Ngay cả một doanh nghiệp có thành tích quá khứ tái đầu tư lợinhuận cao, đưa đến một số dư lợi nhuận giữ lại lớn nhưng nếu thiếu những tài sản có tínhthanh khoản cao, nhất l
Trang 1MỤC LỤC
Lời Mở đầu 1
3 1 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 2
3.1.1 Khái niệm 2
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức 2
3.1.3 Các hình thức phân phối cổ tức 4
3 2 QUẢN TRỊ TĂNG TRƯỞNG 10
3.2.1 Tăng trưởng và tác động của tăng trưởng 10
3.2.1.1 Tăng trưởng công ty 10
3.2.1.2 Các tác động tăng trưởng: 14
3.2.2 Các cấp độ của tăng trưởng 16
3.2.2.1 Tăng trưởng quá nhanh 16
3.2.2.2 Tăng trưởng quá chậm 18
3.2.2.3 Tăng Trưởng Bền Vững 18
3.2.3 Kiểm soát tăng trưởng: 18
3.2.3.1 Quy luật hoạt động của công ty 18
3.2.3.2 Tăng trưởng bền vững 20
3.3 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT TA TỪ THỰC TẾ CÁC CÔNG TY 27
3.3.1 Công ty Enron 27
3.3.2 Công ty Worldcom 31
3.3.3 Công ty Dược Viễn Đông 33
3.3.4 Công ty cổ phần sữa Sài Gòn 37
Kết luận 41
Trang 2Lời Mở đầu
Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyếtđịnh tài trợ, và quyết định chi trả cổ tức Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán vớimục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Mà chúng ta đều đã biết cổ tức là mộtphần lợi nhuận sau thuế được dùng để chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần.Nhưng việc chia bao nhiêu % lợi nhuận, và chia như thế nào đều do “Chính sách cổ tức”của mỗi công ty quy định Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì cổ tức là một nguồn tiềnđáng kể phải trả ra bên ngoài và câu hỏi đặt ra là liệu chính sách cổ tức có quan trọng haykhông, các công ty nên có chính sách cổ tức như thế nào? Đây là vấn đề còn gây nhiềutranh cãi Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc công ty có trả cổ tức hay không không có
ý nghĩa quan trọng vì nó không có ảnh hưởng gì đến giá trị của công ty Một số khác lạitin rằng công ty nên dùng toàn bộ thu nhập để trả cổ tức Cũng có quan điểm lại cho rằngkhông nên trả cổ tức mà dành toàn bộ thu nhập để tái đầu tư Tuy nhiên, đó là về lý thuyếtcòn thực tế thì như thế nào? Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế luôn là niềm mơ ước củamọi chủ thể quản lý và suy thoái cũng là vấn đề rất đáng phải quan tâm Vậy tăng trưởng
là gì? Các yêu cầu của tăng trưởng? Làm sao để quản trị tăng trưởng công ty một cách tốtnhất (đảm bảo tăng trưởng bền vững)?
Trang 3Để trả lời các câu hỏi trên cũng như làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm sẽ trình bàychuyên đề với kết cấu gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Những vấn đề liên quan đến chính sách cổ tức của một công ty nói chung.
Phần 2: Quản trị tăng trưởng và các yêu cầu để đảm bảo tăng trưởng bền vững Phần 3: Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế của một số công ty.
3 1 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
3.1.1 Khái niệm
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
và chi trả cổ tức cho cổ đông Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồntăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấpcho họ một phân phối hiện tại Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ đượcđem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và baonhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởngđến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữlại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của thuế
Trang 4Doanh nghiệp phải cân nhắc đến chênh lệch thuế đánh trên thu nhập cổ tức và thunhập lãi vốn, khi chia cổ tức sẽ bị đánh thuế ngay trong năm hiện hành, còn thu nhập lãivốn có thể hoãn đến các năm sau.
Nếu thuế lợi vốn cao hơn thuế thu nhập đóng trên cổ tức thì cổ đông sẽ thích chínhsách cổ tức cao hơn là chính sách cổ tức thấp, và ngược lại Khi đó chính sách cổ tức màcông ty đeo đuổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư là liệu cónên nắm giữ cổ phiếu của công ty hay không Và rồi quyết định có nên nắm giữ cổ phiếuhay không khiến nhà đầu tư phản ứng bằng cách giữ hoặc bán cổ phiếuừ đó Từ đó, tácđộng đến giá trị cổ phiếu của công ty
Lạm phát
Trong thời kỳ lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao không đủ để thay thế tài sản,máy móc, thiết bị cũ kỹ, đồng thời nhu cầu về vốn luân chuyển cũng nhiều hơn, do đó đòihỏi Doanh nghiệp phải giữ lại nhiều lợi nhuận hơn
Các cơ hội tăng trưởng vốn
Thông thường các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu tài trợ chocác cơ hội đầu tư hấp dẫn mới, vì vậy họ thường giữ lại lợi nhuận nhiều hơn
Tính ổn định của lợi nhuận
Một DN có lịch sử lợi nhuận ổn định có thể sẵn sàng trả cổ tức cao hơn cho cổđông so với các DN có lợi nhuận không ổn định
Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn
DN lớn, uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng bên ngoài có thể trả mứccổ tức cao hơn do khả năng thanh khoản linh hoạt và ngược lại
Chi phí giao dịch, chi phí phát hành và rủi ro loãng giá khi phát hành cổ phiếu mới
Trước khi quyết định phát hành cổ phiếu mới, DN phải cân nhắc đến chi phí pháthành, chi phí giao dịch và rủi ro loãng giá (quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị
Trang 5loãng); và do vậy DN có thể lựa chọn phương án chi trả cổ tức thấp, giữ lại lợi nhuận đểđầu tư thay vì phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn.
Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiềukhả năng chi trả cổ tức Ngay cả một doanh nghiệp có thành tích quá khứ tái đầu tư lợinhuận cao, đưa đến một số dư lợi nhuận giữ lại lớn nhưng nếu thiếu những tài sản có tínhthanh khoản cao, nhất là tiền mặt thì doanh nghiệp vẫn có thẻ không có khả năng chi trảcổ tức
Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp,
vì điều này có thể gây ra những hệ quả như: Chính sách cổ tức thấp trong khi công ty làm
ăn hiệu quả sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại; nếu quỹ tiền mặt tích lũy quá lớn sẽ tạo rasuy nghĩ rằng công ty bế tắc trong việc đầu tư để tiếp tục tăng trưởng
Chưa kể, công ty còn có thể trở thành mục tiêu của động thái thâu tóm do sở hữuquỹ tiền mặt lớn Doanh nghiệp giữ tiền mặt nhưng lại không đầu tư hiệu quả có thể gâynên sự lãng phí vốn
Triển vọng tăng trưởng
Cơ hội đầu tư trong tương lai: Cân nhắc tới cơ hội đầu tư trong dài hạn khi quyết
định tỷ lệ trả cổ tức sẽ giúp công ty có được sự chủ động về tài chính và giảm các chi phí
do việc phải huy động nguồn vốn bên ngoài Một công ty đang có tốc độ tăng trưởng caovới nhiều dự án hấp dẫn nên trả mức cổ tức thấp hơn một công ty không có nhiều cơ hộiđầu tư
Các ưu tiên của cổ đông
Yêu cầu của cổ đông của công ty: Chính sách cổ tức cần phù hợp với yêu cầu của
cổ đông Nếu cổ đông công ty là các cá nhân có mức thuế thu nhập cao và mong muốnđược nhận lãi vốn thì việc trả cổ tức cao sẽ không có ý nghĩa đối với họ
Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn
Trang 6Tính thanh khoản và khả năng huy động vốn của công ty: Khối lượng tài sản cótính thanh khoản cao và khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính cũng là các yếutố quyết định mức chi trả cổ tức của công ty Một công ty có tốc độ tăng trưởng nhanhvới thu nhập cao có thể không muốn trả mức cổ tức cao nếu phần lớn vốn của công tyđược đầu tư vào các tài sản cố định và các tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp nhưhàng tồn kho và tài khoản phải thu Khả năng huy động vốn trên thị trường càng thấp thìcàng khiến công ty muốn giữ lại thu nhập để tái đầu tư thay vì trả cổ tức cho cổ đông
Các điều khoản hạn chế khác (thường là trong các hợp đồng trái phiếu của công ty và các thỏa thuận tài trợ khác)
Các điều khoản này có thể là: giới hạn về tổng mức chi trả cổ tức; yêu cầu quỹ dựtrữ để thanh toán nợ; vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỉ lệ nợkhông đáp ứng được một mức định sẵn của công ty thì không được chi trả cổ tức
Ngoài ra, các yêu cầu về quỹ dự trữ để thanh toán nợ, quy định rằng một phần nào
đó của doanh nghiệp được dùng để trả nợ đôi khi cũng hạn chế việc chi trả cổ tức Việcchi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu vốn luân chuyển hay tỷ lệ nợ hiện hành của doanhnghiệp không cao hơn một mức định sẵn nào đó
3.1.3 Các hình thức phân phối cổ tức
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công tycổ phần Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu Cổ tức sẽ được tính theomệnh giá của cổ phiếu chứ không được tính theo giá thị trường của cổ phiếu đó vào ngàychốt danh sách cổ đông Và các thị trường chứng khoán đều quy định như vậy
Ví dụ: Cổ phiếu SJE (CTCP Sông Đà 11) ngày 16/6 sẽ trả cổ tức năm 2007, tỷ lệ thực hiện 16%/cổ phần, tức là mỗi cổ phần được nhận 16% x 10.000 = 1.600 đồng Nếu bạn sở hữu 1.000 cổ phiếu SJE nằm trong danh sách trả cổ tức, bạn được nhận 1.000 x 1.600 = 1.600.000 đồng tiền cổ tức.
Như vậy, có rất nhiều chính sách cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợpvới dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị Mặc dù được xếp ưu tiênthấp hơn chính sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn chính sách cổ tức cũng
Trang 7đòi hỏi được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông vàtới sự phát triển của công ty Sau khi đã thống nhất chọn được chính sách chi trả cổ tức,việc tiếp theo mà Đại hội đồng cổ đông cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cânnhắc đó là: lựa chọn phương thức chi trả cổ tức.
Trả bằng tiền mặt
Cổ tức được trả bằng tiền mặt theo phần trăm mệnh giá mỗi cổ phiếu Với nhữngNĐT đang nắm giữ cổ phiếu và những người đang có dự định mua cổ phiếu, có thể căncứ vào số cổ tức (tiền mặt) được trả để tính lợi suất hiện thời bằng cách lấy khoản nàychia cho thị giá cổ phiếu Chỉ tiêu này được coi là một trong những tiêu chí chọn cổphiếu Nó là một tham số tương đối (tính bằng %) giúp nhà đầu tư thực hiện các so sánhtương đối, dự liệu được mức thu nhập bọc lót để ra quyết định đầu tư
Ví dụ: Năm 2011, SSI (công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn) công bố trả cổ tức bằng tiền mặt 10% trên mệnh giá (mệnh giá: 10.000VND/cổ phiếu), giá thị trường ngày 26/10/2012 của cổ phiếu này là: 16.000 VND/cổ phiếu.Vậy, cổ tức trên mỗi cổ phiếu mà
cổ đông nhận được sẽ là: 10%x10.000 = 1.000VND/cổ phiếu Tuy nhiên, nếu giữ mức cổ tức này thị lợi suất hiện thời mà cổ đông sẽ nhận được là: 1.000/16.000 = 6,25%/năm
Vậy, việc trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảmvốn lợi nhuận tức vốn cổ phần của cổ đông
Trả bằng cổ phiếu
Khi công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ có thể sử dụng cổphiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức Khoản cổ tức chomỗi cổ phiếu theo cách trả này là phần cổ phần theo tỉ lệ đã được hội đồng cổ đông thôngqua
Ví dụ: Năm 2011, HAG (công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai) quyết định chi trả
cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ là 2:1 tức là cứ 2 cổ phiếu mà cổ đông sở hữu sẽ được trả
cổ tức bằng 1 cổ phiếu mới.
Một số phương thức khác:
Trang 8Một số DN còn trả cổ tức bằng một công cụ nợ, được gọi là cổ tức nghĩa vụ (cổtức nợ); bằng tài sản, giấy khất nợ với cam kết khoản tiền sẽ được trả vào một ngày nào
đó trong tương lai
Dù trả bằng hình thức nào thì cổ tức cũng chỉ được trả trong phạm vi lợi nhuận,
mà cụ thể là nguồn lợi nhuận giữ lại Mặc dù, công ty đều có "kế hoạch lợi nhuận hàngnăm", nhưng nếu trong năm đó, DN gặp khó khăn, công ty sẽ không trả cổ tức
Đối với những DN đã hoạt động ổn định, trả bằng cổ tức tiền mặt thường đượcNĐT ưa thích hơn, đơn giản vì đó là tiền thật, thu nhập thật, là minh chứng cho tình hìnhtài chính DN được điều hòa tốt Hơn nữa, nếu DN đã bị "khó" tiền mặt mà lại thêm
"nghĩa vụ" (thêm cổ phần lưu hành) thì có thể là gánh nặng Vậy nên, việc trả cổ tức bằngcổ phần thường chỉ được các công ty mới, đang tăng trưởng mạnh, hoặc có kế hoạch pháttriển và lạc quan về hiệu quả hoạt động, áp dụng Cũng cần biết, ở Việt Nam, việc trả cổtức thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông và được trả mỗi năm một hoặc hai lần
Các chính sách cổ tức trong thực tiễn
Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận chonhững chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thựchiện được nhiệm vụ này Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, mộtphần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợinhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức Việcthanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưngviệc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục đích chính của kinh doanh
Một số công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, trong trườnghợp này các cổ đông nhận được các cổ phiếu phát hành bổ sung thay vì nhận tiền mặt
+ Chính sách lợi nhuận giữ lại
Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý dosau:
Trang 9Hội đồng Quản trị công ty cũng như đại hội cổ đông tin rằng công ty sẽ có ưu thếtrong việc nắm bắt cơ hội nhờ có nhiều vốn hơn và việc tái đầu tư cuối cùng sẽ đem lạilợi nhuận cho các cổ đông hơn là việc thanh toán cổ tức tại thời điểm hiện tại Lý do nàyđôi khi là quyết định đúng đắn nhưng đôi khi cũng là sai lầm, và những người chống lạiđiều này (chẳng hạn như Benjamin Graham và David Dodd, những người phản đối thônglệ này trong tham chiếu tới Phân tích chứng khoán cổ điển năm 1934) thông thường lưu ýrằng trong nhiều trường hợp thì Hội đồng Quản trị hiện hành của công ty đã ép buộc cácchủ sở hữu trong việc đầu tư tiền của họ (lợi nhuận từ kinh doanh).
Khi cổ tức được chi trả, các cổ đông tại nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ) phảithanh toán thuế kép từ các cổ tức này: công ty đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệpcho nhà nước khi công ty có lợi nhuận, và sau khi cổ tức được thanh toán thì các cổ đônglại phải chi trả thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước một lần nữa trên số tiền cổ tức mà họnhận được Điều này thường được tránh bằng cách điều chỉnh phần lợi nhuận giữ lại haybằng việc mua lại cổ phiếu của công ty, bằng cách này các cổ đông không phải nộp thuế
do Nhà nước không đánh thuế những giao dịch như vậy
Microsoft là một ví dụ của các công ty trong lịch sử đóng vai trò của người đề xuất
ra thu nhập giữ lại; công ty này đã làm điều đó bằng việc đem bán cổ phần của mình raphạm vi công cộng từ năm 1986 cho đến tận năm 2003, khi công ty thông báo là có thểchi trả cổ tức Trong những năm đó Microsoft đã tích lũy được trên 43 tỷ đô la Mỹ bằngtiền mặt, và vì thế đã làm dấy lên sự bực dọc của các cổ đông khi họ cho rằng lượng tiềnlớn như vậy lẽ ra phải nằm trong tay họ chứ không phải thuộc về công ty Tuy nhiên côngbằng mà nói thì các cổ đông của Microsoft trong những năm qua đã kiếm lời cực lớn từlãi vốn (tức là giá cổ phiếu của họ tăng rất cao trên thị trường chứng khoán)
+ Chính sách cổ tức và giá trị công ty:
Trở lại vấn đề ban đầu đặt ra là liệu chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trịcông ty hay không
Quan điểm 1: Chính sách cổ tức có lợi nhuận giữ lại càng nhiều càng làm tăng giá trị công ty (do tăng nguồn vốn chủ sở hữu và tăng tài sản).
Trang 10Quan điểm này chủ yếu dựa trên lý thuyết về giá trị cổ phiếu được tính bằng hiệngiá của dòng tiền (cổ tức) mang lại trong tương lai, nếu công ty giữ lại lợi nhuận hôm nay
để đầu tư vào những dự án triển vọng, nó có thể mang lại lợi tức nhiều hơn trong tươnglai
Quan điểm 2: Theo M&M (Modigliani và Miller), chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị của công ty (Anh/chị có thể tìm hiểu thêm về lý thuyết này để hiểu rõ hơn, nội dung bài thảo luận chỉ giới hạn nghiên cứu một số ý chính trong lý thuyết M&M này)
Để phân tích 2 quan điểm này, ta lần lượt xét giá trị công ty trong 2 trường hợp:
Không tồn tại nguồn tài trợ bên ngoài
Tồn tại nguồn tài trợ bên ngoài
Trường hợp 1: Không tồn tại nguồn tài trợ bên ngoài:
Tình huống 1: công ty dùng toàn bộ lợi nhuận để trả cổ tức.
VD: Công ty A, có các đặc điểm sau:
1 Ngân lưu ròng CF không đổi, vĩnh viễn = 1000
2 Toàn bộ CF được dùng để trả cổ tức D = 1000
3 Lợi nhuận giữ lại = 0
4 Suất sinh lợi đòi hỏi Ke = 10%
Giá trị công ty sẽ là:
VA = D / Ke = 1000 / 0.1 = 10,000
Tình huống 2: công ty giữ lại 50% lợi nhuận, dùng 50% còn lại trả cổ tức.
Đặc điểm của A sẽ là
1 Ngân lưu ròng CF không đổi, vĩnh viễn = 1000
2 Lợi nhuận giữ lại = b * CF = 0.5 * 1000 = 500
3 Cổ tức được chia = (1 – b) * CF = 500
4 Suất sinh lợi đòi hỏi Ke = 10%
Trang 115 Suất sinh lợi của dự án mới là ROI (Biến khảo sát)
6 Tốc độ tăng trưởng g = b * ROI
là suất sinh lợi từ đầu tư vào dự án mới (ROI) từ nguồn lợi nhuận giữ lại
Như vậy, cái làm thay đổi giá trị của vốn CSH là quyết định đầu tư chứ không phảichính sách cổ tức
Chính sách cổ tức không có ý nghĩa, cái quan trọng làm tăng hay giảm giá trị củacông ty là lợi nhuận giữ lại được đầu tư ra sao?
Trường hợp 2: Tồn tại nguồn tài trợ bên ngoài:
Giả dụ rằng cơ hội đầu tư mới đòi hỏi công ty A phải chi đầu tư 1000$ vào nămnay, và nhận được một nguồn ngân lưu ròng là 200$/năm từ năm tới cho đến vĩnh viễn,biết suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông là 10%, khi ấy NPV của dự án sẽ là:
Trang 12NPV = -1000 + (200 / 0.1) = +1000$
Tình huống 1: công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư.
Khi đó, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ là:
VA = Cổ tức năm nay + (PV của cổ tức từ hoạt động hiện hành) + (PV của cổ tức từ đầu
Ngoài ra, ta đã biết để định giá giá trị của một công ty ta dùng công thức:
P 0 = P/E * EPS
Trong đó, P 0 : giá trị công ty cần định giá
P/E : giá trị trên mỗi cổ phiếu
EPS :lãi của một cổ phiếu
Từ đó, ta thấy giá trị của một công ty tỷ phụ thuộc hay nói cách khác có tỷ lệ thuậnvới P/E và EPS Do vậy, chính sách cổ tức có liên quan đến giá trị công ty
Kết luận:
Rõ ràng, nếu có sự tốn tại của nguồn vốn bên ngoài, thì dù ban quản trị của công
ty A có xử dụng chính sách cổ tức kiểu nào đi nữa: không trả cổ tức (tình huống 1) hayvẫn trả cổ tức (tình huống 2) thì giá trị của vốn chủ sở hữu cũng không đổi
Lời khuyên về chính sách cổ tức
Như vậy, chính sách cổ tức trên thực tế có tác động đến giá trị công ty và giá cổphiếu Do đó, theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào là một trong những quyết định
Trang 13quan trọng của ban quản lý Việc đưa ra chính sách cổ tức như thế nào tùy thuộc vào hoàncảnh cụ thể của từng công ty Nhìn chung lời khuyên cho chính sách cổ tức như sau:
• Nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán, tránh gây ra những thayđổi đột ngột trong chính sách cổ tức nếu chưa cân nhắc một cách kỹ lưỡng tác hại của sựthay đổi này trong dài hạn đối với giá trị của công ty
• Nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn, đảm bảo sự ổn định, nhất quán củachính sách cổ tức ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm Một chính sách cổtức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp Chính sách cổ tức thấpđồng nghĩa với việc tăng tỉ lệ lợi nhuận giữ lại, nếu quỹ tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữlại quá lớn sẽ :
Một là, khiến cho nhà đầu tư suy diễn là công ty bế tắc trong sự tăng trưởng Hai
là, công ty vô tình sẽ trở thành mục tiêu của một sự thao túng mua (take over) Ba là, lãngphí do giữ tiền mặt quá nhiều Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng không tốt lên giátrị cổ phiếu của công ty
• Một chính sách cổ tức an toàn là một chính sách cổ tức có tỉ lệ chia cổ tức hợp lýsao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổđông (hiệu ứng nhóm khách hàng) vừa đảm bảo một tỉ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợcho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty
• Tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù công ty đang có một cơ hội đầu tư tuyệtvời Trong trường hợp như thế, để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này, công ty nên chọn giảipháp đi vay hay phát hành cổ phiếu mới Nếu vì một lý do nào đó công ty không thể huyđộng đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà buộc phải cắt giảm cổ tức, thì công ty cầnphải cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết vềchương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó,
để tối thiểu hoá những hậu quả gây ra từ một sự cắt giảm cổ tức đột ngột
Ở những nước thị trường chứng khoán mới phát triển như Việt Nam, do thông tinbất cân xứng nên nhà đầu tư thường dựa vào mức chi trả cổ tức như là “tín hiệu” cho thấytriển vọng của công ty trong tương lai Công ty trả cổ tức cao thường được nhà đầu tư suy
Trang 14diễn đồng nghĩa với triển vọng tốt và ngược lại Do vậy, ở những nước này chính sách cổtức càng có tác động đến giá trị cổ phiếu
3 2 QUẢN TRỊ TĂNG TRƯỞNG
3.2.1 Tăng trưởng và tác động của tăng trưởng
3.2.1.1 Tăng trưởng công ty
Thế nào là tăng trưởng
Mục đích cơ bản của doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận nên về cơ bản “tăngtrưởng doanh nghiệp” được hiểu là sự gia tăng hàng năm về doanh thu và thu nhập củadoanh nghiệp
Hay một doanh nghiệp được xem là tăng trưởng thành công là doanh nghiệp cókhả năng tăng doanh số, tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, giữ chân được nhân sự tàinăng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
Tăng trưởng và quản lý tăng trưởng công ty là những vấn đề đặc biệt quan trọngtrong hoạch định kinh doanh và tài chính
Tại sao phải tăng trưởng:
Như câu châm ngôn: “Nếu bạn đứng yên, bạn sẽ bị dính đạn.” Đúng như vậy,trong cuộc sống chúng ta, ai ai cũng phải “vận động” để tồn tại và phát triển, cũng như:Nhà đầu tư muốn thấy sự tăng trưởng về quy mô, nhân viên muốn có thêm những cơ hộithăng tiến, nhà phân phối muốn được phục vụ cho những công ty lớn mạnh
Và các Doanh nghiệp cũng như vậy: Doanh nghiệp kinh doanh không phải có lợinhuận là đủ mà còn phải tăng trưởng nữa Trong thực tế nếu Doanh nghiệp không tăngtrưởng thì Doanh nghiệp không thể kiếm được lợi nhuân lâu dài được Cứ bám mãinhững khách hàng cũ, sản phẩm cũ, và thị trường cũ là công thức dẫn đến tai họa, dẫnđến phá sản đối với doanh nghiệp
Vì thế tăng trưởng chính là nguồn sinh lực để doanh nghiệp tồn tại và có vị thếtrên thị trường
Trang 15Một số công ty đã thử một số cách tạo ra tăng trưởng như: giảm chi phí và giảmgiá,, chủ động tăng giá,, mở rộng ra thị trường quốc tế,, sáp nhập thêm công ty mới,, vàtạo ra sản phẩm mới Mỗi cách này đều có vấn đề Giảm giá luôn luôn bị đối thủ đuổi kip
và làm mất tác dụng Tăng giá thì khó vượt qua được những thời điểm kinh tế trì trệ.Phần lớn thị trường quốc tế đều cạnh tranh gay gắt hoặc được bảo hộ chặt chẽ Sáp nhậpthêm công ty thì tốn kém mà không chứng minh được hiệu quả bao nhiêu.Và chỉ có mộtsố ít sản phẩm mới đạt được thành công
Các nhà quản lý có thể tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng bằng cách sử dụng mô hìnhsau:
- Bán nhiều hơn các sản phẩm hiện có cho khách hàng hiện tại: Khuyến khíchkhách hàng mua mỗi lần nhiều hơn hoặc mua nhiều lần hơn
- Bán các sản phẩm đi kèm cho khách hàng hiện tại:Xác định những sản phẩmkhác mà khách hàng hiện tại có thể cần thêm
- Bán nhiều hơn các sản phẩm hiện có cho khách hàng mới: Giới thiệu sản phẩmhiện có đến các địa bàn mới hoặc cho các phân khúc thị trường mới
- Bán các sản phẩm mới cho các khách hàng mới: Mua hoặc lập ra các doanhnghiệp mới để phục vụ cho những thị trường mới
Để đạt được tăng trưởng đòi hỏi phải có được tinh thần muốn tăng trưởng trongđội ngũ nhân sự của công ty và của các đối tác Luôn quan sát để tìm ra những nhu cầu
mà hiện tại chưa được thỏa mãn.Thay vì bắt đầu từ những sản phẩm hiện tại và năng lựccủa công ty(tư duy từ trong ra ngoài), hãy theo đuổi sự tăng trưởng bằng cách cảm nhậnnhững nhu cầu chưa khai thác của khách hàng hiện tại và khách hàng mới (tư duy từngoài vào trong) Hãy nhìn vào nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng sau đó đến nhucầu của khách hàng trung gian và cuối cùng quyết định bạn có thể đáp ứng được nhu cầunào có nhiều lợi nhuận hơn
Các kỹ năng tăng trưởng:
Trang 16Tăng trưởng là mục tiêu của nhiều công ty trong thị trường ngày một mở rộng cả
về quy mô và tính cạnh tranh Có doanh nghiệp tăng trưởng thành công, ấn tượng nhưngcũng có những doanh nghiệp tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm Trên thực tế,các công ty có thể theo đuổi những chiến lược khác nhau để hướng đến mục tiêu tăngtrưởng của mình, những chiến lược theo hướng dựa trên những “kỹ năng” của chính công
ty hay dựa trên “năng lực cốt lõi” của công ty (“Những năng lực kinh doanh đặc thù”)
Sau khi đã có mô hình kinh doanh tiềm năng và tính khả thi cao, các công ty tăngtrưởng thành công còn chú ý đến những chiến lược phát huy những “năng lực khác” nữa,
đó là những “kỹ năng” tạo ra tăng trưởng (ví dụ như trong các thương vụ mua lại và thiếtlập cấu trúc thương vụ), những tài sản đặc quyền (như cơ sở hạ tầng, bằng sáng chế,nhãn hiệu), và các mối quan hệ đặc biệt
Năng lực kinh doanh đặc thù
Các công ty tăng trưởng thành công thường bắt đầu bằng việc cung cấp những sảnphẩm và dịch vụ “tuyệt hảo” sở hữu những năng lực làm họ trở nên khác biệt trongngành
Ví dụ như Disney sở hữu năng lực mà ít công ty nào có được trong lĩnh vực thiết kế nhânvật và sản xuất phim hoạt hình; kể từ năm1928 với bộ phim chuột Mickey đầu tiên,Steamboat Willie, Disney đã thống lĩnh ngành công nghiệp này Đây là cơ sở tiền đề cho
sự phát triển của ngành sản xuất phim và từ ngành này, công ty đã mở rộng sang lĩnh vựcthương mại, phát hành âm nhạc và kinh doanh công viên giải trí
Các công ty có tăng trưởng vượt bậc không chỉ sử dụng những năng lực kinh doanh đặcthù của mình để tạo ra doanh số và lợi nhuận; họ còn có thể nhận ra nhiều cơ hội để tăngthêm giá trị từ chính những năng lực này của mình Canada’s Barrick Gold, công tynhanh chóng trở thành nhà sản xuất vàng lớn thứ 3 và có lợi nhuận lớn nhất thế giới, cónăng lực nổi trội trong sự phát triển và hoạt động trong lĩnh vực khai thác vàng Cụ thể,công ty sử dụng những thiết bị sản xuất tối tân nhất thế giới cho ngành này: máy khửtrùng lớn nhất, hệ thống tách nước lớn nhất; bên cạnh đó, có tổng chi phí thấp, phươngpháp vượt trội trong khai thác và thăm d mỏ dự trữ mới gần những mỏ hiện có Đây là
Trang 17điều cơ bản trong công thức tăng trưởng của công ty: nghĩa là Barrick có thể khai thácnhững mỏ mà công ty khác cho rằng chúng không mang lại nhiều lợi nhuận và biếnchúng thành những mỏ có trữ lượng khai thác hàng đầu.
Năng lực khác: M&A, thiết lập cấu trúc thương vụ; Tài sản đặc quyền; Mối quan hệđặc biệt
Việc chỉ tập trung vào năng lực cốt lõi sẽ tạo một cái nhìn hạn hẹp đối với nhữngnhân tố cần thiết để tạo ra tăng trưởng các công ty tăng trưởng thành công được địnhhình rõ trên thị trường bởi các “kỹ năng” tạo ra tăng trưởng của họ, những “kỹ năng” nàybao gồm thực hiện các hoạt động M&A, huy động vốn, quản trị rủi ro và xử lý cơ cấuthương vụ, kiểm soát các quy chế, và nâng cao năng suất vốn
Hoạt động M&A
Tất cả chúng ta đều biết rằng, hoạt động M&A, đặc biệt trong trường hợp mua lạimột công ty lớn không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty thu mua, là đầy rủi
ro và thường làm hỏng giá trị cốt lõi Nhưng phần lớn những công ty tăng trưởng thànhcông đều đưa hoạt động M&A vào một phần của chiến lược phát triển Ví dụ, hơn mộtnửa sự tăng trưởng của công ty thực phẩm Mỹ ConAgra đạt được qua hoạt động M&A.Trong 10 năm qua, công ty đã thực hiện hơn 45 giao dịch mua lại đáng chú ý Năng lựccốt lõi bao trùm của ConAgra là khả năng tìm kiếm và thực hiện thành công các thương
vụ thu mua lại đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận
Tuy nhiên không phải các mục tiêu mua lại của tất cả các công ty đều là nhữngdoanh nghiệp đã có những vị trí vững chắc mà còn có thể tập trung nuôi dưỡng “tập hợpnhững cơ hội” bằng việc mua lại bằng sáng chế và những dự án phát triển kinh doanh nhỏ
có triển vọng Các công ty tăng trưởng tốt cũng thường thể hiện khả năng huy động vốn,quản trị rủi ro và thiết lập cấu trúc thương vụ Trong khi khả năng cốt lõi của BarrickGold thuộc về lĩnh vực khai thác mỏ vàng, Robert Wickham, khi đó là trưởng phòng tàichính, từ năm 1992 đã nhận ra rằng những công ty kinh doanh khai thác vàng lớn hơncũng cần thiết hiểu biết về huy động vốn như hiểu biết về nghề luyện kim Barrick đã sửdụng trái khoán vàng (Gold bonds) – một trái phiếu quy đổi lợi nhuận theo giá vàng – để
Trang 18tăng vốn cho những mỏ mới và giảm bớt rủi ro khi phát triển mỏ mới Cuối cùng, khảnăng tăng năng suất vốn, đặc biệt giúp các công ty tăng trưởng tốt kiếm lời từ những dựán mà các công ty khác có thể sẽ từ chối Việc tăng lợi nhuận tăng thêm của vốn đầu tưkhông chỉ tăng khoản thu trên mỗi dự án mà còn mở rộng năng lực và nguồn lực cho pháttriển hơn nữa Sự thành công hiếm thấy của Hindustan Lever tại thị trường tiêu dùng ấn
Độ - nhà sản xuất thức ăn đóng gói lớn nhất đất nước – một phần là do khả năng đạtdoanh số bán hàng trên mỗi đô la tài sản cố định lớn gấp đôi doanh thu bán hàng trên mỗi
đô la tài sản cố định của Unilever trên toàn thế giới
Tài sản đặc quyền
Các tài sản của một công ty, nếu khác biệt, có thể mang lại cho công ty lợi thế sosánh trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại, và những tài sản này cũng rất quan trọng với sựphát triển trong tương lai của công ty Tài sản đặc quyền bao gồm: nhãn hiệu, mạng lưới,
cơ sở hạ tầng, thông tin, và tài sản trí tuệ; chúng có vai trò quan trọng trong việc khai thác
ra những cơ hội phát triển cũng tương đương như vai trò của năng lực nhân sự và tiếntrình phát triển công ty
Disney sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như một tài sản đặc quyền Tập hợp nhữngnhân vật như chuột Mickey hay Vua sư tử là nền tảng phát triển cho đĩa phim xem tạinhà, thu âm âm nhạc, bán lẻ hàng hóa và công viên giải trí Disney không phải là trườnghợp duy nhất, rất nhiều công ty có tài sản trí tuệ dưới hình thức sở hữu công nghệ vàbằng sáng chế Để định giá được, các tài sản trí tuệ phải được công nhận và đưa vào sửdụng
Tuy nhiên khi nhấn mạnh tầm quan trọng của những tài sản dựa trên tri thức, ta rấtdễ bỏ qua những đóng góp của cơ sở hạ tầng Trong ngành công nghiệp dầu khí, đưavùng khí gas vào hệ thống đường ống dẫn có sẵn là một cách khác biệt để tăng trưởng vớimức chi phí tăng them tối thiểu Tương tự một vài công ty khai mỏ cũng có thể khai thácnhững cơ sở hạ tầng được xây dựng như một tài sản tạo ra tăng trưởng Bằng cách nắmquyền kiểm soát tuyến đường sắt vận chuyển những hàng hóa siêu trọng và cơ sở hạ tầngcảng cần thiết cho những mỏ ở xa, họ có thể phát triển những mỏ ở gần - mà không phải
Trang 19xây dựng thêm cơ sở hạ tầng mới – với cùng một mức chi phí tăng thêm Trong ngànhbán lẻ xăng dầu, công ty xăng dầu phải coi những chi nhánh bán hàng như những bấtđộng sản chính để xây dựng tại đó các cửa hàng tiện lợi và các điểm bán thức ăn nhanh.Mạng lưới và thông tin cũng giống như một tiền đề cho tăng trưởng các mạng lưới phânphối có sẵn giúp các công ty sở hữu chúng đưa sản phẩm mới vào thị trường với chi phíthấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Các mối quan hệ đặc biệt
Mối quan hệ là một trong những “nguồn vốn” quan trọng nhất – nhưng ít được nhắc tớinhất của những công ty đạt tăng trưởng cao, các mối quan hệ đặc biệt giúp tiếp cận vớicác hợp đồng và các nguồn huy động vốn hay mang lại những kĩ năng bổ sung cần thiết
để tạo ra những cơ hội
Quyền tiếp cận có được do các mối quan hệ được chăm chút kĩ lưỡng không chỉquan trọng tại các thị trường mới nổi Bombardier, một nhà sản xuất dụng cụ trượt tuyếtcủa canada, đã trở thành nhà sản xuất máy bay lớn thứ tư trên thế giới, nhờ rất nhiều vàonhững mối quan hệ quan trọng chiến lược xây dựng nên từ nền tảng hoạt động kinhdoanh thành công ở thị trường sản xuất phương tiện vận chuyển, những nấc thang pháttriển của Bombardier trong ngành hàng không đều dựa vào quan hệ đối tác chiến lượcgắn bó với những nhà l.nh đạo công nghệ hàng không khác Mạng lưới quan hệ này giúpBombardier giảm bớt rủi ro dự án và tập trung vào thế mạnh của riêng m.nh là nhà thiếtkế, lắp ráp và phân phối tiêu thụ
Những mối quan hệ giúp các công ty tập trung năng lực khai thác những cơ hội mànếu đơn độc một công ty sẽ không theo đuổi Village Roadshow đ kết hợp chuyên môncủa mình trong hoạt động điện ảnh với những cơ sở điện ảnh của Warner Brothers tạichâu âu để thúc đẩy cả hai công ty tăng trưởng ở thị trường này Đồng thời, hiểu biết vềAustralia của Village kết hợp với chuyên môn về công viên giải trí của Warner đ tiếp sứccho sự lớn mạnh của công viên và khu nghỉ dưỡng tại Australia
Một mạng lưới các mối quan hệ bổ sung là trọng tâm của công thức tăng trưởng
mà SAP, một nhà sản xuất của Đức theo đuổi Sự phức tạp của các sản phẩm của SAP đòi
Trang 20hỏi chuyên môn kỹ thuật trong mọi giai đoạn thực hiện Thay vì tự cung cấp, SAP sửdụng quan hệ đối tác với các nhà sản xuất phần cứng sử dụng phần mềm của mình (IBM,compaq, Bull, hoặc NEc …), với các nhà cung cấp bán sản phẩm và cung cấp hỗ trợ kỹthuật, với các chuyên gia tư vấn hệ thống cung cấp các sản phẩm (Price Waterhouse,Andersen consulting, hoặc Ernst & young…), và với các nhà phát triển phần mềm cungcấp các chức năng kinh doanh hoặc chức năng ngành bổ sung Lợi ích của từng đối táccũng chính là để tăng doanh thu của SAP: việc sử dụng rộng r.i đ làm nên SAP R3, sảnphẩm hàng đầu của SAP, đạt tiêu chuẩn thế giới trong các phần mềm kinh doanh tíchhợp.
Một công ty không nhất thiết phải sở hữu thế mạnh trên mọi mặt kinh doanh – chỉ cầnnhững mặt quan trọng để tạo lợi nhuận Những công ty tăng trưởng mạnh nhận thấy khácbiệt giữa những thuộc tính thu được giá trị và những thuộc tính chỉ đơn giản cần để thamgia kinh doanh
3.2.1.2 Các tác động tăng trưởng:
Nhìn từ góc độ tài chính, tăng trưởng không phải luôn luôn là điều tốt đẹp Vì:
- Tăng trưởng có thể đặt các nguồn lực của một công ty trong một trạng thái căngthẳng dễ dàng nhìn thấy
- Nếu các nhà quản trị không nhận thức được sự ảnh hưởng này và tạo các bước đicần thiết để kiểm soát chúng, tăng trưởng có thể dẫn đến phá sản
Trên thực tế, nhiều công ty đã đi đến phá sản do họ đã vội vã mở rộng quy môkinh doanh quá nhanh Trong khi nguồn tài chính chưa đủ, số lượng khách hàng chưanhiều, mà việc tăng trưởng (mở rộng quy mô kinh doanh) sẽ đưa công ty bạn nằm trongtình trạng không đủ khả năng để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của khách hàng hay cácnhân công cũng có gặp khó khăn để có thể theo kịp với yêu cầu sản xuất và nguồn lực tàichính không đủ để chi trả những chi phí phát sinh cần thiết
Tăng trưởng như thế nào và để thực hiện tăng trưởng, doanh nghiệp phải cần cónhững điều kiện gì? Đó là những vấn đề mà các nhà doanh nghiệp cần biết và tìm
Trang 21hiểu Dưới đây là 10 nguyên tắc cần thiết mà doanh nghiệp phải lưu ý mỗi khi ra mộtquyết định liên quan đến vấn đề tăng trưởng.
1 Phải có một cơ sở lành mạnh.
Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện tăng trưởng, mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh khi có đủ các điều kiện, nền tảng cơ sở cho tăng trưởng Trước hết cần xem xéttiềm năng thị trường, tiềm năng khách hàng của doanh nghiệp Không thể mở rộng sảnxuất kinh doanh khi trên một địa bàn hoặc thị trường mà cung đã vượt cầu Đội ngũ cán
bộ quản lí và nhân viên đã làm tốt công việc của mình hiện nay chưa? Liệu họ có đủ khảnăng đảm nhiệm thêm công việc khi cần có mức tăng trưởng đáng kể?
2 Có chiến lược tăng trưởng và phát triển.
Một chiến lược tăng trưởng lành mạnh luôn xuất phát từ một mục tiêu kinh doanh rõ ràng
và một hệ thống các biện pháp và phương thức triển khai phù hợp cho từng giai đoạn.Chiến lược tăng trưởng cũng được xây dựng trên các nghiên cứu phân tích thị trường kỹlưỡng, trong đó phải chú ý tới khả năng của các nhà cung cấp có đáp ứng được khi tăngtrưởng của doanh nghiệp hay không
3 Luôn luôn nắm rõ các số liệu.
Phải biết rõ các số liệu và tiêu chí của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là cácsố liệu, chỉ tiêu tài chính Các bảng biểu cân đối, tập hợp tài chính, đồng tiền thu chi phảiđược điều chỉnh phù hợp với mức độ tăng trưởng
4 Bảo đảm các nguồn vốn hoạt động.
Tuỳ theo tính chất và nguồn gốc có được của vốn hoạt động mà có những đánh giá khácnhau về tình hình hoạt động, tính hiệu quả của doanh nghiệp Đặc biệt phải xem xét cácmục tiêu cụ thể đạt được có tương xứng với nguồn vốn bỏ ra hay không Một chiến lượctăng trưởng, mở rộng qui mô chỉ có thể khả thi khi có được nguồn vốn thích hợp Ngượclại không thể bỏ thêm vốn để mở rộng kinh doanh khi chưa có chiến lược tăng trưởng rõràng, rủi ro không lường hết được
Trang 225 Xem xét các cơ hội liên doanh, hợp tác.
Nhà doanh nghiệp cần phải xem xét đến cả khả năng liệu có thể từ nguồn lực của chínhmình để thực hiện tăng trưởng không hay có thể hợp tác, liên doanh, liên kết với các đốitác khác? Như vậy doanh nghiệp vẫn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng có thể giảmbớt rủi ro hoặc nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn
6 Đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động.
Khi xây dựng chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp, cũng như lên kế hoạch tài chínhcho chiến lược đó, nhà doanh nghiệp luôn phải chú ý đến việc bảo vệ tính tự chủ củadoanh nghiệp Cần cân nhắc xem doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào một doanh nghiệpkhác hoặc một cá nhân khác hay không? Nếu chấp nhận phụ thuộc trong chừng mực nào
đó thì nhà doanh nghiệp cũng phải suy tính cẩn trọng, nếu không thì việc đạt mục tiêutăng trưởng chỉ có ý nghĩa hình thức, không bền vững
7 Có chính sách nhân sự đúng đắn.
Một doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng lành mạnh trên cơ sở một đội ngũ nhân sự vữngmạnh, doanh nghiệp có khả năng sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân sự đó trong các hoạtđộng để thực hiện tăng trưởng Ví như marketing, bán hàng, quản lí nhân sự, kế toán Không phải chỉ đơn giản mở rộng qui mô sản xuất, gia tăng sản phẩm xuất xưởng là cóngay một tỉ lệ tăng trưởng Nhiều ý tưởng, kế hoạch tăng trưởng đã thất bại, không thànhcông như mong muốn, không phải vì do thiếu vốn, thiếu năng lực sản xuất mà là các yếutố về tổ chức, quản lí, marketing
8 Theo dõi việc triển khai kế hoạch tăng trưởng.
Hàng tuần, hàng tháng, doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra các hoạt động triển khai kếhoạch tăng trưởng Các chỉ tiêu chính như doanh số, số lượng hợp đồng, số khách hàng,lợi nhuận, tình hình sẵn sàng chi trả phải được so sánh giữa số đạt được và kế hoach đề
ra để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời
9 Kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Trang 23Một kế hoạch tăng trưởng tốt đến đâu cũng cần kiên trì triển khai thực hiện thì mới đảmbảo thành công Đã là một chiến lược tăng trưởng thì khó có thể đòi hỏi có ngay nhữngkết quả thành công Những thay đổi liên tục một cách vội vã sẽ làm hỏng kế hoạch tăngtrưởng của doanh nghiệp.
10 Đòi hỏi lãnh đạo phải nhạy bén.
Tăng trưởng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, quản lí điều hành với một quyết tâm cao, nhanhnhạy và quyết đoán trong xử lí công việc Một kế hoạch tăng trưởng dù được chuẩn bị tốtđến mấy cũng chẳng giải quyết được gì, nếu không triển khai thực hiện ngay và bị cácđối thủ khác cạnh tranh
3.2.2 Các cấp độ của tăng trưởng
Mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình những chiến lược tăng trưởng đặc thù, phùhợp với hoàn cảnh và năng lực của doanh nghiệp Có doanh nghiệp chọn chiến lược tăngtrưởng với tốc độ nhanh chóng, chiếm lĩnh các thị trường mới, phát triển sản phẩm đểnhanh chóng định vị thương hiệu và vị thế trên thị trường mới, trong khi đó có doanhnghiệp lại chọn con đường tăng trưởng chậm và chắc, đi dần từng bước một để chiếmlĩnh thị trường Mỗi một chiến lược đều có những điểm mạnh và điểm yếu, điều đó tuỳthuộc vào năng lực của tự thân doanh nghiệp
3.2.2.1 Tăng trưởng quá nhanh
Một doanh nghiệp có thể được xem là tăng trưởng nhanh nếu như có mức tăngtrưởng doanh thu phải đạt tối thiểu 30%/năm trong mỗi chu kỳ 4 năm hoạt động
Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh qua một thời kỳ đủ dài (từ 4-5 năm trở lên) luôn
là một thành tích đáng ghi nhận và tôn vinh, đặc biệt trong bối cảnh 4-5 năm vừa qua, khinền kinh tế vĩ mô của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn
Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh mang lại nhiều rủi ro, nhất là khi năng suất và nănglực quản lý không kịp gia tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp quyết định chọn con đường tăng trưởng và phát triểnnhanh nhất có thể để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, vấn đề đặt ra là làm thế nào để họ
Trang 24có thể tận dụng ưu thế “tốc độ nhanh” và làm thế nào để cân bằng giữa rủi ro và lợi ích
do “tốc độ nhanh” mang lại?
Ưu điểm:
Về mặt lý thuyết, phải thừa nhận rằng, chiến lược “ưu tiên tốc độ” có thể mang lại nhữnglợi ích quan trọng cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp phát triển nhanh có thể là ngườitiên phong trong thị trường, có thể định hình các chuẩn ngành trong thị trường và dựngcác rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh
Ví dụ, eBay sẽ không thể nào thống trị được thị trường đấu giá trực tuyến nếu không pháttriển với tốc độ siêu nhanh như vậy
Những rủi ro của phát triển quá nhanh
Như chúng ta đã biết, trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăngtrưởng và phát triển của một doanh nghiệp, do vậy rất khó để xác định tác động của tốc
độ phát triển đến tăng trưởng của doanh nghiệp về mặt định lượng Tuy nhiên có thể thấymột thực tế rõ ràng rằng những doanh nghiệp phát triển nhanh bỏ qua việc xây dựng mộtkế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp lý rất hiếm khi thành công Một nghiên cứu gần đây về hơn 1000 doanh nghiệp trên toàn cầu của tạp chí Mc kinseycho thấy chỉ có 10% các doanh nghiệp có được lợi thế từ tốc độ tăng trưởng nhanh tấtnhiên trong điều kiện các yếu tố hỗ trợ phải được đáp ứng
Trong trường hợp ngược lại phát triển nhanh không đưa lại lợi ích gì thậm chí còn gâykhó khăn cho doanh nghiệp Nhìn chung, khi phát triển quá nhanh, doanh nghiệp sẽ có ítthời gian hơn để nghiên cứu thị trường, kiểm định các giả thuyết, hiểu được đối thủ cạnhtranh và tối ưu hoá nguồn lực mặc dù vẫn có nhiều doanh nghiệp phát triển ở tốc độnhanh nhất có thể ngay cả trong điều kiện chưa phát triển kế hoạch chiến lược đầy đủ vàtrong điều kiện thiếu thông tin đầy đủ hoặc thiếu các nguồn lực đi kèm
Nhưng bản thân việc phát triển nhanh cũng chứa đựng rủi ro về việc “đốt cháy” nhanhchóng các nguồn lực, cả tài chính và nhân sự, trước khi doanh nghiệp tự ổn định, cũngnhư các rủi ro khác như chưa nghiên cứu đầy đủ về tính kinh tế của mô hình kinh doanh
Trang 25cũng như thực tiễn thị trường Như vậy thách thức quan trọng nhất ở đây là phải biết pháttriển nhanh đến mức nào là đủ.
Khi nào thì nên gia tăng tôc độ tăng trưởng
Một vài doanh nghiệp chọn tốc độ làm yếu tố tiên quyết và thực tế đây là sự lựachọn chiến lược của doanh nghiệp với sự chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích Tỷ lệnày khác biệt theo từng ngành và theo từng đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, các doanhnghiệp coi phát triển với tốc độ nhanh là yếu tố quyết định đều nhận thấy lợi ích từ quyếtđịnh này có một số điểm chung là: họ đều là những người đặt nền móng đầu tiên trongcác thị trường rộng lớn, họ cố gắng để dựng lên các rào cản gia nhập thị trường đối vớicác đối thủ cạnh tranh, và họ kiểm soát trực tiếp các nhân tố kinh doanh quan trọng cầnthiết để quản lý rủi ro của quá trình khởi sự doanh nghiệp Khi những điều kiện này đượcphát huy, phát triển nhanh rất có thể có giá trị hơn nhiều so với rủi ro
mang lại
Dựng các rào cản gia nhập thị trường
Gánh chịu các chi phí gia nhập thị trường sẽ trở nên vô nghĩa nếu đối thủ cạnhtranh có thể nhanh chóng “đánh cắp” khách hàng của doanh nghiệp bằng cách sao chépnhững gì doanh nghiệp đang làm Phát triển với tốc độ “cực đại” chỉ có nghĩa nếu doanhnghiệp biết giữ và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như cô lập đối thủ cạnh tranh.Một thương hiệu mạnh, những tập hợp khách hàng tin cận và đội ngũ nhân sự tài năngbản thân chưa đủ để tạo nên rào cản gia nhập thị trường hoặc chuyển thị trường đơn giản
vì lao động có thể thay đổi, thương hiệu phải mất thời gian mới gây dựng được và ngaycả khách hàng tin cậy vẫn có thể dao động trước các chiêu bài tiếp thị của đối thủ cạnhtranh
Doanh nghiệp có thể dựng rào cản gia nhập thị trường bằng cách “đóng đinh” cácnguồn lực chính hoặc tạo mối quan hệ cực kỳ than thiết với những nhà cung cấp nguồnlực chính
Một thị trường tiềm năng rộng lớn
Trang 26Ngay cả khi có thể dựng lên các rào cản gia nhập, rủi ro của việc phát triển nhanhvẫn có thể rất lớn trừ phi doanh nghiệp có một thị trường tiềm năng rộng lớn – đủ dunglượng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong 5-10 năm nữa Thị trường rộng lớn nhưvậy sẽ mang lại doanh thu nhiều hơn so với chi phí gia nhập Doanh thu lớn như vậy sẽgiúp hoàn vốn đầu tư lớn đã bỏ ra do việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bù đắp nhữngrủi ro có thể có Ví dụ, eBay có thể có khả năng tạo ra các thương vụ lớn trong suốt thờikỳ gia nhập nhanh chóng vào thị trường kinh doanh đấu giá trực tuyến từ người tiêu dùngđến người tiêu dùng bởi vì thị trường đấu giá B2B mang lại doanh thu đủ lớn để bù đắpnhững rủi ro khác.
Các rủi ro có thể kiểm soát được
Cuối cùng, việc phát triển với tốc độ nhanh là không nên theo đuổi nếu như sự tồntại của bản than doanh nghiệp lại phụ thuộc quá nhiều vào các nhân tố nằm ngoài tầmkiểm soát của chính doanh nghiệp Những nhân tố này có thể là các bất ổn về công nghệ,môi trường pháp lý thay đổi nhanh chóng, một đối thủ cạnh tranh hiện tại rất lớn đangchờ sẵn, hoặc các nguồn lực chủ yếu đã bị các doanh nghiệp khác kiểm soát
Như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng chiến lược “ưu tiên tốc độ” khi đáp ứngđược cả 3 điều kiện trên Trong nền kinh tế Việt Nam hiện này, có thể thấy rất khó đểcùng lúc đáp ứng được cả 3 điều kiện này và như vậy, các doanh nghiệp tăng trưởngnhanh, một mặt nên tự hào với những thành tích đã đạt được, nhưng cũng rất cần cẩntrọng khi lập kế hoạch cho tương lai
3.2.2.2 Tăng trưởng quá chậm
- Tăng trưởng quá chậm là một vấn đề, tuy nhiên mặt trái của nó là không phải chịu áplực về tài chính
- Nếu đánh giá đúng về năng lực tài chính và duy trì tốc độ tăng trưởng chậm thì ngượclại, công ty sẽ trở thành đối thủ tiềm năng trong cuộc cạnh tranh giành giật thị phần trongtương lai
Trang 273.2.2.3 Tăng Trưởng Bền Vững
Tăng trưởng bền vững là việc doanh nghiệp công ty đạt được một tốc độ tăngtrưởng bền vững là tốc độ tối đa trong sự phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số mà khônglàm cạn kiệt các nguồn lực tài chính của công ty Công ty cần một tốc độ tăng trưởng bềnvững vì mỗi doanh nghiệp điều mong muốn một mức tăng nhanh và lâu dài, và để bảođảm sự lâu dài này ta cần bảo đảm tăng trưởng mà không là cạn kiệt các nguồn lực pháttriển
3.2.3 Kiểm soát tăng trưởng:
3.2.3.1 Quy luật hoạt động của công ty
Bất cứ một công ty hay một sản phẩm hay dịch vụ nào cũng sẽ thay dổi theo thờigian và trải qua bốn giai đoạn của vòng đời: Khởi sự, tăng trưởng, bão hòa, và suy thoái.Mỗi giai đoạn là một thử thách đối với người làm công tác quản trị doanh nghiệp và nhàquản trị phải đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp đối với mỗi giai đoạn của côngty:
a) Giai đoạn khởi sự
Trang 28Đây là giai đoạn mà công ty tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu thịtrường và nghiên cứu phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay khách hàng, tronggiai đoạn này rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp rất cao chính vì vậy mà doanh nghiệpphải tìm được các nguồn vốn giá rẻ để rủi ro tài chính là thấp nhất chính vì vậy nguồnvốn sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu này là vốn tự có của doanh nghiệp, và cácnguồn vốn kều gọi được từ các công ty đầu tư vốn mạo hiểm với điều kiện công ty phảitạo ra được giá trị tăng trưởng trong tương lai và tìm kiếm và giữ được chỗ đứng vữngchắc trên thị trường, thường trong giai đoạn này tổn thất tài chính là chuyện thông thường
vì doanh thu nhanh chóng bị ngốn sạch bởi các chi phí phát triển sản phẩm liên tục,marketing và sản xuất
b) Giai đoạn tăng trưởng
Ở giai đoạn này công ty đã hoàn tất đầu tư và triển khai sản phẩm mới, hoạt độngkinh doanh của công ty tăng trưởng nhanh chóng đòi hỏi công ty phải đầu tư thêm nhiềucho các hoạt động phát triển thị trường và mở rộng thị phần, từ đó công ty phải tìm nguồnvốn lớn hơn để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong giai đoạn này, và nguồn vốn từ việc pháthành chứng khoán ra công chúng được xem là hợp lý, và tiền mặt do kinh doanh phátsinh sẽ cần cho tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, kết quả là tỷ lệ chi trả cổ tức vẫn sẽrất thấp
c) Giai đoạn bảo hòa
Kết thúc giai đoạn tăng trưởng được đánh dấu bằng sự cạnh tranh giá cả mạnh
mẽ giữa các công ty cạnh tranh vẫn còn năng lực thặng dư đáng kể, chiến lược chủ yếutrong giai đoạn này là duy trì thị phần và cải tiến hiệu quả hoạt động, trong giai đoạn nàycác cổ động thường đòi hỏi cổ tức cao do cổ tức bù đắp cho sự sụt giảm của thu nhập từlãi vốn Khi tốc độ tăng trưởng giảm lại thì tốc độ tăng của giá cổ phần cũng giảm theo, từ
đó những lợi ích từ lãi vốn của nhà đầu tư sẽ sụt giảm, chi trả cổ tức sẽ bù đắp cho nhữngkhoản sụt giảm này
Trang 29d) Giai đoạn suy thoái
Đây là giai đoạn thị trường đi vào bảo hòa và cạnh tranh khốc liệt khiến côngcuộc kinh doanh của công ty bị giảm sút liên tục một cách toàn diện kể cả doanh thu lẫnlợi nhuận Để thoát khỏi giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tài lực để tìmkiếm các cơ hội đầu tư mới, có thể là đầu tư chiều sâu, chọn sản phẩm mới, đầu tư tiếp thị
và kinh doanh… Tất cả những nổ lực này đều cần đến nguồn lực tài chính để đưa doanhnghiệp phát triển trở lại, trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cao công vớiphát hành ưu đãi về giá mua để giữ chân các cổ đông hiện hữu và lôi kéo các nhà đầu tưthích cổ tức cao
3.2.3.2 Tăng trưởng bền vững
Đã bốn năm kể từ khi kinh tế thế giới suy thoái, giới kinh doanh đã nổ lực tăngtrưởng theo nhiều cách Theo tài liệu “Top line growth” của tạp chí kinh doanh Havardbusiness review, tăng trưởng doanh thu đến từ 3 yếu tố sau đây: Cải tiến sản phẩm, tậptrung tiếp thị đến khách hàng, và đưa ra giải pháp cho vấn đề tiêu dùng Tuy nhiên cón có
1 yếu tố quan trọng khách là thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A)
Chính các thương vụ M&A đã giúp giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững chodoanh nghiệp,một là các doanh nghiệp mới vào thị trường và nuôi tham vọng trở thànhcác đế chế với tốc độ tăng trưởng nhanh và cao Hai là cho những doanh nghiệp đangchuẩn bị tăng trưởng “đụng nóc” tăng trưởng xét về nội lực và cần chuyển sang giai đạonmới nếu không muốn bị lâm vào cảnh thoái trào Có thể nhìn thấy rõ qua những câuchuyện tăng trưởng qua thương vụ M&A của công ty bất động sản Bình Thiên An (BTA).Thị trường bất động sản quả là thách thức lớn đối với bất kỳ nhà đầu tư nào vì nó là
sự gắn kết phức tạp và đầy rủi ro giữa các “nhà”: ngân hàng- chủ đầu tư-nhà thầu nhà thầu phụ-nhà cung cấp điều đó cũng cho thấy để tăng trưởng tốt trong ngành này,một doanh nghiệp phải được sự hỗ trợ tốt từ các đối tác để vứa tận dụng những lợi thế vềgiá, tiến độ, sự linh động, hợp lý trong thanh toán và vừa hạn chế những rủi ro( chậmthanh toán, cho ra sản phẩm không đạt chất lượng)