Về phía giảng viên

Một phần của tài liệu Đề tài Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ (Trang 30)

Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ quan trọng trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không cần can thiệp. Ngược lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan tâm hơn. Đối với hoạt động tự học, giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần.

Đa số các giảng viên đều thực hiện khá tốt việc giảng dạy cũng như cố vấn học tập cho sinh viên trong quá trình tự học của họ. Tuy nhiên, vẫn còn 1 sô giáo viên coi nhẹ việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên, chưa quan tâm sát sao tới hoạt động tự học của sinh viên. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về phía giáo viên, để giúp sinh viên có ý thức tự học và có thể nâng cao chất lượng học tập, cũng như chất lượng giáo dục.

Đối với hoạt động tự học của sinh viên giáo viên cần: * Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học:

Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề cương của môn học đó. Nội dung của đề cương bao gồm: Mục đích môn học, Mục tiêu môn học, Nội dung chi tiết của môn học, Điều kiện tiên quyết, Hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học, Hình thức kiểm tra - đánh giá của

từng hoạt động học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này. * Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó: Trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho sinh viên để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất.

* Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu giảng viên chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà không đem lại kết quả như mong muốn. Giảng viên thường xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần); bài tập nhóm (tháng); bài tập lớn (học kỳ thông thường là một bài tổng luận về môn học), các bài tiểu luận, các đề tài nghiên cứu nhỏ… và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Đối với những môn học cần liên hệ thực tế, giảng viên nên đưa thêm nhiều tình huống, nhiều ví dụ thực tế… (đặc biệt với sinh viên ngành Sư phạm).Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập.

Một phần của tài liệu Đề tài Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w