Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 29)

Trong quá SXKD, VKD chịu tác động của nhiều nhân tố. Do vậy, để đạt được kết quả cao trong hoạt động SXKD nói chung, trong sử dụng vốn nói riêng, các DN cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và kết quả kinh doanh.

1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

- Do cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các DN phát triển SXKD và định hướng cho các hoạt động thông qua các chính sách vĩ mô. Do vậy chỉ cần một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước như chính sách giá cả, phương pháp đánh giá tài sản, phương pháp khấu hao TSCĐ… cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng VKD của DN.

- Do tác động của nền kinh tế: yếu tố lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá…Vì vậy vốn của DN rất có thể bị mất dần do tốc độ trượt giá của đồng tiền nếu DN không có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả.

- Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ làm cho TSCĐ bị lỗi thời và lạc hậu nhanh chóng. Nếu DN không nhạy bén trong kinh doanh, thường xuyên đổi mới máy móc trang thiết bị để làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì DN sẽ mất đi khả năng cạnh tranh, hoạt động kinh

doanh rơi vào tình trạng thua lỗ. Sự cạnh tranh khốc liệt của các DN trên thị trường đã buộc các DN phải nhạy cảm trong kinh doanh, không ngừng tìm tòi để có những biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD của mình.

- Do những rủi ro phát sinh trong quá trình SXKD mà DN không lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt....hoặc những rủi ro kinh doanh mà làm thiệt hại đến vốn của DN.

1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Đó là:

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Nếu trình độ quản lý không tốt sẽ gây ra tình trạng thất thoát vốn, nếu tay nghề người lao động không cao sẽ làm giảm năng suất lao động, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Sự lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn VKD trong DN: Việc đầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra rủi ro cho DN.

- Vấn đề xác định nhu cầu VKD: việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.

- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để NVL tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ

tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên Tiếng Việt: Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Tên Tiếng Anh: Petro Vietnam Construction Joint Stock Corporation - Tên viết tắt: PVC

- Địa chỉ: Tòa nhà CEO, lô HH2, khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội

- Điện thoại: (84.4) 37689291 Fax: (84.4) 37689290 - Mã số thuế: 35001023651

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 đồng

- Ngành nghề kinh doanh chính: Xây lắp chuyên ngành DK, Xây dựng công nghiệp, Xây dựng dân dụng, Sản xuất công nghiệp.

- Logo của Tổng Công ty:

Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) - Tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. 30 năm qua, PVC đã nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chủ lực của ngành, với trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành Dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.

Tiền thân của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí, được thành lập ngày 14/9/1983, theo quyết định

của Chính phủ (Chỉ thị 224/CT và 225/CT ngày 30/8/1983) với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành Dầu khí. Trong giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1990, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu, thực hiện những thay đổi trong bộ máy quản lý, phương thức chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình của ngành.

Năm 1990, khi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được thành lập (tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), Xí nghiệp liên hiệp xây lắp Dầu khí là đơn vị chủ lực của ngành Dầu khí đảm nhiệm vai trò thực hiện các công trình thiết kế và xây lắp dầu khí. Năm 1995, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (PVECC). Trong giai đoạn 1990 – 1997, Xí nghiệp liên hiệp Xây lắp Dầu khí đã hoàn thành có chất lượng trên 20 chân đế các giàn khoan cố định và hoàn thành trên 10 khối chân đế cho các cụm DK1 (nhà nổi) trên thềm lục địa phía nam và ở quần đảo Trường Sa, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biển của Tổ quốc. Công ty cũng đã xây dựng, lắp đặt thành công hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vượt 100km đường biển và 20 km trên đất liền đề vận hành nhà máy điện Bà, qua đó khẳng định vai trò của chuyên ngành xây dựng Dầu khí trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp.

Ngày 17/3/2005, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã phê duyệt Đề án và quyết định chuyển đổi Công ty PVECC thành Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí và ngày 1/4/2006, sau gần 2 năm thực hiện tiến trình cổ phần hóa, công ty đã chính thức đi vào hoạt động. Năm 2007, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký nghị quyết số 3604/NQ-DKVN về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến nay, qua 30 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, , Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II… đều ghi dấu vai trò quan trọng của Tổng Công ty PVC.

Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm của “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

2.1.2 Bộ máy tổ chức và quản lý

Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo:

- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 thông qua ngày 16/5/2009.

Bộ máy hoạt động của Tổng Công ty hiện nay bao gồm:  Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Tổng Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Tổng Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hội đồng quản trị

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Tổng Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01(một) Chủ tịch HĐQT, 01 (một) Phó Chủ tịch HĐQT và 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. HĐQT nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Tổng Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty, các Quy chế nội bộ của Tổng Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm 05 (năm) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm (05) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê v à lập BCTC nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát

hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám Đốc. Ban Tổng giám đốc

Ban Tổng giám đốc của Tổng Công ty bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.

Các ban chức năng tổng công ty

Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có các Ban chức năng giúp việc như sau:

- Văn Phòng: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ hành chính quản trị Tổng Công ty bao gồm: công tác hành chính tổng hợp, quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ, công tác thanh tra, bảo vệ và dân quân tự vệ. Văn phòng là đầu mối phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban Tổng Công ty và các đơn vị thành viên theo quy chế làm việc của cơ quan và các Quy chế, Quy định khác của Tổng Công ty và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Ban Tổ chức Nhân sự: là ban chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo Tổng Công ty trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, nghiên cứu, tổ chức sản xuất, quản lý thực hiện các mặt công tác về lao động tiền lương.

cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị trong việc thực hiện công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, quản lý tiến độ thi công các công trình, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác an toàn lao động, công tác ISO.

- Ban Tài chính Kế toán: là ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị trong việc tổ chức, thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê trong toàn Tổng Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính hiện hành của Tổng Công ty và Nhà nước.

- Ban Kinh tế Đấu thầu: là ban chuyên môn tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực: Công tác kế hoạch, công tác báo cáo thống kê, công tác kinh tế và quản lý Hợp đồng; Công tác tiếp thị-đấu thầu; Công tác thương mại và xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá nội bộ.

- Ban Đầu tư và Dự án: là ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực đầu tư và dự án..

- Ban Thư ký – Pháp chế: là ban chuyên môn có chức năng tư vấn, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động SXKD theo đúng pháp luật hiện hành.

* Các Ban điều hành: là các ban trực thuộc Tổng công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác thực hiện các dự án; kiểm soát tiền độ, chất lượng của các dự án và các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của Tổng công ty, gồm:

- Ban Điều hành dự án Khu liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

- Ban Điều hành dự án Nhà máy sản xuất Ethanol.

- Ban Điều hành dự án Nhà máy điện Vũng Áng.

- Ban Điều hành dự án nhiệt điện Thái Bình 2.

- Ban điều hành dự án nhà máy xơ sợi Polyester.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đâygian gần đây gian gần đây

Từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam nói riêng nay được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Tổng Giám Đốc

Các Ban Chức Năng Ban kiểm soát

nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 29)