1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

17 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 697,93 KB

Nội dung

I. CÁC CÔNG CỤ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG i. CÔNG CỤ KĨ THUẬT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG a) Công cụ quản lý môi trường b) Công cụ kĩ thuật trong quản lý môi trường ii. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL IMPACTS ASSESSMENT EIA) a) Định nghĩa b) Vai trò – ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường c) Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường d) Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường e) Tiến trình thực hiện đánh giá tác động môi trường f) Các phương pháp – công cụ kĩ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường II. MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG – KHÍA CẠNH – TÁC ĐỘNG

Trang 1

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

Khoa Môi trường

CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Nhóm 1 – Lớp 10CMT

GVHD: Phạm Thị Hồng Liên

Trang 2

Nội dung:

I CÁC CÔNG CỤ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC

ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

i CÔNG CỤ KĨ THUẬT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

a) Công cụ quản lý môi trường

b) Công cụ kĩ thuật trong quản lý môi trường

ii ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL IMPACTS ASSESSMENT - EIA)

a) Định nghĩa

b) Vai trò – ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường

c) Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

d) Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

e) Tiến trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

f) Các phương pháp – công cụ kĩ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường

II MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GIẤY BẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG – KHÍA CẠNH – TÁC ĐỘNG

Trang 3

I CÁC CÔNG CỤ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

i Công cụ kĩ thuật trong quản lý môi trường

a) Công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

 Công cụ luật pháp và chính sách

 Công cụ kinh tế

 Công cụ kĩ thuật – quản lí

 Công cụ phụ trợ

b) Công cụ kĩ thuật trong quản lý môi trường

Các công cụ kĩ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kĩ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải

Các công cụ kĩ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường Thông qua việc thực hiện các công cụ kĩ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lí, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường

Ngoài ra, các công cụ kĩ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường Các công cụ kĩ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

ii Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impacts Assessment - EIA)

a) Định nghĩa:

Trang 4

EIA (Environmental Impacts Assessment) được trên thế giới hiểu là quá trình thực

hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường về một công trình, dự án để giúp cho các nhà

lãnh đạo quyết định có nên hay không nên phê duyệt dự án vì lí do bảo vệ môi trường

Theo tổ chức phát triển Hà Lan, đánh giá tác động môi trường có thể phân ra làm 3

loại, áp dụng tùy theo giai đoạn trong quá trình xây dựng chương trình/kế hoạch/dự án từ

tổng thể đến cụ thể như hình dưới đây:

Các loại đánh giá tác động môi trường theo cấp độ dự án

Trong hoàn cảnh Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 qui định hai

loại đánh giá tác động môi trường là:

- Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi

trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển

khai dự án đó

b) Vai trò – ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường:

Đánh giá tác động môi trường là việc thực hiện một báo cáo về những tác động môi

trường của một hoạt động kinh doanh, sản xuất hay xây dựng cơ sở hạ tầng (khu dân cư,

xây dựng, cầu đập thủy lợi, thủy điện…) Trong các hệ thống sinh thái, khi mở một công

trình kinh tế - xã hội mới, chủ đầu tư sẽ lập báo cáo tiền khả thi, rồi báo cáo khả thi Cơ

quan quản lí yêu cầu phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu dự án thực hiện

ở vùng nhạy cảm về môi trường)

Quy hoạch tích hợp để xác

định kế hoạch/ chương trình

chiến lược – Phân tích môi

trường chiến lược (SEAN)

Đánh giá môi trường chiến lược (SEA)

Đánh giá tác động môi trường (EIA)

Quan trắc môi trường

Các dự án/ các hoạt động/ sự can thiệp

Bối cảnh và

chiến lược,

tầm nhìn phát

triển kinh tế xã

hội

C Chính sách/chiến lược/kế hoạch/chương trình cho một ngành hay một vùng

Kết quả/

tác động không gian, thời gian

Trang 5

Ý nghĩa của ĐTM là giúp cho việc triển khai các dự án không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, nếu có ảnh hưởng thì các tác động đó được quan tâm xử lí để giảm thiểu

Ý nghĩa sâu xa của ĐTM là đảm bảo phát triển bền vững, phát triển hoạt động kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi trường

c) Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo qui định của Nghị định 29/2011/NĐ-CP, chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

1 Dự án công trình quan trọng quốc gia

2 Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

3 Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ

4 Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề

5 Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung

6 Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn

7 Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường

Chính phủ qui định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

d) Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nghị định 29/2011/NĐ-CP qui định nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

cơ bản bao gồm:

1) Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

dự án; nguồn thông tin, dữ liệu và phương pháp sử dụng; việc tổ chức và tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

2) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy

cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình

và của cả dự án;

3) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường;

Trang 6

4) Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng;

5) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế -

xã hội có liên quan;

6) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án;

7) Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án;

8) Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những quy định khác về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án

e) Tiến trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tiến trình thực hiện đánh giá tác động môi trường cho một dự án

Không

Dự án thuộc danh mục ĐTM theo NĐ 29/2011

Khảo sát, xác định phạm

vi, thu thập số liệu

Lập báo cáo ĐTM chi

tiết Cam kết BVMT

Trang 7

Quá trình EIA bao gồm nhiều bước:

1) Sàng lọc

Sàng lọc dự án do cơ quan tư vấn môi trường thực hiện Các dự án phát triển được chia làm 2 loại: Loại 1 - cần tiến hành ĐTM chi tiết và Loại 2 - không cần ĐTM (làm cam kết BVMT)

Sàng lọc dự án được thực hiện dựa trên các quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường 2) Xác định phạm vi

Mục đích của việc xác định phạm vi ĐTM là:

 Tạo điều kiện để thống nhất cách giải quyết các vấn đề môi trường dễ gây mâu thuẫn về quyền lợi giữa các tổ chức, cơ quan, cộng đồng và chủ dự án

 Xác định kinh phí dành cho ĐTM

 Kết quả cuối cùng là hình thành kế hoạch chi tiết cho ĐTM

 Cân nhắc các vấn đề môi trường chính cần nghiên cứu các phương án chọn và đảm bảo để phạm vi không gian, thời gian và mức độ ĐTM tương xứng với quy

mô dự án

 Xác định các phương pháp và công cụ kĩ thuật thích hợp cho ĐTM

 Tạo điều kiện thông tin cho vùng dân cư dự án biết về các vấn đề môi trường, các phương án thực hiện để cộng đồng có thể tham gia

3) Lập báo cáo ĐTM chi tiết

 Dự đoán các tác động và đánh giá ý nghĩa của các tác động

 Diễn đạt kết quả trong phần đánh giá tác động

 Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động

4) Thẩm định và phê duyệt

Là công việc của cơ quan quản lí môi trường và tài nguyên ở tỉnh thành, nơi triển khai dự án hoặc của Bộ Tài nguyên & Môi trường nếu dự án ở qui mô vùng, quốc gia…(theo qui định của luật môi trường và các Nghị định hướng dẫn)

5) Thiết kế, thực hiện

Là giai đoạn thi công dự án Chủ đầu tư phải đồng thời thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM cùng với việc thi công các hạng mục đã ghi trong dự án

6) Giám sát

Theo dõi sau khi quyết định cho phép triển khai dự án, kiểm toán các dự đoán và mức giảm nhẹ tác động Là công việc của chủ đầu tư (giám sát nội bộ) và giám sát bên ngoài của cơ quan quản lí môi trường vá tài nguyên ở tỉnh thành, nơi triển khai dự án

Trang 8

f) Các phương pháp – công cụ kĩ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường

Những phương pháp thường dùng trong ĐTM là Danh mục kiểm tra (Checklists); Đánh giá nhanh (Rapid appraisal); Chồng bản đồ và GIS (Map overlay and GIS); Mô hình mô phỏng môi trường (Environmental simulation modeling); Sơ đồ quyết định hình cây và mạng lưới tác động (Decision trees and impact networks) Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể được sử dụng như phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) Nghiên cứu thực địa, Ma trận (Matrices)…

Phương

Liệt kê các

số liệu môi

trường

Phương pháp này không đi vào đánh giá các tác động môi trường của dự án mà chỉ liệt kê các số liệu về các nhân tố môi trường liên quan đến các hoạt động của dự án cho các phương án khác nhau Kết quả liệt kê sẽ là cơ sở cho mọi người tham khảo và hiểu rõ về dự án và các phương án đề xuất trong

dự án

Phương pháp liệt kê

số liệu môi trường rất có ích trong đánh giá so sánh phương án của các hành động phát triển được trình bày

Nó thích hợp khi xem xét và đề xuất các phương án trong giai đoạn khởi thảo

dự án

- Thông tin đơn giản, trực quan

- Dễ hiểu, dễ

sử dụng

- Không có các thông tin phản ánh mối liên quan giữa nguyên nhân

và ảnh hưởng của các hành động trong dự án

- Không chỉ ra các tác động thực

tế lên thành phần môi trường cụ thể

do ảnh hưởng của

dự án

Danh mục

kiểm tra

(Checklists)

Lập bảng kiểm tra danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động của dự án cần phải đánh giá Bảng danh mục này được chuyển đến các chuyên gia để đánh giá hoặc cho điểm dựa theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ Tổng hợp các

ý kiến lại sẽ rút ra kết luận

về các tác động môi trường của dự án

Thường được áp dụng trong giai đoạn lược duyệt và đánh giá tác động môi trường sơ bộ

- Phổ biến, dễ hiểu và dễ sử dụng

- Hữu dụng khi chọn địa điểm và xác định ưu tiên

- Xếp hạng và cân đối trọng

số đơn giản

- Không phân biệt giữa tác động trực tiếp và gián tiếp

- Không liên kết giữa hành động trong dự án và tác động

- Tiến trình tích hợp các giá trị có thể gây tranh cãi

Trang 9

Các ma trận

(Matrices)

Trình bày các hoạt động

dự án với các nhân tố môi trường bị tác động thành một ma trận, trong đó hàng ngang là các hoạt động của dự án, còn hàng dọc là các nhân tố môi trường bị tác động hoặc

Hiện nay thường sử dụng hai loại ma trận môi trường là: (i) ma trận môi trường đơn giản và (ii) ma trận môi trường có định cấp (hay định lượng)

Phần lớn các ma trận hiện nay được xây dưng cho các loại hình dự án cụ thể phù hợp đặc điểm dự án và yêu cầu đánh giá của dự

án và thường bao gồm tất cả các tác động từ khi quy hoạch đến giai đoạn xây dựng và vận hành dự án

- Liên kết giữa hành động trong dự án và tác động

- Là phương pháp tốt để trình bày kết quả EIA

- Khó phân biệt các tác động trực tiếp và gián tiếp

- Có thể tính toán tác động hai lần

Các sơ đồ

mạng lưới

(Networks)

Phương pháp sơ đồ mạng lưới thừa nhận rằng một loạt các tác động có thể bắt đầu bởi một hoạt động nào đó của dự án Từ đó phương pháp tập trung vào việc phân tích để vẽ nên một sơ đồ mạng lưới các tác động môi trường của

dự án giúp cho việc nhận biết các tác động khi tiến hành ĐTM dự án

Phương pháp sơ đồ mạng lưới cho biết nguyên nhân và con đường dẫn tới những hậu quả tiêu cực tới môi trường,

từ đó giúp cho việc

đề xuất các biện pháp phòng tránh ngay trong khi quy hoạch, thiết kế dự

án

- Liên kết giữa hành động và tác động

- Hữu ích trong các hình thức đơn giản

để kiểm soát tác động thứ cấp

- Phân biệt các tác động trực tiếp và gián tiếp

- Có thể trở nên phức tạp nếu không sử dụng dạng đơn giản

Chồng bản

đồ và GIS

(Map

overlays

and GIS)

Phương pháp do Shopley

và Fuggle (1984) phát triển dựa trên các đề xuất của McHarg (1969) trước

đó Nội dung của phương pháp dựa trên việc phân tích và chập các só liệu mang tính không gian như địa hình, đất, khí hậu, sử dụng đất… để lập ra một bản đồ mới cho thấy sự phân bố các thông số môi trường và cường độ của các tác động môi trường

Trong thực tế, các bản đồ chập cũng được sử dụng để lựa chọn các tuyến đường trong các dự

án xây dựng, các đường ống dẫn dầu hoặc đường dây tải điện Việc sử dụng bản đồ này giúp cho việc sàng lọc các phương án tuyến ở giai đoạn đầu tiên, giảm số lượng các

- Dễ hiểu

- Tập trung và trình bày các tác động trong không gian

- Là công cụ chọn địa điểm rất tốt

- Có thể là công cụ hiện đại

- Kém thích hợp trong việc diễn đạt độ dài của tác động hay tần xuất

- Thường phức tạp và phí tổn cao

Trang 10

phân tích chi tiết ở một số tuyến ngay

từ lúc đầu

II MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GIẤY BẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG – KHÍA CẠNH – TÁC ĐỘNG

Đánh giá tác động môi trường nhà máy giấy

 Sơ đồ hệ thống

 Danh sách hoạt động – khía cạnh – tác động

Hoạt

động Khía cạnh môi trường Tác động Tần suất

Hậu quả

Điểm

sơ bộ

Điểm đánh giá

Thu gom

nguyên

liệu

Khai thác tài nguyên Cạn kiệt tài nguyên 4 3 12 2 Phát thải khí Ô nhiễm môi trường 2 1 2 1 Vận

chuyển

nguyên

liệu

Sử dụng nhiên liệu Tiêu hao tài nguyên 3 2 6 1 Phát thải khí Ô nhiễm môi trường 1 2 2 1 Phương tiện vận chuyển Tiếng ồn 3 1 3 1 Gia công

nguyên

liệu

Sử dụng nước Hao tổn tài nguyên 3 1 3 1

Xả thải Ô nhiễm môi trường 4 3 12 2

Nấu

Sử dụng nước, nhiên

liệu, khí Hao tổn tài nguyên 3 2 6 1

Xả thải Hiệu ứng nhà kính 3 2 6 1

Ô nhiễm môi trường 2 2 4 1 Rửa Sử dụng nước Hao tổn tài nguyên 2 2 4 1

Hoạt động của nhà máy giấy Thu gom nguyên liệu, vận chuyển, gia công, rửa, nấu, tẩy trắng, nghiền bột, xeo giấy, sấy…

Khía cạnh môi trường liên quan đến sức khỏe con người : mùi hôi, bụi, tiếng ồn, nước thải…

Ngày đăng: 10/12/2018, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w