Trang 1 PHÓNG MẶT BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CƠNG TRÌNH CHỢ ĐẦU MỐI HỊA PHƯỚC Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp Đà Nẵng i MỤC LỤC MỤC LỤC .... 1
XUẤT XỨ CỦA DƯ ̣ ÁN
Thông tin chung về dự án
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển và nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và mỗi địa phương nói riêng là rất lớn, trong đó có thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp; do đó, mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư là tất yếu và đây là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này Mô hình này có khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước trong bối cảnh hiện nay Để tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư thực hiện dự án Chợ đầu mối Hòa Phước theo chủ trương tại công văn số 4098/UBND- SKHĐT ngày 02/7/2021 của UBND Thành phố Đà Nẵng, phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 Chợ đầu mối Hòa phước đã được UBND Huyện Hòa Vang phê duyệt tại Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 Dự án Chợ đầu môi Hòa Phước cũng đã được Bộ Công Thương và UBND thành phố Đà Nẵng ban hành các văn bản như: Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 8105/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành “Đề án phát triển mạnh các ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến 2035” Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng
11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Các quyết định của Bộ Công Thương và UBND thành phố như đã nêu ở trên đều có nội dung định hướng hình thành một chợ Đầu mối trên địa bàn thành phố, mà cụ thể là tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang
Từ những nội dung nêu trên cho thấy dự án Chợ đầu mối Hòa Phước phù hợp với lĩnh vực đầu tư; phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội của Thành phố cũng như quy hoạch mạng lưới chợ đầu mối toàn quốc của Bộ Công Thương Để có quỹ đất sạch thực hiện dự án Chợ Đầu Mối Hòa Phước, việc triển khai thực hiện Dự án “Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước” thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật theo đúng chủ trương của Hội đồng Nhân dân thành phố đã phê duyệt tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 11/7/2022 về việc Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thành phố Đà Nẵng và Nghị quyết số 68/NĐ-HĐND ngày 15/11/2023 về việc Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước
Căn cứ theo quy định tại mục số 7.III (Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai) của phụ lục III kèm theo nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022, điểm b khoản
3 Điều 28 của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 và điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo
Vệ Môi Trường 2020 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thì dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước là dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định cấp
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 2
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư : Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 11/03/2022 về Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công Thành phố Đà Nẵng
Cơ quan phê duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư: Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 về việc Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
- Với định hướng phát triển mới, thành phố Đà Nẵng là địa phương có vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhất là thương mại - dịch vụ Do vậy, chợ đầu mối nông sản của thành phố trong tương lai gần phải đóng vai trò là chợ phân luồng hàng hóa nông sản, thực phẩm không chỉ cho thành phố mà cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, định hướng xa hơn là điểm nối, phân phối, trung chuyển hàng hóa thực phẩm cho 2 đầu đất nước và tập kết, xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới
- Tạo thành trung tâm trung chuyển, phân phối và cân đối hàng hóa ba miền Bắc - Trung - Nam Phong phú, đa dạng các mặt hàng, ổn định về chất lượng, cũng như số lượng hàng hóa;
- Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kiểm dịch hàng hóa vào chợ;
- Đóng góp đáng kể cho ngân sách của thành phố và hình thành mặt bằng giá hợp lý, ổn định; thúc đẩy giao thương và hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng;
- Hình thành chợ đầu mối văn hóa, tạo điểm đến thu hút khách du lịch tham quan như là một sản phẩm mới về du lịch;
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương (Đà Nẵng và Quảng Nam)
- Việc xây dựng chợ đầu mối Hòa Phước là hết sức cần thiết Chợ sẽ là một trong những biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng mà còn phù hợp với không gian phát triển chung về quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch ngành, lĩnh vực của vùng đô thị Đà Nẵng - Quảng Nam theo Kết luận của Ban Thường vụ thành ủy Đà Nẵng, cũng như phù hợp với Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 của Bộ Công thương; hoàn toàn phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án theo khoản 1, khoản 3, Điều 15, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ Đầu tư xây dựng chợ mang tính chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong giai đoạn tới của thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung
- Để thực hiện việc xây dựng chờ đầu mối thì trước tiên phải thực hiện công tác phóng mặt bằng toàn bộ khu đất chợ đầu mối Hòa phước, tiến hành đầu tư xây dựng
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 3 hạng mục công trình cống thoát nước nhằm đảm bảo thoát nước cho khu dân cư phía nam Quốc lộ 1A, phía thượng lưu dự án và đường giao thông tạo lối vào dự án nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu ban đầu kết nối vào hạ tầng hiện trạng tại khu vực dự án, tạo mặt bằng sạch thuận lợi cho việc đấu giá quyền sử dụng đất, kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng chợ
Việc đầu tư xây dựng Chợ Đầu mối Hòa Phước phù hợp với quy hoạch của Thành phố Đà Nẵng đã được phê duyệt tại Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm
2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hình 1 Vị trí dự án trong bản đồ quy hoạch khớp nối tổng thể huyện Hòa Vang Đà Nẵng
(Nguồn: UBND TP Đà Nẵng)
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên
a Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 4
- Nghị định số Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Công văn số 1339/TTg-NN ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; b Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo ĐTM
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 26:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu
- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- QCVN 07-2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Công tác đất - thi công và nghiệm thu : TCVN 4447 – 2012
- TCVN 7957-2008: Thoát nước Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4054-2005: Quy trình thiết kế đường ôtô
- 22TCN 211-06: Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
- QCVN 41-2012 BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
- TCVN 8859-2011: Tiêu chuẩn vật liệu, thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ô tô
- TCVN 4447-2012: Công tác đất-thi công và nghiệm thu
- TCVN 8860-2011: Bê tông nhựa-phương pháp thử
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 5
- TCVN 8818-2011: Nhựa đường lỏng-phương pháp thử
- TCVN 8819-2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng - yêu cầu thi công và nghiệm thu.
Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 thành phố Đà Nẵng;
- Công văn số 4098/UBND-SKHĐT ngày 02 tháng 7 năm 2021 của UBND TP Đà Nẵng về việc liên quan đến đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước;
- Quyết định số 7732/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt TMB quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ đầu mối kinh doanh gia súc, gia cầm và hàng nông sản;
- Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ Đầu mối Hòa Phước;
- Công văn 1339/TTg-NN ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Công văn số 7110/UBND-ĐTĐT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Công văn số 1048/SKHĐT-DN ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc liên quan đến đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Chợ Đầu mối Hòa Phước;
- Thông báo số 689/TB-VP ngày 22/11/2021 của văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng Thông báo kết luận cuộc họp giao ban chủ tịch và các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ngày 15/11/2021 (Mục 12 khoản b liên quan triển khai hạ tầng kỹ thuật chợ đầu mối Hòa Phước);
- Công văn số 4347/STC-ĐT ngày 19/11/2021 của Sở Tài chính tham gia ý kiến về thẩm định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước
- Công văn số 5453/SGTVT-QLKCHT ngày 22/11/2021 của Sở Giao thông Vận Tải tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư hạng mục tuyến đường (5+15+8,5)m dài 150m thuộc dự án Chợ đầu mối Hòa Phước
- Công văn số 8919/SXD-HTKT ngày 24/11/2021 của Sở xây dựng, Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thẩm định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước
- Công văn số 2846/UBND-KTHT Ngày 24/11/2021 của UBND huyện Hòa Vang tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước
- Công văn số 4381/STNMT-CCQLĐ ngày 25/11/2021 của Sở tài nguyên và Mối trường có ý kiến về thẩm định chủ trương đầu tư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước
- Công văn 2330/BGPMB-BTTĐC ngày 16/8/2023 của UBND Huyện Hòa Vang Ban giải phóng mặt bằng Về việc khái toán kinh phí giải phóng mặt bằng dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu mối Hòa Phước
- Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ Đầu mối Hòa Phước
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 6
- Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 11/03/2022 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng về Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công Thành phố Đà Nẵng
- Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước
- Quyết định số 2594/QĐ-UBND ngày 3 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt kế hoạch bố trí tái định cư Tổng thể dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Công trình Chợ Đầu mối Hòa Phước xã Hòa Phước, Huyện Hòa Vang.
Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước
- Các hồ sơ khác có liên quan.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đơn vị thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu Mối Hòa Phước do Ban QLDA Đầu tư xây dựng các Công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng là Chủ Đầu Tư kiêm Điều hành dự án và giao đơn vị tư vấn là: Công ty CP Công nghệ Môi Trường và Xây Dựng Đà Nẵng.
Đơn vị tư vấn
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo: Công ty CP Công nghệ Môi Trường và Xây Dựng Đà Nẵng
- Đại diện : ông Nguyễn Trọng Thu Chức vụ : Giám đốc
+ Địa chỉ : Số K34/83 Lê Hữu Trác, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM :
STT Họ tên Chứ c danh/
Nội dung thực hiê ̣n Chữ ký
I Đại diện chủ đầu tư kiêm điều hành dự án: Ban QLDA Đầu tư Xây
Dựng Các Công trình Dân dụng và Công nghiệp Đà Nẵng
1 Lê Thế Nhân P.Giám đốc Xét duyệt nội dung
2 Trần Văn Sỹ Phó trưởng phòng Kế hoạch Cung cấ p tài liê ̣u dự án
II Đơn vị tư vấn: Công ty CP Công nghệ Môi Trường và Xây Dựng Đà Nẵng
Giám đốc - K.S hó a Điều hành chung, Báo cáo tổng hợp
KS Kỹ thuật môi trường
Khảo sát, viết đánh giá hiện tra ̣ng môi trường của
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 7 dự án – phần hiê ̣n tra ̣ng , Đánh giá tác động môi trường của dự án, biện pháp
KS Công nghệ Môi Trường
Xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
CN Quản lý Môi trường
Khảo sát hiê ̣n trường, thu thập mẫu, các tài liê ̣u có liên quan đến dự án
Giải pháp, biê ̣n pháp thi công dự án
Phân tích, dự báo, đề xuất biện pháp giảm thiểu các nguồn không liên quan đến chấ t thải.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
STT Phương pháp đánh giá tác động môi trường Mục đích Phạm vi ứng dụng của phương pháp trong ĐTM
A Nhóm các phương pháp chính
Phương pháp đánh giá tác đô ̣ng nhanh trên cơ sở hê ̣ số ô nhiễm Được sử du ̣ng để tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt đô ̣ng xây dựng của dự án và khi dự án đi vào vận hành
- Mục 3.1.1.1.1 Bụi, khí thải (giai đoạn triển khai xây dựng dự án) – chương III;
Liệt kê các tác đô ̣ng môi trường có thể xảy ra trong quá trình thực hiê ̣n dự án
- Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án (Mục 3.1.1);
Tính toán quá trình khuếch tán bụi, khí thải, quá trình lan truyền tiếng ồn và độ rung trong giai đoạn dự án xây dựng và khi đự án đi vào vận hành để làm cơ sở đánh giá tác động môi trường
- Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án (Mục 3.1.1.1.1 và 3.1.1.2.1 a, b)
3 Phương pháp tham vấn cộng đồng Được sử du ̣ng trong quá trình điều tra
Thực hiện tham vấn cộng đồng theo quy định của
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 8
STT Phương pháp đánh giá tác động môi trường Mục đích Phạm vi ứng dụng của phương pháp trong ĐTM các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấ n UBND và cô ̣ng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án ĐTM tại Chương 5
B Nhóm các phương pháp khác
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiê ̣n trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhằ m xác đi ̣nh vi ̣ trí các điểm đo, lấy mẫu các thông số môi trường phu ̣c vu ̣ việc phân tích, đánh giá hiê ̣n tra ̣ng chất lượng môi trường khu vực dự án
Kết quả phân tích mẫu hiện trạng môi trường được thể hiện tại Mục 2.2 Hiện trạng môi trường, Chương
2 theo quy định của ĐTM
2 Phương pháp điều tra khảo sát
Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến hành điều tra khảo sát đi ̣a điểm khu vực dự án nhằ m xác đi ̣nh vi ̣ trí cũng như mối tương quan đến các đối tương tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh khu vực dự án, đồng thờ i khảo sát hiê ̣n trạng môi trường trong khu vực dự án
Kết quả điều tra, khảo sát được sử dụng để đánh giá hiện trạng khu vực Chợ Đầu Mối tại hiện trạng kinh tế xã hội, tài nguyên sinh vật tại Chương 2 và hiện trạng quản lý sử dụng đất, nước mặt 1.1.4 (Chương 1)
3 Phương pháp thống kê
Sử du ̣ng nhằ m thu thập và xử lý các số liệu về điều kiê ̣n tự nhiên, khí tượng thủ y văn khu vực dự án
Tính giá trị trung bình của các thông số điều kiện tự nhiên gồm Nhiệt độ, Số giờ nắng, Độ ẩm không khí, Mưa, Chế độ gió tại Mục 2.1.1.2 (Chương 2)
4 Phương pháp tổng hợp so sánh
Dù ng để tổng hợp các số liê ̣u thu thâ ̣p được, so sánh với các QCVN, TCVN
Từ đó, đánh giá hiện tra ̣ng chất lượng môi trường
Tổng hợp kết quả phân tích hiện trạng môi trường và so sánh với các quy chuẩn liên quan tại Bảng 9, 10, 11 và
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 9
STT Phương pháp đánh giá tác động môi trường Mục đích Phạm vi ứng dụng của phương pháp trong ĐTM nền tại khu vực dự án, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác đô ̣ng đến môi trường do các hoa ̣t đô ̣ng của dự án
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong báo cáo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030 và đến năm 2050
Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch của thành phố
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Tên dự án
Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình chợ đầu mối Hòa Phước
Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
1.2.1.1 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án
- Chủ đầu tư kiêm quản lý dự án: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà làm việc các Ban quản lý, đường Võ An Ninh, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Hữu Hinh Chức vụ: Giám đốc
- Được thành lập theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 15/4/2016
1.2.1.2 Tiến độ thực hiện dự án:
* Tiến độ thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025
Vi ̣ tri ́ đi ̣a lý của địa điểm thực hiện dự án
Dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án chợ đầu mối Hòa Phước trong phạm vị Quy hoạch Chợ đầu mối Hòa Phước, theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 Chợ Đầu mối Hòa Phước tại Quyết định số 3255/QĐ- UBND ngày 30/6/2023, có địa điểm như sau:
- Địa điểm khu đất dự án: xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
+ Phía Bắc giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
+ Phía Nam giáp giáp với Khu dân cư hiện trạng
+ Phía Đông giáp sông Vĩnh Điện
+ Phía Tây giáp Quốc lộ 1A
Ranh giới quy hoạch chợ đầu mối Hòa Phước được xác định bởi các điểm R1, R2, R3, R4, … , R27, R28
Bảng 3 Tọa độ lô đất dự án Chợ đầu mối
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 21
Bảng 4 Bảng tọa độ tim cống
STT Tên cọc Toạ độ
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 22
STT Tên cọc Toạ độ
Bảng 5 Bảng thống kê tọa độ tim đường
STT Tên cọc Toạ độ
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 23
Hình 2 Vị trí dự án và vi ̣ trí xây dựng dự án Hạ tầng kỹ thuật dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trên bản đồ
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
- Toàn bộ khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất trồng lúa chiếm trên 90% diện tích toàn khu, đất trồng trọt nằm xen kẽ là đất hoa màu, cây lâu năm Xung quanh có các dự án được quy hoạch và đang trong quá trình hình thành như: cách 60m về phía Đông quy hoạch cầu tàu và khu dân cư (giáp đến sông Vĩnh Điện); về phía Bắc có khu dân cư giáp với đường vành đai phía Nam (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa); cách 200m về phía Tây Bắc dự án có cây xăng Hòa Phước, văn phòng làm việc, kho bãi và cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Vũ Hùng; về phía Tây cách dự án 150m có cơ sở Công ty Việt Hương, Bãi xe bà Phan Thị Hương, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Văn phòng và tổng kho vật tư sắt thép Hòa phước của Công ty cổ phần kim khí miền Trung; về phía Nam tiếp giáp dự án là đất trồng lúa nước hàng năm
- Khu vực xung quanh thông thoáng, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng công trình
- Hệ thống hạ tầng giao thông, điện kết nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng chung của thành phố; nước mưa khu vực được chảy tự nhiên theo bề mặt địa hình ra hướng Sông Cái – Sông Vĩnh Điện
- Theo văn bản số 37/BC-BGPMB ngày 14/6/2019 của Ban giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang, diện tích đất cần giải tỏa theo qui hoạch là 309.229 m 2 ; trong đó đất ở là 4.933,1 m 2 , đất trồng lúa và cây hàng năm là 304.229 m 2 Dự án này chỉ tập trung
Tuyến đường vào khu vực đầu dự án
Tuyến cống hộp Thoát nước
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 24 giải tỏa thu hồi phần đất ở 4.933,1 m 2 và khoảng 1,5ha đất lúa để làm các hạng mục của dự án Toàn bộ diện tích đất lúa còn lại theo quy hoạch của dự án Chợ Đầu Mối sẽ được lập Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường trong giai đoạn có Nhà đầu tư vào dự án Chợ Đầu Mối
+ Đất ở các vị trí phía trong khu dân cư khu vực Hòa Phước (đường rộng từ 3,5 đến dưới 5m): 4.000 m 2
+ Đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, có tính hoa màu): 304.229 m 2
Việc giải phóng mặt bằng còn bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc và mộ Dự kiến nhu cầu quỹ đất tái định cư cần có để phục vụ bố trí là 30 lô
Hình 2 Vị trí dự án Chợ đầu mối thể hiện trên ảnh vệ tinh
Về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
- Thành phố thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ Đầu mối Hòa Phước; Theo kinh phí của Ban Giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang tại Công văn 2330/BGPMB-BTTĐC ngày 16/8/2023 với Tổng kinh phí khái toán bồi thường thiệt hại, hỗ trợ: 222.251.975.626 đồng (chi tiết văn bản tại Phụ lục) và thực hiện theo Quyết định số 2594/QĐ-UBND ngày 3 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt kế hoạch bố trí tái định cư Tổng thể dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư công trình Chợ Đầu mối Hòa Phước xã Hòa Phước, Huyện Hòa Vang.
Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
a Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư:
- Cách dự án khoảng 500m về phía Nam là khu dân cư và UBND xã Hòa Phước, Phía Bắc của dự án cách khu dân cư khoảng 800m b Khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường:
Xung quanh dự án hơn 95% là đất trồng lúa và khu dân cư Hiện trạng khu đất dự án là đất trồng lúa (đã được chuyển đổi mục đích sử dụng theo Công văn số 1339/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2021) Nhưng giai đoạn này dự án
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 25 chỉ triển khai thu hồi khoảng Để thực hiện được dự án Chợ đầu mối Hòa Phước, diện tích đất nông nghiệp, đất ở, đất trồng cây lâu năm, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa được chuyển đổi khoảng 309.229 m 2 Riêng diện tích đất để thực hiện phần dự án Hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư cho Công trình Chợ đầu mối Hòa Phước khoảng 15.000m 2 đất trồng lúa.
Mục tiêu; loại hình, quy mô; công suất và công nghệ sản xuất của dự án
1.1.6.1 Mục tiêu của dự án
- Thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật (tuyến đường từ Quốc lộ 1A cạnh UBND xã Hòa Phước đến vị trí đầu khu đất dự án) để tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Chợ đầu mối Hòa Phước theo chủ trương của UBND thành phố tại Công văn số 4098/UBND-SKHĐT ngày 02 tháng 7 năm 2021 và Thông báo số 689/TB-VP ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng
- Đầu tư tuyến cống thoát nước đấu nối vào cống hộp hiện trạng trên tuyến quốc lộ 1A qua khu vực dự án chợ Đầu mối Hòa Phước để đảm bảo thoát nước toàn bộ cho khu vực phía thượng lưu dự án khi triển khai dự án chợ đầu mối Hòa Phước theo chủ trương của UBND thành phố tại Thông báo số 689/TB-VP ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng
- Công trình thuộc loại dự án Hạ tầng kỹ thuật
- Nhóm dự án: Dự án nhóm B
- Cấp công trình: Công trình cấp III
1.1.6.3 Quy mô, công suất dự án
+ Thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư trong ranh giới dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 7732/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt TMB quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ đầu mối kinh doanh gia súc, gia cầm và hàng nông sản và Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 30/6/
2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Chợ Đầu mối Hòa Phước(309.229 m 2 ) để tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Chợ đầu mối Hoà Phước;
+ Đầu tư xây dựng tuyến cống hộp thoát nước dài khoảng 687,0 m trong đó cống bê tông cốt dạng hộp kín là 613,0m và kênh đất nạo vét dạng hình thang dài 74 m, kích thước 3×(3×2,2)m, kết cấu bằng BTCT, điểm đầu cống đấu nối vào cống hộp hiện trạng trên tuyến Quốc lộ 1A qua khu vực dự án, điểm cuối cống nằm trên ranh giới quy hoạch dự án phía tiếp giáp với Sông Cái với mục đích thoát nước cho khu vực dân cư phía Nam quốc lộ 1A, đảm bảo thoát nước cho khu vực phía thượng lưu dự án
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng tuyến đường mặt cắt ngang 9,5m(1+7,5+1)m, dài khoảng 150m từ quốc lộ 1A cạnh UBND xã Hòa phước đến vị trí đầu khu đất dự án để tạo lối vào dự án
Giai đoạn này chỉ thực hiện giải tỏa toàn bộ các hộ dân trong phạm vi dự án, diện
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 26 tích đất thu hồi khoảng 4933,1m 2 và khoảng 1,5ha đất lúa để làm hạng mục tuyến cống thoát nước và đường tạm dài 150m rộng 9,5m Phần diện tích lúa còn lại người dân tiếp tục canh tác cho đến khi có nhà đầu tư vào dự án Chợ Hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi triển khai dự án Chợ Đầu mối sẽ bao gồm toàn bộ đất lúa khoảng 29ha và toàn bộ các hạng mục của dự án Chợ
1.1.6.3.2 Công suất thiết kế và các hạng mục xây dựng a Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
- Về giải phóng mặt bằng, tái định cư: Tổng diện tích thu hồi đất ở nông thôn khoảng: 4.933,1 m 2 Số lô đất cần bố trí để giải phóng mặt bằng dự án như sau: 30 lô
+ Thu hồi đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, có tính hoa màu): 304.229 m2 b Tuyến cống thoát nước
- Tuyến cống hộp kích thước 3x(3,0x2,2)m tuyến cống dài 687,0 m trong đó cống bê tông cốt dạng hộp kín là 613,0m đảm bảo thoát nước cho toàn bộ khu vực phía thượng lưu và 31 ha khu vực dự án c Đường giao thông
- Tuyến đường dài khoảng 150m, điểm đầu tuyến bắt đầu từ quốc lộ 1A cạnh UBND xã Hòa phước, điểm cuối tuyến đường tại vị trí đầu khu đất dự án.
Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính a Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
- Về giải phóng mặt bằng, tái định cư: Tổng diện tích thu hồi đất ở nông thôn khoảng: 4.933,1 m 2 Số lô đất cần bố trí để giải phóng mặt bằng dự án như sau: 30 lô
+ Đường 5,5m: 20 lô (diện tích thu hồi đất ở và đất khuôn viên 150m 2 /lô, tương đương diện tích thu hồi: 3.000m 2 )
+ Đường 7,5m: 10 lô (diện tích thu hồi đất ở và đất khuôn viên 200m 2 /lô, tương đương diện tích thu hồi: 1.933,1m 2 ) b Tuyến cống thoát nước
- Đầu tư xây dựng tuyến cống hộp dài 687,0m: cống bê tông cốt thép kích thước 3x(3,0x2,2)m dài 246m từ cọc CD-C10; cống 2x(3,0x2,5)m dài 154m từ cọc C10-C17 và cống 3x(2,5x2,5)m dài 213 mét từ cọc C17-C26; Đoạn cuối tuyến giáp sông Cái nạo vét đoạn kênh đất chiều dài 74,0 mét, gia cố rọ đá chống xói chiều dài 20 mét; Điểm đầu cống đấu nối vào cống hộp hiện trạng trên tuyến Quốc lộ1A kích thước (3x1,9)m và (3,6x2,2)m đảm bảo thoát nước toàn bộ cho khu vực phía thượng lưu và tiêu thoát nước cho toàn bộ 31ha khu vực dự án; điểm cuối cống nằm trên ranh giới quy hoạch phía tiếp giáp với Sông Cái
- Kết cấu cống bằng BTCT M250 đá 1x2, bản đáy dày 30cm, thân và trần cống dày 22cm, dưới bản đáy là lớp lót bê tông M100 đá 4x6; đáy cống nằm trên móng cọc BTCT đúc sẳn tiết diện (30x30)cm dài dự kiến từ 14-26m
- Hố ga chuyển tiếp cống dài 4,3m kết cấu bằng BTCT M250 đá 1x2, bản đáy dày 30cm, thân và trần cống dày 22cm, dưới bản đáy là lớp lót bê tông M100 đá 4x6;
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 27 đáy cống nằm trên móng cọc BTCT đúc sẳn tiết diện (30x30)cm dài dự kiến 23m; Dọc tuyến cống bố trí các hố thăm D700 bằng gang, khoảng cách trung bình 50m/hố, bố trí so le để thuận lợi cho việc nạo vét bùn cát bồi lắng c Đường giao thông
- Tuyến đường dài 150m, điểm đầu tuyến bắt đầu từ quốc lộ 1A (lý trình nút đấu nối Km940+472,5 đã phê duyệt thi công chờ sẳn để đấu nối cạnh UBND xã Hòa phước, điểm cuối tuyến đường tại vị trí đầu khu đất dự án
- Kết cấu mặt đường đề xuất: kết cấu dạng đường tạm trong lúc chờ dự án được đầu tư đồng bộ phần hạ tầng kỹ thuật
+ Cấp phối đá dăm dmax37.5 dày 30cm
+ Nền đường đất đồi đầm chặt K=0,98 dày 30cm
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án:
1.2.3 Các hoạt động của dự án:
Theo mục tiêu của dự án sau khi thực hiện xong nhằm tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Chợ đầu mối Hòa Phước; đảm bảo việc thoát nước mưa toàn bộ khu vực phía thượng lưu và dự án Chợ đầu mối Hòa Phước Tạo đường tạm để đi vào thực hiện việc triển khai dự án Chợ
1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Tuyến cống hộp dài 687,0m gồm cống bê tông cốt thép kích thước 3x(3,0x2,2)m dài 246m và cống 2x(3,0x2,5)m dài 154m, cống 3x(2,5x2,5)m dài 213 mét và cuối tuyến giáp sông Cái đoạn kênh đất chiều dài 74,0 mét, gia cố rọ đá chống xói chiều dài 20 mét; đảm bảo thoát nước toàn bộ cho khu vực phía thượng lưu và tiêu thoát nước cho toàn bộ 31ha khu vực dự án
1.2.5 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường
Việc đầu tư xây dựng các hạng mục cống hộp thoát nước và đường giao thông tạm, cùng với giải phóng mặt bằng khu vực để tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu ban đầu nhằm kết nối vào hạ tầng hiện trạng, tạo mặt bằng sạch thuận lợi cho việc kêu gọi các nhà đầu tư vào dự án; phù hợp với nhu cầu phát triển và chủ trương chung của thành phố Việc hình thành dự án có khả năng gây ô nhiễm không khí do quá trình hoạt động trên tuyến đường giao thông nội bộ; cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước gây ngập lụt khu vực thượng lưu vào mùa mưa.
Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
1.3.1 Khối lượng nguyên vật liê ̣u xây dựng du ̀ng cho công trình
Nhu cầu đất sử dụng để đắp, san lấp mặt bằng, dự kiến sử dụng đất đồi được khai thác tại mỏ đất Hòa Ninh khoảng 5168m 3
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 28
Bảng 6 Tổng hợp khối lượng nguyên, nhiên vật liê ̣u xây dựng
STT Vật liê ̣u Đơn vi ̣ Khối lượng Qui đổi đơn vi ̣
1 Bê tông thương phẩm tấn - 13.160
2 Thép xây dựng các loa ̣i tấn - 740
3 Đá dăm các loa ̣i, cát tấn - 550
4 Cốt pha dàn giáo tấn - 550
Tổng cộng (tấn) 15.000
Tải trọng xe bình quân 20T/xe
Số lượng xe vận chuyển chuyến 750
Nguyên vật liê ̣u xây dựng dùng cho công trình, chủ yếu nguồn vâ ̣t liê ̣u sẵn có ta ̣i đi ̣a phương:
+ Bê tông, thép: Vâ ̣t liê ̣u thép đều có ta ̣i các đa ̣i lý trong thành phố, bê tông thương phẩm tại các nhà máy ở đi ̣a bàn thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam
+ Nguyên vật liê ̣u xây dựng cung cấp cho công trình do Nhà thầu cung cấp, đảm bảo chất lượng, qui cách, yêu cầu kỹ thuâ ̣t theo như hồ sơ thiết kế đã được thẩm đi ̣nh và yêu cầ u củ a Ban QLDA; mẫu vật liệu đã được kiểm tra, kiểm nghiệm trước khi thi công
1.3.2 Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình thi công
Lưu lượng nước tính toán:
+ Nước phục vụ quá trình xây dựng:
Nước tưới bảo dưỡng phần xây và bê tông dự kiến 2 – 3 m 3 /ngđ Lượng nước này khi được sử dụng sẽ thấm vào bê-tông, vật liệu xây dựng mà không phát sinh thành nước thải
+ Nước rửa xe vận chuyển, phương tiện thi công:
Các xe vận chuyển vật liệu xây dựng trước khi ra khỏi công trường đều được phun nước rửa để giảm lượng bụi, đất, cát bám trên bánh xe
Với lượng xe chở vật liệu xây dựng giai đoạn còn lại nhiều nhất là 15xe/ngày, lượng nước rửa xe ước tính khoảng 300 lít/xe thì khối lượng nước dạng này phát sinh là 4,5 m 3 /ngày (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế)
+ Nước sinh hoạt cho công nhân:
Số lượng công nhân thi công, xây dựng các hạng mục của công trình thời điểm cao nhấ t khoảng 30 người Trong đó, bố trí 4 bảo vệ trực 24/24, còn toàn bộ công nhân đều phải rời khỏi công trình sau giờ làm việc chính
- Lượng nước cấp cho công nhân sinh hoạt chỉ phục vụ cho việc vệ sinh (không tắm rửa, không qua đêm tại công trường) với nhu cầu ước tính 35 lit/người/ngày
Vậy nhu cầu dùng nước sinh hoạt của công nhân xây dựng không ở lại công trường sau giờ làm việc là: 30 người × 35 lit/người/ngày = 1,05 m 3 /ngày.đêm
- Lượng công nhân ở la ̣i công trường thường xuyên để bảo vê ̣ là 4 người
Lượng nước sử du ̣ng khoảng 120 lit/ngày/đêm /người
Lượng nước cấp cần thiết là: 120 lit × 4 = 0,48 m 3 /ngày đêm
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 29
Như vậy tổng lượng nước sinh hoa ̣t cho công nhân tại công trường là 1,53 m 3 /ngày.đêm
1.3.3 Danh mục ma ́ y móc, thiết bi ̣ của dự án
1.3.3.1 Danh mục má y móc, thiết bi ̣ thi công dự án
Toàn bô ̣ máy móc, thiết bi ̣ chính thi công dự án, đều có giấy phép còn thời gian hoa ̣t đô ̣ng; có kiểm đi ̣nh an toàn Người điều kiển các thiết bi ̣ chính có giấy phép sử du ̣ng thiết bi ̣ đó và được ho ̣c tâ ̣p về an toàn lao đô ̣ng
Tấ t cả các loa ̣i giấy phép của thiết bi ̣ và người điều khiển, do cơ quan chức năng cấp
Bảng 7 Danh mục máy móc, thiết bi ̣ phục vụ thi công
Stt Tên Máy móc thiết bị Số lượng máy Xuất xứ
3 Ô tô tự đổ 15tấn, xe bê tông 12 Nhật
5 Máy đào 1,25 m3 4 Hàn Quốc, TQ
6 Máy đầm bánh hơi tự hành
8 Máy lu bánh lốp 16T (đầm bánh hơi) 1 Nhật
10 Máy nén khí điêzen 600m3/h 1 TQ
11 Máy ủi 75CV 2 Hàn Quốc
9 Máy đầm cóc 4 Việt Nam
10 máy đầ m bàn 4 Việt Nam
11 Máy đầm dùi 6 Việt Nam
12 Máy hàn điê ̣n 2 Việt Nam
13 Máy cắ t thép 2 Việt Nam
14 Máy uốn thép 2 Việt Nam
15 Máy đo đi ̣nh vi ̣ các loa ̣i 1 Nhật
1.3.3.2 Danh mục má y móc, thiết bi ̣ lắp đặt phục vụ cho dự án: Không có
1.3.4 Nhu cầu lao động
+ Giai đoa ̣n thi công dự án: Khoảng 20 – 30 người
Thờ i gian làm viê ̣c: sáng từ 7h đến11h30, chiều từ 13h30 đến 17h, có lúc tăng ca đến 21h; nhưng để đảm bảo tiến độ dự án, trong thời gian triển khai thi công có thể thi công cả 3 ca vì dự án xa khu vực dân cư
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 30
Công nghệ sản xuất, vận hành
Đảm bảo được mục tiêu của dự án:
Thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật (tuyến đường từ Quốc lộ 1A cạnh UBND xã Hòa Phước đến vị trí đầu khu đất dự án) để tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Chợ đầu mối Hòa Phước Và đầu tư tuyến cống thoát nước đấu nối vào cống hộp hiện trạng trên tuyến quốc lộ 1A qua khu vực dự án chợ Đầu mối Hòa Phước để đảm bảo thoát nước toàn bộ cho khu vực phía thượng lưu dự án khi triển khai dự án chợ đầu mối Hòa Phước.
Biện pháp tổ chức thi công
Phầ n biện pháp thi công đã thực hiện cho toàn bô ̣ công trình, mặt bằng tổ chức thi công theo 02 cụm hạng mục như trên được mô tả lại như sau:
- Về giải phóng mặt bằng: Sẽ triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện xong phần đền bù và bố trí tái định cư cho các hộ dân
Về phần thi công hạng mục: Tuyến cống thoát nước và tuyến đường tạm dài 150m ở 02 khu vực khác nhau Do đó phải có biện pháp thi công phù hợp cho mỗi hạng mục:
- Tính toán thiết bị thi công;
- Tổ chức mặt bằng công trường:
+ Chuẩn bị các điều kiện khởi công, chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Công tác chuẩn bị khởi công
Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
+ Giải pháp tổ chức tổng mặt bằng thi công: đảm bảo tính hợp lý khi bố trí các bộ phận thi công trên công trình, phù hợp với từng giai đoạn thi công cho mỗi hạng mục không gây chồng chéo và trở ngại trong quá trình thi công nhằm đảm bảo thi công an toàn và hiệu quả trong quá trình thi công; Mặt bằng tổ chức thi công gồm: 1 Phòng làm việc của Ban chỉ huy công trường; 2 Phòng làm việc của các đơn vị tư vấn của chủ đầu tư; 3 Cổng bảo vệ; 4 Khu vực tập kết vật tư, thiết bị; 5 Nhà vệ sinh công trường (tạm – mỗi khu vực 1 nhà vệ sinh); 6 Bãi gia công cốt thép, đúc cọc; 7 Cấp điện thi công; 8 Cấp thoát nước thi công; 9 Cổng ra vào, biển báo; 10 Hàng rào bảo vệ; 11 Cầu rửa xe;
12 Các bảng nội quy công trường, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn…
- Trắc đạc để định vị tim cống, tim đường
- Thuyết minh biện pháp thi công, biê ̣n pháp đảm bảo chất lượng công trình và biện pháp an toàn lao đô ̣ng, vê ̣ sinh môi trường và PCCC
+ Giải pháp tổ chức thi công đào đất thi công cống ngầm
+ Triển khai bãi đúc cọc
+ Định vị tim cọc, ép cọc theo đúng thiết kế
Đào đất bằng máy đào gầu nghịch toàn bộ hố móng từ cốt tự nhiên đến cốt đáy bê tông lót kết hợp sửa thủ công hố móng;
Đất đào được vận chuyển đến vị trí tập kết tạm trong công trình để giữ lại phục vụ đắp đất hố móng và san lấp ngay tại dự án;
+ Giải pháp tổ chức thi công bê tông cốt thép móng, tường vách, sàn nắp:
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 31
Cốt thép được gia công tại bãi gia công cốt thép, vận chuyển đến vị trí lắp đặt bằng thủ công;
Ván khuôn sử dụng phương án ván khuôn thép, các vị trí không thể sử dụng ván khuôn thép thì sử dụng ván khuôn và cột chống gỗ để đảm bảo ván khuôn kín khít;
Bê tông sử dụng bê tông thương phẩm, đổ bằng xe bơm bê tông
Hạng mục đường tạm: Mặt bằng tổ chức thi công tương tự thi công cống.
Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2023 - 2025
Tổng số vốn đầu tư : 272.670.258.000 đồng
(Hai trăm bảy mươi hai tỷ, sáu trăm bảy mươi triệu, hai trăm năm mươi tám ngàn đồng) 1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Căn cứ văn bản số 275/TB-VP ngày 14/5/2022 của Văn Phòng UBND thành phố Đà Nẵng về kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giao cho Ban Quản lý Dự án Đầu Tư Xây dựng các Công trình Dân Dụng và Công nghiệp Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án phối hợp với các đơn vị liên quan như UBND Huyện Hòa Vang về việc chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các Sở Ban ngành liên quan
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 32
Hình 3 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiê ̣n dự án
HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG HỔ TRỢ
BAN ĐIỀU HÀNH, GIÁM SÁT DỰ ÁN
Tổ cung ư ́ ng, hành chính
UBND TP ĐÀ NẴNG
CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN
Tổ gia ́m sát kỹ thuâ ̣t, ATLD
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD các CTDD vàCN TP ĐÀ
CÁC ĐƠN VI ̣ CÓ LIÊN QUAN
Giai đoạn chuẩn bi ̣ va ̀ xây dựng dự án
Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
CÁC NHÀ THẦU THI CÔNG
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 33
Bảng 8 Bảng thống kê tóm tắt nội dung chính của dự án
Cá c giai đoa ̣n củ a dự án
Cá c hoa ̣t đô ̣ng Tiến độ thực hiê ̣n
Cá ch thức thực hiện
Cá c yếu tố môi trường có khả năng phát sinh
Lập chủ trương đầu tư,
Lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình
Nhà thầu tư vấn thiết kế và quy hoạch – Trung Tâm Tư vấn thiết kế XD Đà Nẵng
Lập các hồ sơ pháp lý có liên quan đến dự án
Nhà thầu tư vấn thiết kế và quy hoạch – Trung Tâm Tư vấn thiết kế XD Đà Nẵng và các đơn vị liên quan Đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư
Ban Giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang
Vận chuyển thiết bi ̣ thi công; vật liê ̣u xây dựng
Lưu thông ngoài giờ cao điểm, xe đủ điều kiện lưu thông, xe đươ ̣c bao che phủ ba ̣t kín trong quá trình vận chuyển, không bố c sếp ta ̣i công trình vào giờ nghỉ
- An ninh trật tự giao thông
Xây dựng các hạng mục hạ tầng dự án: đường giao thông tạm; cống thoát nước;
Bắt đầu từ tháng 01/2024
+ Dù ng xe đào, san lấp bằng máy lu bánh thép
+ Bê tông mặt đường + Xe ra khỏ i công trình đươ ̣c vê ̣ sinh và che bạt kín
+ Hợp đồng với công ty MTĐT vâ ̣n chuyển đến nơi qui đi ̣nh
+ Nghiêm tú c thực hiện đúng biê ̣n pháp thi công,
- ATLĐ, cháy nổ, an ninh trật tự
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 34
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Hồ sơ khảo sát địa chất khu vực do đội khảo sát Công ty TNHH Tư vấn KSXD Toàn lập tháng 3/2022, khoan khảo sát địa chất 3 lỗ khoan với độ sâu khảo sát 39,0m (CH1), 30,0m(CH2), 22,0m (CH3) Kết quả các địa tầng khu đất xây dựng được mô tả như sau:
- Lớp LP ( lớp phủ ): Á sét, lẫn hữu cơ, rễ cây…
Có màu xám vàng lẫn hữu cơ, rễ cây …
Lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan với bề dày lớp thay đổi từ 0,30 đến 0,40m Lớp này có bề dày mỏng và không đồng nhất nên không tiến hành thí nghiệm
- Lớp 1A: Á sét, trạng thái dẻo mềm
Có màu xám vàng, xám xanh
Lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan với bề dày lớp thay đổi từ 0,40 đến 0,70m Lớp này có bề dày mỏng và không đồng nhất nên không tiến hành thí nghiệm
- Lớp 1: Bùn Á sét, trạng thái dẻo nhão đến nhão
Có màu xám xanh, xám đen
Lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan với bề dày lớp thay đổi từ 2,10m đến 9,50m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,673
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 1,359
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,098
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 30,3
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,074
- Góc nội ma sát, (độ) = 03 o 27
- Lớp 2: Cát thô vừa lẫn nhiều bụi sét, kết cấu rời đến chặt vừa
Có màu xám nhạt, xám vàng, xám xanh
Lớp này chỉ xuất hiện ở lỗ khoan CH1 và CH3 với bề dày lớp thay đổi từ 2,50m đến 6,10m
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 35 Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,899
- Dung trọng đẩy nổi, đn (g/cm 3 ) = 0,972
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,688
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,017
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 82,5
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,002
- Góc nội ma sát, (độ) = 29 o 22
- Lớp LK1: Sét, trạng thái dẻo mềm
Lớp này chỉ xuất hiện tại lỗ khoan CH3 với bề dày lớp 1,6m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,825
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 1,020
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,067
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 57,9
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,127
- Góc nội ma sát, (độ) = 04 o 21
- Lớp LK: Cát thô vừa, kết cấu rời
Có màu xám nhạt, xám vàng
Lớp này chỉ xuất hiện ở lỗ khoan CH2 với bề dày lớp 1,30m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,902
- Dung trọng đẩy nổi, đn (g/cm 3 ) = 0,975
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,682
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,017
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 79,2
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 36
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,001
- Góc nội ma sát, (độ) = 28 o 41
- Lớp 3: Á sét xen kẹp cát mịn, trạng thái dẻo nhão đến dẻo mềm
Có màu xám nhạt, xám xanh
Lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan với bề dày lớp thay đổi từ 4,70m đến 22,70m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau:
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,797
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,983
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,049
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 58,9
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,105
- Góc nội ma sát, (độ) = 05 o 57
- Lớp 4: Á cát, trạng thái dẻo
Có màu xám vàng, xám nhạt
Lớp này chỉ xuất hiện tại lỗ khoan CH2, với bề dày lớp 2,50m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,871
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,841
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,035
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 81,4
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,065
- Góc nội ma sát, (độ) = 16 o 35
- Lớp 5: Cát thô vừa lẫn dăm sỏi sạn, kết cấu chặt đến rất chặt
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 37
Có màu xám nhạt, xám vàng
Bão hòa nước Lớp này chỉ xuất hiện tại lỗ khoan CH1 với bề dày lớp 4,30m Một số chỉ tiêu cơ lý đất đặc trưng của lớp như sau:
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,982
- Dung trọng đẩy nổi, đn (g/cm 3 ) = 1,033
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,588
* Các giá trị Modul biến dạng (E) và góc nội ma sát () được xác định theo giá trị sức kháng xuyên tiêu chuẩn (SPT):
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 454,0
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,000
- Góc nội ma sát, (độ) = 50 o 04
- Lớp 6A: Á sét lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng
Có màu xám nhạt, xám nâu
Lớp này chỉ xuất hiện tại lỗ khoan CH3 với bề dày lớp 3,30m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,913
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,721
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,027
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 170,1
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,178
- Góc nội ma sát, (độ) = 17 o 57
- Lớp 6: Á sét lẫn dăm sạn, trạng thái cứng Sản phẩm có nguồn gốc phong hóa từ lớp đá bên dưới
Có màu xám nhạt, xám vàng, nâu đỏ
Lớp này chỉ xuất hiện tại lỗ khoan CH2 và CH3 với bề dày lớp 3,50m Đặc trưng cơ lý trung bình của lớp đất như sau :
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 38
- Dung trọng tự nhiên, w (g/cm 3 ) = 1,988
- Hệ số rỗng tự nhiên, o = 0,629
- Hệ số nén lún, a1-2 (cm 2 /kG) = 0,018
- Modul biến dạng, E (kG/cm 2 ) = 271,7
- Lực dính kết, C (kG/cm 2 ) = 0,258
- Góc nội ma sát, (độ) = 24 o 08
Trong thời gian khảo sát, độ sâu mực nước ngầm dao động và ổn định trong lỗ khoan CH1 0,2m và lỗ khoan CH2, CH3 ngập 0,1m so với nền địa hình hiện tại
2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dự án có vị trí tại xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và lượng mưa phong phú Tuy nhiên, sự phân bố khí hậu về không gian và thời gian hết sức phức tạp
Khí hậu khu vực thực hiện Dự án nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung hình thành những thời kỳ khác nhau rõ rệt, đáng chú ý là những thời kỳ sau:
Mùa mưa: Chỉ có 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11 Tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm đến 40-60% tổng lượng mưa năm Trong 2 tháng này, mưa to lụt lớn thường xuyên xảy ra Tổng số lũ đạt từ báo động I trở lên chiếm 80% số lũ trong năm
Mùa khô: kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 Trong đó:
- Từ tháng 1 đến tháng 4 là khô kiệt nhất, mưa ít, hạn hán kéo dài Tổng lượng mưa trong 4 tháng này chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa năm
- Từ tháng 5 đến tháng 6: có mưa và mưa dông với lượng mưa lớn
- Từ tháng 7 đến tháng 8: là thời kỳ khô kiệt và nắng nóng do gió Tây Nam kéo dài nhiều ngày chi phối, lượng nước bốc hơi mạnh, mưa ít Dòng chảy trở lại khô kiệt, triều, mặn xâm nhập sâu vào các sông Đặc điểm các yếu tố chính về khí hậu khu vực như sau: a Nhiệt độ không khí
Bảng 9 Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Nhiệt độ không khí trung bình (oC) TB tháng
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 39
Tháng 3 21,5 24,3 25,3 24,4 25,4 23,4 24,93 24,2 26,3 26,63 24,6 Tháng 4 24,9 27 27,1 27 26,2 27,1 26,92 25,9 28,1 26,41 26,7 Tháng 5 28,1 29,3 29,2 29,3 29,9 28,7 28,63 28,9 29,9 29,38 29,1 Tháng 6 29,3 30,6 29,6 30,8 29,8 30,1 30,32 29,8 31,4 30,30 30,2 Tháng 7 29,8 29,5 28,6 29,3 29,7 29,8 28,61 29,6 31,0 29,65 29,6 Tháng 8 29,2 29,7 29,3 29,3 29,2 30,2 29,72 30,1 30,3 29,35 29,6 Tháng 9 26,9 27,4 27,1 28,7 28,9 28,6 28,94 28,9 27,9 29,38 28,3 Tháng 10 25,7 26,3 26 26,4 26,6 27,5 26,71 27 27,1 25,91 26,5 Tháng 11 24,6 26 25,2 26 26,7 25,8 24,93 25,8 25,3 25,04 25,5 Tháng 12 20,8 24,5 20,8 21,7 23,9 23,2 22,21 24,2 22,7 22,33 22,6
[Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng,tổng hợp từ 2011– 2020] Nhận xét: Từ số liệu của bảng 2.1 cho thấy nhiệt độ khu vực Đà Nẵng cao và ít biến động trong năm Biến trình năm của nhiệt độ trung bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 6 hoặc tháng 7 hoặc tháng 8, cực tiểu vào tháng 12, tháng 1
Từ tháng 1 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7 sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau
Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 khoảng 21,90C –
22,60C; về mùa hạ, tháng 6, 7, 8 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 29,6 o C – 30,2 o C b Chế độ ẩm Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng sức khỏe người lao động Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (SO2, SO3 ) mạnh hơn tạo ra H2SO3; H2SO4 Độ ẩm trung bình dao động trong khoảng từ 79,4% đến 83,7% Độ ẩm tương đối trong mùa mưa và đầu mùa ít mưa cao hơn độ ẩm trong các tháng chính hạ, biến trình ẩm tương đối theo thời gian trong năm có dạng gần như nghịch biến với biến trình nhiệt trung bình Trong mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm tương đối thường xuống thấp, có những ngày độ ẩm tương đối rất thấp, nhiệt độ lên cao tạo nên thời tiết rất khô-nóng, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Thống kê về độ ẩm tại Đà Nẵng trong 10 năm gần đây được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 10 Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Tháng Độ ẩm không khí trung bình (%) TB tháng
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 40
Tháng Độ ẩm không khí trung bình (%) TB tháng
[Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, tổng hợp từ 2011 – 2020] c Chế độ mưa
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học, nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và hoà tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất, nước
Lượng mưa tại Đà Nẵng có sự khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 thì mùa mưa chiếm khoảng 88,1% tổng lượng mưa cả năm, trong khi đó mùa khô chỉ chiếm 11,9% lượng mưa năm Số liệu chi tiết lượng mưa gần đây được trình bày ở bảng 2.3
Các hình thể gây mưa lớn tại Đà Nẵng do nhiều nguyên nhân, trước tiên phải kể đến hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh; tiếp đến là các nhiễu động nhiệt đới khác như dải hội tụ nhiệt đới, hoạt động của gió Đông và sự kết hợp của nhiều hình thế với nhau.
Bảng 11 Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Tổng lượng mưa trong năm (mm) TB tháng
Tháng 8 139 181 81 181 191 145 179 55 174 67 139,3 Tháng 9 812 582 751 112 416 783 198 140 308 309 441,1 Tháng 10 791 368 369 819 356 411 364 253 638 1.755 612,4 Tháng 11 1218 302 760 288 328 337 777 261 465 486 522,2 Tháng 12 339 60 34 399 180 759 164 1.279 131 144 348,9 Tổng năm 3.648 1.697 2.317 2.225 1.873 2.688 2.288 2.539 2.150 3.075
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 41
[Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, tổng hợp từ 2011 – 2020] d Chế độ nắng
Nắng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán của các chất ô nhiễm Trời nắng to thì khả năng bốc hơi và khuếch tán các chất ô nhiễm lớn
Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 45 1 Đánh giá hiện trạng của các thành phần môi trường
2.2.1 Đánh giá hiện trạng của các thành phần môi trường
2.2.1.1 Hiện trạng môi trường a Môi trường không khí
Theo Bộ TNMT, hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm giữa các đô thị rất khác biệt, phụ thuộc vào quy mô đô thị, mật độ dân số, đặc biệt là mật độ giao thông và tốc độ xây dựng Đối với các khu vực khác nhau trong một đô thị như: các tuyến đường giao thông, khu công trường xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp trong
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 46 đô thị, khu vực dọc các sông, kênh rạch nội thành, khu vực công viên, hồ nước chất lượng không khí phân hóa khá rõ rệt
Trong các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị Việt Nam thì vấn đề ô nhiễm không khí do bụi vẫn là vấn đề nổi cộm nhất Ô nhiễm bụi được phản ánh thông qua bụi lơ lửng bao gồm bụi thô (TSP và PM10) và bụi mịn (PM2.5)
+ Đối với bụi TSP, nồng độ đã vượt ngưỡng cho phép QCVN 05:2013 từ 2 đến
3 lần và thường tập trung cao ở các trục đường giao thông của các đô thị lớn Trên các tuyến đường giao thông nội đô, số lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, đặc biệt là những giờ cao điểm là nguyên nhân làm cho nồng độ các chất ô nhiễm không khí tăng cao Tại TP Đà Nẵng, nống độ TSP trung bình năm (giai đoạn 2018 – 2020) vượt quy chuẩn cho phép tại Trạm quan trắc Ngã 5 đầu đường Trần Bình Trọng và Trường THCS Nguyễn Trãi
+ Đối với bụi PM10 và PM2.5, giá trị đo tại nhiều trạm giao thông cao hơn ngưỡng trung bình năm trong QCVN 05:2013/BTNMT Trong thành phần bụi lơ lửng thì bụi mịn (PM2.5) chiếm tỷ trọng tương đối cao Các hạt bụi có kích thước động học nhỏ hơn 2.5àm thường mang tớnh axit, tồn tại rất lõu trong khớ quyển, khả năng phỏt tỏn xa và đi sâu vào phổi hơn so với các loại bụi có kích thước động học lớn Tại Đà Nẵng, số liệu báo cáo cho thấy tại Trạm Lê Duẩn, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm đều thấp hơn quy chuẩn cho phép Đồng thời do TP Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ổn định, ít biến động quanh năm nên sự khác biệt về nồng độ bụi PM giữa các tháng đo không rõ rệt, số liệu đo tại Tp Đà Nẵng cho thấy sự ổn định về nồng độ các loại bụi PM1 – PM2.5 – PM10 giữa mùa khô và mùa mưa Đối với các khí ô nhiễm CO, SO2, NO2, O3: tại các khu vực đô thị, nguồn gốc phát sinh các loại khí NO2, SO2, CO chủ yếu từ động cơ của các phương tiện giao thông, SO2 phát sinh từ các nguồn nhiên liệu chứa lưu huỳnh và đốt than Vì vậy trong các đô thị thì khu vực giao thông là nơi có nồng độ các khí ô nhiễm cao nhất Tại Tp Đà Nẵng, tại các tuyến đường giao thông và hầu hết các khu dân cư đô thị, nồng độ các chất khí như NO2,
SO2, CO thấp hơn giới hạn quy định trong QCVN 05:2013 Tuy nhiên đối với thông số
CO, nồng độ tăng lên cao trong giờ cao điểm tại các trục đường giao thông
Ngoài ra, ô nhiễm mùi do chất hữu cơ, dinh dưỡng trong các sông, hồ, kênh rạch khu vực nội thành cũng là những vấn đề nổi cộm Ô nhiễm tiếng ồn: tại các tuyến đường giao thông lớn, ô nhiễm tiếng ồn đều vượt QCVN 26:2010 quy định đối với khung giờ từ 6 đến 21 giờ (70dbA); tuy nhiên, mức độ vượt so với QCVN không lớn
(Nguồn: Theo Chương 2 – Môi trường không khí thuộc Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2020 chuyên đề Môi trường đô thị, Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chủ dự án: Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng và Công Nghiệp Đà Nẵng 47
Hình 4 Chỉ số AQI trong tháng 4/2020 tại một số trạm quan trắc lân cận
Theo kết quả tổng hợp số liệu AQI (chỉ số chất lượng không khí) tại một số vị trí quan trắc lân cận khu vực dự án tại Đà Nẵng: Nhìn chung chỉ số AQI trung bình ngày có sự dao động từ 27 – 90, chỉ số chất lượng không khí tại Đà Nẵng ở mức trung bình (>50 và