có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể tham gia, đó chính là sinh viên. Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có những phương pháp học tập tích cực, thái độ tự chủ - tự chịu trách nhiệm nhằm thích ứng với những yêu cầu học tập mới.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, sinh viên cần:
- Chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm, tự lực cánh sinh để “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong học tập một cách chủ động và hiệu quả.
- Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học (mà thông thường được mô tả khá kỹ trong đề cương môn học được cung cấp khi bắt đầu học môn học) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. - Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp: đọc tài liệu, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giảng viên. - Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên.
- Tăng cường hoạt động làm việc theo nhóm, trao đổi với bạn bè theo chủ đề. - Sau giờ lên lớp cần ôn tập kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế.
- Lập kế hoạch học tập hợp lí trong đó cần nêu rõ các công việc phải làm với thời gian và dự kiến kết quả cụ thể.
- Đảm bảo một khoảng thời gian thư giãn ngắn nhất định mỗi ngày, có thể là những khoảng thời gian để vận động như đi bộ, tập thể dục, nghe nhạc; ngủ đủ giờ, giữ tinh thần luôn thoải mái cũng là một cách quan trọng để nâng cao hiệu quả cho mỗi giờ học.
Điểm khác biệt lớn nhất của tín chỉ so với cách học truyền thống là ở chỗ thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách. Tuy nhiên, sinh viên phải xác định được mình ngồi trong lớp học để làm gì, mình là chủ thể chứ không phải “người ngoài cuộc”. Học theo chương trình tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt, sinh viên không đơn giản chỉ là phải lên thư viện đọc sách từ sáng đến tối, đến kì thi học
thuộc bài mà quan trọng hơn là kĩ năng và sự sáng tạo của mình trong những công việc quen thuộc ấy. Tất nhiên ý thức tự giác và nỗ lực của bản thân sinh viên đóng vai trò quyết định.
Dưới đây là một số kỹ năng nên có và cần có của sinh viên, bao gồm: Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý:
Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập. Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của giáo viên, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức, tư duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó.
• Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một
việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Nghe giảng đồng thời phải tư duy tích cực, khẩn trương. Liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm ra mối liên hệ. Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.
• Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, dùng
nhiều ký tự viết tắt hơn để tiết kiệm thời gian ghi chép dành thời gian cho việc nghe giảng. . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Cần ghi một cách có chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình… Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những
điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học ở nhà
Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.
Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
Kỹ năng đặt câu hỏi trong tự học:
Trong học tập thì hỏi là thao tác thường xuyên diễn ra. Khi dạy học, giáo viên phải giúp sinh viên biết cách tự hình thành câu hỏi trong óc, yêu cầu sinh viên phải tự mình suy nghĩ, động não để tự tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Trong quá trình suy nghĩ để tìm câu trả lời, có thể vấn đề cần hỏi đó được giải quyết ngay, nhưng cũng có thể chưa giải quyết ngay được, lúc này sinh viên cần tiếp tục suy nghĩ, đến khi bản thân cảm thấy không trả lời được thì có thể trao đổi ngay với giáo viên hoặc với các bạn khác. Trong lúc nghe giáo viên hoặc các bạn sinh viên khác trình bày, người học vẫn phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động để có thể tìm ra cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất.
Kỹ năng ghi nhớ:
Ghi nhớ là thành phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học tập. Vì nếu không có ghi nhớ thì người học cũng chẳng thể tư duy. Để hướng dẫn sinh viên cách ghi nhớ kiến thức, giáo viên cần:
• Để có thể ghi nhớ tốt thì điều trước hết phải hiểu. Nếu ghi nhớ mà không hiểu thì ghi nhớ đó sẽ không bền vững. Thậm chí có bền vững thì cũng chỉ là những tri thức “khô cứng” khó vận dụng được.
• Hướng dẫn sinh viên biết cách ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức cũ. Tìm cách so sánh, xem xét tương tự kiến thức mới với kiến thức đã học.
• Thường xuyên ôn tập củng cố cũng như lập các sơ đồ khái niệm, các nguyên lý… theo cách hiểu của riêng mình.
Kỹ năng làm việc với sách:
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Do đó, sinh viên cần:
• Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép…
• Giáo viên cần hướng dẫn sinh viên một số quy trình đơn giản về kỹ năng đọc sách: Bắt đầu từ việc làm quen với tên tác giả cuốn sách, tên sách, sau đó đọc mục lục, đọc lời nói đầu, đọc lướt qua cuốn sách, rồi đọc kỹ, tóm tắt nội dung, ghi lại những điều lý thú, nêu câu hỏi và đề xuất những ý mới trong quá trình đọc,…
• Khi đọc sách cần rút ra được những tư tưởng chính của mỗi đoạn, so sánh, phân loại, hệ thống hóa,… đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì sự sáng tạo thường nảy sinh trong quá trình đọc sách. Cần giáo dục sinh viên tái hiện và cảm thụ. Đặc biệt, giáo viên cần giáo dục lòng tôn trọng của sinh viên đối với sách, nhất là SGK vì đây là nguồn thông tin tập trung và có chọn lọc các giá trị cơ bản và quan trọng của kinh nghiệm lịch sử loài người.
Có thể tham khảo thêm phương pháp đọc nhanh SQR3. Các từ SQ3R là viết tắt của 5 kĩ thuật liên tiếp nhau mà bạn sẽ dùng để đọc 1 cuốn sách:
Nhìn tổng quát: Nhìn tổng quát qua tài liệu: đọc lướt qua nội dung, phần giới thiệu, giới thiệu các chương và tóm tắt các chương để nắm được thông tin cơ bản của cả
tài liệu. Cho đánh giá dù nó có giúp gì cho bạn hay không. Nếu nó không cung cấp cho bạn thông tin mà bạn muốn thì hãy bỏ qua.
Đặt câu hỏi: Ghi chú lại bất kì câu hỏi nào mà bạn nghĩ đến hoặc bạn quan tâm đặc biệt đến nó sau khi đọc tổng quát. Có thể đọc lướt lại nếu bạn thấy có chỗ nào đáng lưu ý. Những câu hỏi này gần như được xem là những mục tiêu nghiên cứu của bạn – việc trả lời các câu hỏi đó sẽ giúp bạn sắp xếp được cấu trúc thông tin trong đầu mình.
Đọc: Đọc một cách chi tiết những phần mà bạn thấy nó hữu ích. Hãy hiểu cặn kẽ tất cả các vấn đề có liên quan. Bạn nên đọc thật chậm, nếu thông tin quá nhiều và phức tạp. Trong khi đọc, nó có thể giúp bạn vẽ ra bản đồ tư duy trong đầu mình.
Nhớ lại: Một khi bạn đã đọc các phần mà bạn thấy thích hợp trong tài liệu, hãy nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần về chúng. Lọc ra những dữ liệu cốt lõi hay các tiến trình cần thiết đằng sau chủ đề, và sau đó xem các thông tin khác liên quan đến chúng như thế nào.
Duyệt lại: Một khi bạn đã nhớ đi nhớ lại, trăn trở với những thông tin đó, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo là duyệt lại nó. Bạn có thể duyệt lại bằng cách đọc lại tài liệu, mở rộng thêm các ghi chú của mình hay thảo luận với các bạn khác. Việc duyệt lại thông tin thực sự đã hiệu quả khi bạn có thể truyền đạt các thông tin đó lại cho người khác.
Kỹ năng tổ chức các hoạt động tự học:
Kỹ năng này bao gồm: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc tự học.
Chu trình tổ chức việc tự học
Các yếu tố này tạo nên chu trình của việc tự học, sinh viên tự quản quá trình tự học của bản thân.
Lập kế hoạch bao gồm: Xác định mục tiêu, xác định kế hoạch; lựa chọn thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các phương pháp…sau khi có kế hoạch tự học điều quan trọng là làm cho học sinh tuân thủ trình tự đã ghi trong kế hoạch cho đến khi hoàn thành, không đi chệch hướng với kế hoạch đề ra.
Đánh giá thường xuyên của giáo viên và bản thân sinh viên về quá trình tự học và hoàn thành kế hoạch tự học là phương tiện mạnh mẽ, để kích thích, nâng cao quá trình tự học của người học. Từ sự đánh giá này, sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình, dẫn tới sự điều chỉnh để lần sau thực hiện kế hoạch tự học tốt hơn.
Kỹ năng giao tiếp với thầy với bạn trong quá trình tự học:
Trong nhà trường làm việc theo nhóm là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi, trong đó các thành viên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình với những phương pháp ý tưởng khác nhau. Qua hoạt động nhóm, học sinh rèn luyện được sự tập trung chú ý. Học được cách đặt câu hỏi, học được kỹ năng giao tiếp với thầy với bạn,…Để có thể giao tiếp với bạn với thấy được hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
Tham gia tích cực các hoạt động nhóm do thầy tổ chức. Cần tham gia các hoạt động một cách bình đẳng, tự chủ và sáng tạo. Tuyệt đối không lệ thuộc, ỷ lại vào suy nghĩ và kế t quả làm việc của bạn.
Tự giải quyết các vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy và tham gia của bạn. Biết đưa các câu hỏi, thắc mắc của mình với thầy và bạn một cách hợp lý để được giải đáp một cách thỏa đáng.
Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học.
Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.
Kỹ năng ôn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện).
Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lôgic có thể có cả kiến thức cũ và mới.
Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô nghĩa là bạn đã thành công một nửa. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để
ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày. Hoặc có thể ôn theo nhóm, điều này giúp sinh viên có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan trọng mà nếu học một mình thì rất dễ bỏ qua. Nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, sinh viên nên chú ý từ những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.
Đôi khi sinh viên quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại.
Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá:
Để rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá cho bản thân, sinh viên cần bồi dưỡng them về: • Khả năng đối chiếu kết luận của giáo viên và các ý kiến của các bạn với kết quả của
bản thân để tự điều chỉnh sửa chữa hoặc hoàn thiện kết quả của mình đã tìm được.