Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thờ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 38)

gian gần đây

Từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam nói riêng nay được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Tổng Giám Đốc

Các Ban Chức Năng Ban kiểm soát

nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu thầu và các điều kiện bất lợi khách quan đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.

Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011,2012,2013

Đơn vị : Tỷ đồng

STT Chi tiêu Năm Tỉ lệ (%)

2011 2012 2013 2012/

2011

2013/ 2012

1 Tổng doanh thu 2.408 3.116 3.731 129,4 119,7 2 Doanh thu thuần 2.386 3.116 3.731 130,6 119,7 3 Giá vốn hàng bán 1.935 2.840 3.351 146,8 117,9 4 Lợi nhuận trước thuế 69,4 75,9 121,1 109,4 159,7 5 Tỷ Suất LNx100

DT 2,91 2,44 3,24 - -

Nguồn : Báo cáo tài chính Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Qua bảng phân tích cho thấy tổng doanh thu tăng qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 708 tỷ đồng tương ứng 129,4% so với năm 2011, năm 2013 tăng 615 tỷ đồng tương ứng 119,7% so năm 2012.

Trong khi năm 2012 và năm 2013 công ty không có một khoản giảm trừ nào, như triết khấu, giảm giá. Điều đó cho thấy sản phẩm của công ty rất có uy tín trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Công ty đã xác định được thị trường của mình và xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mặc dù tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại thấp.

Năm 2011 đạt được 69,4 tỷ đồng, năm 2012 đạt được 75,9 tỷ đồng, đến năm 2013 là 121,1 tỷ đồng.

Sở dĩ là do chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng quá cao năm 2012 tăng 905 tỷ đồng tương ứng 146,8% so với năm 2011.

Song đến năm 2013 tỷ lệ này có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao, số chênh lệch so với năm 2013 là 511 tỷ đồng tương ứng 117,9% so với năm 2012.

Điều này đòi hỏi công ty phải xem xét nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của công ty.

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 2,44 đến 3,24 (cứ 100 đồng doanh thu thì có được 2,44 – 3,24 đồng lợi nhuận).

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận giảm do tổng doanh thu tăng nhanh song giá vốn hàng bán tăng lại nhanh hơn dẫn tới lợi nhuận trước thuế lại giảm.

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng về vốn và nguồn hình thành vốn của Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam

Để có thể nghiên cứu sâu hơn về VKD và hiệu quả sử dụng VKD của DN, trước hết ta nghiên cứu một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua Bảng 2.2 và Bảng 2.3.

Bảng 2.2: Tình hình tài chính công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 S T T Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản Tỷ 5.200,2 6.415 7.650 1.214,8 23,4 1.235 19,3 2 Tài sản lưu động Tỷ 2.052 3.183 3.710 1.131 55,1 527 16,6 3 Vốn bằng tiền Tỷ 178,2 102,3 72,5 -75,9 -42,6 -29,8 -29,1 4 Tài sản cố định Tỷ 3.148,2 3.075,6 3.800,3 -72,6 -2,31 724,7 23,6 5 Tổng nguồn vốn Tỷ 5.200,2 6.415 7.650 1.214,8 23,4 1.235 19,3 6 Nợ phải trả Tỷ 3.088 4.250,8 5.287 1.162,8 37,7 1.036,2 24,4 7 Nợ ngắn hạn Tỷ 1.882,9 3.175,8 3.242,8 1.292,9 68,7 67 2,1 8 Vốn chủ sở hữu Tỷ 2.112,2 2.164,2 2.363 52 2,5 198,8 9,2 9 Tỷ suất VCSH/Tổng NV % 40,6 33,7 30,9 - - - -

10 Tỷ suất đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4)/(1) % 60,5 47,9 49,7 - - - - 11 Tỷ lệ (6)/(1) 59,4 66,3 69,1 - - - - 12 Tỷ suất TT ngắn hạn(2)/(7) 1,09 1,002 1,14 - - - - 13 Tỷ suất TT tức thời(3)/(7) 0,095 0,032 0,022 - - - -

Nguồn : Báo cáo tài chính Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Qua những số liệu tính toán trên đây có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây.

Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2012 tổng tài sản tăng 23,4% so với năm 2011 và năm 2013

tăng 19,3% so với năm 2012. Giá trị tổng tài sản tăng từ 5.200,2 tỷ đồng năm 2011 lên 7.650 tỷ đồng; điều đó cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng nhiều trong việc huy động vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau. Ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về tỷ suất Vốn CSH/ Tổng nguồn vốn, năm 2011 là 40,6% đến năm 2012 giảm xuống còn 33,7%, năm 2013 chỉ còn 30,9% điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng. Sở dĩ tỷ suất Vốn CSH/ Tổng nguồn vốn giảm là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.

Về tỷ suất đầu tư, năm 2011 tài sản cố định chiếm tới 60,5% trong tổng tài sản và tỷ trọng này giảm xuống còn 49,7% ở năm 2013. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp công ty giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt được áp lực giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao tài sản cố định lớn.

Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng qua các năm, năm 2011 tỷ trọng này là 59,4% đến năm 2013 tỷ trọng này tăng lên 69,1%. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tăng từ 1,09 năm 2011 lên 1,14 năm 2013 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh và khả năng này được cải thiện tốt dần lên.

năm 2013 tỷ suất này chỉ còn 0,022. Mặc dù công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn do lượng tiền mặt quá ít. Vì thế công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay.

Ngoài ra ta xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Vốn hoạt động thuần năm 2011 của công ty là 169,1 tỷ đồng, năm 2012 là 7,2 tỷ đồng và năm 2013 là 467,2 tỷ đồng.

Năm 2013 vốn hoạt động thuần của công ty quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tóm lại, trong vòng 3 năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả giảm dần chủ yếu là do chi phí hoạt động SXKD tăng cao qua các năm. Ngoài ra, việc quản lý giá vốn hàng bán trong hoạt động xây lắp và sản xuất công nghiệp kém hiệu quả trong thời gian vừa qua cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận sụt giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường BĐS giảm sâu thì công ty đã có nỗ lực lớn trong việc tập trung vào hoạt động kinh doanh chính nên tỷ lệ doanh thu tuy có giảm nhưng không nhiều và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 38)