1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu

107 642 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý chính sách đối với các yếu tố có thể tác động ở thị trường trong nước, các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu để nâng cao gi

Trang 1

ĐẶNG DUY TRINH

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH

KINH TẾ Á-ÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2018

Trang 2

ĐẶNG DUY TRINH

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH

Trang 3

các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân Các số liệu trong

nghiên cứu được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây Trong quá trình nghiên cứu, các nội dung tham khảo và trích dẫn tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước được chú thích rõ ràng và ghi nhận trong phần tài liệu tham khảo

Tác giả: Đặng Duy Trinh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC ĐỒ THỊ

DANH MỤC PHỤ LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Điểm mới của luận văn 4

1.6 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1 Khái niệm xuất khẩu 6

2.2 Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế 6

2.3 Vai trò của xuất khẩu 8

2.4 Các mô hình đo lường tác động nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 9

Trang 5

2.5 Lược khảo các nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn và kết quả nghiên cứu 14

2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài 14

2.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 18

2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

2.6.1 Khoảng trống nghiên cứu 27

2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34

3.1 Quy trình nghiên cứu 34

3.2 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết 34

3.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu 35

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 35

3.5 Phương pháp chuyên gia 36

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 38

3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả 38

3.6.2 Phương pháp phân tích tương quan 39

3.6.3 Phương pháp phân tích hồi quy 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1 Tổng quan về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 42

4.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam 42

4.1.2 Tình hình xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam 43

4.1.3 Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Việt Nam 44

4.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang Liên minh kinh tế Á – Âu 46

Trang 6

4.4.1 Chất lượng hàng hoá 56

4.4.2 Thương hiệu hàng hoá 57

4.5 Kết quả phân tích định lượng và mô hình lực hấp dẫn 57

4.5.1 Phân tích thống kê mô tả 57

4.5.2 Phân tích tương quan 63

4.5.3 Ước lượng OLS 64

4.5.4 Ước lượng PPML 66

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 66

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Hàm ý chính sách 71

5.2.1 Đối với các yếu tố Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh 71

5.2.2 Đối với các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu 75

5.3 Hạn chế của luận văn 76

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EAEU Liên minh Kinh tế Á Âu

FTA Hiệp định thương mại tự do

Trang 8

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về các nhân tố ảnh

hưởng xuất khẩu sử dụng mô hình lực hấp dẫn 25

Bảng 3.1 Nguồn thu thập dữ liệu tính toán 36

Bảng 4.1 Bảng Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Châu lục từ 2006-2017 45

Bảng 4.2 Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của VN 55

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát 58

Bảng 4.4 Hệ số tương quan từng cặp theo Pearson 63

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng OLS 64

Bảng 4.6 Kết quả tác động của các biến theo PPML 66

Trang 9

Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam

từ 2006 đến 2017 ( ĐVT: Tỷ USD) 42

Đồ thị 4.2 Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017 44

Đồ thị 4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017 45

Đồ thị 4.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa VN và EAEU giai đoạn 2006 – 2017 46

Đồ thị 4.5 Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 2006 – 2017 47

Đồ thị 4.6 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Armenia giai đoạn 2006 - 2017 48

Đồ thị 4.7 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Belarus giai đoạn 2006 - 2017 49

Đồ thị 4.8 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus 49

Đồ thị 4.9 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2006 - 2017 50

Đồ thị 4.10 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan 51

Đồ thị 4.11 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2006 - 2017 52

Đồ thị 4.12 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nga 52

Đồ thị 4.13 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dòng thuế 54

Đồ thị 4.14 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim nghạch xuất khẩu của VN 54

Trang 10

Đồ thị 4.16 Tỷ trọng GDP trung bình các nước thuộc EAEU từ 2006 – 2017 60

Đồ thị 4.17 GDP của Việt Nam từ 2006 – 2017 61

Đồ thị 4.18 Tỷ trọng dân số trung bình các nước thuộc EAEU giai đoạn 2006 – 2017 61

Đồ thị 4.19 Khoảng cách của quốc gia nhập khẩu đến Việt Nam từ 2006 – 2017 62

Trang 11

Phụ lục 2 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU giai đoạn 2006 – 2017

93

Phụ lục 3 Số liệu GDP của các nước EAEU giai đoạn 2006 – 2017 94

Phụ lục 4 Số liệu GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 94

Phụ lục 5 Số liệu dân số của EAEU giai đoạn 2006 – 2017 95

Trang 12

tế Á - Âu và đưa ra các hàm ý chính sách để nâng cao giá trị xuất khẩu với các nước này Trên cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như kết quả lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn với phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) nhằm đạt được mục tiêu đề ra Để kiểm định mô hình nghiên cứu và đo lường kiểm định, nghiên cứu đã được thực hiện với dữ liệu bảng gồm

5 quốc gia (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liên Bang Nga) từ năm 2006 đến 2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố GDP quốc gia nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, dân số của quốc gia nhập khẩu và FTA Việt Nam - EAEU có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu Ngược lại, khoảng cách vật lý và tỷ giá hối đoái lại có tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý chính sách đối với các yếu tố

có thể tác động ở thị trường trong nước, các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu để nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài

Sau cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ kinh

tế, năm 1986 Việt Nam quyết định thực hiện chính sách Đổi Mới chuyển đổi từ nền kinh

tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Trong công cuộc đổi mới đó, xuất khẩu luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước Hơn 30 năm qua, nhờ vào xuất khẩu kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều cải thiện đáng kể Năm 2017, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 214,02 tỷ USD tăng 5,4 lần so với năm 2006 là 39,83 tỷ USD, đóng góp hơn 90% GDP cả nước

Nhận biết tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế, nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này nhằm cải thiện

và nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu chỉ tập trung vào các thị trường có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mà bỏ qua một số thị trường có tỷ trọng xuất khẩu thấp, điển hình như thị trường EAEU (trong đó có Liên Bang Nga), mặc dù Nga từng là truyền thống rất quan trọng của Việt Nam trước khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận

Trong thời gian tới, khi mà Hiệp định FTA VN - EAEU đã chính thức có hiệu lực thì Liên minh kinh tế Á - Âu được đánh giá là thị trường tiềm năng của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam Ngoài việc, Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định FTA với thị trường EAEU, đây còn thị trường mà hàng hoá mang tính bổ sung với hàng hoá Việt Nam, không phải là thị trường có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp vì vậy mà cơ hội cho hàng hoá Việt Nam ngày càng lớn Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu các nhân tố

vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu để thực hiện nghiên cứu

Trang 14

Đây là nghiên cứu hết sức cần thiết để Việt Nam và các nhà quản lý có cơ sở khoa học kịp thời đề xuất các chính sách, giải pháp nhầm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường này

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Xác định các nhân tố vĩ mô tác động đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu

- Xác định mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam

- Đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi sau:

- Các nhân tố vĩ mô nào tác động đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu? Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào?

- Hàm ý chính sách nào được đề xuất để nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh

tế Á - Âu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Bài nghiên cứu đánh giá và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu

- Về không gian: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam

- Về thời gian: từ năm 2006 đến 2017 (11 năm)

Trang 15

Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga) từ năm 2006 đến 2017

Tác giả chọn móc thời gian từ năm 2006 vì đây là năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, năm thương mại Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn

Do đặc thù dữ liệu của lĩnh vực nghiên cứu là dữ liệu thương mại của một quốc gia nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được Vì thế, dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp Do độ trễ về dữ liệu được cung cấp bởi các quốc gia, đến thời điểm hiện tại dữ liệu được cung cấp đầy đủ nhất đến năm 2016, các dữ liệu trong năm 2017 được tác giả tìm hiểu trong các dữ liệu dự báo kinh tế của các quốc gia Việc sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau có thể gây ra sai lệch trong đo lường nhưng đây là những dữ liệu vĩ mô đã được công bố bởi các tổ chức uy tín trên thế giới nên có

độ tin cậy cao Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đi trước cũng sử dụng nguồn dữ liệu tương

tự như: Ngô Thị Mỹ (2016), Nguyen Anh Thu (2012), Lin Sun và Michael R.Reed (2010), David Lambert và Shahera McKoy (2008), Jasonh Grant và Dayton M Lambert (2008), Won W.Koo, P.Lynn Kennedy và A.Skrippnitchenko (2006)…Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các nguồn thứ cấp uy tín bao gồm: Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade - https://wits.worldbank.org/), dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank - http://data.worldbank.org/), dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF’s International Finance Statistics (IFS)), bản đồ tại webiste - http://www.distancefromto.net; website của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - https://www.wto.org/), Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cục Hải quan Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp để tiếp cận

Trước hết, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu Tiếp theo để xác định lại tính phù hợp của các giả thuyết và mô hình

Trang 16

lý thuyết với điều kiện thực tiễn, đồng thời loại bỏ các giả thuyết không phù tác giả đã

sử dụng phương pháp định tính bằng phương pháp thảo luận xin ý kiến của các chuyên gia (5 chuyên gia) Sau khi có kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy để lượng hoá mô hình nghiên cứu

Kết quả của cuộc phỏng vấn và phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy được trình bày cụ thể trong Chương 3 nghiên cứu này

1.5 Điểm mới của luận văn

Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, chưa có tác giả nào trước đây nghiên cứu định lượng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế

Á – Âu mặc dù đây là thị trường tiềm năng lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam

Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng PPML để khắc phục nhược điểm quan sát bằng 0 của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và những vấn đề liên quan đến liên kết về thời gian và đặc trưng của quốc gia Đây là phương pháp phân tích còn khá mới đối với các nghiên cứu ở Việt Nam OLS sử dụng trong mô hình này mắc phải nhược điểm dữ liệu vi phạm giả định phương sai thay đổi (Tác giả đã thực hiện kiểm định để chứng tỏ dữ liệu đã vi phạm) và bị sai lệch do dạng hàm Ln của 0 không xác định Số 0 này là do thiếu thông tin ở các quốc gia không nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một năm nào đó Mặc dù có một số cách để xử lý số

0 này như bỏ những quan sát bằng 0 nhưng bỏ đi số 0 sẽ làm mất đi những dữ liệu quan trọng và nhất là khi giá trị 0 không phải phân phối ngẫu nhiên; một cách xử lý khác là cộng thêm vào nó một giá trị rất nhỏ thường là 0.5 hoặc 1 để lấy Ln có ý nghĩa nhưng kết quả ước lượng này cũng sẽ dẫn đến ước lượng thấp PPML sẽ xử lý được các vấn đề trên do phương trình hồi quy là dạng log linear chứ k phải log log; dữ liệu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì PPML tự khắc phục được vấn đề này bằng ước lượng vững, ngoài ra phương pháp PPML đòi hỏi ít giả định ban đầu hơn OLS

Trang 17

1.6 Kết cấu luận văn

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 1 trình bày ý nghĩa tính cấp thiết, mục tiêu của nghiên cứu bao gồm xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ đó, nêu lên phương pháp nghiên cứu và những điểm mới của nghiên cứu này

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương này trình bày những khái niệm liên quan đến xuất khẩu và các lý thuyết về thương mại quốc tế để xác định cơ sở thương mại quốc tế Bên cạnh đó, chương này còn nêu lên các phương pháp khác nhau để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu,

và chọn ra phương pháp tối ưu nhất Các nghiên cứu trước đây cũng được tổng hợp trong chương này Từ các thông tin tổng hợp được, tác giả đề xuất mô hình và các biến đưa vào nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3 trình bày cách thiết kế mô hình nghiên cứu, kết quả thảo luận chuyên gia

để điều chỉnh mô hình chính thức, phân tích định lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương 4, tác giả đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh Á – Âu Dựa vào kết quả ước đo lường để xác định mức độ tác động của các nhân tố từ đó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nhân tố nào đến giá trị xuất khẩu và phân tích các nguyên nhân

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Chương 5, kết luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm

tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á – Âu

Trang 18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm xuất khẩu

Theo khoản 1 Điều 28 của Luật Thương Mại 2005 “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”1 Vượt qua phạm vi ban đầu ở quốc gia, xuất khẩu ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ cả

về chiều rộng và chiều sâu thông qua nhiều hình thức tổ chức thương mại khu vực/quốc

tế Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của các yếu tố trong và ngoài nước như các chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, các Hiệp định thương mại

Dựa trên khái niệm này, việc xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác sẽ chịu tác động của 3 nhóm yếu tố chính gồm nhóm yếu tố tác động tại nước xuất khẩu, nhóm yếu tố tác động tại nước nhập khẩu và các các yếu tố ngoại biên tác động đến quá trình trao đổi hàng hóa/dịch vụ Nghiên cứu của tác giả sẽ xây dựng mô hình lý thuyết lượng hóa dựa trên nền tảng lý thuyết căn bản này

2.2 Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là xu hướng tất yếu và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia Nguồn lực của mỗi quốc gia là có hạn, hoạt động thương mại quốc tế giúp các nước có thể tiêu dùng các hàng hoá đa dạng hơn Đồng thời, mỗi quốc gia có thể tận dụng tối ưu các nguồn lực của nước ngoài như công nghệ sản xuất, vốn, lao động để cải thiện sản xuất trong nước, giúp các nước rút ngắn khoảng cách phát triển

Giữa thế kỷ XVI ở Anh, các khái niệm thương mại quốc tế bắt đầu xuất hiện và được giải thích

Mở đầu là khái niệm của chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương quan niệm vàng bạc là thước đo đánh giá sự giàu có, uy tín và quyền lực của quốc gia Chủ nghĩa này cho rằng thương mại giữa các nước là trò chơi có tổng bằng 0 (sero-sum game), tức

1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18140

Trang 19

thương mại chỉ phân chia lại tài sản vì tổng số của cải trên thế giới là không đổi Kết quả

là các nước ngày càng có xu hướng thực hiện các chính sách bảo hộ nội địa và hạn chế nhập khẩu bằng nhiều cách khác nhau như hạn ngạch và thuế quan… Tuy nhiên, sau đó Adam Smith và David Ricardo đã có những lập luận để bác bỏ tư tưởng này và khẳng định rằng thương mại là trò chơi mà các quốc gia tham gia đều thu được lợi ích, tức tổng lợi ích lớn hơn 0

Adam Smith (1776) với lý thuyết về “Lợi thế tuyệt đối” cho rằng các quốc gia đều

sẽ được hưởng lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế Vì vậy, các quốc gia nên tiến hành trao đổi tự do trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động giữa các nước với nhau và các quốc gia nên thực hiện chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối (chi phí sản xuất thấp) để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế tuyệt đối lại chưa giải thích được việc tại sao có sự tồn tại trao đổi thương mại giữa một nước lớn (có các lợi thế tuyệt đối) và một nước nhỏ (hầu như không có lợi thế)

Lý thuyết của David Ricardo (1817) đã trả lời câu hỏi còn bỏ ngõ của Adam Smith

Lý thuyết của David Ricardo khẳng định một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia, tức là dựa trên sự khác biệt giữa các nước về năng suất lao động Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn còn tồn tại hạn chế là bỏ qua các yếu tố như hàng rào thương mại, chi phí vận chuyển, tỷ giá và chưa giải thích được sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia và vẫn chưa làm sáng tỏ được vấn đề lợi thế của các nước do đâu mà có? Do đó, nó không giải thích được triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại

Để trả lời những câu hỏi đó, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển Eli Hecksher và B.Ohlin (1933) đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có

Lý thuyết H-O được xây dựng trên nền tảng là mức độ thâm dụng tài nguyên của các nước Lý thuyết của Heckscher-Ohlin đã giải thích nguồn gốc của lợi thế so sánh

Trang 20

dựa trên sản phẩm khác nhau ở tỷ lệ thâm dụng yếu tố sản xuất và các quốc gia có nguồn lực sản xuất sẵn có khác nhau (Leamer, 1995) Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa và rẻ tương đối và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tương đối Như vậy,

lý thuyết này đã giải thích được bản chất của trao đổi thương mại là sự trao đổi các yếu

tố dư thừa để lấy các yếu tố khan hiếm

Như vậy, đại diện cho các học thuyết thương mại cổ điển, lý thuyết của Adam Smith, Ricardo và Heckscher-Ohlin giúp giải thích hoạt động thương mại quốc tế diễn ra như thế nào Tuy nhiên, mỗi lý thuyết đều tồn tại những hạn chế và có giả định điều kiện cụ thể mới giải thích được

Với sự phát triển của thương mại quốc tế hiện đại, Michael Porter đã đưa ra lý thuyết

về “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” vào năm 1979 Khác với lý thuyết lợi thế so sánh, Michael Porter xây dựng mô hình kim cương gồm 4 nhân tố cơ bản để giải thích tại sao một số quốc gia duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hiện nay bao gồm: chiến lược cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp, các điều kiện về cầu, ngành công nghiệp liên quan và bổ trợ, và cuối cùng là điều kiện về yếu tố sản xuất

Việc trình bày các học thuyết này chứng minh xuất khẩu là hoạt động sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới

2.3 Vai trò của xuất khẩu

Qua việc trình bày các học thuyết thương mại phía trên có thể xác định thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của một quốc gia

- Xuất khẩu giúp phát huy được những lợi thế vốn có như tài nguyên, nhân công ; tận dụng được các nguồn lực còn hạn chế từ các nước phát triển như kỹ thuật, công nghệ, quản lý

- Góp phần tạo nguồn vốn để chủ động, hạn chế phụ thuộc vào các khoản vay nợ

từ nước ngoài

Trang 21

- Xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam vươn ra khỏi phạm vi quốc gia, giải quyết được vấn đề thất nghiệp và cải thiện đời sống xã hội

- Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

- Xuất khẩu là cơ sở tạo chỗ đứng cho Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam

2.4 Các mô hình đo lường tác động nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

Việc xác định các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu là vấn đề cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học để ra các quyết định Không chỉ dừng lại

ở việc xác định định tính các yếu tố này, các nghiên cứu còn cố gắng lượng hoá mức độ tác động của nó Những mô hình nghiên cứu sau đây được đánh giá là đo lường hiệu quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và có ý nghĩa kinh tế cao

2.4.1 Mô hình cung xuất khẩu (Supply Export Model)

Mô hình cung xuất khẩu hàng hóa được phát triển bởi Goldstein và Khan (1978) trong tác phẩm “The Supply and Demand for Exports: A Simultaneous Approach The Review of Economics and Statistics” Theo mô hình này, giá trị xuất khẩu của một nước chịu tác động bởi hai yếu tố là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu trên giá sản xuất và khối lượng hàng hóa sản xuất của nước đó Ưu điểm của mô hình là cho thấy được các yếu tố tác động đến lượng cung xuất khẩu, tuy nhiên nó lại chưa phù hợp để lượng hóa các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau, vì mô hình này chỉ phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan của nước xuất khẩu, chưa đề cập đến các yếu tố khách quan tác động ra sao, như các yếu tố liên quan đến nước nhập khẩu, cạnh tranh quốc tế,

2.4.2 Mô hình cầu nhập khẩu (Demand Import Model)

Mô hình cầu nhập khẩu hàng hóa cũng được phát triển bởi Goldstein và Khan (1978) trong tác phẩm “The Supply and Demand for Exports: A Simultaneous Approach The

Trang 22

Review of Economics and Statistics” Theo mô hình này, lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của thế giới từ một nước xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu của nước xuất khẩu trên giá thế giới và mức thu nhập của thế giới Mặc dù so với

mô hình cung xuất khẩu, mô hình này phản ánh được cơ bản yếu tố giá xuất khẩu của nước xuất khẩu và yếu tố mức thu nhập, giá trong nước của nước nhập khẩu, phản ánh được đồng thời các yếu tố khách quan lẫn chủ quan nhưng chỉ có ba yếu tố trên chưa phản ánh được đầy đủ hoạt động xuất khẩu

2.4.3 Mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) trong thương mại quốc tế

Vào thế kỷ XVII, Isaac Newton đã phát minh ra định luật lực hấp dẫn Đây là một trong những định luật có đóng góp quan trọng trong các lý thuyết về khoa học tự nhiên Theo định luật, lực hấp dẫn giữa hai vật bằng tích hai khối lượng của vật chia cho bình phương của khoảng cách giữa hai vật Phương trình của lực hấp dẫn như sau:

Xij= G(Mi*Mj/D2ij)

Trong đó:

+Xij: lực hấp dẫn;

+G: hằng số;

+M: khối lượng của vật;

+D: khoảng cách giữa hai vật;

Trên nền tảng định luật, nhiều nhà khoa học sau đó đã phát triển các lý thuyết để dự báo xu hướng về thương mại, đo lường tác động của các FTA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các quốc gia, các hiện tượng nhập cư, du lịch…

Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) là hai nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình lực hấp dẫn vào lĩnh vực thương mại quốc tế Mô hình được thiết kế để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau Mô hình biểu diễn thương mại cơ bản của Timbergen (1962) giữa hai nền kinh tế A và B được phát biểu theo công thức sau:

Trong đó:

Trang 23

TradeAB: Giá trị xuất khẩu giữa hai nước A và B

MA và MB: Quy mô nền kinh tế của quốc gia A và B GDPA đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu GDPB đại diện cho mức thu nhập bình quân của nước nhập khẩu

DAB: Khoảng cách địa lý giữa hai nước A và B Khoảng cách địa lý được tính từ thủ đô hoặc trung tâm kinh tế của A đến thủ đô hoặc trung tâm kinh tế của B, đại diện cho chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng

TradeAB: Giá trị xuất khẩu giữa hai nước A và B

GDPA và GDPB: Quy mô nền kinh tế của quốc gia A và B GDPA đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu GDPB đại diện cho mức thu nhập bình quân của nước nhập khẩu

DAB: Khoảng cách địa lý giữa hai nước A và B Khoảng cách địa lý được tính từ thủ đô hoặc trung tâm kinh tế của A đến thủ đô hoặc trung tâm kinh tế của B, đại diện cho chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng

G: hằng số

β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình

ε: Sai số ngẫu nhiên

Trong mô hình lực hấp dẫn cơ bản, quy mô của nền kinh tế và khoảng cách là hai nhân tố bắt buộc phải có để xem xét xu hướng thương mại giữa hai quốc gia Theo mô hình lực hấp dẫn quốc gia nào có “kích thước” lớn hơn và có “khoảng cách” gần hơn sẽ thu hút con người, dòng vốn, hàng hóa hơn so với nơi có kích thước nhỏ và xa hơn

Trang 24

Tuỳ theo lập luận của từng nghiên cứu, quy mô nền kinh tế hay “kích thước” nền kinh tế có thể được đo lường bằng GDP hay GDP bình quân, GNP hay GNP bình quân đầu người dân số hay các yếu tố tương tự phản ánh quy mô của quốc gia còn khoảng cách không chỉ đơn thuần là khoảng cách địa lý của hai nước mà còn các yếu tố thương mại khác như rào cản về hải quan, tỷ giá, chính sách của quốc gia

Từ nghiên cứu ban đầu của Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963), các nhà nghiên cứu sau đó cũng đưa một số biến khác vào mô hình như chính sách tỷ giá của quốc gia, những khác biệt hay tương đồng về văn hóa giữa các nước, sự đa dạng ngôn ngữ, tỷ lệ nghèo đói, thể chế chính trị, là thành viên của các tổ chức thương mại, chung đường biên giới để cải thiện phản ánh những quan sát trong thế giới thực

Các nghiên cứu có thể kể sau Tinbergen như Anderson (1979), Helpman (1987), Bergstrand (1985), Bergstrand (1989), McCallum (1995), Deardorff (1995), Harris và Mátyás (1998), Anderson và Wincoop (2003), Grant và Lambert (2008), Chen (2009), Lin Sun và Michael R.Reed (2010),

Trong đó, mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế của Bergstrand (1985) là mô hình tổng quát phản ánh tương đối đầy đủ các yếu tố bổ sung thêm sau mô hình của Tinbergen và Poyhonen Đây cũng là mô hình tổng quát được các nhà nghiên cứu vận dụng nhiều nhất để đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Hơn 50 bài nghiên cứu vận dụng mô hình của Bergstrand (1985) để nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia với nhau giai đoạn 1999 – 2009 (Konstantinos và cộng sự, 2010)

Mô hình Bergstrand các yếu tố tác động đến xuất khẩu của mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế được phát biểu như sau:

TradeAB = β0 + β1Ln(GDPA) + β2Ln(GDPB) - β3Ln(DISAB) + S β4Ln(AAB)+ ε

Trong đó:

TradeAB: Giá trị xuất khẩu giữa hai nước A và B

GDPA: GDP của nước xuất khẩu A - phản ánh năng lực hoặc khối lượng sản xuất hàng

Trang 25

hóa xuất khẩu của nước A

GDPB: GDP của nước nhập khẩu B - phản ánh lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của nước

β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình

ε: Sai số ngẫu nhiên

Mô hình tổng quát có thể chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gồm:

- Nhóm các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu: đại diện là GDP hoặc GNP của nước xuất khẩu;

- Nhóm các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu: đại diện là GDP hoặc GNP của nước nhập khẩu;

- Nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương mại: Khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, văn hóa,

tỷ giá hối đoái, biên giới, thành viên các hiệp định thương mại,

Theo khái niệm đã nêu ở phần 2.1, mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế

đã phản ánh được đầy đủ bản chất của hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, mô hình lực hấp dẫn còn được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn so với các mô hình khác vì thuận lợi hơn trong việc thu thập số liệu Hầu hết dữ liệu mang tính chất vĩ mô và tổng quát, có thể dễ dàng thu thập từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng thế giới (Worldbank), UN Comtrade Một ưu điểm khác chính là hàm số trong mô hình này là hàm log tuyến tính, được tính toán rõ ràng, có thể diễn đạt và có ý nghĩa về kinh tế Do đó, các nhà nghiên cứu dễ dàng giải thích được mô hình và có tính thuyết phục cao Dữ liệu được tính toán trong mô hình này là dựa trên số liệu thực tế và có tính chất sự kiện, phản ánh đúng những tác

Trang 26

động đã xảy ra trong hiện tại và tạo ra một thông lệ chuẩn (ARTNeT 2008) Do đó, tác giả sẽ vận dụng mô hình này để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu của mình

Để chứng minh thêm mô hình lực hấp dẫn là mô hình phổ biến được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng, tác giả tiến hành lược khảo các nghiên cứu có liên quan ở phần tiếp theo

2.5 Lược khảo các nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn và kết quả nghiên cứu

2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Egger (2002) đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích dòng chảy xuất khẩu của các nước OECD tới các thành viên OECD khác và mười quốc gia Trung Âu và Đông Âu trong giai đoạn 1986-1997 Ông nhận thấy rằng GDP, quy mô quốc gia, sự khác biệt về các yếu tố tương đối có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại còn khoảng cách có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương

Trong nghiên cứu “On the Endogeneity of International Trade Flows and Free Trade Agreements”, Baier và Bergstrand (2002) đã chứng minh rằng các Hiệp định mậu dịch

tự do đã làm cho kim ngạch thương maị tăng lên gấp bốn lần Cũng đưa ra kết luận tương

tự, Carrere (2005) cho rằng các Hiệp định khu vực sẽ tác động tích cực và làm tăng giá trị thương mại giữa các quốc gia là thành viên so với các nước không phải là thành viên Martinez & Lehmann (2003) trong “Augmented Gravity Model: An Empirical Application to Mercosur European Union Trade Flows” áp dụng mô hình lực hấp dẫn

đo lượng giá trị xuất khẩu song phương hàng năm giữa hai mươi quốc gia Mercosur và Chile với mười lăm thành viên của EU từ 1988 đến 1996 Nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến các dòng thương mại song phương Dân số nước xuất khẩu có ảnh hưởng lớn và tiêu cực trong xuất khẩu, trong khi dân số của nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn và tích cực đến xuất khẩu Biến GDP có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến luồng thương mại Khoảng cách và vùng tiếp giáp có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến luồng thương mại

Trang 27

Caetano & Galego (2005) đã xem xét dữ liệu về các nước EU và CEEC để phân tích xuất khẩu song phương (các quốc gia Trung Âu và Đông Âu) giai đoạn 1993-2001 Kết quả của mô hình chỉ ra rằng quy mô của nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực về mặt thống

kê đối với quan hệ thương mại song phương trong khi đó khoảng cách về kinh tế của các quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến các dòng thương mại song phương

Nghiên cứu của Kisu Simwaka (2006) “Dynamics of Malawi’s trade flows: a gravity model approach” sử dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại để phân tích dòng thương mại của Malawi với các đối tác thương mại chính Bằng phương pháp ước lượng tác động cố định FE, tác giả đã chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu và tham gia các hiệp định thương mại trong khu vực có ảnh hưởng tích cực tới giá trị xuất khẩu của Malawi, trong khi đó khoảng cách và biến động tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực tới giá trị này Achay L (2006) “Assessing Regional Integration in North Africa” đã nghiên cứu các yếu tố quyết định các dòng thương mại giữa các quốc gia của thế giới Achay đã áp dụng mô hình lực hấp dẫn trên một mẫu của 146 quốc gia giai đoạn 1970 - 2000 Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố như GDP, khoảng cách, và thỏa thuận hội nhập khu vực

và các biến giả khác Kết qua nghiên cứu cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống

kê Các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 71% biến phụ thuộc Các yếu tố GDP, GDP trên đầu người, biên giới chung, ngôn ngữ chính thức thông dụng, tiền tệ hoặc phổ thuộc địa trong quá khứ có tác động tích cực đến khối lượng thương mại song phương Trong khi đó, yếu tố khoảng cách địa lý có ảnh hưởng ngược chiều đến khối lượng thương mại

Joel Hinaunye Eita (2008) trong bài nghiên cứu “Determinants of Namibian Exports: A Gravity Model” chỉ ra rằng tăng trưởng GDP của nước nhập khẩu và GDP của Namibia làm cho xuất khẩu tăng, trong khi khoảng cách và GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu làm giảm kim ngạch xuất khẩu GDP bình quân đầu người của Namibia và tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng đến xuất khẩu Namibia xuất khẩu

Trang 28

nhiều hơn với các nước có chung đường biên giới, các nước SADC và Liên minh châu

Âu

Korinek và Melatos (2009) trong nghiên cứu “Trade impacts of selected Regional Trade Agreement in Agriculture” kết luận rằng AFTA, COMESA và MERCOSUR đã làm tăng thương mại về sản phẩm nông nghiệp giữa các nước thành viên Tác giả cũng

lý giải nguyên nhân là do trong Hiệp định COMESA và MERCOSUR, tất cả các thành viên đều được miễn thuế xuất khẩu đối với hầu hết các mặt hàng nông sản sang các nước nội khối, và mức thuế suất đối với các thành viên trong AFTA cũng thấp hơn rất nhiều

so với các nước thứ ba ngoài khối

Rahman, M (2010) trong nghiên cứu “The determinants of Bangladesh’s Trade: Evidence from the Generalized Gravity Model” Xuất bản bởi The Economic society of Australia’s 33 Conference of Economists, University of Sydney, Australia đã sử dụng

mô hình lực hấp dẫn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại của Bangladesh với các nước khác Trong bài nghiên cứu của mình, Radman sử dụng ba phương trình bao gồm kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

để nghiên cứu dòng thương mại giữa Bangladesh và các đối tác thương mại quan trọng Kết quả của nghiên cứu chỉ ra hoạt động thương mại của Bangladesh có tác động tích cực bởi các yếu tố quy mô nền kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế Cụ thể, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bao gồm: tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người và độ mở của nền kinh tế Biến khoảng cách có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của nước này Ngoài ra, một biến khác nữa được cho

là có tác động tích cực được nghiên cứu trong bài là số nước có chung đường biên giới với Bangladesh

Yang và Martínez-Zarzoso (2014) sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các nhân

tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của các nước nằm trong khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 1995-2010 Bên cạnh những biến quen thuộc như GDP, dân số, ngôn ngữ thì trong nghiên cứu tác giả đã bổ sung thêm 2 biến là

Trang 29

đường biên giới chung và hiệp định thương mại tự do AFTA Nghiên cứu đã đánh giá việc tham gia các hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia

Mohamed A Elshehawy, Hongfang Shen, Rania A Ahmed (2014) xuất bản trong tạp chí Open Journal of Social Sciences Bài nghiên cứu khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ai Cập với 42 đối tác thương mại giai đoạn 2000 đến 2013 Dựa trên dữ liệu của bảng điều tra, và mô hình lực hấp hẫn dữ liệu đã giải thích 84%sự biến động trong xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố GDP của Ai Cập, GDP của nhà nhập khẩu, dân số của nhà nhập khẩu, các hiệp định thương mại khu vực và biên giới giữa Ai Cập và đối tác thương mại Chi phí vận chuyển được chứng minh có tác động tiêu cực nhưng không đáng kể đối với xuất khẩu của Ai Cập

Trong bài nghiên cứu “Determinants of Uganda’s Export Performance: A Gravity Model Analysis” được đăng trên tạp chí International Journal of Business and Economics Research 2015, Henry và Wilfred cho rằng xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Uganda, ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế, việc làm và cán cân thanh toán của nước này Xác định vai trò quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh

tế, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu giữa Uganda và các đối tác thương mại bằng cách sử dụng mô hình lực hấp dẫn Bộ dữ liệu dưới dạng bảng giai đoạn 1980 - 2012 được sử dụng cho nghiên cứu này Kết quả cho thấy GDP Uganda, GDP của nhà nhập khẩu, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, chênh lệch GDP bình quân đầu người giữa Uganda với các đối tác thương mại, tỷ giá hối đoái, ngôn ngữ chung và đường biên giới có ý nghĩa thống kê quan trọng đối với xuất khẩu của Uganda Nghiên cứu sâu hơn, tác giả cho thấy sự hình thành của COMESA

và EAC cũng có tác động tích cực đáng kể đối với xuất khẩu của Uganda Tuy nhiên, trong nghiên cứu này GDP lại có ảnh hưởng tiêu cực đến luồng xuất khẩu của Uganda Khoảng cách giữa Uganda và các đối tác thương mại vẫn có tác động ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu như những nghiên cứu trước

Trang 30

Irwan và cộng sự 2016 đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Malaysia với 5 nước trong khu vực ASEAN gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam Tác giả sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1990-2013 và mô hình lực hấp dẫn Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách, quy mô dân số, quy mô kinh tế

và tỷ giá là những yếu tố quyết định tiềm năng cho xuất khẩu của Malaysia - ASEAN trong thời gian nghiên cứu

2.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Thai Tri Do (2006) nghiên cứu thương mại song phương của Việt Nam với 23 nước châu Âu dựa trên mô hình lực hấp dẫn với bộ số liệu dạng bảng trong giai đoạn 1993-

2004 Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố như quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tương đối lớn thì 2 biến khoảng cách địa lý và lịch sử gần như không có sự ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước châu

Âu

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3” đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn với số liệu thống kê thương mại từ Tổng cục Hải quan giai đoạn 1998-2005 đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3 Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm GDP và GDP bình quân đầu người) của Việt Nam và nước đối tác ảnh hưởng tích cực đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam Nhân tố khoảng cách chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến nhập khẩu Việc tham gia ASEAN +3 cũng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ tập trung thương mại do các nước nói chung và Việt Nam nói riêng chưa thực hiện đúng các cam kết của khối

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Bắc (2010) đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn

để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN giai đoạn năm 1991 – 2006 Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng sự hấp dẫn giữa nền kinh tế địa phương và các nước đối tác, chi phí vận chuyển và tỷ giá là những yếu

Trang 31

tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam Trở thành thành viên ASEAN cũng góp phần tích cực vào thương mại của Việt Nam khi Việt Nam tích cực hội nhập sâu rộng vào tổ chức này Chi phí vận chuyển đóng một phần đáng kể trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Chi phí vận chuyển cao hơn gây trở ngại cho xuất khẩu và ngược lại Tuy nhiên, ảnh hưởng của chi phí vận chuyển đối với xuất khẩu của Việt Nam

có xu hướng giảm theo thời gian

Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thanh Bình và cộng sự (2011) về mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với 60 nước thuộc các châu lục trên thế giới giai đoạn 2000 –

2010 Tác giả chỉ ra rằng những yếu tố tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và nước đối tác, độ lớn của thị trường đối tác, sự tương đồng về văn hoá có tác động tích cực đến thương mại Ngược lại, khoảng cách có tác động ngược chiều Tỷ giá hối đoái cũng được tác giả đưa vào thành 1 biến của mô hình, kết quả có thấy biến này có tác động đến thương mại song phương nhưng không lớn

MUTRAP III (2010) cũng sử dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) tới nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu kết luận quy mô của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến động của tỷ giá hối đoái và mức độ dễ dàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam Trong mô hình xuất khẩu và nhập khẩu, biến FTA có dấu dương cho thấy việc thành lập AFTA dẫn đến tăng trưởng thương mại không chỉ trong khối ASEAN mà còn có cả thương mại của ASEAN với các nước ngoài khối

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã chứng minh các Khu vưc ̣ thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), GDP và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực tới dòng thương mại của Việt Nam Trong khi đó khoảng cách lại có tác động ngược chiều với xuất nhập khẩu giữa hai nước

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Thọ (2013) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích các yếu tố quyết định xuất khẩu của Việt Nam vào bốn mươi thị trường xuất khẩu lớn từ năm 1995 đến năm 2011 Kết quả cho thấy mô hình xuất khẩu của Việt Nam theo cơ bản

Trang 32

mô hình lực hấp dẫn Xuất khẩu của Việt Nam tỷ lệ thuận với GDP của nước xuất khẩu

và nhập khẩu Ngược lại, chi phí vận chuyển, FDI và tỷ giá hối đoái tỷ lệ nghịch với xuất khẩu của Việt Nam Việc tham gia các hiệp định thương mại không có ý nghĩa thống kê đến xuất khẩu của Việt Nam

Trang 33

dụng mô hình lực hấp dẫn

2000 Nitsch Nghiên cứu hiệu quả của biên giới tự nhiên

trong thương mại ở EU Xuất khẩu

GDP, khoảng cách, biên giới chung, ngôn ngữ chung, vùng đất xa xôi của đất nước

2001 Buch and

Piazolo

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc mở rộng

EU đến xuất khẩu Xuất khẩu

GDP trên đầu người, khoảng cách, thành viên

EU

2002 Egger

Phân tích dòng chảy xuất khẩu của các nước OECD tới các thành viên OECD khác và mười quốc gia Trung Âu và Đông Âu

Xuất khẩu

GDP, GDP bình quân đầu người, tương đồng

về quy mô quốc gia, khả năng tồn tại của nhà nhập khẩu, các quy định của pháp luật, tỷ giá hối đoái, khoảng cách, biên giới chung, ngôn ngữ chung

Xuất khẩu

GDP, thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách và biên giới

Trang 34

Năm Tác giả Mục tiêu

2005 Sohn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

thương mại của Hàn Quốc Xuất khẩu

GDP, GDP bình quân đầu người, khoảng cách, bổ sung thương mại, thành viên APEC

Quy mô của nền kinh tế, khoảng cách về kinh

GDP nước nhập khẩu và tham gia các hiệp định thương mại trong khu vực, khoảng cách,

tỷ giá hối đoái

2006 Achay L

Nghiên cứu các yếu tố quyết định các dòng thương mại giữa các quốc gia của thế giới giai đoạn 1970 - 2000

Xuất khẩu + nhập khẩu

GDP, GDP trên đầu người, biên giới chung, ngôn ngữ chính thức thông dụng, tiền tệ hoặc phổ thuộc địa trong quá khứ, khoảng cách địa

2008 Joel Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu của Namibian Xuất khẩu

GDP của nước nhập khẩu và GDP của Namibia, khoảng cách, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, chung đường biên, các nước SADC và Liên minh châu Âu

Trang 35

Năm Tác giả Mục tiêu

2010 Rahman Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

thương mại của Bangladesh

Xuất khẩu + nhập khẩu

Tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách, độ mở của nền kinh

tế, tỷ giá hối đoái, chung đường biên giới

2014 Yang và

Martínez

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của các nước nằm trong khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)

Xuất khẩu GDP, dân số, ngôn ngữ, đường biên giới

chung và hiệp định thương mại tự do AFTA

Xuất khẩu

GDP của Ai Cập, GDP của nhà nhập khẩu, dân số của nhà nhập khẩu, các hiệp định thương mại khu vực, biên giới giữa Ai Cập và đối tác thương mại, chi phí vận chuyển

Trang 36

Năm Tác giả Mục tiêu

Xuất khẩu Khoảng cách, quy mô dân số, quy mô kinh tế

và tỷ giá

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 37

Xuất khẩu

GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu, chi phí vận chuyển, FDI, tỷ giá hối đoái, tham gia các hiệp định thương mại

Quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, lịch sử

2008 Anh và

Thắng

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3

Xuất khẩu + Nhập khẩu

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam và nước đối tác, khoảng cách, tham gia ASEAN +3

2010 Bắc

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN giai đoạn năm 1991 – 2006

Xuất khẩu

GDP Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, chi phí vận chuyển và tỷ giá, là thành viên ASEAN

2011 Bình

Nghiên cứu về mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với 60 nước thuộc các châu lục trên thế giới giai đoạn 2000 – 2010

Xuất khẩu + Nhập khẩu

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và nước đối tác, độ lớn của thị trường đối tác, sự tương đồng về văn hoá, khoảng cách, tỷ giá hối đoái

Trang 38

2010 Mutrap

Nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) tới nền kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu + Nhập khẩu

Quy mô của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến động của tỷ giá hối đoái và mức độ dễ dàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, tham gia FTA

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 39

2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.6.1 Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tổng hợp lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước đó, có thể thấy hiện so với số lượng nghiên cứu ở nước ngoài, thì số lượng bài nghiên cứu ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để đo lường giá trị xuất khẩu tại Việt Nam còn ít

Ngoài ra, theo tìm hiểu của tác giả hiện chưa có nghiên cứu định lượng nào nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh

tế Á – Âu Tuy nhiên đây là thị trường được đánh giá là thị trường tiềm năng của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm tới Thứ nhất, đây thị trường mà hàng hoá mang tính bổ sung với hàng hoá Việt Nam, không phải là thị trường có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp Thứ hai, EAEU là thị trường rộng lớn với dân số hơn 183 triệu người, tổng GDP đạt gần 2,2 nghìn tỷ USD Thứ ba, Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định FTA với thị trường EAEU mở ra cơ hội người tiên phong rất lớn tại đây

Bên cạnh đó, những nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình lực hấp dẫn ở Việt Nam hầu hết sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), tuy nhiên điều này dẫn đến vấn đề là phương pháp này không xử lý được những trường hợp xuất khẩu có giá trị 0 (do mô hình là hàm log), tức là những quốc gia không nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một năm hay nhiều năm (Hallak, 2006 và Helpman, 2008)

Ví dụ như trong nghiên cứu này, một số năm Việt Nam không xuất khẩu hàng hoá Armenia hay Kyrgyzstan Nếu bỏ đi những biến quan sát này sẽ làm mất đi rất nhiều thông tin quan trọng trong các dòng thương mại nhỏ và làm sai lệch kết quả tác động của

mô hình (Eichengreen và Irwin,1996) Thêm vào đó, mỗi quốc gia đều có những biến ảnh hưởng không quan sát được và làm thay đổi ước lượng của mô hình Do đó, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson - PPML theo ước lượng vững để xử lý các giá trị 0 và khắc phục những hạn chế của biến phụ thuộc (Boriss và Dieter, 2008)

Trang 40

2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo phần lược khảo các nghiên cứu trước đây ở mục 2.4, tác giả ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Tại Việt Nam, hầu hết các mô hình nghiên cứu đều dựa trên mô hình truyền thống của Tinbergen (1962) Vì mô hình này được cho là mô hình cốt lõi, phù hợp để nghiên cứu với điều kiện của Việt Nam Ngoài ra, một số nghiên cứu đã sử dụng thêm các biến giả để như tỷ giá hối đoái, đường biên giới để tăng tính phù hợp cho mô hình nghiên cứu

Dựa vào thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đề xuất mô hình lực hấp dẫn như sau: Ln(EXit) = G + β1*ln(GDPvnt) + β2*ln(GDPit) + β3*ln(POPit)+ β4*ln(DISivn) +

β5*ln(ERitvn) + α1*FTA Trong đó:

- G: hằng số;

- vn: Việt Nam; i: quốc gia nhập khẩu từ VN;

- t: năm quan sát t

- EXit: là giá trị xuất khẩu của Việt Nam tới quốc gia i năm t;

- GDPvnt và GDPit lần lượt là GDP của Việt Nam và quốc gia i năm thứ t;

- POPit là dân số của quốc gia i năm t;

- DISivn: là khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến quốc gia i;

- ERitvn: tỷ giá hối đoái của quốc gia i trên VND;

- FTA: là biến giả về hiệp định thương mại VN - EAEU, nhận giá trị 1 nếu giữa Việt Nam và quốc gia i có kí hiệp định từ năm hiệp định có hiệu lực, còn lại nhận giá trị 0;

Giải thích các biến đưa vào mô hình

Biến phụ thuộc:

Giá trị xuất khẩu (EXit): Tác giả kế thừa biến phụ thuộc này từ những nghiên cứu

trước Một số nghiên cứu sử dụng khối lượng xuất khẩu, tuy nhiên do tác giả đang xem

Ngày đăng: 09/12/2018, 23:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(6) Số liệu về dân số https://www.populationpyramid.net Toàn văn các Hiệp định thương mại tự do tại website của trung tâm WTO ( http://www.trungtamwto.vn/ ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn văn các Hiệp định thương mại tự do tại website của trung tâm WTO (
(2) Giới thiệu về thị trường các nước thành viên Liên mình kinh tế Á Âu http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/gioi_thieu_ve_thi_truong_cac_nuoc_thanh_vien_lmkt_a-au.pdfCác nghiên cứu liên quan:Tài liệu tham khảo tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghiên cứu liên quan
(1) Claudio Dordi và cộng sự, 2010, "Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền Kinh tế Việt Nam”, Báo cáo trong dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền Kinh tế Việt Nam
(2) Ngô Thị Mỹ, 2016, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ đại học Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam
(3) Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân, 2015, “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4 (2015) 39-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam
(4) Nguyễn Thị Hồng, “Kinh tế Nga bớt khó khăn nhưng khó khởi sắc trong tương lai gần”, bài đăng ngày 17/07/2017 trên website http://ncif.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nga bớt khó khăn nhưng khó khởi sắc trong tương lai gần
(5) Nguyễn Tiến Dũng, 2011, “Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 27 (2011) 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam
(6) Phan Thế Công, 2011, “Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 265-275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam
(7) Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thuỷ, 2010, “Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế: Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 31 (3+4/2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế: Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam
(8) Trương Đình Tuyển và nhóm chuyên gia thuộc Dự án của MUTRAP III, 9/2011, “Báo cáo Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của bộ công thương giai đoạn 2011-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của bộ công thương giai đoạn 2011-2015
(9) Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008, “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3”, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3
(1) Achay, L, 2006, “Assessing Regional Integration in North Africa”, National Institute of Statistics and Applied economics, Rabat, Morocco Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing Regional Integration in North Africa
(2) Anderson JE, 1979, “A theoretical foundation for the gravity equation”, Am. Econ. Rev. 69:106–16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A theoretical foundation for the gravity equation
(3) Anderson, J. E. & Wincoop, E.V, 2003, “Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle. American”, Economic Review, 93(1), 170-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle. American
(4) A.Smith, 1776, “An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations”, In The Glasgow edition of the works and correspondence of Adam Smith, Vol. 2, eds.R. H. Campbell, and A. S. Skinner. Oxford: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations
(5) Assarson.J, 2005, “The impacts of European Union – South Africa free trade agreement” - http://uu.divaportal.org/smash/get/diva2:130505/FULLTEXT01.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impacts of European Union – South Africa free trade agreement
(6) Baier and Bergstrand, 2002, “On the Endogeneity of International Trade Flows and Free Trade Agreements”, American Economic Association annual meeting Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the Endogeneity of International Trade Flows and Free Trade Agreements
(7) Balassa, 1968, “An Econometric Study of International Trade Flows (Book Review)”, Econometrica, Vol. 36, No. 2 (Apr., 1968), pp. 432-433 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Econometric Study of International Trade Flows (Book Review)
(8) Barbosa-Filho, Nelson, 2006. “Exchange Rates, Growth and Inflation.” Paper presented at the Annual Conference on Development and Change, Campos do Jordão Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exchange Rates, Growth and Inflation
(4) Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w