Nâng cao hiệu quả quản trị VCĐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 84)

3.2.3.1 Tăng cường đầu tư TSCĐ và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ

Do đặc thù kinh doanh nên VCĐ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng VKD của DN nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng VKD nói chung.

TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng khoảng 53% tổng TSDH vào cuối năm 2013, đặc biệt, qua việc đánh giá TSCĐ của công ty, ta nhận thấy hầu hết TSCĐ của công ty GTCL đều thấp. Mặt khác, trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục triển khai một số dự án có quy mô lớn và công ty cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác đấu thầu để tìm kiếm nguồn việc. Do vậy, việc đầu tư vào TSCĐ là một vấn đề cấp thiết hiện nay để nâng cao năng lực thi công cũng như là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, khi xem xét quyết định đầu tư công ty nên cân nhắc một số yếu tố sau:

- Đối với những TSCĐ sử dụng thường xuyên: đối với các DN xây dựng có một số máy móc, thiết bị phải sử dụng thường xuyên như máy trộn vữa, máy ủi….do đó, công ty cần cân nhắc nhu cầu thực sự đối với các loại tài sản dựa trên tần suất sử dụng tài sản để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, tính toán đổi mới TSCĐ một cách tối ưu để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực của công ty khi tham gia đấu thầu. Đối với những máy móc, thiết bị lớn, công ty có thể áp dụng hình thức thuê tài chính, hết thời gian thuê thì công ty có thể mua lại

- Nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ: công ty có thể huy động từ các nguồn sau:

+ Công ty có thể huy động vốn góp của cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty. Như vậy, công ty vừa có thể huy động vốn cho hoạt động SXKD, vừa khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty.

- Đối với loại tài sản mà DN chỉ có nhu cầu sử dụng thời vụ: DN có thể tiến hành thuê tài sản thay vì mua tài sản để giảm nhu cầu sử dụng vốn, tạo nguồn vốn đầu tư cho các loại tài sản khác. Công ty thi công ở địa phương nào thì nên thuê máy móc thiết bị ở địa phương đó để giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, nếu những công việc cần thời gian thi công ngắn ngày thì công ty nên chọn phương án thuê theo ca như vậy sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn, còn những công trình thi công dài ngày thì công ty nên thuê dài hạn như thế sẽ chủ động hơn trong sử dụng máy móc, thiết bị.

3.2.3.2 Tận dụng một cách triệt để TSCĐ phục vụ SXKD

Công ty có thể thực hiện chế độ làm việc 3 ca một ngày, điều này giúp nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ và hạn chế hao mòn vô hình, hạn chế được chi phí sửa chữa TSCĐ.

Máy móc thiết bị là những tài sản lớn, vận chuyển khó khăn, dùng một thời gian sẽ bị lỗi và hỏng hóc. Công ty phải thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra và khắc phục các lỗi, đồng thời phải che đậy, bảo vệ giữ gìn tài sản. Định kỳ hàng năm phải có kế hoạch sửa chữa TSCĐ, đảm bảo duy trì năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công có thể có một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tạm thời chưa sử dụng ngay thì công ty có thể cho thuê để tận dụng tối đa công suất của TSCĐ đó, đồng thời có thể tăng thêm doanh thu cho công ty.

3.2.3.3 Xác định phương pháp khấu hao hợp lý với mức độ hao mòn

- Hiện nay, công ty đang lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng. Tuy nhiên, công ty nên lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, phù hợp với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn

vô hình. Công ty có thể thực hiện khấu hao nhanh trong thời gian đầu khi mà máy móc hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao, thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng, sử dụng phương pháp khấu hao này giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi vốn sản xuất để tái đầu tư.

3.2.3.4 Công tác quản lý và sử dụng VCĐ

Thứ nhất: Quản lý về mặt hiện vật

Quản lý chặt chẽ số TSCĐ hiện có, đặc biệt là những TSCĐ tại các công trình xây dựng, những nhân viên, bộ phận trực tiếp sử dụng và được giao trách nhiệm quản lý TSCĐ phải thường xuyên báo cáo về tình hình sử dụng các TSCĐ, các TSCĐ không cần sử dụng về công ty, để công ty có thể thu về dùng cho các công trình khác đang cần hoặc nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để nhanh chóng thu hồi vốn. Bên cạnh đó công ty cũng phải thường xuyên cử người trực tiếp xuống các công trình để kiểm tra tình hình TSCĐ xem có mất mát, hỏng hóc hay không.

Khi giao trách nhiệm quản lý TSCĐ cho chỉ huy trưởng các tổ đội trực tiếp sử dụng TSCĐ, công ty cũng phải quy định rõ chế độ thưởng phạt vật chất cụ thể để nâng cao trách nhiệm của các xưởng đối với việc quản lý những TSCĐ mà các công trình đang sử dụng. Để làm được điều này công ty cần phải theo dõi chặt chẽ việc quản lý tài sản cố định, đối chiếu thông tin về thực trạng kỹ thuật với định mức đề ra.

Định kỳ công ty phải tiến hành bảo dưỡng TSCĐ, đảm bảo TSCĐ hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ nhất là các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vì đây là các tài sản chủ lực, đảm bảo cho việc thi công hoàn thành các công trình đúng tiến độ.

Thứ hai: Quản lý về mặt giá trị

hồi đầy đủ số vốn cố định.

Đối với những tài sản, máy móc thiết bị đã quá cũ, không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, những tài sản không còn phù hợp với tốc độ sản xuất hiện nay công ty nên tiến hành thanh lý ngay như: Máy phát điện Honda, dàn khoan bê tông, máy photocopy...để tránh được tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết.

Với các tài sản hết thời gian sử dụng, đã khấu hao hết nếu vẫn có thể sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng để giảm chi phí, nhưng nếu muốn đổi mới thiết bị thì cần phải tiến hành thanh lý sớm.

Với các tài sản đã hỏng không thể sử dụng được nữa như: máy bơm hổ móng Nhật, máy trộn bê tông hai bao cần tiến hành thanh lý ngay để có thể thu hồi vốn.

3.2.3.5 Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Công ty nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính...Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w