Trong quá trình xác định tỷ giá hối đoái, nghiên cứu tìm thấy độ mở thương mại được kết nối với tốc độ tăng trưởng và tỷ giá hối đoái của các quốc gia.. Theo nghiên cứu của Trần Văn Hùng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN VÕ THỦY TIÊN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN VÕ THỦY TIÊN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ―Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam‖ là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Võ Thủy Tiên
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Các lý thuyết liên quan 4
2.1.1 Lý thuyết tỷ giá hối đoái theo trường phái Keynes 4
2.1.2 Lý thuyết về độ co giãn 5
2.1.3 Cách tiếp cận tiền tệ 5
2.1.4 Cách tiếp cận cân bằng danh mục 5
2.1.5 Lý thuyết ngang giá sức mua 6
2.1.6 Khung khái niệm 9
2.2 Một số yếu tố xác định của tỷ giá hối đoái 10
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 10
2.2.2 Cung tiền 10
2.2.3 Chênh lệch lãi suất 11
2.2.4 Dự trữ ngoại hối 11
2.2.5 Lạm phát 12
2.2.6 Độ mở thương mại 12
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm 12
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
Trang 53.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 32
3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị 36
3.3 Phương pháp ARDL 38
3.3.1 Thiết lập mô hình 39
3.3.2 Kiểm định đường bao (F-Bounds Test) và mô hình sai số hiệu chỉnh 41
3.4 Vận dụng mô hình ARDL 43
3.4.1 Lựa chọn độ trễ 44
3.4.2 Kiểm định F-bound 45
3.5 Kiểm định chẩn đoán 45
3.5.1 Kiểm định tính ổn định 46
3.5.2 Kiểm định tương quan chuỗi 46
3.5.3 Kiểm định phương sai thay đổi 47
3.5.4 Kiểm định lỗi xác định hồi quy 47
3.5.5 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 48
3.6 Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto 48
3.7 Tóm tắt khung phân tích 49
PHẦN 4: KẾT QUẢ 51
4.1 Kiểm định tính dừng 51
4.2 Lựa chọn độ trễ 52
4.3 Kiểm định đường bao 53
4.4 Các kiểm định thống kê chẩn đoán 54
4.5 Phân tích các kết quả hồi quy ngắn hạn và dài hạn 56
4.5.1 Kết quả ước lượng ngắn hạn 56
4.5.2 Kết quả ước lượng dài hạn 58
4.6 Kiểm định nhân quả 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARDL: Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
CPI: Chỉ số sản xuất tiêu dùng
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố
ảnh hưởng 22
Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu và nguồn của dữ liệu nghiên cứu 33
Bảng 3.2: Thống kê mô tả 35
Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng ADF 51
Bảng 4.2: Kiểm định đường bao 54
Bảng 4.3: Kiểm định chẩn đoán 55
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng ngắn hạn với biến phụ thuộc là ∆LnNEER 56
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng dài hạn của mô hình ARDL(4,0,1,4,4,4,4) với biến phụ thuộc là NEER 58
Bảng 4.6: Lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR 60
Bảng 4.7: Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto 61
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Khung khái niệm 10
Hình 3.1 Xu hướng các biến số 36
Hình 4.1 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình ARDL 52
Hình 4.2 Kết quả kiểm định tính ổn định của hệ số ước lượng 55
Trang 9PHẦN 1: GIỚI THIỆU
Tỷ giá hối đoái đã được thảo luận trong rất nhiều nghiên cứu do vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế một quốc gia cũng như đối với các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế Tỷ giá hối đoái của một quốc gia cho thấy khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế quốc tế và tăng cường sự ổn định bên trong của một quốc gia (Gala
và Lucinda, 2006) Việc đánh giá quá cao hoặc quá thấp của đồng nội tệ gây nên chủ yếu bởi sự chuyển động của tỷ giá hối đoái Tỷ giá thể hiện giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ (Khattak và cộng sự, 2012) Tỷ giá hối đoái xuất hiện sự bất ổn lớn từ đỉnh của chế độ Bretton-Woods Một số nhà nghiên cứu thảo luận về tỷ giá hối đoái do tầm quan trọng và ảnh hưởng toàn cầu của nó đối với sự ổn định kinh tế, hiệu quả, mô hình thương mại và đầu tư (Ahmed, 2009; Algieri, 2011; Frankel & Rose, 1996; Meese & Rogoff, 1983; Mirchandani, 2013) Các nghiên cứu được tiến hành nhằm dự báo kết quả ổn định và không ổn định của tỷ giá hối đoái Sự ổn định về tỷ giá hối đoái dẫn đến cải thiện đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và thay đổi thuận lợi trong cán cân thương mại quốc gia (Berka & Devereux, 2010; Drine & Rault, 2006; Edwards, 1988; Khattak và cộng sự, 2012; Jawaid & Raza , 2013a) Sự không ổn định trong xu hướng của tỷ giá hối đoái làm tăng thâm hụt thương mại, làm tăng lạm phát và cắt giảm mức đầu tư (Eichengreen, 2008; Xiaopu, 2002) Điều gì xác định tỷ giá hối đoái là một vấn
đề còn gây tranh cãi trong nhiều nghiên cứu Balassa (1964) đề xuất rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế được bổ sung bằng sự tăng giá của đồng nội tệ của quốc gia đó Tăng trưởng kinh tế tốt hơn và sản xuất trong nước thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia Sự gia tăng sản xuất cho thấy quốc gia đang nhận được doanh thu dự kiến của mình Sự cải thiện trong doanh thu tạo ra nhu cầu đối với đồng nội tệ và mang lại
sự định giá cao cho nó (Bleaney, 1996) Trong quá trình xác định tỷ giá hối đoái, nghiên cứu tìm thấy độ mở thương mại được kết nối với tốc độ tăng trưởng và tỷ giá hối đoái của các quốc gia Độ mở thương mại phản ánh mức độ thương mại giữa các quốc gia và nền kinh tế Độ mở thương mại cho thấy tác động tiêu cực và tích cực đến
Trang 10tỷ giá hối đoái của một quốc gia (Drine & Rault, 2006; Hau, 2002; Lartey, Mandelman,
& Acosta, 2008; Xiaopu, 2002) Mối quan hệ tiêu cực của độ mở thương mại thường giải thích sự đóng góp ít hơn của xuất khẩu so với nhập khẩu (Hsieh, 1982) Giá trị của hàng nhập khẩu tăng lên làm tăng nhu cầu ngoại tệ và làm giảm giá trị của đồng nội tệ (MacDonald & Ricci, 2005) Ngược lại, nếu đóng góp của xuất khẩu lớn hơn trong độ
mở thương mại của một quốc gia, điều này sẽ được phản ánh trong sự định giá cao của đồng nội tệ Ngang giá sức mua điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua lạm phát Lý thuyết nói rằng ở các quốc gia để tỷ giá hối đoái dao động, trạng thái cân bằng sẽ xảy
ra khi các quốc gia này nắm giữ sức mua tương đương Điều này kết luận rằng nếu một trong các quốc gia có mức giá cả cao hơn, đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ phải đối mặt với sự mất giá (Engel & Rogers, 2001) Tỷ lệ lạm phát cao hơn làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của quốc gia trên thị trường quốc tế Kết quả là làm giảm xuất khẩu của quốc gia và giảm nhu cầu nội tệ (Smith, 1999) Điều này cuối cùng dẫn đến giá trị thấp hơn của đồng nội tệ (Kulkarni & Ishizaki, 2002) Một yếu tố quyết định thú vị khác của tỷ giá hối đoái là lãi suất được thể hiện bằng cách tiếp cận ngang giá lãi suất (Dornbusch, 1983; Effiong, 2014; Frenkel & Razin, 1992) Theo cách tiếp cận này, lãi suất của quốc gia tăng lên sẽ làm tăng giá trị của đồng nội tệ (Clostermann
& Schnatz, 2000) Lợi nhuận lớn hơn do lãi suất cao hơn thu hút nhà đầu tư và gia tăng luồng vốn chảy vào thị trường Điều này dẫn đến sự cải thiện cầu nội tệ và nâng cao giá trị của nó (Bailliu, Lafrance, & Perrault, 2003; Neumeyer & Perri, 2005) Ngoài ra, cung tiền mở rộng giảm lãi suất mang lại sự mất giá của đồng nội tệ (Saeed, Awan, Sial, & Sher, 2012) Cung tiền dồi dào phản ánh khả năng tiếp cận của các quỹ trên thị trường để mua hàng hóa và dịch vụ Để đáp ứng nhu cầu dư thừa này, các nhà sản xuất
sẽ sử dụng nhiều lao động hơn Điều này sẽ làm tăng chi phí đầu ra và sau đó dẫn đến giá cao hơn để đáp ứng thêm chi phí sản xuất (Bleaney & Fielding, 2002) Mức giá cao hơn kết thúc bằng sự mất giá của đồng nội tệ (Abbas, Khan, & Rizvi, 2011; Khattak và cộng sự, 2012; Wilson, 2009)
Trang 11Trước vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế, mục đích chính của bài nghiên cứu là tiến hành đánh giá các nhân tố xác định của tỷ giá danh nghĩa đa phương tại Việt Nam cùng hướng nhân quả giữa chúng, trong giai đoạn 2000Q1 – 2017Q1, thông qua mô hình ARDL, đề xuất bởi Pesaran và cộng sự (2001), nghiên cứu này giúp làm rõ hơn các vấn đề như các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá danh nghĩa đa phương Các nhân tố được tác giả lựa chọn là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chênh lệch lãi suất, cung tiền, độ mở thương mại và dự trữ ngoại hối Tóm lại, mục tiêu của tác giả nhằm tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:
i) Các nhân tố có tác động ra sao đến tỷ giá danh nghĩa đa phương tại Việt Nam? ii) Nếu có thì các nhân tố này tác động như thế nào đến tỷ giá danh nghĩa đa phương tại Việt Nam?
iii) Hướng nhân quả giữa các nhân tố và tỷ giá danh nghĩa đa phương tại Việt Nam?
Tác giả hi vọng, nghiên cứu sẽ cung cấp những hiểu biết mới, giải thích những biến động trong tỷ giá do các nhân tố kinh tế gây ra, từ đó, giúp ích cho các nhà hoạch định trong việc xây dựng các chính sách phù hợp và hiệu quả, giữ vững sự ổn định của nền kinh tế Các phần còn lại của nghiên cứu bao gồm: Phần 2 trình bày các lý thuyết xoay quanh tỷ giá cùng các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố xác định
tỷ giá; Phần 3 trình bày mô hình ARDL cùng dữ liệu nghiên cứu; Phần 4 trình bày kết
quả nghiên cứu và Phần 5 đưa ra kết luận cùng các hàm ý chính sách
Trang 12PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các lý thuyết liên quan
Giới kinh tế lẫn các chuyên gia tài chính vẫn chưa đồng ý về lý thuyết duy nhất xác định tỷ giá hối đoái Các lý thuyết về khái niệm tỷ giá hối đoái có thể được phân loại thành hai nhóm truyền thống hoặc hiện đại (Musyoki và cộng sự, 2012) Các lý thuyết truyền thống dựa trên dòng chảy thương mại và tài chính, và ngang giá sức mua PPP cũng là lời giải thích quan trọng cho các biến động của tỷ giá trong dài hạn Những lý thuyết này gồm: phương pháp tiếp cận độ co giãn (the elasticity approach) để xác định tỷ giá, phương pháp tiền tệ (the monetary approach) để xác định tỷ giá hối đoái, phương pháp cân bằng danh mục đầu tư (the portfolio balance approach) để xác định tỷ giá hối đoái và lý thuyết ngang giá sức mua về xác định tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, lý thuyết hiện đại tập trung vào tầm quan trọng của vốn và dòng vốn quốc tế, và
do đó, giải thích sự biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái và khuynh hướng trong dài hạn
2.1.1 Lý thuyết tỷ giá hối đoái theo trường phái Keynes
Lý thuyết được phát triển bởi Keynes (1936), tác giả giải thích rằng tỷ giá hối đoái được quyết định bởi cung và cầu tiền tệ của các quốc gia Cung và cầu ngoại tệ được xác định bởi cán cân thanh toán quốc tế BOP của hàng hóa và dịch vụ, và tỷ giá phụ thuộc vào cán cân tài khoản vãng lai cũng như phụ thuộc vào thu nhập quốc dân Argy (1982) đưa ra lý thuyết trường phái Keynesian mới cho thấy tỷ giá hối đoái được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ và cán cân tài khoản vãng lai là nhân tố chính để xác định cung cầu ngoại tệ Sự khác biệt với lý thuyết gốc là Argy (1982) cho rằng tài khoản vãng lai bị ảnh hưởng bởi thu nhập quốc gia, mức giá ở hai quốc gia và tỷ giá hối đoái Tác giả kết luận rằng tỷ giá hối đoái cân bằng được xác định bởi chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, thu nhập nước ngoài, mức giá, lãi suất và kỳ vọng ở hai quốc gia
Trang 132.1.2 Lý thuyết về độ co giãn
Alexander (1951, 1952) giới thiệu phiên bản vĩ mô của lý thuyết hấp thụ (Habib, 2001), từ góc nhìn kế toán quốc gia, suy ra cán cân thương mại là sự khác biệt giữa tổng sản lượng sản xuất và sự hấp thụ (tổng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ) trong nền kinh tế Nếu hấp thụ trong nền kinh tế vượt quá sản lượng sản xuất thì xảy ra
sự thiếu hụt trong cán cân thương mại và điều này gây áp lực lên tỷ giá theo chiều hướng giảm giá Việc mất giá của tỷ giá hối đoái có thể bằng cách giảm giảm hấp thụ (nhập khẩu) và tăng sản lượng (xuất khẩu) mang lại sự cân bằng trong dòng chảy thương mại Một hàm ý của sự hấp thụ là vấn đề thâm hụt kép (twin deficit) liên kết thâm hụt nội bộ với thâm hụt bên ngoài
mở rộng làm giảm lãi suất và mất giá tiền tệ trong khi chính sách tài khóa mở rộng làm tăng lãi suất và định giá cao tiền tệ trong ngắn hạn Cách tiếp cận tỷ giá hối đoái này giả định cân bằng thị trường tiền tệ và sức mua tồn tại, do đó, nguồn cung trong nước
và nước ngoài, sản lượng và chênh lệch lãi suất là yếu tố quyết định chính của tỷ giá hối đoái (Caves và cộng sự, 1990)
2.1.4 Cách tiếp cận cân bằng danh mục
Trong mô hình cân bằng danh mục đầu tư, tỷ giá hối đoái được xác định là giá tài sản (Rodrique, 1980) Các nhà quản lý nắm giữ trái phiếu trong nước và nước ngoài
Trang 14(Habib, 2001) Thành phần của danh mục tài sản phụ thuộc vào lợi nhuận tương đối của các tài sản khác nhau Mô hình giả định giữ ngang giá lãi suất xảy ra và xác định tỷ giá hối đoái ngắn hạn, và PPP xác định tỷ giá hối đoái dài hạn Theo Habib (2001), đây
là mô hình đầu tiên giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái
2.1.5 Lý thuyết ngang giá sức mua
Tác giả đề cập đến lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) khi xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái Lý thuyết ngang giá sức mua được phát triển bởi nhà kinh tế học người Thụy Điển Gustavav Casell vào năm 1920 khi xem xét mối quan hệ giữa giá cả của một hàng hóa nhất định tính bằng đồng tiền của các nước khác nhau
Lý thuyết ngang giá sức mua được xây dựng dựa trên một số giả định cơ bản Các giả định này chủ yếu là tạo ra một thị trường mà không có các rào cản khi thực hiện các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá:
i) Không có chi phí giao dịch
ii) Thị trường là hoàn hảo, chính phủ của các quốc gia không sử dụng các hàng rào mậu dịch và các hàng rào mậu dịch ẩn Hàng hóa có thể được trao đổi và di chuyển một cách tự do
iii) Các nhà kinh doanh chênh lệch giá đều nắm bắt được tất cả những thông tin
về giá cả hàng hóa trên thế giới một cách hoàn hảo
Hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối cho rằng: tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ mức giá của rổ hàng hoá giữa hai quốc gia Do
đó, tiền tệ của quốc gia này sau khi được quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa đó sẽ có sức mua tương đương trong quốc gia kia Gọi S là tỷ giá hối đoái danh nghĩa cân bằng; P*
là giá của rổ hàng hóa nước ngoài; P là giá của rổ hàng hóa trong nước
Trang 15
Hình thức ngang giá sức mua tương đối cho rằng: tỷ lệ lạm phát của một quốc gia chỉ có thể cao hơn (thấp hơn) so với tỷ lệ lạm phát của một quốc gia khác khi mà tỷ giá hối đoái sụt giảm (gia tăng) (Copeland, 2005) Phần trăm thay đổi trong đồng ngoại
tệ sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới của cả hai nước
( )( )
trong đó: : mức lạm phát nước ngoài; : mức lạm phát trong nước; : % thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ
Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua Nếu thì dương Điều này hàm ý rằng đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài Nếu thì âm Điều này hàm ý rằng đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát nước ngoài vượt quá lạm phát ở trong nước
Công thức này thể hiện rằng phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gần bằng với chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia Có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề liệu ngang giá sức mua có tồn tại liên tục hay không Theo nghiên cứu của Trần Văn Hùng (2017), nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra để giải thích cho vấn đề ngang giá sức mua không tồn tại liên tục:
i) Tác động của các yếu tố khác đến tỷ giá hối đoái: Ngoài chênh lệch lạm phát thì còn có nhiều yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như chênh lệch lãi suất hay các biện pháp kiểm soát của chính phủ,…Trong lý thuyết ngang giá sức mua,
sự điều chỉnh trong tỷ giá là do hành vi của những nhà kinh doanh chênh lệch giá hàng
Trang 16hóa tạo nên, và những giao dịch này được ghi nhận trong tài khoản vãng lai Trong khi
đó, trong lý thuyết ngang giá lãi suất, sự điều chỉnh tỷ giá là do hành vi của những nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá tài sản tạo nên, và những giao dịch này được ghi nhận trong tài khoản vốn Chính vì vậy, mức độ tác động nào đến tỷ giá mạnh hơn còn phụ thuộc vào những giao dịch trên tài khoản vốn hay trên tài khoản vãng lai chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cán cân thanh toán
ii) Không có hàng hóa thay thế cho hàng nhập khẩu: Theo lý thuyết ngang giá sức mua, khi giá cả trở nên cao hơn một cách tương đối ở quốc gia này, thì tại quốc gia kia sẽ ngưng nhập khẩu và chuyển sang sử dụng hàng nội địa để thay thế hàng nhập khẩu Nhưng không phải lúc nào cũng có hàng hóa thay thế cho hàng nhập khẩu đó Chính vì vậy, tỷ giá sẽ không điều chỉnh đúng như ngang giá sức mua dự kiến
iii) Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn: Lý thuyết ngang giá sức mua dựa trên giả định thị trường hoàn hảo và không có chi phí giao dịch Trong thực tế, chính phủ các nước vẫn sử dụng các hàng rào mậu dịch và các hàng rào mậu dịch ẩn để can thiệp dòng hàng hóa vào và ra khỏi quốc gia Chính vì vậy, việc xuất hiện các hàng rào mậu dịch này sẽ làm gia tăng chênh lệch giá của những hàng hóa giống nhau tại các quốc gia khác nhau trên thế giới
iv) Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa: Có những loại hàng hóa
và dịch vụ đồng nhất với nhau, nhưng mức giá vẫn chênh lệch nhau giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới Nguyên nhân dẫn đến mức chênh lệch này là do các loại hàng hóa này có tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch lớn Chính vì vậy, đối với những hàng hóa này thì không thể kinh doanh chênh lệch giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới
v) Thông tin bất cân xứng: Lý thuyết ngang giá sức mua dựa trên giả định rằng tất cả những nhà kinh doanh chênh lệch giá đều nắm bắt toàn bộ thông tin về giá cả hàng hóa trên thế giới một cách hoàn hảo Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào những nhà kinh doanh chênh lệch giá cũng nắm bắt đầy đủ và chính xác toàn bộ thông
Trang 17tin về giá cả hàng hóa trên thế giới Bất kể có một nhóm nhỏ những nhà kinh doanh chênh lệch giá nắm bắt thông tin một cách hoàn hảo, thì các giao dịch của họ cũng không đủ lớn để thu hẹp được mức chênh lệch giá hàng hóa, và mức chênh lệch giá này vẫn tồn tại
vi) Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào rổ hàng hóa dùng để tính chỉ số giá sẽ khác nhau ở những quốc gia khác nhau Chính vì vậy, ngay từ ban đầu giá cả của rổ hàng hóa của các nước không thể giống nhau hoàn toàn
Bên cạnh đó, nhiều tranh luận cho rằng ngang giá sức mua trong thực tế không luôn luôn tồn tại Theo Copeland (2005), Dornbusch đã nhận thấy giá cả trong thị trường hàng hóa được điều chỉnh chậm hơn so với tốc độ điều chỉnh của thị trường tài chính Vì vậy, thị trường tài chính phải điều chỉnh vượt mức với các cú sốc để bù đắp cho sự neo giá trong thị trường hàng hóa Khi đó, tỷ giá hối đoái có khuynh hướng biến động quá mức so với mức cân bằng trong ngắn hạn so với sự thay đổi trong giá cả hàng hóa Điều này là do có sự chênh lệch về tốc độ điều chỉnh giá cả giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Chính vì thế, ngang giá sức mua sẽ lệch đi trong ngắn hạn
2.1.6 Khung khái niệm
Khung khái niệm được cấu trúc từ một tập hợp các ý tưởng mở rộng và lý thuyết giúp nhà nghiên cứu xác định đúng vấn đề mà họ đang xem xét Từ các lý thuyết trên cùng các nghiên cứu trước đây của Danga và Kiptui (2016), Raza và Afshan (2017), nghiên cứu lựa chọn 6 biến giải thích ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và sử dụng chúng
để tạo thành khung khái niệm như trong Hình 2.1 bên dưới:
Trang 18Hình 2.1 Khung khái niệm
2.2 Một số yếu tố xác định của tỷ giá hối đoái
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Balassa (1964) đề xuất rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế được bổ sung bằng sự tăng giá của đồng nội tệ của quốc gia đó Tăng trưởng kinh tế tốt hơn và sản xuất trong nước thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia Sự gia tăng sản xuất cho thấy quốc gia đang nhận được doanh thu dự kiến của mình Sự cải thiện trong doanh thu tạo ra nhu cầu đối với đồng nội tệ và mang lại sự định giá cao cho nó (Bleaney, 1996)
Trang 19sự định giá cao tỷ giá hối đoái (Frenkel và Johnson, 2013) Tác giả nói thêm rằng cơ quan tiền tệ sẽ buộc phải mua ngoại hối Một nghiên cứu được thực hiện bởi Wilson (2009) cũng xác nhận việc tăng cung tiền gây ra sự sụt giảm tỷ lệ tiền tệ, khi ông kiểm tra tỷ giá hối đoái hiệu dụng giữa USD và các đối tác thương mại bình quân có trọng số
ở châu Phi Hsien (2009) cũng tìm thấy tổng tiền thực làm tăng sự định giá thấp của đồng Rupian Indonesia trên USD Saeed và cộng sự (2012) cũng kết luận rằng sự gia tăng tương đối cung ứng tiền làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tuy nhiên, Jamal (2005) và Zada (2010) phát hiện ra rằng không có mối quan hệ mật thiết giữa cung tiền
và tỷ giá hối đoái
2.2.3 Chênh lệch lãi suất
Bằng cách kiểm soát lãi suất, ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái Thay đổi trong lãi suất, ví dụ khi lãi suất cao hơn tương đối so với các quốc gia khác, điều này sẽ thu hút vốn nước ngoài và khiến tỷ giá tăng lên Điều ngược lại xảy ra, khi lãi suất thấp làm giảm tỷ giá Kiểm định thực nghiệm của Macso - Fernandez và cộng sự (2002) cũng nhận thấy rằng sự gia tăng chênh lệch lãi suất giữa khu vực Euro và phạm vi rộng sẽ mang lại sự định giá cao đáng kể của đồng Euro Ogun (2012) và Zada (2010) tìm thấy một số kết quả trái ngược với Jamal (2005), khi các tác giả nhận thấy rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa giá trị tiền tệ của Hàn Quốc và lãi suất trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
2.2.4 Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là tài sản do ngân hàng trung ương nắm giữ thường bằng các loại tiền dự trữ khác nhau chủ yếu bằng USD Chúng được ghi nhận trong cán cân thanh toán và nằm trong tài khoản vốn Saeed và cộng sự (2012) kết luận rằng sự gia tăng cán cân dự trữ ngoại hối tương đối sẽ tăng tỷ giá danh nghĩa, trong khi Kriljenko
và Habermeier (2004) tìm thấy kết quả mâu thuẫn rằng dự trữ tỷ giá hối đoái không tương quan mạnh với biến động tỷ giá hối đoái
Trang 202.2.5 Lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế dẫn đến sự mất giá của tiền tệ Ngang giá sức mua điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua lạm phát Lý thuyết nói rằng ở các quốc gia để tỷ giá hối đoái dao động, trạng thái cân bằng sẽ xảy ra khi các quốc gia này nắm giữ sức mua tương đương, nếu một trong các quốc gia có mức giá cả cao hơn, đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ phải đối mặt với sự mất giá (Engel & Rogers, 2001) Tỷ lệ lạm phát cao hơn làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của quốc gia trên thị trường quốc tế dẫn đến làm giảm xuất khẩu của quốc gia và giảm nhu cầu nội tệ (Smith, 1999), cuối cùng dẫn đến giá trị thấp hơn của đồng nội tệ (Kulkarni
& Ishizaki, 2002)
2.2.6 Độ mở thương mại
Độ mở thương mại của nền kinh tế được xác định là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội Theo nghiên cứu của Siddiqui và cộng sự (1996) kết luận rằng độ mở thương mại hỗ trợ trong việc định giá cao tỷ giá hối đoái Elbadawi và Soto (1997) thảo luận về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷ giá hối đoái thực kết quả của mô hình sai số hiệu chỉnh và kỹ thuật đồng liên kết cho thấy độ mở thương mại lớn hơn được đảm bảo bằng sự mất giá tỷ giá hối đoái thực Kết hợp các điều khoản thương mại và độ mở thương mại với tỷ giá hối đoái, Ahmed (2009) cung cấp các bằng chứng: điều khoản thương mại và độ mở thương mại ảnh hưởng đáng kể đến cân bằng tỷ giá hối đoái, kết quả cũng cho thấy rằng độ mở thương mại có vai trò quan trọng trong việc dự đoán tỷ giá hối đoái của Ấn Độ trong dài hạn
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm
Trong nghiên cứu thực nghiệm gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác nhau đã thử nghiệm và xác định nhiều biến (yếu tố quyết định) ảnh hưởng đến tỷ
Trang 21giá hối đoái Chúng ta bắt đầu với nghiên cứu của Wilson (2009), kiểm tra tỷ giá hối đoái hiệu dụng của USD và đối tác thương mại trung bình có trọng số của Hoa Kỳ Nghiên cứu tìm thấy cung tiền có liên quan cùng chiều đến tỷ giá hối đoái hiệu dụng có nghĩa là tăng cung tiền gây ra sự suy giảm trong giá trị của tiền tệ Lãi suất, chi tiêu chính phủ và thâm hụt ngân sách (thâm hụt chia cho GDP) có liên quan ngược chiều với tỷ giá hối đoái Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận tiền tệ và kết quả cung cấp
hỗ trợ cho hiệu lực lâu dài của phương pháp tiếp cận tiền tệ nhằm giải thích tỷ giá hối đoái Thâm hụt và nợ tồn đọng được tài trợ bởi nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài
có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn nhưng không phải trong ngắn hạn Trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái hiệu dụng là độc lập với nợ và thâm hụt
Atif và cộng sự (2012) chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái của Úc, sử dụng các yếu tố kinh tế và phi kinh tế Sử dụng dữ liệu hàng quý và hàng năm trong giai đoạn 1975-2012, tác giả cho rằng các thành phần thương mại của Úc và các chỉ số kinh tế vĩ mô như xuất khẩu ròng, GDP và tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, vai trò của lãi suất và lạm phát không đáng kể Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của các hiệu ứng không quan sát được như các sự kiện chính trị và những cú sốc bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Kiểm định đồng liên kết Engle-Granger thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và các biến hồi quy
Saeed và cộng sự (2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá USD theo PKR trong khuôn khổ tiếp cận tiền tệ sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1982 đến tháng 4 năm 2010 Các tác giả sử dụng phương pháp ARDL đồng liên kết và mô hình sai số hiệu chỉnh để phân tích kết quả Các biến mà họ sử dụng là cung tiền, dự trữ ngoại hối
và tổng số nợ của Pakistan liên quan đến Mỹ và bất ổn chính trị như một biến giả Kết quả thực nghiệm khẳng định rằng cung tiền, nợ và cán cân dự trữ ngoại tệ là yếu tố
Trang 22quyết định đáng kể tỷ giá giữa PKR và USD Bất ổn chính trị cũng có tác động tiêu cực đến giá trị của đồng nội tệ
Rucha và Burange (2013) nghiên cứu các yếu tố xác định ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực ở Ấn Độ, sử dụng dữ liệu hàng quý từ 1993Q1 đến 2011Q4 Các yếu tố quyết định cơ bản được xem xét là sự khác biệt về năng suất, chi tiêu chính phủ, thể chế đầu tư nước ngoài, chênh lệch lạm phát, các điều khoản thương mại, dự trữ ngoại hối và tài sản ròng Kiểm định đường bao ARDL giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến này xác nhận mối quan hệ dài hạn giữa chúng
Kamal (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái đối USD theo Taka Bangladesh, sử dụng phương pháp ARDL Tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1984 đến tháng 4 năm 2012 Tác giả nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái và biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tạo thành một vector đồng liên kết Tác giả quan sát thấy rằng cung tiền và gia tăng gánh nặng dịch vụ nợ dẫn đến giảm giá thực tiền tệ trong khi tăng dự trữ ngoại hối dẫn đến tăng giá tiền tệ Bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đáng kể đến giá trị của tiền tệ Tác giả áp dụng kiểm định tính dừng Augmented Dickey-Fuller (ADF), phương pháp ARDL để ước tính mối quan
hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái BDT/USD danh nghĩa và các biến giải thích
Zada (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của Pakistan trong giai đoạn 1979 đến 2008 Nghiên cứu sử dụng nhiều mô hình hồi quy, trong đó tỷ giá hối đoái được coi là biến phụ thuộc trong khi lạm phát, lãi suất, dự trữ ngoại hối, cung tiền, cán cân thương mại và tổng sản phẩm quốc nội là các biến độc lập Nghiên cứu cho thấy lạm phát, lãi suất và dự trữ ngoại hối ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá và duy trì ở mức ý nghĩa 1% trong khi các biến khác GDP, cung tiền và thâm hụt thương mại tác động không đáng kể
Villavicencio và Bara (2006) khám phá hành vi tỷ giá hối đoái thực ở Mexico từ năm 1960 đến 2005 sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) Nghiên cứu
Trang 23chứng minh rằng sự khác biệt về năng suất đại diện bởi GDP thực tế trên chênh lệch vốn, lãi suất cao hơn và quy mô tài sản nước ngoài ròng có xu hướng định giá cao tỷ giá hối đoái thực của Mexico
Ở Ấn Độ, mô hình ARDL được Kumar (2010) áp dụng để phân tích tỷ giá hối đoái thực tại Ấn Độ dựa theo Edwards (1998), mô hình hóa tác động của sự khác biệt
về năng suất, chi tiêu chính phủ, tài sản ngoại hối, kỳ hạn thương mại và độ mở bên ngoài là yếu tố quyết định chính của tỷ giá hối đoái thực của đồng rupee so với USD Tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý từ 1997Q2 đến 2009Q2 và nhận thấy rằng chênh lệch năng suất là ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tỷ giá hối đoái thực, tài sản ngoại hối và
kỳ hạn thương mại cũng có ý nghĩa và tương quan nghịch với tỷ giá hối đoái thực Tại châu Phi, Insah và Chiaraah (2013) xác định các nguồn biến động tỷ giá hối đoái ở Ghana sử dụng mô hình ARDL và dữ liệu hàng năm từ năm 1980 đến năm
2012 Nghiên cứu cho rằng chi tiêu chính phủ, nợ trong nước và bên ngoài là yếu tố quyết định chính biến động tỷ giá hối đoái thực
Iyke và Odhiambo (2015) xác định các yếu tố quyết định cơ bản của tỷ giá hối đoái dài hạn ở Nam Phi Các tác giả ước tính tỷ giá hối đoái thực cân bằng cho Nam Phi sử dụng một tập dữ liệu giai đoạn 1975 đến 2012 Các tác giả tiến hành kiểm định đồng liên kết bằng cách sử dụng kiểm định đường bao ARDL Các tác giả tìm thấy các điều khoản thương mại, độ mở thương mại, chi tiêu chính phủ, tài sản nước ngoài ròng
và giá hàng hóa thực là yếu tố quyết định dài hạn của tỷ giá hối đoái thực tại Nam Phi Were và cộng sự (2011) thực hiện một cuộc điều tra xác định tỷ giá hối đoái ở Kenya bằng cách sử dụng phương pháp mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh để phát hiện ra các mối quan hệ dài hạn Các tác giả thấy rằng cán cân tài khoản vãng lai có vai trò trong việc xác định tỷ giá hối đoái Kết quả cho thấy cán cân tài khoản vãng lai tăng, lãi suất trong nước cao hơn tương đối so với lãi suất nước ngoài, cũng như sự gia tăng của giá cả nước ngoài dẫn đến sự tăng giá của tỷ giá hối đoái Đa số các nghiên cứu
Trang 24thực nghiệm hiện có về tỷ giá hối đoái ở Kenya chủ yếu là điều tra các kết quả bất lợi của biến động tỷ giá hối đoái lên các phần khác nhau của nền kinh tế trong nước như khu vực ngân hàng, xuất khẩu và nhập khẩu Ví dụ Otuori (2013) tiến hành nghiên cứu
để điều tra các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của chúng đến hiệu suất của các ngân hàng thương mại ở Kenya Tác giả kết luận rằng sự gia tăng biến động tỷ giá hối đoái gây ra những hậu quả tiêu cực đến ngành thương mại (tức là xuất khẩu và nhập khẩu) của nền kinh tế địa phương
Kiptui (2008) sử dụng kỹ thuật đồng liên kết ARDL và mô hình sai số hiệu chỉnh, tác giả nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá thực đối với hàng xuất khẩu của Kenya Kết quả cho thấy sự quan trọng của tỷ giá hối đoái vì tác động bất lợi của nó đến trồng trọt và trà trong dài hạn Một nghiên cứu khác của Kiptui (2007) cũng cho cùng khu vực tìm thấy tác động của tỷ giá thực lên nhu cầu của các loại xuất khẩu chính của Kenya Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đường bao ARDL để phân tích dữ liệu Tác giả gợi ý rằng bản chất tác động của tỷ giá hối đoái thực có nhiều khả năng là dài hạn thay vì ngắn hạn
Danga và Kiptui (2016) kiểm tra các yếu tố quyết định biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Kenya bằng cách sử dụng phương pháp ARDL trong giai đoạn 1993Q3 đến 2014Q4 Nghiên cứu kiểm tra các yếu tố quyết định ngắn hạn và dài hạn của biến động tỷ giá danh nghĩa ở Kenya Biến phụ thuộc là tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong khi các biến giải thích là cung tiền, dự trữ ngoại hối, cán cân tài khoản vãng lai và chênh lệch lãi suất Kết quả thực nghiệm khẳng định rằng cung tiền, dự trữ ngoại hối, chênh lệch lãi suất là yếu tố quyết định đáng kể của tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Kenya trong khi cán cân tài khoản vãng lai không phải là yếu tố quyết định đáng kể Phương pháp kiểm định đường bao ARDL xác nhận mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các biến giải thích
Trang 25Siddiqui và cộng sự (1996) phân tích hành vi tỷ giá hối đoái ở Pakistan bằng cách
sử dụng thủ tục bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn trong giai đoạn 1960–1994 Nghiên cứu kết luận rằng độ mở thương mại hỗ trợ trong việc định giá cao tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, kết quả bằng chứng cho thấy các điều khoản thương mại ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ giá hối đoái thực
Elbadawi và Soto (1997) thảo luận về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷ giá hối đoái thực của 7 quốc gia đang phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu
35 năm từ 1960 đến 1994 Kết quả của mô hình sai số hiệu chỉnh và kỹ thuật đồng liên kết cho thấy độ mở thương mại lớn hơn được đảm bảo bằng sự mất giá tỷ giá hối đoái thực Nghiên cứu cũng kết luận rằng lãi suất tăng cao mang lại sự mất giá của tỷ giá Các điều khoản thương mại cũng chứng tỏ là một yếu tố quyết định đáng kể của tỷ giá hối đoái, thể hiện qua mối quan hệ tích cực và tiêu cực ở các quốc gia được nghiên cứu
Kết hợp các điều khoản thương mại và độ mở thương mại với tỷ giá hối đoái, Ahmed (2009) nghiên cứu dòng vốn và tỷ giá hối đoái thực định giá quá mức tại Pakistan, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 1973 đến 2007 Kết quả từ mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh (VECM) cung cấp các bằng chứng: điều khoản thương mại và độ mở thương mại ảnh hưởng đáng kể đến cân bằng tỷ giá hối đoái, cụ thể sự gia tăng đơn vị trong độ mở thương mại làm giảm cân bằng tỷ giá hối đoái 1% Kumar (2010) cũng điều tra các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái ở Ấn Độ, sử dụng phương pháp ARDL
Dữ liệu hàng quý được sử dụng từ quý 2 năm 2009 đến quý 2 năm 2009 Kết quả cho thấy rằng các điều khoản thương mại thể hiện mối quan hệ ngược chiều đáng kể với tỷ giá hối đoái Kết quả cũng cho thấy rằng độ mở thương mại có vai trò quan trọng trong việc dự đoán tỷ giá hối đoái của Ấn Độ trong dài hạn
Tập trung vào các điều khoản thương mại, Bergval (2004) điều tra yếu tố đóng góp của tỷ giá hối đoái thực tại 4 quốc gia Bắc Âu Nghiên cứu tiến hành kỹ thuật đồng
Trang 26liên kết Johansen và xem xét dữ liệu hàng quý từ năm 1975 đến năm 2001 Kết quả xác nhận rằng các điều kiện thương mại ảnh hưởng đáng kể đến biến động tỷ giá hối đoái dài hạn của tất cả các quốc gia Bắc Âu ngoại trừ Phần Lan Tương tự, BahmaniOskooee & Tanku (2006) cũng phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái của 38 nước châu Phi trong giai đoạn 1970–1990 Kết quả từ hồi quy dữ liệu bảng nhấn mạnh rằng sự cải thiện về điều khoản thương mại phát sinh từ giá nhập khẩu giảm
đã cải thiện đồng nội tệ mặc dù nếu cải thiện được tạo ra từ giá xuất khẩu tăng, điều này mang lại sự mất giá trong tỷ giá hối đoái
Nhấn mạnh năng suất và các điều khoản thương mại để xác định tỷ giá hối đoái, Joyce và Kamas (2003) nghiên cứu các yếu tố của tỷ giá hối đoái thực ở 3 nước Mỹ Latinh bằng cách sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1971-1995 Kết quả từ kiểm định đồng liên kết Johansen chứng kiến sự hiện diện của mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái với các điều khoản thương mại và năng suất ở Colombia, Argentina và Mexico Ngược lại, Milesi-Ferretti và Lane (2010) xem xét kỹ lưỡng các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái thực tại Ireland trong giai đoạn 1970–1997, các tác giả không tìm thấy bằng chứng về sự kết nối của điều khoản thương mại với tỷ giá hối đoái Kết quả từ kỹ thuật đồng liên kết Johansen kết luận mối liên hệ tích cực mạnh mẽ giữa sản lượng tương đối và tỷ giá hối đoái thực Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể tìm thấy tác động đáng kể của các điều khoản thương mại đối với tỷ giá hối đoái của Ireland
Ở Ấn Độ, Mallick (2010) nghiên cứu các yếu tố xác định sự chuyển động của tỷ giá hối đoái trong sự hiện diện của chế độ chu chuyển vốn; nghiên cứu xem xét các quan sát hàng tháng từ năm 1994 đến 2007 Kết quả từ FMOLS cho thấy tăng trưởng sản lượng thực tác động đáng kể đến sự tăng giá của đồng rupee Algieri (2011) khám phá các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái của Nga bằng cách sử dụng mô hình VECM
và Johansen trong giai đoạn 1993-2010 Kết quả cho thấy độ mở thương mại có liên
Trang 27kết dài hạn ngược chiều với tỷ giá hối đoái Nghiên cứu cho thấy rằng nền kinh tế mở cửa hơn có xu hướng định giá thấp tỷ giá hối đoái của Nga
Hau (2002) thừa nhận rằng các biến động tỷ giá hối đoái giảm ở các nền kinh tế
mở cửa hơn bằng cách sử dụng dữ liệu của 48 quốc gia Kết quả cho thấy rằng độ mở thương mại có liên quan nghịch với tỉ giá hối đoái thực Bằng cách thiết lập mô hình
mà nền kinh tế được tách ra thành khu vực thương mại và phi thương mại, kết quả cho thấy, nền kinh tế mở cửa hơn, mức giá sẽ linh hoạt hơn, hỗ trợ việc giảm cung tiền và cuối cùng dẫn đến sự bất ổn tỷ giá hối đoái thấp hơn Tuy nhiên, kết quả được tìm thấy đúng hơn cho khu vực thương mại so với hàng hóa phi thương mại
Nhấn mạnh cung tiền như một yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái, Wilson (2009) phân tích tỷ giá hối đoái hiệu dụng của đồng đô la với các đối tác thương mại bằng cách sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1973 đến năm 2008 Kết quả từ kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy cung tiền có mối quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái hiệu dụng và tăng cung tiền tạo ra sự mất giá trong USD Tương tự như vậy, Saeed và cộng
sự (2012) phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái ở Pakistan Dữ liệu hàng tháng được thu thập từ tháng 1 năm 1982 đến tháng 4 năm 2010 Nghiên cứu tiến hành điều tra thực nghiệm bằng cách áp dụng mô hình ARDL và mô hình sai số hiệu chỉnh Kết quả cho thấy cung tiền có ý nghĩa và ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá trong dài hạn; tuy nhiên, không có ảnh hưởng ngắn hạn của cung tiền lên tỷ giá hối đoái ở Pakistan
Ở Nam Phi, De Bruyn và cộng sự (2013) điều tra vai trò của mô hình tiền tệ trong việc xác định tỷ giá hối đoái Nghiên cứu sử dụng một tập hợp dữ liệu dài 101 năm, có nghĩa là, từ năm 1910 đến năm 2010 Kết quả từ đồng liên kết kết luận mối quan hệ dài hạn có ý nghĩa giữa cung tiền và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với tỷ giá hối đoái Liew và cộng sự (2009) cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố quyết định khi xem xét dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1977 đến tháng 3 năm 2006
Trang 28Kết quả của kỹ thuật đồng liên kết Johansen cho thấy lãi suất và GDP có liên quan nghịch với tỷ giá hối đoái ở Thái Lan
Khan và Qayyum (2011) điều tra các yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái ở Pakistan bằng cách xem xét các quan sát hàng quý từ năm 1982 đến năm 2008 và triển khai kỹ thuật đồng liên kết Johansen và Juselius (J.J.) Kết quả chỉ ra rằng cung tiền và chênh lệch lạm phát là yếu tố quyết định tích cực đáng kể của tỷ giá hối đoái ở Pakistan và sự gia tăng các biến có xu hướng giảm giá PKR, trong khi lãi suất được cho là quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái Ở Pakistan, Khattak và cộng sự (2012) cũng khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1982 đến 2008 Kết quả cho thấy cung tiền và lạm phát có ý nghĩa cùng chiều, trong khi GDP thực và lãi suất có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với tỷ giá hối đoái tại Pakistan Kết quả từ quan hệ nhân quả Granger cũng cho thấy sự liên kết hai chiều của GDP thực và lạm phát với tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, lãi suất và cung tiền cho thấy mối quan hệ một chiều với tỷ giá hối đoái ở Pakistan
Thực hiện phân tích giữa các quốc gia, Gente và Ledesma (2006) xem xét các động thái của tỷ giá hối đoái ở Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Malaysia từ giai đoạn 1980 đến 2001 Kết quả kỹ thuật đồng liên kết Johansen kết luận rằng lãi suất của thế giới tăng lên có xu hướng dẫn đến sự định giá thấp tỷ giá cân bằng của nước vay vốn và định giá cao ở nước cho vay Agbola và Kunanopparat (2005) đánh giá các yếu
tố quyết định tỷ giá hối đoái ở Thái Lan từ năm 1990 đến năm 2002 Kết quả từ đồng liên kết Johansen đa biến lilkelihood tối đa (Johansen‘s Maximum Likelihood Multivariate Co-integration) cho thấy sự liên kết dài hạn tồn tại giữa tỷ giá với GDP bình quân đầu người và chênh lệch lạm phát
Parveen và cộng sự (2012) cũng tìm hiểu động lực của tỷ giá hối đoái ở Pakistan
từ năm 1975 đến năm 2010 Kết quả từ kỹ thuật hồi quy cho thấy lạm phát là nhân tố quan trọng nhất để dự đoán tỷ giá hối đoái ở Pakistan, thể hiện mối quan hệ ngược
Trang 29chiều với giá trị của đồng PKR Nghiên cứu cũng được tìm thấy rằng tăng trưởng kinh
tế đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP gây ra sự thay đổi đáng kể trong tỷ giá hối đoái của Pakistan Nghiên cứu đề xuất sự kết hợp hài hòa các chính sách tiền tệ và tài khóa để
có thể tác động và thúc đẩy thương mại của Pakistan Mirchandani (2013) nghiên cứu động lực của biến động tỷ giá hối đoái và kết luận rằng lãi suất và lạm phát có tương quan nghịch với tỷ giá hối đoái Nghiên cứu cũng liên kết GDP với tỷ giá hối đoái và tìm thấy sự kết hợp tích cực đáng kể của tăng trưởng kinh tế của đất nước với tỷ giá hối đoái
Tại Malaysia, Wong (2013) xem xét mối liên hệ giữa sự chênh lệch tỷ giá và tăng trưởng kinh tế từ giai đoạn 1971 đến 2008 Kết quả của phương pháp ARDL cho thấy
sự mất giá của tỷ giá hối đoái làm cải thiện tăng trưởng của đất nước Nghiên cứu cũng kết luận rằng lãi suất cao hơn dẫn đến sự tăng giá của đồng nội tệ
Hạ Thị Thiều Dao (2012) thực hiện nghiên cứu về tỷ giá thực của Việt Nam so với tỷ giá cân bằng Tác giả đưa ra một hình gồm 6 biến như sau: độ mở nền kinh tế, điều kiện thương mại, chi tiêu chính phủ, năng lực sản xuất, tín dụng nội địa, tài sản nước ngoài ròng trong chuỗi thời gian từ Q1/2000 đến Q3/2010, đặc biệt thương mại
và chi tiêu chính phủ được nội suy từ dữ liệu năm Thông qua mô hình VECM và kiểm định Engle-Granger, kết quả cho thấy các biến độ mở kinh tế, chi tiêu chính phủ, tín dụng nội địa và tài nước ngoài ròng có ý nghĩa dài hạn đối với tỷ giá thực Chi tiêu chính phủ có tác động mạnh nhất lên tỷ giá thực, sự mở rộng tài khóa 1% làm nội tệ mất giá thực khoảng 0,9%, trong khi độ mở nền kinh tế tăng 1% làm nội tệ mất giá thực khoảng 0,3% Ngược lại sự mở rộng tín dụng và tài sản nước ngoài ròng có tác động làm tỷ giá thực tăng khoảng 0,2% và 0,1% Tỷ giá thực bị định giá cao trong giai đoạn Q1/2000-Q4/2002 và Q1/2008-Q3/2010 và thấp hơn giá trị cân bằng trong giai đoạn Q4/2002-Q2/2008 Tác giả cũng có chạy phân tích độ lệch để đánh giá hiệu ứng của từng biến số trong sự thay đổi của tỷ giá thực, kết quả cho thấy độ mở nền kinh tế
Trang 30có hiệu ứng mạnh nhất làm VND mất giá thực trong giai đoạn trước Q4/2002 và lên giá thực trong giai đoạn sau đó
Nguyễn Thị Thu Hằng (2013) xác định tỷ giá cân bằng tại Việt Nam qua sử dụng
mô hình BEER bao gồm 4 biến: chênh lệch năng suất, tài sản nước ngoài ròng, FDI, độ
mở nền kinh tế với dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ 2000-2010, nhưng do khó khăn trong việc ước lượng đồng liên kết, nhóm tác giả đã đề xuất sử dụng ước lượng ARDL Kết qua cho thấy tất cả các biến đều có quan hệ dài hạn với tỷ giá thực và phù hợp với
dự báo của lý thuyết, trừ biến tài sản nước ngoài ròng Biến tài sản nước ngoài ròng có
hệ số 0,5 hàm ý sự mở rộng trong việc nắm giữ tài sản nước ngoài 1% sẽ làm giảm giá đồng nội tệ khoảng 0,5%, sự gia tăng 1% của biến năng suất sẽ làm tỷ giá thực giảm khoảng 4,3%
Bảng 2.1 Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Phương
Granger
Engle-Xuất khẩu ròng
GDP Tiền tệ Lãi suất Lạm phát
Có quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và các biến hồi quy
Cung tiền
Dự trữ ngoại hối
Cung tiền, nợ và cán cân dự trữ ngoại tệ là yếu tố quyết định đáng
Trang 31hiệu chỉnh
Tổng nợ Bất ổn chính trị
kể tỷ giá giữa PKR và USD
Bất ổn chính trị cũng
có tác động tiêu cực đến giá trị của đồng nội
tệ
Cung tiền có ý nghĩa và ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá trong dài hạn Tuy nhiên, không
có ảnh hưởng ngắn hạn của cung tiền lên tỷ giá hối đoái
Lạm phát Lãi suất
Dự trữ ngoại hối
Cung tiền Cán cân thương mại Tổng sản phẩm quốc nội
Lạm phát, lãi suất và
dự trữ ngoại hối ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá trong khi các biến GDP, cung tiền và thâm hụt thương mại tác động không đáng
kể
Rucha và Ấn Độ 1993Q1- ARDL Sự khác biệt Có mối quan hệ dài hạn
Trang 32Burange
(2013)
Chi tiêu chính phủ Thể chế đầu
tư nước ngoài Chênh lệch lạm phát Điều khoản thương mại
Dự trữ ngoại hối
01/1984-ARDL Cung tiền
Gia tăng gánh nặng dịch vụ nợ
Dự trữ ngoại hối
Bất ổn chính trị
Cung tiền và gia tăng gánh nặng dịch vụ nợ dẫn đến giảm giá thực tiền tệ trong khi tăng
dự trữ ngoại hối dẫn đến tăng giá tiền tệ Bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đáng kể đến giá trị của tiền tệ Insah và
Trang 33(2013) Nợ trong
nước và bên ngoài
động tỷ giá hối đoái thực
Johansen
và Juselius (J.J.)
Cung tiền Chênh lệch lạm phát
Cung tiền và chênh lệch lạm phát là yếu tố quyết định tích cực đáng kể của tỷ giá hối đoái lãi suất được cho
là quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái Villavice
Sự khác biệt về năng suất đại diện bởi GDP thực tế trên chênh lệch vốn, lãi suất cao hơn và quy mô tài sản nước ngoài ròng có xu hướng định giá cao tỷ giá hối đoái thực
Kỳ hạn
Chênh lệch năng suất ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tỷ giá hối đoái thực, tài sản ngoại hối và kỳ hạn thương mại cũng có ý nghĩa và tương quan nghịch với
Trang 34thương mại
Độ mở bên ngoài
tỷ giá hối đoái thực
Cán cân tài khoản vãng lai
Chênh lệch lãi suất
Cung tiền, dự trữ ngoại hối, chênh lệch lãi suất
là yếu tố quyết định đáng kể của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong khi cán cân tài khoản vãng lai không phải là yếu tố quyết định đáng
kể
Có mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các biến giải thích
Johansen
Cung tiền Cung tiền có mối quan
hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái hiệu dụng Siddiqui
Độ mở thương mại Điều khoản thương mại
Độ mở thương mại hỗ trợ trong việc định giá cao tỷ giá hối đoái Điều khoản thương mại ảnh hưởng không đáng
kể đến tỷ giá hối đoái
Trang 35kỹ thuật đồng liên kết
Độ mở thương mại Lãi suất Điều khoản thương mại
Độ mở thương mại và lãi suất ngược chiều tỷ giá
Các điều khoản thương mại là một yếu tố quyết định đáng kể của tỷ giá hối đoái, thể hiện qua mối quan hệ tích cực và tiêu cực ở các quốc gia được nghiên cứu
Điều khoản thương mại
và độ mở thương mại ảnh hưởng đáng kể đến cân bằng tỷ giá hối đoái
Độ mở thương mại có quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái Milesi-
Johansen
Sản lượng Điều khoản thương mại
Có mối liên hệ tích cực mạnh mẽ giữa sản lượng tương đối và tỷ giá hối đoái thực
Không tìm thấy bằng
Trang 36chứng về sự kết nối của điều khoản thương mại với tỷ giá hối đoái Joyce và
Johansen
Điều khoản thương mại Năng suất
Có mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái với các điều khoản thương mại và năng suất Liew và
Johansen
Lãi suất Tổng sản phẩm quốc nội
Lãi suất và tổng sản phẩm quốc nội có liên quan nghịch với tỷ giá hối đoái
Cung tiền Lạm phát Tổng sản phẩm quốc nội
Lãi suất
Cung tiền và lạm phát
có ý nghĩa cùng chiều, trong khi GDP thực và lãi suất có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với tỷ giá hối đoái Lãi suất và cung tiền cho thấy mối quan hệ một chiều với tỷ giá hối đoái và mối quan hệ hai chiều của GDP thực và lạm phát với tỷ giá hối đoái
Trang 37Johansen
Lãi suất Lãi suất của thế giới
tăng lên có xu hướng dẫn đến sự định giá thấp tỷ giá cân bằng của nước vay vốn và định giá cao ở nước cho vay
Johansen
đa biến lilkeliho-
od tối đa
Lạm phát Tổng sản phẩm quốc nội
Sự liên kết dài hạn tồn tại giữa tỷ giá với GDP bình quân đầu người và chênh lệch lạm phát
Lạm phát Tăng trưởng kinh tế
Lạm phát thể hiện mối quan hệ ngược chiều với giá trị của đồng PKR
Tăng trưởng kinh tế đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP gây ra sự thay đổi đáng kể trong tỷ giá hối đoái của Pakistan Wong
Trang 38nước Nghiên cứu cũng kết luận rằng lãi suất cao hơn dẫn đến sự tăng giá của đồng nội
Độ mở nền kinh tế Điều kiện thương mại Chi tiêu chính phủ Năng lực sản xuất Tín dụng nội địa
Tài sản nước ngoài ròng
Sự mở rộng tài khóa làm nội tệ mất giá thực trong khi độ mở nền kinh tế tăng làm nội tệ mất giá thực
Sự mở rộng tín dụng và tài sản nước ngoài ròng
có tác động làm tỷ giá thực tăng
FDI
Các biến đều có quan
hệ dài hạn với tỷ giá thực trừ biến tài sản nước ngoài ròng
Trang 39Độ mở nền kinh tế
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 40PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Sau khi xem xét các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm, mô hình tiến hành kiểm tra các yếu tố quyết định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương, bằng cách sử dụng cách tiếp cận ngang bằng sức mua (PPP) và cách tiếp cận ngang giá lãi suất (IRP) Ngang giá sức mua PPP quy định tỷ giá hối đoái thông qua lạm phát Lý thuyết phát biểu rằng ở các quốc gia theo có giá hối đoái dao động, trạng thái cân bằng sẽ xảy
ra khi các quốc gia này nắm giữ sức mua tương đương, dẫn đến kết luận rằng nếu một trong các quốc gia có mức giá cao hơn, đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ phải đối mặt với
sự mất giá trong tỷ giá hối đoái (Engel và Rogers, 2001) Theo cách tiếp cận ngang giá lãi suất IRP, một quốc gia trải qua sự gia tăng trong lãi suất sẽ kéo theo sự gia tăng giá trị của đồng nội tệ khi so sánh với quốc gia khác, có mức lãi suất thấp hơn, và do đó, trải qua sự định giá thấp đồng nội tệ (Clostermann và Schnatz, 2000) Lợi nhuận lớn hơn do lãi suất cao hơn thu hút nhà đầu tư và tăng cường các sự xâm nhập của dòng vốn quốc tế Điều này dẫn đến việc cải thiện cầu nội tệ và nâng cao giá trị của nó (Bailliu và cộng sự, 2003; Neumeyer và Perri, 2005) Tuy nhiên, như đã nhắc phần trên, cũng như dựa vào các nghiên cứu trước đây như Ogun (2012), Zada (2010) và Danga và Kiptui (2016), tác giả đưa biến chênh lệch lãi suất vào khuôn khổ hồi quy Chênh lệch lãi suất được tính là sự khác biệt giữa lãi suất trong nước với lãi suất nước ngoài Dựa theo Danga và Kiptui (2016), lãi suất nước ngoài được tính bằng lãi suất của Mỹ, quốc gia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tài chính thế giới