Học văn ngoài yếu tố kiến thức từ sách vở (lí thuyết) để tạo nền cho mối quan hệ xã hội, song việc quan trọng của việc học văn là bồi dưỡng tâm hồn thêm phong phú và sinh động. Trong nhu cầu xã hội hiện nay, việc vận dụng môn Văn là rất cần thiết. Đôi khi muốn thuyết phục một ai đó về vấn đề lí luận chính trị, khái quát một vấn đề nào đó thì vai trò của môn Văn là rất lớn. Thiết nghĩ một trong những nhu cầu đó có yếu tố cấu thành của việc sử dụng thành ngữ. Thành ngữ là một hiện tượng từ vựng đặc sắc trong tiếng Việt, nó cũng là một đơn vị từ vựng rất phong phú, có số lượng lớn và có một vai trò quan trọng. Qua sử dụng thành ngữ, chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm tư duy, văn hóa của người Việt Nam. Với tầm quan trong như vậy, thì giáo viên cần truyền ngọn lửa đam mê ấy vào tiết học và nhất là phương pháp sử dụng, lưu nhớ, nhận biết chính xác thành ngữ trong việc giao tiếp. Một số cuộc trò chuyện hay người dẫn chương trình ở nhiều cuộc thi trên truyền hình hiện nay, người nói sử dụng nhiều thành ngữ. Và đôi khi bản thân người nói còn bối rối khi chưa phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là câu tục ngữ; hay nói cách khác có người còn nghĩ thành ngữ là một câu. Điều đó thật tai hại, vì họ đã vô tình làm biến sắc thái và cách hiểu về cấu tạo cũng như ngữ nghĩa của thành ngữ. Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được tiếp cận học lí thuyết và thực hành thành ngữ. Ngoài giờ học cơ bản từ sách giáo khoa, bản thân giáo viên và học sinh có thể tiến hành phương pháp dạy – học tích cực bằng việc Tạo hứng thú đối học sinh khi học thành ngữ trong giờ học Ngữ văn ở THPT”. Qua đó, giáo viên vừa củng cố kiến thức cho các em vừa tạo sân chơi bổ ích giúp các em lưu nhớ lâu và có hướng lập luận tốt hơn khi sử dụng thành ngữ trong giao tiếp nhằm giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, tinh tế và nghệ thuật hơn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỐ VUI TRONG GIỜ HỌC : ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ TÌM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ