhìn đúng về cách đổi mới của thông tư 22 Đây cũng chính lànguyên nhân dẫn đến trên các trang mạng xã hội lại có nhiều ý kiến trái chiều đến như vậy ( Trong đó phải kể đến không ít bộ phận là giáo viên)

3.2 Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất : Do sĩ số ở một số lớp quá đông vượt quá cả quy định của Điều

lệ Điều này gây áp lực không nhỏ tới giáo viên trong việc đánh giá thườngxuyên bằng nhận xét Sĩ số đã như vậy, cộng với điều kiện cơ sở vật chất hiệntại, giáo viên rất khó tổ chức thường xuyên cách học theo nhóm để có thể kiểm tra được nhiều học sinh trong một tiết học 35- 40 phút

Thứ hai: Khi triển khai thực hiện thông tư 22 thì từ Bộ Giáo dục đến Sở

và các Phòng chưa tổ chức được nhiều buổi học tập, trao đổi thảo luận và triểnkhai thực hiện về cách đánh giá mới nên giáo viên còn nhiều lúng túng khi nhậnxét đánh giá học sinh

4 Tính cấp thiết của sáng kiến

Để tự tháo gỡ những khó khăn đó cho chính mình đồng thời giúp choThông tư 22 phát huy được hết những ưu điểm trong quá trình đánh giá họcsinh, tôi đã quyết tâm nghiên cứu tìm tòi cho mình những cách làm sáng tạo.Điều đó sẽ giúp cho việc đổi mới đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học đượcthực hiện một cách nhẹ nhàng nhất mà lại có tác dụng thực sự với bản thân mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc học tập của các emhọc sinh Hơn nữa đây là một vấn đề đang mang tính chất thời sự được rất nhiều

Trang 7

người trong xã hội quan tâm nhưng lại chưa ai có những biện pháp cụ thể nào đểtháo gỡ những khó khăn khi thực hiện cách đánh giá mới này nên đó cũng

chính là những lí do khiến tôi chọn: “Một số kinh nghiệm đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học theo Thông tư 22” làm đề tài nghiên cứu cho mình

trong suốt thời gian qua

II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Thời gian đầu tiên khi mới thực hiện, bản thân tôi còn nhiều lúng túng vàqua thực tế về việc thực hiện Thông tư 22 ở bạn bè đồng nghiệp còn nhiều bấtcập tôi bắt đầu nhận thấy vấn đề cốt lõi ở đây là do cách hiểu và cách làm Tôibắt đầu trải nghiệm những vấn đề mà tôi đặt ra xem hiệu quả của nó như thếnào Vấn đề tôi muốn đề cập thứ nhất là về “cách hiểu” Để hiểu đúng tôi thựchiện như sau:

1 Biện pháp thứ nhất: Học tập nghiên cứu kĩ Thông tư 22 về đánh giá học sinh Tiểu học

Như chúng ta vẫn biết để có được cách đánh giá đúng tất nhiên là phảihiểu cũng giống như muốn làm được một bài toán đúng thì phải một điều khôngthể thiếu là hiểu đề bài Ngoài việc được Tổ chuyên môn và nhà trường tậphuấn triển khai cách thực hiện thông tư 22 thì bản thân tôi đã đọc đi đọc lạinghiên cứu kĩ từng câu, từ trong thông tư Kết hợp tìm hiểu thêm các văn bảnkhác quy định của Bộ về hướng dẫn thực hiện các Thông tư như “Hướng dẫnthực hiện đánh giá học sinh tiểu học” của PGS TS Nguyễn Hữu Hợp; Công văn

số 6169/BDGĐT-GDTH về thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học … Qua tìmhiểu nghiên cứu tôi thấy chúng ta cần hiểu rõ:

+ Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không có nghĩa là cái nàocũng phải viết trong khi chúng ta được phép nhận xét bằng lời nói thay cho nhậnxét bằng câu từ viết vào vở (phiếu học tập của học sinh) Như vậy trong nhữngtrường hợp “đặc biệt” với những đối tượng học sinh “ đặc biệt” cần sự trợ giúpcủa gia đình, bạn bè và cộng đồng thì chúng ta chú ý nhiều đến nhận xét bằngngôn ngữ viết Còn với những đối tượng khác như học sinh làm được bài, mắclỗi nhỏ, có tiến bộ… chúng ta chỉ cần quan tâm thường xuyên và nhận xét bằng

Trang 8

lời nói kết hợp với cảm xúc tích cực, thái độ thân thiện, khích lệ kịp thời thì sẽ

có tác dụng giáo dục

+ Một điểm đáng chú ý nữa trong cách đánh giá nhận xét thường xuyêncủa giáo viên là phải đảm bảo nguyên tắc “coi trọng sự động viên khuyến khíchtính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh”.Như vậy lờinhận xét không những phải mang tính chất động viên khích lệ mà còn giúp họcsinh nhận ra được lỗi sai và cách sửa lỗi Đồng thời, lời nhận xét đó cũng phải

có tác dụng giúp cho phụ huynh hiểu con em mình đang yếu ở điểm nào để cóbiện pháp phối hợp cùng giáo viên giáo dục học sinh

Ví dụ: Khi dạy bài nhân với số có 2 chữ số ở môn toán lớp 4, một họcsinh yếu về kĩ năng nhân do chưa thuộc kĩ bảng nhân và thường hay quên nhânkhông có nhớ giáo viên có thể nhận xét bằng lời như sau: “ Em đã tìm ra đượccách giải bài toán, như vậy là rất tốt Nếu em cẩn thận kiểm tra lại từng bướctính xem có nhớ hay không thì chắc chắn em sẽ làm đúng hoàn toàn Cô tin là

em sẽ khắc phục được vấn đề này” Còn nếu viết câu nhận xét vào vở thì ta cóthể viết: “ Em đã biết cách giải toán Cô khen! Nhưng cần kiểm tra lại các bướctính để có kết quả đúng em nhé!”

Chúng ta thấy với lời nhận xét này thì trước hết giáo viên đã động viên

sự tiến bộ của học sinh đó trước, sau đó mới đưa ra biện pháp cụ thể để học sinhkhắc phục nhược điểm của mình Đối với nhận xét bằng lời thì giáo viên có thểkết hợp với nụ cười tươi và cái vỗ vai nhẹ thì sẽ làm cho học sinh đó thêm tự tin

và có ý chí phấn đấu

Như vậy ngoài những điều quy định rõ ràng thì giáo viên cần nắm đượctính mới, tính mở của thông tư Đó chính là điều giúp chúng ta sẽ giảm bớt được

áp lực quá tải về đánh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện

Hiểu là một chuyện nhưng thực hiện như thế nào lại là cả một quá trìnhtrải nghiệm thực tế Với những cố gắng của bản thân tôi đã thực hiện theo cácbiện pháp sau:

2 Biện pháp thứ 2: Tuyên truyền phổ biến cách đánh giá mới đến toàn thể học sinh và phụ huynh

Trang 9

Để thực hiện tốt việc đánh giá học sinh thì đây là vấn đề tôi quan tâm đầutiên bởi lẽ việc làm này một mình thầy cô không thể làm được mà phải có sựphối hợp của học sinh cũng như phụ huynh.

Với học sinh: Thông qua các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa tôitriển khai nội dung hình thức đánh giá mới tới các em Một lần, hai lần và nhiềulần rồi các em sẽ hiểu và thực hiện Để tiện cho các em có cơ sở để quan sát theodõi đánh giá lẫn nhau tôi cho trưng bày các tiêu chí đánh giá ngay tại lớp học.Mỗi ngày tới lớp các em đều được đọc để tự rèn luyện bản thân cũng như đánhgiá nhau trong quá trình học tập và hoạt động cả ở lớp cũng như ở nhà Khi các

em đã hiểu thì việc các em thực hiện sẽ hiệu quả hơn Điều đó cũng giúp cho các

em có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác một các tự tin Đồng thời nó cũnggiúp giáo viên có thêm những thông tin đánh giá toàn diện hơn từ phía học sinh

Với phụ huynh: Tôi tranh thủ những buổi họp phụ huynh của lớp, phốihợp với các khu hành chính để tham dự các buổi họp khu nhằm triển khai nộidung đánh giá mới cũng như phân tích để phụ huynh hiểu những quan điểm tíchcực của thông tư Qua đó tôi cũng đề ra một số biện pháp cụ thể hướng dẫn phụhuynh phối hợp với giáo viên trong việc đánh giá các mặt hoạt động của họcsinh khi ở nhà Ví dụ như: Lấy tiêu chí động viên khích lệ và sau đó là hướngdẫn cách khắc phục lỗi sai thay cho việc quát mắng khi các con chưa thực hiệntốt một vấn đề nào đó Khi có những yêu cầu của giáo viên cho các con về nhàthực hiện thì phụ huynh cần phối hợp kiểm tra giám sát và thông tin với giáoviên để có những điều chỉnh phù hợp với tính cách của từng học sinh

- Cụ thể như: Với 1 học sinh A chưa biết cách quét sân; sau khi được giáoviên quan tâm hướng dẫn cách làm trực nhật ở lớp và cô có yêu cầu về nhà conthực hiện thường ngày việc quét sân, quét nhà giúp cha mẹ Thay vì phụ huynhphản ứng rằng “con quét không sạch để mẹ làm cho” thì phụ huynh hãy khencon rằng “Con làm tốt lắm nhưng nếu con biết quét các nhát chổi đều nhau vàliên tục như thế này thì con quét sẽ sạch hơn nhiều Mẹ hi vọng ngày mai con sẽquét sạch hơn nữa nhé” Sau đó phụ huynh có thể điện thoại trao đổi với giáoviên về thái độ cũng như cách thực hiện việc làm của con ở nhà Với cách hướng

Trang 10

dẫn như vậy thì sẽ làm cho tình cảm mẹ con, cô trò, phụ huynh giáo viên thêmgắn kết và hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên rõ rệt

Vậy là rõ ràng việc làm đó của gia đình cũng như thầy cô giúp cho các

em làm việc và học tập vì động lực thúc đẩy chứ không phải vì áp lực “sợ” màphải làm

3 Biện pháp thứ 3: Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật đánh giá trong quá trình học tập các môn học

Để có nhận xét xác đáng, hiệu quả đối với học sinh thì giáo viên phải dựavào nội dung bài học, căn cứ vào sản phẩm đạt được của học sinh ở mức độ nàođối chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng xem còn hạn chế gì, đồng thời hướng dẫnhọc sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích phụ huynh thamgia đánh giá học sinh

Trong quá trình đánh giá thường xuyên tôi thường sử dụng một số các kĩthuật đánh giá sau:

3.1 Quan sát.

Quan sát là một trong những kĩ thuật dạy học được áp dụng hàng ngày từ kết quả của những buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề theo hướng đổi mới.Đối tượng được hướng tới trong giờ học là học sinh

Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúpgiáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục, dạy học: để biết được những ưuđiểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục…

Các nội dung quan sát :

+ Quan sát hành vi của học sinh: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói,hành động, cử chỉ… để đưa ra những những nhận định như: học sinh đã hiểunhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không?

+ Quan sát sản phẩm của học sinh: căn cứ vào mức độ hoàn thành nộidung theo yêu cầu của bài học

Trong quá trình quan sát chúng ta cần chú ý đến vị trí quan sát thích hợp,

để có thể kiểm soát được toàn bộ học sinh trong lớp mà không ảnh hưởng đếnhoạt động học tập của các em

Trang 11

* Ví dụ nhận định qua quan sát:

Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bìnhthường, người lắc lư … có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ

* Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát:

Để theo dõi một/nhóm học sinh thường bị chậm tiến độ khi thực hiệnmột hoạt động Cách quan sát như sau:

Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵnsàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập chưa?

Đứng gần quan sát xem học sinh này đã tập trung vào việc học hay chưa?

Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao

Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem họcsinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì?

Các thông tin quan sát đó là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tácđộng, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập Sự can thiệp giúp đỡ

có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trongNhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau

Phỏng vấn giúp giáo viên khẳng định những nhận xét ban đầu qua quansát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của học sinh Nếu học sinh thựchiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như

hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợ để học sinh có thể đẩy nhanh tốc độ học.Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử

lí một tình huống cụ thể, về thái độ của học sinh trước tình huống

Ví dụ: Khi thấy học sinh đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán giáoviên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có biết bạn nào có thể giúp emkhông?

3.3 Đánh giá sản phẩm của học sinh.

Sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện sự trợ giúp kịp thời và điều chỉnhviệc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh phù hợp với các tình huống:

Ngày đăng: 11/12/2018, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w