1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

báo cáo chẩn đoán và kiểm đinh kỹ thuật ô tô

29 716 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

báo cáo chẩn đoán ,kiểm đinh kỹ thuật ô tô

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦUTrong những thập niên vừa qua ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung và ngànhcông nghiệp OTÔ nước ta nói riêng đã không ngừng nâng cao và phát triển tạo ra đượcnhững dòng xe mỹ mãn, nhưng cũng biến động thất thường của các hãng xe nổi tiếng.Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành công nghiệp OTÔ làngành giữ vị trí rất quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp hay cánhân nào Đáp ứng nhu cầu giao thong vận tải góp phần phát triển to lớn trên mọiphương diện…

Trong xu thế đó, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bám sát nhu cầu thực tếcủa thị trường lao động là điều hết sức quan trọng Vì thế thực tập tốt nghiệp là một nộidung không thể thiếu trong chương trình đào tạo kỹ sư ô tô, là cầu nối để sinh viên tiếpcận, tìm hiểu thực tế, bước đầu làm quen với môi trường làm việc, là cơ hội để trưởngthành, hoàn thiện bản thân

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Garage hà thành , tôi đã học hỏi, tíchlũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho chuyên môn Vì thời gian thực tập

có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo thực tập này thiên về lý thuyết vàkhông tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện Kính mong Quý Thầy Cô và QuýCông Ty và các anh chị, các bạn bổ sung, đóng góp ý kiến cho em Em xin chân thànhcảm ơn

Trang 2

LỜI CẢM ƠNTrải qua thời gian học tại Trường ĐH Công Nghệ GTVT cơ sở đào tạo thái nguyên ,một khoảng thời gian với em không phải là đủ để trang bị vốn kiến thức làm quen vớicông việc mang tính chuyên môn, thực tế khá cao Song từ những ngày tháng cần mẫnbước chân tới giảng đường đã giúp em đúc kết được nhiều kiến thức quý báu từ sựgiảng dạy và truyền đạt tận tình của quý Thầy, Cô ở trường giờ đây với vốn kiến thức

đã thâu nhận được từ quý Thầy, Cô giúp em bắt đầu làm quen với công việc mới, côngviệc của một kỹ năng sửa chữa OTO Qua đợt thực tập tại công ty cổ phần garage hàthành hà nội có được những kiến thức thực tế, hiểu thêm những kiến thức đã học tạitrường từ đó bổ sung thêm cho em nhiều kiến thức bổ ích hơn trong chuyên môn

Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, Lãnhđạo khoa cùng các Thầy, Cô lời cảm ơn chân thành về những kiến thức hữu ích mà emnhận được từ sự truyền đạt của Quý Thầy, Cô Đặc biệt Thầy VŨ THẾ TRUYỀN làgiáo viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin gửi đến Ban Giám Đốc cùng khối ký thuật trong công ty cổ phần HYUNDAIThái Nguyên lòng biết ơn chân thành đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡtrong suốt thời gian thực tập tại công ty

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự động viên, sự nhiệt tình chỉ bảo của QuýThầy Cô và Quý Công Ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này Kínhchúc Quý Thầy Cô và Quý Công Ty sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Thái Nguyên , ngày 08 thang 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn quang thống

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thái Nguyên ngày tháng năm 2010 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ký tên :

Trang 4

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần garage hà thành ( số 300 trần điền hà nội )

Địa chỉ: 300 trần điền hà nội

Công ty được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất, phù hợp với

những yêu cầu và tiêu chuẩn toàn cầu Tại đây, khách hàng có thể hài lòng với các dịch

vụ bảo hành bảo dưỡng (Service), cung cấp phụ tùng chính hiệu (genuine Spare-parts),

Phục vụ khách hàng tại công ty là một đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên giàu nhiệt

huyết, có trình độ cao và được đào tạo bài bản Tại đây công ty sẽ mang đến cho kháchhàng những dịch vụ tốt nhất vượt trên sự mong đợi của khách hàng

Trong đó, bộ phận Bảo dưỡng Ô tô là một phần trực thuộc Công ty, đóng một vai tròquan trọng trong việc bảo dưỡng, sữa chữa, bộ phận Bảo dưỡng Ô tô có một đội ngũ kỹ

sư, kỹ thuật viên giàu nhiệt huyết, có tay nghề cao và đã có kinh nghiệm thực tế về việcbảo dưỡng, sữa chữa, các dòng xe

Chức năng, ngành nghề:

Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô các loại

Đặt hàng các loại phụ tùng xe cao cấp nhập khẩu

Cưu hộ 24/24

Trang 5

CHƯƠNG I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1.1 Phổ biến đề cương thực tập

1.1.1 Tên học phần: THỰC TẬP CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT Ô TÔ

1.1.2 Số tín chỉ: 4

1.1.3 Trình độ: Sinh viên năm thứ năm

1.1.4 Phân bổ thời gian:

Thời gian thực hiện: 135 giờ ( 45 giờ/tuần)

1.1.5 Điều kiện tiên quyết:

Học phần học trước:

Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật ô tô Mã HP: DC3OT51

Thực tập cấu tạo ô tô 2 Mã HP: DC4OT22

1.1.6 Mục tiêu của học phần:

Trang 6

- Kiến thức: Củng cố kiến thức lý thuyết về chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa

chữa ô tô

- Kỹ năng: Lựa chọn, sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để

chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô; nắm được các biện pháp kỹ thuật, quytrình công nghệ Thu thập được các số liệu thực tế phục vụ cho đồ án tốt nghiệp

1.1.7 Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần bao gồm: Các phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí nhà xưởng, thiết bịnơi thực tập; các dạng hư hỏng thường gặp của xe - máy; tính năng, cách sử dụng cácthiết bị chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa xe - máy; quá trình công nghệ chế tạo một sốchi tiết của ô tô

1.1.8 Nhiệm vụ của sinh viên:

- Có mặt tại hiện trường, chấp hành quy định của cơ sở thực tập;

- Thực tập theo kế hoạch, yêu cầu, nội dung của chương trình thực tập;

- Ghi chép nhật ký thực tập trong quá trình thực tập;

- Hoàn thành bản Báo cáo thực tập khi kết thúc đợt thực tập;

- Bảo vệ thực tập

1.1.9 Tài liệu học tập:

- Đề cương chi tiết của đợt thực tập đã được phê duyệt;

- Các tài liệu về cấu tạo, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô; tài liệu hướng dẫn sửdụng các dụng cụ, thiết bị trong xưởng;

- Các quy định về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cháy, chữacháy;

- Các tài liệu liên quan khác

1.1.10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Thời gian có mặt tại hiện trường, ý thức chuyên cần, thực hiện nội quy, quy chếthực tập;

- Báo cáo thực tập;

- Bảo vệ thực tập

1.1.11 Thang điểm: 10 (lấy một chữ số thập phân)

1.1.12 Nội dung chi tiết học phần:

1.1.12.1 Nội dung tổng quát:

Trang 7

4 Kiểm định, chẩn đoán kỹ thuật điện ô tô 48

1.2 Nội quy garage hà thành

1.Đi làm đúng giờ ,chấm công đầy đủ ,ngày làm 8 tiếng sáng từ 8h đến 12h chiều từ13h đến 17h

2.Đi làm phải có đồng phục bảo hộ ,đầu tóc gọn gàng

3.Phải đeo găng tay khi sửa chữa và bảo dưỡng

4.Phải vệ sinh 5s sau mỗi ngày làm việc ,tiến hành vệ sinh 5s toàn công ty vào chiềuthứ 7

5.Các khoang sửa chữa được sắp sếp tổ chức hợp lý

6.Dụng cụ trang thiết bị phục vụ sửa chữa ở các tủ phải được sắp sếp gọn gàng saukhi làm xong

7.Phải phủ tai xe ,bọc ghế ,vô lăng trước khi tiến hành sửa chữa

8.Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền tùy mức độ nặng nhẹ

1.3 Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, nhà xưởng

Phần 2 ĐO, KIỂM TRA, PHÂN LOẠI CHI TIẾT 2.1 Giới thiệu chung về các dụng cụ đo

+ Đồng hồ vạn năng( VOM ) là thiết bị đo điện thông dụng với 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện Ngoài ra, một số loại đồng hồ

đo điện khác còn có chức năng đo điện trở, tần số, tụ điện, diode, thông mạch => Nếu bạn có nhu cầu sửa chữa mạch điện như kiểm tra diode, bóng bán dẫn, đo thông mạch, kiểm tra sự phóng nạp, dò, chập của tụ điện ; thì bạn chỉ cần sử dụng loại Đồng hồ vạn năng kim vì giá thành rẻ hơn nhiều => Nếu cần một chiếc đồng hồ đo điện đa năng thì bạn nên chọn đồng hồ vạn năng số Ưu điểm hiển thị nhiều kết quả đo đồng thời nhanh chóng và chính xác qua màn hình điện tử, có khả năng

ghi và lưu dữ liệu Đến với EMIN, chắc chắn bạn sẽ được tư vấn sản phẩm phù hợp nhu cầu nhất với mức giá hợp lý, sản phẩm chính hãng chất lượng, dịch vụ hậu mãi chu đáo

Trang 8

+ Đồng hồ đo ga điề hòa

+ đồng hồ đo áp suât buồng đốt

2.2 Đo, kiểm tra và phân loại các chi tiết chính của ô tô

2.2.1 Các chi tiết dạng trục

Kiểm tra các chi tiết dạng trục

Các chi tiết dạng trục như: trục khuỷu, trục cam, xu páp, đũa đẩy Đặc điểm hư hỏng củachúng là:

- Mòn các bề mặt làm việc (cổ trục), làm tăng khe hở lắp ghép giữa trục và bạc, giảm áp suất dầu bôi trơn và phát sinh tiếng va đập khi động cơ làm việc

- Biến dạng: cong, xoắn gây sai lệch góc công tác (đối với trục khuỷu) hoặc vi phạm chế

độ lắp ghép giữa trục và bạc do các cổ mất đồng tâm gây nên

- Kiểm tra vết nứt trên bề mặt ở những vùng chuyển tiếp giữa cổ trục và má Những nơi

có gờ cạch sắc hoặc những rãnh xước tế vi trên bề mặt trục do mỏi

2.2.2 Các chi tiết dạng lỗ

Các chi tiết dạng lỗ như xi lanh, lỗ ổ trục khuỷu, ổ trục cam v.v chịu mài mòn hoặc biếndạng trong quá trình làm việc Vì vậy, phương pháp kiểm tra các chi tiết dạng lỗ chủ yếu

là đo lượng mòn và sai lệch hình dạng

Nguyên tắc: dựa vào đặc tính mòn và đặc tính biến dạng của chi tiết để chọn vị trí kiểm tra Ví dụ: đối với xi lanh các vị trí cần kiểm tra là:

Vùng I mòn nhiều theo qui luật

Vùng II mòn nhiều nếu có bụi

Vùng III vị trí dưới của xi lanh, ít mòn

Tại các mặt cắt I-I, II-II, III-III kiểm tra theo các phương 1-1 và 2-2

Dụng cụ kiểm tra: thường dùng dụng cụ đo lỗ với đồng hồ so có độ chính xác 0,01mm hoặc panme đo lỗ

Cách đo: giữ cho cán đồng hồ ở vị trí thẳng đứng, bằng cách lắc qua, lắc lại sao cho kim đồng hồ dao động ít nhất

Trang 9

So sánh:

Với D0_đường kính trước sửa chữaDI1, DII1, DIII1

DI2, DII2, DIII2

Chọn Dmax để quyết định cốt sửa chữa

Đối với các chi tiết dạng lỗ khác, dựa vào đặc tính hao mòn, kích thước và yêu cầu độ chính xác của chúng để chọn dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra thích hợp:

Xác định: lượng mòn, độ côn, độ ô van, lượng mòn không đều về một phía (lệch so với đưòng tâm)

2.2.3 Các chi tiết khác

Kiểm tra độ đồng tâm

Trường hợp động cơ ít xi lanh có thể dùng dây căng và thước để kiểm tra độ không đồng tâm của các cổ trục

Kiểm tra song song và vuông góc

- Kiểm tra độ song song giữa hai dãy lỗ: hình 6.16 a) sử dụng hai trục kiểm và côn định

vị lồng vào các ổ đầu và cuối của hai hàng lỗ Đo khoảng cách giữa hai trục tại hai đầu bằng dưỡng, nếu bằng nhau chứng tỏ hai lỗ tâm cần kiểm tra song song và ngược lại

Phần 3 KIỂM ĐỊNH, CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ

3.1 Kiểm tra tổng hợp động cơ

(ngập nước chưa, bổ máy chưa) là vô cùng quan trọng khi chúng ta ra quyết định mua một chiếc xe đã qua sử dụng Hôm nay Otovina.net sẽ đưa ra bài viết chia sẻ kinh nghiệm

mà chúng tôi đã đúc kết 5 năm chuyên mua bán và sửa chữa xe ô tô

Kiểm tra tổng thể máy bằng cái nhìn đầu tiên:

Đầu tiên hãy nhìn tổng thể máy xem có khô ráo không? máy nhìn màu trắng hay đã chuyển màu thâm và sẫm màu rồi? bằng mắt thường ta cũng hoàn toàn nhận ra những đặcđiểm trên Hai trường hợp trên đều cho biết xe đã đi nhiều hay chưa, đi xe có giữ gìn hay không Tiếp theo ta đi vào chi tiết từng bộ phận của máy như sau:

Trang 10

Kiểm tra tình trạng dầu nhớt:

Kiểm tra nắp dầu máy: mở nắp đổ dầu và quan sát nắp dầu, xem màu sắc dầu xung quanh

và dưới trục cam Thường áp dụng đối với các xe đã vận hành vài năm, nếu dưới nắp dầu đóng cặn nhiều chứng tỏ lịch sử bảo dưỡng của xe không chuẩn, gây hại cho máy

Xe cần có những thứ dầu nhớt sau đây:

Nước Làm mát (cũng gọi là Anti-freeze)

Dầu máy (engine oil)

Dầu hộp số (transmission fluid)

Dầu thắng (brake fluid)

Dầu tay lái (steering fluid)

Dầu nhớt cần phải được thay mới theo định kỳ Nếu may mắn gặp được một chủ nhân chịu khó giữ lịch bảo trì, thay dầu nhớt đúng thời hạn, thì chiếc xe sẽ chạy rất bền, bất kể thời gian là 10 năm, hay 20 năm Bằng không thì dù chưa tới 10 tuổi hoặc chưa đi hết 100.000 dặm đầu tiên, cái xe cũng đã bước vào thời kỳ lão hóa, rước về chỉ tổ nặng gánh cho người chủ sau

Dầu có cặn trắng đục như sữa ở nắp dầu, nguyên nhân do nước làm mát lọt vào dầu động cơ

Kiểm tra que thăm dầu máy, dầu hộp số: xem mức dầu và màu sắc có cần bổ sung hoặc thay mới, là cơ sở để kiểm tra tiếng ồn động cơ khi nổ máy

Kiểm tra nước làm mát: mở nắp nước làm mát (lưu ý không nên mở khi vừa tắt động cơ, máy vẫn nóng), nếu có váng dầu thì cần thay ron lắp quy lát (hay còn gọi gioăng mặt máy, head gasket…)

Trước tiên, nhấc nắp đậy đầu máy (Hood) lên, và nhìn tổng quát một vòng bên trong, xem máy có sạch không? Có dấu hiệu dầu nhớt rò rỉ: Nước Coolant? Dầu tay lái? Dầu Hộp Số? Dầu Thắng? Dầu Tay Lái? Nếu đầu máy dơ bẩn, bám nhiều bụi đất, hoặc khôngđược khô ráo, thì nhiều phần đó là dấu hiệu rò rỉ Ghi nhận hình ảnh này trong óc, là vì láithử xong rồi, bạn cũng còn phải xem lại một lần nữa

Kiểm tra nắp bình dầu nhớt, xem nắp có dơ không? Nếu nhớt mà sạch thì không thế nào nắp bình lại dơ được!

Trang 11

Rút que thăm nhớt ra khỏi bình, dùng một nùi giẻ chùi cho sạch, rồi lại nhấn que thăm vào bình, lấy ra và kiểm tra Mức nhớt có đầy đủ không? Nhớt có đen bẩn không? Đen vàbẩn là 2 dấu hiệu cho thấy chiếc xe không được bảo trì đúng mức Đồng thời, tìm xem có hạt nước nào lẫn trong nhớt dính trên que thăm không? Nếu có, đây chính là một dấu chỉ

“head gasket” (miếng đệm giữa xi lanh và đầu lốc máy) có vấn đề, sửa chữa rất tốn kém

Về cơ học thì nếu động cơ và hộp số nguyên bản sẽ không có vết tháo và siết ốc Những

xe bị lỗi máy, ngập nước… (nước vào buồng đốt cong, gãy tay biên) hoặc xe đời sâu do không bảo dưỡng cẩn thận phải đại tu lại máy, động cơ sẽ được hạ xuống và tháo dỡ hoàntoàn, toàn bộ dàn ốc sẽ không còn nguyên bản như lúc mới mua

Kiểm tra ốc mặt máy xe ô tôNếu ốc mặt máy nguyên thì không được có vết vặn ốc ra, ốc không xước xát, không toét đầu…

Kiểm tra ốc xích cam ô tôNếu ốc xích cam nguyên thì không được có vết vặn ốc ra, ốc không xước xát, không toét đầu…

Trang 12

Kiểm tra keo mặt máy ô tôKeo mặt máy còn nguyên, nếu thay keo thì sẽ là keo mềm và nhìn không đẹp zin như mới.

kiểm tra ốc cổ xả ô tôNhìn là biết còn zin vì chưa thấy đầu ốc bị xước xát do tác động của kìm…

Kiểm tra hộp số ô tôToàn bộ ốc đáy họp số phải nguyên, chưa bị xoay ra để sửa chữa…hình minh họa rất chi tiết nhé

Trang 13

Kiểm tra đáy tắc te ô tô

kiểm tra ốc hộp số ô tôHộp số nguyên bản thì keo hộp số và dàn ốc hộp số phải nguyên bản như hình trên.Kiểm tra hệ thống xả thải:

Có hai trường hợp cần chú ý về khói xe như sau:

Khói xanh lam (blue smoke): nếu khói từ ống xả có màu xanh lam khi khởi động là dấu hiệu dầu bôi trơn đã lọt vào buồng đốt

Khói đen: nhiên liệu thừa trong khí thải hoặc muội từ ống xả

Ngoài ra, chúng ta nên coi cái bình điện (battery) Nếu thấy các cọc bình bị ăn mòn quá nhiều với “muội” trắng phùn đầy, thì đây lại là một dấu hiệu cho thấy chủ xe săn sóc xe không được cẩn thận lắm

Trang 14

Kết hợp với tình trạng dầu nhớt không hợp lý, lại thêm dấu chỉ về sự bê trễ cẩu thả của chủ xe, người mua có thể good-bye, không có gì tiếc nuối.

3.2 Đo, kiểm tra các bộ phận

+ dung máy chuẩn đoán

+ dung đồng hồ đo điện để kiểm tra điện

3.2.1 Đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ

3.2.2 Kiểm tra, điều chỉnh bộ chế hoà khí, hệ thống phun xăng điện tử (EFI)

+ Bàn đạp ga trên xe được nối với van tiết liệu, van có nhiệm vụ điều chỉnh lượng khôngkhí cung cấp cho động cơ Khi bàn đạp ga được nhấn, van tiết liệu mở ra cho không khí hút vào nhiều hơn Lúc đó, bộ phận điều khiển động cơ ECU sẽ nhận biết được độ mở của van tiết liệu, để điều chỉnh lượng xăng phun vào động cơ Khi van tiết liệu mở, cần lập tức điều chỉnh lượng xăng để động cơ được cung cấp đủ xăng, nếu không khi khởi động, xe sẽ có cảm giác bị ngắc

Các cảm biến theo dõi liên tục lượng không khí hút vào xy lanh cũng như lượng oxy thoát ra ở ống xả Dựa vào các thông tin này, bộ ECU có thể điều chỉnh tỷ lệ hòa trộn nhiên liệu tối ưu cho động cơ

Ống phun nhiên liệu

Ống phun nhiên liệu là một van điều khiển bằng điện tử Thông qua một máy bơm nhiên liệu, vòi phun được cung cấp xăng đã điều áp Van có khả năng đóng mở nhiều lần trong một giây

Khi vòi phun được kích điện, nó mở ra, xăng được bơm với áp suất cao qua đầu phun cựcnhỏ Đầu phun được thiết kế phun xăng mịn như sương để đốt cháy dễ dàng

Bộ ECU tính toán lượng xăng phun vào bằng thời gian mở van, van mở càng lâu lượng xăng càng nhiều

Các vòi phun nhiên liệu được gắn sát ngay các ống hút của động cơ Một ống nhiên liệu chứa xăng nén cung cấp xăng cho các vòi phun

Cảm biến động cơ

Để tối ưu tỉ lệ nhiên liệu hòa trộn trong mọi điều kiện làm việc của động cơ, ECU phải theo dõi và xử lí rất nhiều thông tin từ các cảm biến Dưới đây là một vài cảm biến quan trọng:

– Cảm biến lượng khí nạp để đo lượng không khí xy lanh hút vào

Ngày đăng: 10/12/2018, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w