Mục tiêu cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 66)

3.1.2.1 Đối với lĩnh vực xây lắp

- Khẳng định thương hiệu PVC - nhà thầu EPC xây lắp chuyên ngành dầu khí, có trình độ quản lý và công nghệ trong xây lắp các công trình dầu khí trọng điểm của quốc gia trong lĩnh vực nhiệt điện, vận chuyển, chế biến và tàng trữ các sản phẩm dầu khí….

- Tham gia thực hiện tất cả các dự án, công trình dầu khí (phần thi công trên bờ) do Tập đoàn và các đơn vị trong Tập đoàn đầu tư.

- Trong giai đoạn 2013-2015, tập trung mọi nguồn lực tham gia triển khai các dự án trọng điểm: nhiệt điện Vũng Áng 1, nhiệt điện Thái Bình 2, kho chứa LPG-LNG Thị Vải, Quảng Trạch 1, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Long Sơn, đường ống dẫn khí Lô B, Nam Côn Sơn, NPK Phú Mỹ, gia công chế tạo cơ khí,… và các công trình dân dụng phụ trợ của ngành Dầu khí.

- Hợp tác với một số đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài, có năng lực trong lĩnh vực quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, công nghệ để cùng tham gia thực hiện các dự án trọng điểm dầu khí trong thời gian tới. Qua đó tích lũy kinh nghiệm và năng lực quản lý, phát triển đội ngũ quản lý dự án, thiết kế, kỹ thuật công nghệ, để Tổng công ty có thể đảm nhiệm thực hiện công tác tư vấn, thiết kế, quản lý dự án, công tác mua sắm, gia công chế tạo kết cấu, thi công xây dựng; từng bước giảm dần tỷ trọng phần việc thuê ngoài.

- Đảm bảo mức tăng trưởng trong lĩnh vực xây lắp giai đoạn 2013-2015 bình quân đạt 20-30%.

3.1.2.2 Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

- Hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đưa dự án nhà máy xi măng Dầu khí 12/9 đi vào vận hành khai thác.

- Khai thác có hiệu quả các dự án khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp mà PVC đã đầu tư như: Khu công nghiệp Soài Rạp - Tiền Giang, khu công nghiệp Hòa Cầm, khu dịch vụ liên hợp LHD Nghi Sơn, Bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại Sao Mai - Bến Đình (PVC-MS).

- Tăng cường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện kim loại… phục vụ trong hoạt động xây lắp của PVC và cung ứng cho thị trường.

- Đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 5-10% tổng doanh thu.

Bảng 3.1: Kế hoạch tỷ trọng các lĩnh vực

Nguồn: Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT CP Xây lắp DK Việt Nam giai đoạn 2012-2015

STT Lĩnh vực hoạt động Tỷ trọng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Xây lắp các công trình tàng trữ và vận chuyển các sản

phẩm Dầu khí 3% 5% 8%

2 Xây lắp các nhà máy lọc hoá dầu, chế biến Dầu khí 5% 8% 15% 3 Xây lắp các công trình nhà máy điện, đạm và công

nghiệp khác 63% 65% 62%

4 Xây lắp dân dụng 19% 15% 10%

5 SXKD khác (Tư vấn quản lý DA, Sản xuất công

Xây dựng và phát triển công ty trở thành công ty mạnh, lấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động, lấy sự đảm bảo về chất lượng uy tín thương hiệu sản phẩm và dịch vụ là sự sống còn cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xây lắp đi đôi với công tác kinh doanh. Không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phát triển toàn diện, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao uy tín thương hiệu, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần xây dựng tổng công ty xây dựng và sản xuất thành tập đoàn kinh tế vững mạnh.

Chiến lược dài hạn : Để có được sự phát triển bền vững ngay từ bây giờ lãnh đạo công ty đã đề ra chiến lược dài hạn cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực : tuyển chọn đội ngũ lao động có chất lượng cao, kết hợp và đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên nhất là đội ngũ lao động trẻ. Bên cạnh những chế độ chính sách theo quy định của Nhà Nước đối với người lao động, công ty cũng có chế độ hỗ trợ thêm cho người lao động tùy theo điều kiện của công ty. Hiện nay hàng năm công ty vẫn tổ chức những lớp đào tạo nâng cao tay nghề và thi lên bậc cho công nhân viên trong công ty.

Chiến lược phát triển thị trường : mở rộng hoạt động của công ty không chỉ trong các lĩnh vực xây lắp mà phát triển sang cả sản xuất công nghiệp, mở rộng thị trường hoạt động của công ty không chỉ gắn với những công trình trong nước mà tương lai sẽ hướng đến thị trường bên ngoài.

Chiến lược phát triển đầu tư : Có kế hoạch đầu tư theo từng giai đoạn, kết hợp máy móc hiện đại và trình độ của người lao động để nâng cao năng

lực sản xuất kinh doanh của công ty.

Những bước phát triển của công ty :

Tình hình tài chính của công ty lành mạnh, các chỉ tiêu kinh tế- tài chính đều ở mức có thể chấp nhận được.

Doanh thu và lợi nhuận tăng lên, tăng tích luỹ nội bộ, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, tăng mức lương trung bình của người lao động.

Công tác kế toán không ngừng được nâng cao, tuân thủ đúng các quy định về chế độ kế toán hiện hành.

Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với người lao động trực tiếp và lương cố định đối với người lao động gián tiếp đã kích thích người lao động góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, khuyến khích người lao động và ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân.

Việc chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và gắn lợi ích của người lao động với lợi ích chung của công ty đã phát huy tác dụng tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

Từ thực tế cho thấy trong những năm qua tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam đã quan tâm, coi trọng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như : Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, thị trường cạnh tranh mở rộng, đời sống CBCNV được cải thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như : Cơ cấu vốn lưu động chưa thực sự hợp lý, hệ số nợ vẫn còn tương đối cao, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ban lãnh đạo công ty thấy rằng trước hết cần phải làm lành mạnh hóa tình hình tổ chức của công ty, cụ thể khi có nhu cầu đầu tư vốn dài hạn trước hết công ty phải huy động tối đa từ

nguồn bên trong tức là phát huy tối đa nội lực để thực hiện kế hoạch đầu tư của mình. Chỉ khi nào nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng thì công ty mới bổ sung từ bên ngoài.

Xuất phát từ thực tế trên mà công ty cần đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình :

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng NPT và tăng tỷ trọng VCSH, đồng thời giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu NPT

Vốn đầu tư trong ngành BĐS có đặc điểm là vốn trung và dài hạn, trong khi đó dòng tiền chảy vào BĐS đang bị thu hẹp đáng kể làm cho thị trường BĐS không ít khó khăn. Nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp BĐS vẫn đang gặp khó khăn cả về khả năng huy động vốn để tiếp tục thực hiện dự án cũng như đang đình trệ trong hoạt động kinh doanh.

Để giảm thiểu rủi ro này, Công ty cần đưa ra các biện pháp thu hồi công nợ hiệu quả, hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng. Mặt khác, công ty cần thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn để có thể chủ động về tài chính khi chủ đầu tư chậm thanh toán các khoản nợ.

Giảm các khoản NPT

- Để giảm các khoản NPT thì trước hết công ty cần rà soát lại tất cả các khoản NPT, phân loại theo từng nhóm đối tượng phải trả như:

+ Vay và nợ ngắn hạn + Phải trả người lao động

+ Các khoản phải nộp NSNN, nộp bảo hiểm + Các khoản phải trả nhà cung cấp

+ Các khoản phải trả khác….

Sau đó, sắp xếp theo thời gian phải trả. Tiếp đó là tìm nguồn để trả: tích cực thu hồi công nợ phải thu, có giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD….

tỷ trọng xấp xỉ 62% sẽ gây áp lực thanh toán cho công ty. Trong thời gian tới, công ty nên chuyển một phần nợ ngắn hạn sang các khoản vay trung và dài hạn để giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn.

Tăng vốn chủ sở hữu

- Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội còn khó khăn, việc công ty duy trì hệ số nợ là 0,69 vào cuối năm 2013 là khá cao và có thể gây rủi ro cho DN. Do vậy, trong thời gian tới công ty nên giảm tỷ trọng NPT, tăng tỷ trọng VCSH để nâng cao năng lực tài chính của mình. Trong thời gian tới công ty nên lựa chọn phương án ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư: theo như báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty đều đạt khá cao sẽ tạo điều kiện cho việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) luôn đạt mức cao, vì vậy, công ty nên xem xét phương án giữ lại lợi nhuận vừa đáp ứng nhu cầu tăng phục vụ SXKD, vừa đảm bảo khả năng nâng cao mức độ an toàn vốn. Công ty có thể giữ lại một phần lợi nhuận thông qua quỹ Đầu tư phát triển và có thể sử dụng vốn từ quỹ này để đầu tư cho các hoạt động SXKD một cách chủ động mà không bị phụ thuộc bới các điều kiện như khi đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng….

3.2.1.2 Quản lý chặt chẽ chi phí

Qua quá trình nghiên cứu về tình hình tài chính chủ yếu của công ty ta thấy trong thời gian qua, chi phí SXKD vẫn tăng cao trong đó chủ yếu là chi phí quản lý DN tăng mạnh và giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh trong thời gian qua.

Nâng cao công tác quản lý chi phí quản lý DN

Nguyên nhân khiến chi phí quản lý tăng cao trong thời gian qua là do công ty trích lập dự phòng “Nợ phải thu khó đòi” của các công trình. Đồng thời, cùng với việc tăng lương cơ bản từ tháng 7/2012 nên cũng dẫn đến chi

tới công ty cần giải cần tăng cường công tác thu hồi công nợ như đã đề cập ở phần trên để tránh tình trạng phải trích lập dự phòng cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, công ty có thể tổ chức làm việc 3 ca một ngày và thuê lao động thời vụ cho bộ phận lao động tăng cường để tiết kiệm chi phí tiền lương và bảo hiểm bắt buộc.

Ngoài ra, Công ty cần phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ. Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu và các cổ đông, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người lao động, xác định phần lợi còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức tăng trưởng cao và bền vững.

- Đồng thời, công ty cần lập dự toán chi phí hàng năm: Công ty phải tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ.

- Công ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Quản lý chặt chẽ giá vốn để góp phần hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:

+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu cần dùng cho từng công trình thông qua việc xây dựng định mức cho từng công trình và có lượng dự trữ trong kho hợp lý. Lựa chọn nguồn cung ứng có giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và có chi phí vận chuyển bốc dỡ thấp.

+ Theo dõi sát sao biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào để có thể dự đoán xu thế biến động một cách tương quan nhất, từ đó có quyết định điều chỉnh hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật tư cho công ty có lợi nhất.

+ Tổ chức tốt công tác bảo quản vật tư, tránh tình trạng mất mát, hao hụt, giảm chất lượng. Nguyên vật liệu ứ đọng lâu thì cần giải phóng nhanh để thu hồi vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiết kiệm chi phí nhân công:

+ Bố trí sắp xếp hợp lý lực lượng lao động đúng người đúng việc từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

+ Tăng cường thuê lao động thời vụ đối với các công trình đang cần đẩy nhanh tiến độ thi công. Đối với các công trình ở vùng xa thì có thể thuê lao động thời vụ tại địa phương để giảm các chi phí đi lại, ăn ở…..

- Tiết kiệm chi phí máy thi công:

Việc vận chuyển máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng phải linh hoạt. Nếu thi công ở xa, việc vận chuyển tốn kém thì công ty nên chủ động tìm kiếm nguồn cho thuê bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Công ty cũng có thể cho thuê những máy móc thi công đang chờ việc để tăng thu nhập, làm giảm hao mòn vô hình.

3.2.1.3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình thanh toán của công ty

Công tác thu hồi nợ và tình hình thanh toán là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Do rất nhiều nguyên nhân mà trong các DN luôn luôn tồn tại hai khoản vốn trong quá trình thanh toán, một là khoản vốn DN đi chiếm dụng và khoản vốn DN bị chiếm dụng. Hiện tượng chiếm dụng vốn đang xảy ra phổ biến hiện nay, do các khoản này lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nên vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các khoản này nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Vấn đề thu hồi công nợ cần phải được giải quyết kịp thời, trong thời gian tới công ty cần phải :

Quy định rõ về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như phương thức thanh toán, thời gian thanh toán… Nếu chủ đầu tư thực hiện sai hợp đồng thì phải bị phạt tài chính tùy theo mức độ vi phạm, với giải pháp này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 66)