Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về cú sốc giá dầu tác động đến kinh tế vĩ mô ví dụ Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự, 2015, Đinh Thị Thu Hồng, 2016 và nghiên cứu các yếu tố nội tại
Trang 1ĐOÀN THỊ BẢO NGỌC
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN
NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2xấu của ngân hàng: bằng chứng từ Việt Nam” là bài nghiên cứu của tôi và kết quả
nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác cho tới thời điểm này Các số liệu nghiên cứu hoàn toàn trung thực, được công bố rõ ràng, không chỉnh sửa Tất cả những tài liệu sử dụng để tham khảo được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Bảo Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
I GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
1.4 Ý nghĩa của đề tài 4
1.5 Bố cục luận văn 5
II TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 6
2.1 Cơ sở lý thuyết và thực trạng 6
2.1.1 Cơ sở lý luận khoa học về nợ xấu và thực trạng tại nền kinh tế Việt Nam 6
2.1.1.1 Nợ xấu (NPL) 6
2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu 8
2.1.1.3 Thực trạng nợ xấu tại thị trường Việt Nam 16
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về giá dầu 20
2.1.2.1 Sơ lượt vài nét về chuẩn dầu thô 20
2.1.2.2 Giá dầu là chỉ báo nền kinh tế thế giới 21
2.1.2.3 Bối cảnh về ngành công nghiệp năng lượng dầu khí của Việt Nam 24
2.1.3.Tác động của biến động giá dầu đối với nợ xấu của ngân hàng 27
2.1.3.1 Mối quan hệ giữa giá dầu và nợ xấu 27
2.1.3.2.Giá dầu tác động đến nền kinh tế và nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 29
2.1.3.3 Phát triển giả thuyết 31
Trang 4ĐỊNH 40
3.1 Mô hình nghiên cứu 40
3.2 Dữ liệu 48
3.3 Phương pháp ước lượng và kiểm định 48
3.3.1 Phân tích nội dung dữ liệu 48
3.3.1.1 Thống kê mô tả 48
3.3.1.2 Phân tích tương quan các biến đô ̣c lâ ̣p 49
3.3.2 Cách thức kiểm định 49
3.3.3 Phương pháp hồi quy ước lượng 51
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
4.1 Phân tích thống kê mô tả 54
4.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến 55
4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson 55
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 57
4.3 Kiểm định các giả thiết định lượng 58
4.3.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư 58
4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư 59
4.4 Phân tích kết quả hồi quy 60
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 71
V KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5GDP Tổng sản phẩm quốc nội
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
GMM Phương pháp ước lượng Moment tổng quát IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng nhà nước
GCC Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CPIs Chỉ số giá tiêu dùng
MENA Khu vực Trung Đông-Bắc Phi
GMM Phương pháp ước lượng Moment tổng quát VAR Vector tự hồi quy
MEOE Tám nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông
LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
LLR Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
WTI Dầu ngọt nhẹ Texas (West Texas Intermediate) OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
Trang 6Bảng 4.1 Thống kê mô tả 54
Bảng 4.2 Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến 56
Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai 57
Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình 58
Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư các mô hình 59
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy 62
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy 66
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy 69
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007 – 2016 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước) 18
Hình 2.2 So sánh tỷ lệ NPL của các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2011 và 2011 – 2012 (Nguồn: Báo cáo của Nguyễn Xuân Thành (2016), được tính toán từ Báo Cáo Tài Chính của 37 Ngân Hàng trong 3 năm) 19
Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý từ 2011 – 2015 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 19
Hình 2.4 sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam hàng năm giai đoạn 2006 – 2016 25
Hình 2.5 Sản lượng xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Nghìn Tấn) 26
Hình 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Triệu Đôla Mỹ) 26
Hình 2.7 Dự báo nhu cầu và sản xuất dầu tại Việt Nam đến năm 2025 (Nguồn: báo cáo thường niên OPEC 2014) 27
Hình 2.8 Giá dầu và nợ xấu của Việt Nam qua các năm 2006 – 2016 30
Trang 7I GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự suy giảm chất lượng danh mục cho vay của các ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế phát triển Thảm họa khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã để lại rất nhiều hệ lụy về kinh tế, tài chính cho hầu hết tất cả các quốc gia, bắt nguồn cũng từ sự cho vay dưới chuẩn tại Mỹ và sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers Sự gia tăng
nợ xấu và thế chấp ngân hàng tại Mỹ nhấn mạnh mối liên hệ giữa vĩ mô – tài chính, mối quan hệ giữa ma sát trong thị trường tín dụng và nguy cơ bất ổn về tài chính Chủ đề "nợ xấu" (NPL) đã thu hút nhiều sự chú ý hơn trong những thập kỷ gần đây Một số nghiên cứu đã kiểm tra những thất bại của ngân hàng và thấy rằng chất lượng tài sản là một chỉ số về khả năng mất khả năng thanh toán Các ngân hàng vẫn có mức nợ xấu cao trước khi phá sản Do đó, số lượng lớn các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thường dẫn đến thất bại ngân hàng NPL là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trì trệ kinh tế Mỗi khoản nợ xấu trong khu vực tài chính làm tăng khả năng dẫn đến công ty gặp khó khăn và không sinh lợi Việc giảm thiểu NPL là điều kiện cần thiết để cải thiện tăng trưởng kinh tế Rất khó có thể phóng đại sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của các nước trên thế giới Dầu được sử dụng vào gần hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản xuất Điều này cũng có nghĩa là giá dầu là một trong
số ít các chỉ số có thể được sử dụng để dự đoán các chuyển động trong tương lai của tổng sản phẩm trong ngành, tổng sản phẩm quốc nội, và xu hướng của hoạt động kinh tế Những biến động về giá dầu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, từ mức độ chi tiêu của hộ gia đình, hoạt động giao thông vận tải đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia xuất nhập khẩu dầu nhiều, vì hoạt động kinh tế tài chính trong các quốc gia này có liên quan đến biến động giá dầu Đứng thứ 3 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
và thứ 22 trên thế giới về trữ lượng dầu thô (2016), Việt Nam được xem là một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn trong khu vực Kể từ năm 2008 – 2013,
Trang 8ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng của Việt Nam đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, chiếm trung bình khoảng 22,6% GDP Tuy nhiên, mặc dù là nước xuất khẩu dầu nhiều, xăng dầu Việt Nam vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước do các nhà máy lọc dầu chỉ đáp ứng được khoảng 35% và sự cạnh tranh sản phẩm thành phẩm với chi phí rẻ Theo thống kê của Tổng cục hải quan về 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2016 không có sự xuất hiện của dầu thô, trong khi đó lượng nhập khẩu xăng dầu chiếm khoảng 4,5% trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Vì vậy, Việt Nam vẫn được xem là một trong những nước nhập khẩu xăng thành phẩm nhiều
Như thường xảy ra với ngành năng lượng, dầu thô đã được đi đầu trong những tin tức của cuối năm Trong vài năm gần đây, câu chuyện đã tập trung vào sự sụt giảm giá dầu thô toàn cầu bắt đầu hồi giữa năm 2014, cuối cùng chạm đáy vào tháng 1 năm 2016, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ Sự không chắc chắn
về sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu cũng như sự chậm lại trong kinh tế đang suy thoái ở Trung Quốc bắt đầu vào giữa năm 2015 dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu và tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu Các nhà sản xuất dầu tiếp tục nỗ lực hết mình để giành được thị phần quý giá đầu ra từ các nhà sản xuất khác trong khu vực, ngay cả khi giá tiếp tục giảm Một thỏa thuận ngừng sản xuất giữa các nhà sản xuất dầu lớn, do Ả rập
Xê út và Nga tiến hành, cuối cùng đã đạt được kết quả vào cuối tháng 11 năm 2016, khiến giá dầu hồi phục vào cuối năm 2016 vào năm 2017 Các hậu quả kinh tế vĩ
mô của giá dầu thấp đối với các nền kinh tế đã được ghi nhận đầy đủ Nền kinh tế suy yếu và sự sụt giảm của giá dầu thấp đã tạo ra sự gia tăng nợ xấu (NPLs) kéo theo lợi nhuận giảm tại nhiều ngân hàng trong năm qua
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về cú sốc giá dầu tác động đến kinh tế
vĩ mô (ví dụ Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự, 2015, Đinh Thị Thu Hồng, 2016) và nghiên cứu các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu của ngân hàng (Lương Thị Mỹ Tiên, 2016, Võ Thanh Bình, 2015) nhưng chưa có bằng chứng thực nghiệm nào xem xét từ những cú sốc bên ngoài, cụ thể là giá dầu, ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu của ngân hàng Có một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy được có sự
Trang 9tồn tại mối quan hệ giữa giá dầu và các hoạt động kinh tế tài chính, được biểu thị bằng nợ xấu của ngân hàng, nhưng các kết quả nghiên cứu lại không đồng nhất với nhau Theo Osamah và Ali, 2017, sự thay đổi giá dầu có một tác động ngược đáng
kể đến các khoản nợ xấu của ngân hàng khi xem xét ở các quốc gia giàu dầu mỏ Hay Idris và Naya, 2017, cũng có các nghiên cứu tương tự khi cho thấy rằng giá dầu thay đổi cũng tác động ngược đến các khoản nợ xấu ở các nước OPEC Tuy nhiên, khi nghiên cứu 10 nền kinh tế Châu Á, Abeysinghe (2001) đã nhận thấy rằng ngay
cả những nhà xuất khẩu dầu ròng như Indonesia và Malaysia cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu cao Theo như Cunado và Perez de Gracia (2005), tác động của giá dầu còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất nhập khẩu dầu của các nước Do Việt Nam vừa là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn, đồng thời cũng nhập xăng dầu thành phẩm nhiều nên việc giá dầu tác động dương hay âm, cùng chiều hay ngược chiều vẫn chưa rõ ràng Từ những vấn đề trên, bài viết với đề tài: “Tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng: bằng chứng từ Việt Nam” được đưa ra nhằm giải quyết lỗ hổng nghiên cứu này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(a) Mục tiêu nghiên cứu
Mu ̣c tiêu chính của bài viết là xem xét những tác động của biến động giá dầu lên các khoản nợ xấu của ngân hàng tại thực nghiê ̣m Việt Nam, từ đó nhằm giúp bổ sung thêm vào khung lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của ngân hàng
(b) Câu hỏi nghiên cứu
Với những vấn đề được nêu trên và để làm rõ hơn cho mục tiêu nghiên cứu, bài viết giải quyết ba câu hỏi quan trọng:
- Những cú sốc giá dầu có ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của ngân hàng ở Việt Nam hay không?
- Nếu tồn tại mối quan hệ trên thì tác động là cùng chiều hay ngược chiều?
Trang 10- Có tác động bất cân xứng giữa những trường hợp giá dầu tăng và giảm hay không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu bao gồm một mẫu 24 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 từ các báo cáo kế toán tổng hợp Bài viết xây dựng dựa trên các nghiên cứu mới nổi về liên kết dầu – vĩ mô – tài chính và sử dụng hồi quy bảng động, kiểm soát trực tiếp vấn đề nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan bằng cách sử dụng ước lượng GMM Các biến số kinh tế vĩ mô được sử dụng trong bài bao gồm tăng trưởng GDP thực,
tỷ lệ lạm phát, tín dụng trong nước và giao dịch Ngoài ra, để đo lường lợi nhuận giá dầu, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá dầu giao ngay và xác định 5 chỉ số đo lường cho lợi nhuận giá dầu bao gồm Oil Return I, Oil Return II, Oil Return Up, Oil Return Down, Oil Price Chi tiết cách đo lường được trình bày ở chương 3 Công cu ̣ của bài nghiên cứu sử du ̣ng là Stata 13
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Bài viết đóng góp cho lý thuyết nghiên cứu ở một vài khía cạnh Thứ nhất, bài nghiên cứu kiểm tra làm thế nào những biến động giá dầu ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng tại Việt Nam Tác động của cú sốc giá dầu lên sự ổn định tài chính của các ngân hàng đã không nhận được nhiều sự xem xét Thực tế, rất ít nghiên cứu
đã xem xét tác động của sự thay đổi giá dầu đối với sự ổn định tài chính của các ngân hàng Thứ hai, bài viết kiểm tra tác động bất cân xứng giữa các cú sốc giá dầu trong gia đoạn giá dầu tăng và giai đoạn giá dầu giảm đối với nợ xấu của ngân hàng Việc giảm giá dầu chưa chắc cảí thiện được nền kinh tế và do đó làm giảm nợ xấu của các ngân hàng ở các nền kinh tế vừa xuất nhập khẩu dầu ròng và cùng một cách
mà việc tăng giá chưa chắc có thể làm suy giảm nền kinh tế và tăng nợ xấu của ngân hàng
Về thực tiễn, sự ổn định tài chính của các ngân hàng là mối quan tâm lớn cho các nhà hoạch định chính sách, bởi vì ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng
Trang 11trong nền kinh tế hiện nay và sự ổn định của ngành ngân hàng là tác nhân quan trọng của tăng trưởng kinh tế Một khía cạnh sức khỏe của ngân hàng là dựa trên hiệu quả của nó và chất lượng của bất kỳ tài sản nào mà ngân hàng có Mối đe dọa lớn đối với chất lượng danh mục tài sản là sự gia tăng trong nợ xấu Do đó, bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa giá dầu và nợ xấu, bài viết cũng nâng cao kiến thức
về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng và cho thấy lỗ hổng tiềm năng của chúng trước những cú sốc từ bên ngoài, cụ thể là giá dầu thế giới
Bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến sự đa dạng hóa kinh tế, để giảm nhẹ tác động của biến động giá dầu Ví dụ, bằng cách tự do hóa lĩnh vực tài chính và khuyến khích nhiều dòng vốn quốc tế, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân lớn hơn, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho chi tiêu chính phủ Điều này làm cho hiệu quả khu vực doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng, giúp các ngân hàng mau phục hồi do sự gia tăng giá dầu thế giới Thực tế, bằng cách thu hút nhiều nguồn tài trợ từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có thể đa dạng hóa các nguồn vốn của mình, từ
đó sẽ làm cho ngành ngân hàng linh hoạt hơn với sự biến động của giá dầu
1.5 Bố cục luận văn
Bài viết được tổ chức như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về bài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây và phát triển giả thuyết
Chương 3: Mô hình nghiên cứu - giới thiệu các thước đo khác nhau của cú sốc giá dầu và dữ liệu – Phương pháp ước lượng kiểm định
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết Luận
Trang 12II TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT
nợ Các khoản vay này không được thanh toán trong thời gian quy định được coi là không có hiệu quả và gây nguy hiểm cho ngân hàng vì chúng có thể gây ra sự sụp
đổ của ngân hàng, ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Theo Fatemi và Fooladi (2006), khoản nợ xấu là các khoản cho vay, không thu hồi được trong thời hạn do luật pháp của quốc gia quy định hoặc do ngân hàng và bên đi vay đồng ý tại thời điểm quy định Như vậy, khả năng lấy được tiền lời từ các khoản vay như vậy là không chắc chắn Các khoản nợ xấu cũng được coi là các khoản vay có thời gian trả
nợ hơn 90 ngày và còn được biết đến như là tài sản không hoạt động theo ngôn ngữ của ngân hàng (Richard, 2011) Vấn đề nợ xấu đã được chú ý nhiều ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 vì nó được cho là nguyên nhân chính gây thất bại của hầu hết các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng
Không có một tiêu chuẩn toàn cầu nào để xác định NPL ở hầu hết tất cả các quốc gia vì thừa nhận rằng có thể những tiêu chuẩn đó phù hợp ở một quốc gia này nhưng lại không phù hợp ở một quốc gia khác Sự khác biệt tồn tại dưới dạng hệ
Trang 13thống phân loại, phạm vi và nội dung Tuy nhiên, có một số ý kiến chung về vấn đề này Một khoản nợ xấu là khoản vay dừng thanh toán hoặc trong tình trạng gần như
vỡ nợ “Một khoản vay không còn hiệu quả khi việc thanh toán lãi và/hoặc nợ gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi suất từ 90 ngày trở lên đã được tái cấp vốn, tái cơ cấu hoặc trì hoãn theo thoả thuận hoặc thanh toán chậm hơn
90 ngày, nhưng có những lý do chính đáng khác để không chắc việc thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ” (IMF, 2009) Sau khi khoản vay được phân loại là không còn hiệu quả, khoản vay này (và, có thể là các khoản vay thay thế) vẫn giữ phân loại như vậy cho đến khi xóa sổ hoặc lãi suất được thanh toán và/hoặc nợ gốc được nhận Định nghĩa của Ngân hàng thế giới về vấn đề nợ xấu như sau: “nợ xấu của ngân hàng trên tổng nợ là giá trị các khoản nợ trên tổng giá trị danh mục cho vay (bao gồm các khoản nợ xấu trước khi khấu trừ khoản dự phòng cụ thể) Số tiền vay được ghi nhận không hiệu quả là tổng giá trị của khoản vay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, không chỉ số tiền nợ quá hạn.”
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nợ xấu như sau: “"Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng Theo điều 6, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản
nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại Theo điều 7, nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản
nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao; Nhóm 5 (Nợ có khả
Trang 14năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.” (Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) Nói chung, nợ xấu là các khoản cho vay không thanh toán gốc và lãi trong một khoảng thời gian dài trái với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay Bất kỳ khoản vay nào không cập nhập về thanh toán gốc và lãi trái với các điều khoản của hợp đồng vay nợ là nợ xấu Nợ xấu có thể được coi như là đầu ra không mong muốn hoặc chi phí của sự cho vay mà nó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng Hennie và Sonja (2009) xác định NPLs là tài sản không tạo ra thu nhập Việc không trả nợ vay là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ khoản cho vay nào Những gì các ngân hàng làm
là giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ Như vậy, tổng khối lượng nợ xấu đo lường chất lượng tài sản ngân hàng (Tseganesh, 2012)
2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu
Trên thực tế, các khoản cho vay không hiệu quả là rất quan trọng đối với ngân hàng
vì chúng có thể được sử dụng để xác định sự ổn định của ngành ngân hàng cũng như là lợi nhuận của ngân hàng Điều này là do các khoản vay nợ xấu có thể làm giảm nguồn vốn của ngân hàng khiến ngân hàng không thể tăng trưởng hoặc phát triển kinh doanh và kết quả là dẫn đến phá sản hay thanh lý ngân hàng Các khoản cho vay không hiệu quả là những rủi ro tiềm ẩn đối với ngành ngân hàng và nền kinh tế bởi chúng có khả năng làm giảm thanh khoản của ngân hàng, gây ra sự mở rộng tín dụng và làm sụt giảm trong khu vực sản xuất Hơn nữa, các ngân hàng có
nợ xấu cao trong danh mục đầu tư chắc chắn sẽ nhận thấy sự sụt giảm trong thu nhập của họ
Theo các nhà kinh tế, các chuyên gia, các cơ quan hoạch định quản lý, nguyên nhân xảy ra vấn đề nợ xấu của các ngân hàng có thể bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh như môi trường kinh tế nội tại và đối ngoại có nhiều bất lợi; sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế; sự thay đổi thường xuyên trong chính sách của chính phủ, lỗ hổng nằm trong các quy định, các chính sách, các cơ chế, công tác giám sát, quản lý, thanh tra; sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã làm cho chất lượng tài sản
Trang 15của họ dễ bị tổn thương; sự yếu kém trong vấn đề quản lý, năng lực của người lãnh đạo, tư cách chuyên môn và đạo đức làm việc bị suy giảm trong cán bộ nhân viên ngân hàng; về vấn đề trung thực từ phía khách hàng;.…Nói chung, thay vì tiếp tục xem xét về những căn nguyên mà được thảo luận rất nhiều và khó bàn cãi này thì bài viết sẽ gộp chung vào 2 luận điểm chính liên quan đến các biến số trong mô hình nghiên cứu và nhìn vào các nguyên nhân này một cách chi tiết
a) Các yếu tố kinh tế vĩ mô là một trong những nguyên ngân gây ra các khoản nợ xấu cho các ngân hàng
“Có một sự thật là nền kinh tế Việt Nam luôn luôn nằm trong trạng thái bất ổn” (Thống đốc NHNN: Có cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền, tháng 2/2013) Những thay đổi thường xuyên trong chính sách của chính phủ mà cuối cùng làm cho doanh nghiệp trở nên khó khăn vì các quy trình chính sách của chính phủ không minh bạch nhiều như được công bố bởi khu vực doanh nghiệp Theo Trịnh Quang Anh (2013), nguyên do của vấn đề nợ xấu trong khu vực ngân hàng hiện nay là sự bất cân đối và yếu kém nghiêm trọng nằm sâu bên trong nền kinh tế do bởi sự bất cập trong quản
lý và năng lực công tác điều hành nền kinh tế của Chính Phủ Lạm phát dâng cao kéo theo sự mất ổn định trong tỷ giá, đặc biệt là lãi suất, tiếp theo làm hoạt động của ngành ngân hàng bị rối loạn, mất niềm tin Trên thực tế, một số nghiên cứu được tiến hành tại các nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Một số yếu tố đã được xác định là đặc biệt quan trọng trong việc xác định khoản nợ xấu Trong đó bao gồm suy thoái kinh tế (lạm phát), tỷ giá hối đoái (giao dịch xuất nhập khẩu), tổng sản phẩm quốc nội cũng như tăng trưởng tín dụng
Có một liên kết phức tạp giữa sự ổn định của ngân hàng và chu kỳ kinh doanh Trên thực tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được tìm thấy liên quan đến sự ổn định ngân hàng (Richard, 2011) Theo nghĩa này, sự mở rộng kinh tế được thể hiện bằng mức
nợ xấu thấp của các ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế đang mở rộng, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh đều có thu nhập và doanh thu cao hơn và
do đó có nhiều khả năng chi trả hoặc bù đắp các khoản nợ đang chờ xử lý Vì vậy số
Trang 16lượng hoặc mức nợ xấu của ngân hàng được sụt giảm Babouček và Jančar (2005) nhận thấy rằng trong giai đoạn mở rộng hoặc thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế, các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng cho những người vay nợ chất lượng thấp mà không cần nhiều sự phòng bị, giới hạn Beck (2006) cho rằng hoạt động kinh tế không chỉ ở một quốc gia mà cả toàn cầu, có ảnh hưởng đến mức nợ xấu Do đó, sự sụt giảm trong nền kinh tế toàn cầu vẫn là một rủi ro cho các ngân hàng dẫn đến nợ xấu Bằng chứng của việc suy thoái kinh tế liên quan đến nợ xấu cao hơn đã trở nên phổ biến khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và người đi vay gặp khó khăn trong việc trả
nợ Một số nghiên cứu kết hợp trực tiếp tình trạng thất nghiệp trong mô hình của họ
và cũng tìm ra mối quan hệ tích cực mạnh giữa thất nghiệp và nợ xấu, vì tỷ lệ thất nghiệp cao làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay (Klein, 2013, Nkusu, 2011) Tỷ lệ lạm phát cao hơn do suy thoái kinh tế dẫn đến tình trạng bấp bênh và không thể đoán trước được lợi nhuận kinh doanh (Karim, et al., 2010) Điều này có liên quan đến sự gia tăng chi phí hàng hoá và dịch vụ, mà tạo nên chỉ số giá, ảnh hưởng một cách tích cực đến sự sẵn lòng của người dân đến việc chấp nhận rủi ro
và rất có khả năng không trả được nợ (Beck, và cộng sự 2013)
Theo Beck và các cộng sự (2013), GDP thực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ NPL Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng giữa GDP thực và nợ xấu đã
có một mối tương quan tích cực có ý nghĩa (Murumba, 2013) Bessis (2006) chỉ ra rằng các nghiên cứu được tiến hành tại các ngân hàng Tây Ban Nha cho thấy rằng tăng trưởng GDP, các điều khoản vay và lãi suất cao là yếu tố xác định nợ xấu Do
đó, các nghiên cứu cho thấy rằng khi nền kinh tế u ám, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đi xuống, và kết quả là mức nợ xấu biến động tăng lên do người đi vay nhiều khả năng không giữ được khoản cho vay mà họ đã được cung cấp (Babouček
và Jančar, 2005) Sự tăng trưởng kinh tế trái với sự gia tăng trong căng thẳng về tài chính vì nó thừa nhận sự tăng lên doanh thu và thu nhập Do đó, sự gia tăng trong tăng trưởng GDP thực được thực hiện khi mức độ việc làm cũng tăng, kết quả là giảm nợ xấu (Murumba, 2013) Điều này là bởi vì tăng trưởng GDP thực sẽ tăng cường khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến giảm mức nợ xấu Do đó, sự tăng
Trang 17trưởng âm trong GDP thực do suy giảm kinh tế rõ ràng đã làm gia tăng nợ xấu (Beck, và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, mối liên quan giữa GDP thực và các khoản nợ xấu vẫn là chủ đề của cuộc tranh luận khi cho rằng có những phát hiện cho thấy mối liên quan này không có ý nghĩa hay không chắc chắn Ví dụ Murumba (2013) quan sát rằng trong một nghiên cứu của Khemja và Pasha (2009) về ngành ngân hàng Guyana từ năm 1994 đến năm 2004, người ta thấy rằng giữa GDP thực và nợ xấu chỉ tổn tại mối quan hệ chớp nhoáng Những phát hiện này thực sự đáng báo động trong bối cảnh các lập luận ủng hộ một mối quan hệ giữa GDP thực và nợ xấu Vấn
đề xuất hiện khi nếu các bằng chứng của Khemja và Pasha được coi là xác thực và được giải thích thì điều đó ngụ ý rằng hiệu quả kinh tế mạnh sẽ làm giảm các khoản
nợ xấu (Murumba, 2013) Mặt khác, sự sụt giảm của GDP thực dẫn đến sự gia tăng mức nợ xấu của các ngân hàng
Giai đoạn tăng trưởng kinh tế đôi khi đi kèm với tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và
có thể nhiều xu hướng dẫn đến rủi ro mang lại tăng Tăng trưởng tín dụng cao hơn làm gia tăng rủi ro tín dụng, vì nó thường liên quan đến các tiêu chuẩn bảo lãnh cho vay nới lỏng, dẫn đến nợ xấu cao hơn (Klein, 2013) Và sự mất cân bằng được tạo
ra trong những thời kỳ đó chỉ trở nên rõ ràng khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng thiệt hại về khoản vay Salas và Saurina (2002) khám phá mối liên hệ giữa hệ thống ngân hàng và chu kỳ kinh doanh Trong giai đoạn tốt, cả người đi vay và người cho vay tự tin về dự án đầu tư và khả năng thanh toán, bù đắp khoản vay và các khoản phí và lãi suất tương ứng Sự lạc quan quá mức của các ngân hàng về triển vọng trong tương lai của người đi vay, cùng với bảng cân đối tài chính mạnh
mẽ và cạnh tranh ngày càng tăng đã mang lại các chính sách tín dụng tự do hơn với các tiêu chuẩn tín dụng thấp hơn Vì đóng vai trò cung cấp các chức năng trung gian cho nền kinh tế thực, các ngân hàng được tiếp xúc với các điều kiện chu kỳ kinh doanh để xác định toàn diện sức khỏe của nền kinh tế thực Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro của trung gian có xu hướng tăng lên Hiệu quả trong ngành ngân hàng và tăng trưởng hoạt động kinh tế cao theo cùng
Trang 18một chu kì là tín hiệu của một nền kinh tế quá nóng và do đó sự suy giảm trong hoạt động kinh tế sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tỷ lệ nợ xấu (Festic et al., 2011)
Nguyên nhân và giải quyết các khoản nợ xấu cũng đã được nghiên cứu kỹ bởi Gorter và Bloem (2001) Họ đồng ý rằng “các khoản cho vay xấu” có thể tăng đáng
kể do những thay đổi đột ngột về lãi suất Một nghiên cứu do Espinoza và Prasad tiến hành năm 2010 đã tập trung vào các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngân hàng cụ thể ảnh hưởng đến các khoản vay không hiệu quả và tác động của chúng đến hệ thống ngân hàng GCC Sau khi phân tích toàn diện, họ phát hiện ra rằng lãi suất cao sẽ tăng các khoản cho vay không hiệu quả nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê Salas và Saurina (2002) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu và cho rằng quy mô lớn hơn cho phép nhiều cơ hội đa dạng hơn Hu
và cộng sự (2004) báo cáo những bằng chứng thực nghiệm tương tự
b) Nợ xấu gắn liền với đặc trưng ngân hàng
Các yếu tố kinh tế vĩ mô là những nguyên nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng Richard (2011) nhận xét rằng có những yếu tố từ bên trong tổ chức của ngân hàng là nguyên nhân ảnh hưởng đến mức nợ xấu Những yếu tố bên trong này liên quan đến cấu trúc và chính sách nội bộ của các ngân hàng cụ thể Phần lớn NPL có thể quy cho là liên quan đến chính trị trong vấn đề điều khoản tín dụng, cơ cấu sở hữu ngân hàng và cho vay nội bộ Cho vay không trung thực, đặc biệt ở các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và những tác động từ cá nhân bởi những người đi vay không có đạo đức là vấn đề của việc quản trị kém của các ngân hàng và cơ quan quản lý Các điều khoản về tín dụng nên được nghiêm ngặt nhất để
có thể đảm bảo rằng cơ hội vỡ nợ của khách hàng vay được giảm thiểu nhiều càng tốt Theo Lu và các cộng sự (2011), khi các ngân hàng thực hiện các điều khoản tín dụng nghiêm ngặt và tuân theo chúng, thì cơ hội không trả được nợ vay sẽ giảm xuống rất lớn Điều khoản tín dụng là điều kiện mà các ngân hàng bắt buộc liên quan đến tổng số tiền tín dụng hàng tháng, thời gian trả nợ tối đa và tỷ lệ trả nợ muộn Điều quan trọng đối với các ngân hàng là không khoan hồng hoặc từ bi khi thiết lập và tuân thủ các điều khoản tín dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi các
Trang 19ngân hàng và người quản lý của họ quá khoan hồng trong việc thiết lập các điều khoản tín dụng, họ tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay không trả được nợ Thực tế, khi các khoản tín dụng được nới quá lỏng, khuynh hướng khách hàng vay vốn cao hơn nhiều và điều này có thể dẫn tới việc cho vay quá mức vốn là tiền đề cho nợ xấu (Khemraj và Pasha, 2009)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu của các ngân hàng quyết định mức độ cho vay đối với các cá nhân và công ty Do đó, các ngân hàng nhà nước khoan hồng trong việc cung cấp các khoản vay cho các cá nhân, các nhóm và các ngân hàng vì các ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch phát triển của chính phủ (Richard, 2013) Tuy nhiên, các ngân hàng tư nhân, được điều khiển bởi lợi nhuận chứ không phải chương trình phát triển quốc gia, có xu hướng cung cấp các khoản tín dụng khá nghiêm ngặt cho người đi vay Về cơ bản, mức nợ xấu đối với các khoản vay được cấp bởi các khoản tín dụng khoan hồng lớn hơn các khoản cho vay theo các điều khoản tín dụng chặt chẽ hơn Micco và cộng sự (2004), phân tích 50.000 tổ chức tài chính với các loại hình sở hữu khác nhau trên 119 quốc gia Họ kết luận rằng các khoản nợ xấu có xu hướng cao hơn ở các ngân hàng sở hữu nhà nước so với các nhóm ngân hàng khác Gần đây hơn là Fawad Ahmad (2013), đã phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của các ngân hàng tại Pakistan Nghiên cứu cho thấy tính hợp lệ của quan điểm truyền thống khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng cường rủi ro cho các ngân hàng (tăng NPL) nhưng lại bác bỏ quan điểm cho rằng các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và ngân hàng nước ngoài tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm rủi ro ngân hàng
Có một quy tắc ứng xử được chấp nhận trong ngành ngân hàng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới rằng khi các ngân hàng cho khách hàng vay tiền của mình, ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các điều khoản và điều kiện tương tự như khoản vay của khách hàng khác Do đó, các điều khoản tương tự bao gồm lãi suất, tiêu chuẩn đánh giá tín dụng và thời hạn trả nợ áp dụng cho người vay khác cũng nên áp dụng cho nhân viên của ngân hàng (Messai và Jouini, 2013) Những khoản vay này
Trang 20xuất phát từ áp lực chính trị, nỗ lực của ban quản lý để làm hài lòng nhân viên ngân hàng, quyền sở hữu ngân hàng hay là do vấn đề về thiếu vốn Các nhà quản lý thường phản đối các quy định và đưa ra các điều khoản tín dụng tốt hơn cho nhân viên của họ Cho vay nội bộ có tiềm năng gây ra sự sụp đổ của ngân hàng (Nkusu, 2011) Do đó, cho vay nội bộ đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra mức nợ xấu cho nhiều ngân hàng (Brownbridge, 2007) Richard (2011) nhận xét rằng các khoản cho vay nội bộ là một trong những lý do chính cho sự thất bại của nhiều ngân hàng Lý do chính tại sao các khoản vay nội bộ thất bại là bởi ngoài các khoản vay được cấp theo các điều khoản khác với các khoản cho vay ở bên ngoài; các khoản vay từ nội bộ cũng được đầu tư vào các dự án đầu cơ có khuynh hướng thất bại cao như phát triển bất động sản (Messai và Jouini, 2013) Bên cạnh
đó, các khoản vay thường được đầu tư vào các dự án mở rộng lớn nên ít có khả năng tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn
Berger và DeYoung (1997), người nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu, hiệu quả trong chi phí và vốn hóa ở các ngân hàng thương mại Mỹ trong giai đoạn 1985-
1994, đã tìm ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hiệu quả về chi phí và nợ xấu
Họ giải thích nguyên nhân gây ra nợ xấu từ hiệu quả về chi phí thông qua giả thuyết
"quản lý tồi" Cụ thể, giả thuyết này cho rằng hiệu quả về chi phí thấp là một tín hiệu của việc quản lý kém, ngụ ý rằng do việc bảo lãnh, giám sát và kiểm soát nợ kém, các khoản nợ xấu có thể sẽ tăng lên Podpiera và Weil (2008), người đã phân tích các ngân hàng Séc từ năm 1994-2005, và Louzis, Vouldis và Metaxas (2010), những người đã tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay và hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu từ năm 1990-1998 và cũng kiểm tra các yếu tố quyết định NPL trong ngành ngân hàng Hy Lạp, đã tìm thấy sự ủng hộ cho giả thuyết này Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp cũng là một trong những nguyên gây gây ảnh hưởng đến NPL Tác động của nó thông qua giả thuyết “rủi ro đạo đức”, được Keeton và Morris (1987) thảo luận, cho rằng các ngân hàng vốn tương đối thấp dẫn đến nguy cơ về đạo đức do có nhiều động cơ tham gia vào các hành vi cho vay rủi ro làm tăng tỷ lệ các khoản nợ xấu
Trang 21Lãi suất là tiền phí mà người đi vay thanh toán khi họ vay tiền từ ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính Mặc dù tiêu chuẩn được áp dụng trong nền kinh tế tự do hóa
là để cho lực thị trường điều chỉnh lãi suất, nhưng các ngân hàng đã can thiệp để đưa ra mức lãi suất bằng việc dẫn chứng một số lý do (Onsarigo, và các cộng sự, 2013) Theo Messai và Jouini (2013), lãi suất ảnh hưởng đến mức nợ xấu đặc biệt trong trường hợp lãi suất thả nổi Lãi suất cao có nghĩa là khách hàng sẽ phải trả nhiều hơn số tiền họ vay cũng như các ngân hàng thu được nhiều tiền hơn từ số tiền
mà họ cho vay khách hàng Lãi suất tăng gây khó khăn cho người đi vay trong việc đảm bảo khoản vay của họ, kết quả là mức nợ xấu gia tăng Chẳng hạn, việc tăng lãi suất cao ở Kenya trước cuộc bầu cử năm 2007 và 2013 đã được cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng các khoản nợ xấu trong giai đoạn này vì người đi vay khó có thể đảm bảo các khoản vay (Onsarigo, và các cộng sự , 2013) Nhiều nghiên cứu cho thấy mức lãi suất mà các ngân hàng tính cho các khoản vay là nguyên nhân gây nên
sự xuất hiện NPLs Các ngân hàng đặt lãi suất cao hơn cho các khoản vay mà họ cho là có khả năng gặp phải nợ xấu cao so với các khoản cho vay có mức lãi suất thấp hơn Theo Beck và các cộng sự (2013), tăng lãi suất cho vay có mối quan hệ trực tiếp với sự gia tăng mức nợ xấu
Theo Kroszner (2002) các khoản nợ xấu cũng gắn liền với khủng hoảng ngân hàng Sultana (2002) cũng liên kết cuộc khủng hoảng Tài chính Nhật Bản với các khoản
nợ xấu Theo Sultana (2002), ngân hàng Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hàng nghìn tỷ yên nợ xấu do sự sụp đổ của giá tài sản cách đây một thập kỷ trong hệ thống tài chính của đất nước này Mối quan tâm gần đây nhất là trong năm 2016, việc khu vực ngân hàng ở Châu Âu có nguy cơ bên bờ vực của khủng hoảng khi ngân hàng Deutsche Bank bị dính án phạt của chính phủ Mỹ do cơ quan này áp đặt
là có liên quan đến vụ cho vay thế chấp dưới chuẩn trong lĩnh vực bất động sản tại
Mỹ, nguồn gốc gây nên cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 Kết quả là ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) phải xem xét trong vấn đề tái cấp vốn vì hiện tại các ngân hàng đang bên bờ thiếu hụt vốn trầm trọng và giúp họ chống đỡ với tình trạng lượng nợ xấu lớn mà không được bảo lãnh Theo ngân hàng trung ương Việt
Trang 22Nam, trong lúc các ngân hàng phải gồng mình nỗ lực tăng trích lập dự phòng và xử
lý vấn đề nợ xấu thì lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong năm 2013 đã giảm khoảng 1% là điều không quá ngạc nhiên NPL có thể được xem là đầu ra hoặc chi phí không mong muốn đối với ngân hàng cho vay, làm giảm hiệu quả của ngân hàng (Chang, 1999) Rủi ro NPL chủ yếu phát sinh khi môi trường kinh tế đối ngoại trở nên tồi tệ hơn như suy thoái kinh tế
2.1.1.3 Thực trạng nợ xấu tại thị trường Việt Nam
Theo P.Samuelson, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, thì: "Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường" Ngân hàng thương mại cũng giống như một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, có vị thế trên thị trường và thị phần kinh doanh Khác với những doanh nghiệp hoạt động bình thường, các tổ chức tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là một ngành đặc thù với sản phẩm cung cấp cho thị trường là những sản phẩm không tồn tại theo dạng vật chất mà tồn tại một cách vô hình Ngày nay, với
sự phát triển của công nghệ - khoa học kỹ thuật, các sản phẩm vô hình được tạo ra ngày càng đa dạng và phong phú, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với lợi ích của mình và đặt các ngân hàng trước áp lực phải luôn luôn làm mới sản phẩm để không bị mất thị phần trong nền kinh tế cạnh tranh ngày một gay gắt Sự cạnh tranh được thể hiện thông qua cạnh tranh về giá cả (các mức phí thường niên áp dụng đối với các sản phẩm, lãi suất), cạnh tranh về kênh phân phối (mạng lưới các chi nhánh, ngân hàng điện tử), cạnh tranh về đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng (đa dạng loại hình dịch vụ tài chính, tạo
sự riêng biệt, đặc trưng, không ngừng sáng tạo đổi mới) Hiện tại, sự cạnh tranh không còn chỉ trong nội bộ ngành Sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng gần đây đã tạo nên áp lực ngày một gia tăng cho các ngân hàng thương mại Chính vì thế, để giữ thị phần và giữ chân khách hàng, các ngân hàng đã không ngừng giảm tiêu chuẩn tín dụng của mình và kết quả là làm nợ xấu gia tăng
Có rất nhiều cách tính tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam dựa trên những tiêu chí khác nhau về quy định trong việc phân loại nợ, bao gồm các tính toán của
Trang 23Ngân hàng nhà nước, của Cơ quan thanh tra và giám sát, ước tính của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, của Quỹ tiền tệ và Ngân hàng Thế Giới,…và do
đó sẽ có sự chênh lệch về số liệu Ví dụ vào 9/2012, tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước công bố là 4.93%, trong khi báo cáo của Cơ quan thanh tra và giám sát là 17.43%, Ngân hàng Thế Giới cung cấp với con số 12% Tuy nhiên, các ước tính trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và theo khẳng định của Ngân hàng nhà nước,
từ cuối năm 2014 số liệu đã không còn chênh lệch nhiều Bài viết sẽ sử dụng số liệu
do Ngân hàng nhà nước cung cấp để phân tích thực trạng nợ xấu của Việt Nam Trong hơn 20 năm xây dựng đổi mới và phát triển, bắt đầu từ những thay đổi trong chính sách và luật từ những năm 2006 – 2010 với quá trình chuẩn bị tham gia vào WTO, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã mở rộng một cách nhanh chóng
và có nhiều sự thay đổi về mặc quy mô, số lượng, tổng tài sản, vốn, dư nợ tín dụng, phù hợp với tình hình hiện tại và đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, đi đôi cùng với sự phát triển của đất nước Đến năm 2011, do bất ổn về vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về tài chính, buộc Ngân hàng nhà nước phải tiến hành xác định, phân loại và đánh giá những ngân hàng thương mại yếu kém cần
cơ cấu lại theo các phương án như bị ép bán với giá 0 đồng cho nhà nước, tự nguyện sáp nhập hay tự tái cơ cấu lại, điển hình như các ngân hàng Dầu khí, Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Phương Tây, SCB và Tiên Phong Nợ xấu trong giai đoạn này cũng có sự tăng giảm rõ rệt, cụ thể giảm trong năm 2007 và 2009 với tỷ lệ chỉ vỏn vẹn theo thứ tự 1.5% và 1.9%, sau đó tăng liên tục và mạnh mẽ trong năm 2011 (với tỷ lệ 3.3%) và 2012 là 4.86%, tỷ lệ nợ cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (Hình 1) Sau đợt tăng mạnh này, nợ xấu đã giảm dần đến 2016 Nguyên nhân của việc giảm này có thể là do hiệu quả mang lại trong lộ trình thực hiện tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém; ban hành các quyết định, các thông tư, văn bản liên quan về thị trường mua và bán nợ; nền kinh tế Việt Nam dần ổn định sau cuộc khủng hoảng;…
Trang 24Hình 2.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007 –
2016 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước)
Trong năm 2011, đa số các Ngân hàng thương mại đều thể hiện nợ xấu tăng lên so với 2010, ngoại trừ những ngân hàng Vietcombank, Gia Định và Dầu Khí và đỉnh điểm năm 2012 với một vài ngân hàng có mức nợ xấu lên gần 9% (Hình 2) Theo ngân hàng nhà nước đánh giá: “Nợ xấu có xu hướng tăng so với năm trước nhưng vẫn trong tầm kiểm soát” (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo Thường niên
2011, trang 39) Theo Nguyễn Xuân Thành (2016), giai đoạn đóng băng của thị trường bất động sản Việt Nam là nguyên nhân làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng Trong năm 2011, giá bán căn hộ ở phân khúc trung cấp đến hạng sang giảm mạnh kéo theo giá chứng khoán bình quân có trọng số của nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sụt giảm đến 45%
Trang 25Hình 2.2 So sánh tỷ lệ NPL của các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2011
và 2011 – 2012 (Nguồn: Báo cáo của Nguyễn Xuân Thành (2016), được tính toán
từ Báo Cáo Tài Chính của 37 Ngân Hàng trong 3 năm)
Nếu xem xét số liệu theo tháng, có một điều thú vị là đường biểu diễn của tỷ lệ nợ xấu (Hình 2.3) có xu hướng lặp qua các năm, từ tháng 12/2011 – 2015, với hướng
đi tăng dần xuất phát từ những tháng đầu năm và kết thúc vào cuối tháng 12 là một đợt giảm mạnh, như là ngụ ý rằng ngành ngân hàng muốn cho thị trường thấy bức tranh toàn cảnh về nợ xấu trong năm bớt tệ hơn
Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý từ 2011 – 2015 (Nguồn:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Trang 262.1.2 Cơ sở lý thuyết về giá dầu
2.1.2.1 Sơ lượt vài nét về chuẩn dầu thô
Nguồn cung dồi dào từ những nhiên liệu lỏng tự nhiên rẻ tiền tạo nên nền tảng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại, và hiện nay phần lớn các loại nhiên liệu này được gọi với cái tên thông thường là dầu khí truyền thống Dầu chiếm hơn 1/3 nguồn cung năng lượng thiết yếu toàn cầu và hơn 95% được sử dụng trong nghành vận chuyển - một lĩnh vực rất quan trọng mà không dễ thay thế Sự quen thuộc của chúng ta đối với dầu có thể cản trở sự nhìn nhận một chất như thế nào: dầu đã mất hàng triệu năm để hình thành từ phần còn lại của sinh vật biển và các sinh vật khác;
nó chỉ được tìm thấy ở một vài địa điểm với số lượng hạn chế mà những nơi đó là một sự kết hợp cụ thể các điều kiện địa chất trùng khớp; nó là một sự kết hợp hoàn hảo của năng lượng trên một đơn vị khối lượng và trên một đơn vị thể tích; rất linh hoạt và dễ vận chuyển
Khi giới chuyên môn về năng lượng và phương tiện truyền thông thảo luận về giá dầu thô, họ thường đề cập đến một trong những nhóm nhỏ dầu cụ thể được mua bán nhiều trên thị trường Việc sử dụng những tiêu chuẩn dầu làm dễ dàng hơn cho người mua và bán định giá nhiều loại dầu khác nhau được sản xuất trên toàn thế giới Những tiêu chuẩn sử dụng rộng rãi nhất có bốn đặc điểm chung: sản xuất nhiều và ổn định; thị trường tự do minh bạch nằm trong khu vực ổn định địa chính trị và tài chính để khuyến khích tương tác thị trường; trữ lượng đủ để khuyến khích phát triển thị trường; và các điểm phân phối ở vị trí thích hợp cho việc giao thương với những trung tâm thị trường khác
Theo The International Crude Oil Market Handbook, 2004, được công bố bởi
Nhóm Năng lượng Tình báo, có khoảng 161 loại dầu thô thương mại quốc tế khác nhau Ba chuẩn quan trọng nhất trong thị trường dầu thô toàn cầu là West Texas Intermediate (WTI), Brent Blend và Dubai/Oman Những loại dầu pha khác được
biết đến bao gồm OPEC Reference Basket được sử dụng bởi OPEC, Tapis Crude
được giao dịch tại Singapore, Bonny Light được sử dụng ở Nigeria, dầu Urals được
sử dụng tại Nga và vùng eo Mexico Luôn luôn có sự chênh lệch giữa WTI, Brent
Trang 27và các loại dầu khác do tùy theo sự bay hơi (trọng lực API cao thì giá trị hơn), vị ngọt/vị chua (lưu huỳnh thấp có giá trị hơn), chi phí vận chuyển từ các khu vực sản xuất đến nhà máy lọc dầu và những điều kiện cung cầu thế giới và khu vực Đây là mức giá kiểm soát giá dầu trên thị trường thế giới
2.1.2.2 Giá dầu là chỉ báo nền kinh tế thế giới
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, ngoài các chỉ báo chính cho nền kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp,…, dầu thô đã trở thành một trong những chỉ số chính của hoạt động kinh tế trên toàn thế giới do tầm quan trọng nổi bật của nó trong việc cung cấp nhu cầu năng lượng của thế giới Ngày nay, tầm quan trọng của dầu thô như là nguồn năng lượng chính đã giảm đi do sự xuất hiện của các dạng năng lượng thay thế (như gió, nước, và năng lượng mặt trời) Mặc dù vậy, tầm quan trọng của dầu vẫn vượt quá khía cạnh kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung
Giá dầu đại diện cho hoạt động kinh tế toàn cầu
Trong một nghiên cứu có ảnh hưởng của Kilian’s (2009) về giá dầu, ông thảo luận
về việc sử dụng chỉ số này như là đại diện cho hoạt động kinh tế toàn cầu Sự thay đổi giá dầu có thể nhanh, và những biến động lớn trong giá dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà nhập khẩu hàng hóa, các nhà xuất khẩu và các nhà đầu cơ Ví dụ, giá dầu cao hơn có thể dẫn đến tổng cầu và sản lượng đầu ra thấp hơn, gây ra xu hướng lạm phát và lãi suất cao hơn cho các nước nhập khẩu; trong khi đó sự suy giảm giá dầu hỗ trợ cho giả thuyết mà được gọi là "lời nguyền tài nguyên" đối với các nền kinh tế mới nổi đang nổi lên (xem Lu và Neftci, 2008, Frankel, 2014, Baumeister và Kilian, 2016) Những chỉ trích chính của Kilian rằng nhu cầu về nguyên liệu công nghiệp của các quốc gia sản xuất công nghiệp OECD, loại trừ các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, được cho là làm tăng giá hàng hoá công nghiệp và giá dầu kể từ năm 2002 Tương tự, xem xét đến sản lượng toàn cầu, Engel và Rogers (2006) ghi nhận rằng trong lý thuyết về ngang giá sức mua, kết hợp GDP của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Mexico, Philippines và Thái Lan bằng 2.43 lần GDP của Mỹ
Trang 28Crucini et al (2012) cũng nhận thấy rằng tỷ lệ sản lượng toàn cầu của các nền kinh
tế G7 đã giảm trong những thập kỷ gần đây trong khi tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng lên Kose và cộng sự (2012) cho thấy các nền kinh tế thị trường mới nổi (đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ) đã trở thành những đóng góp chính cho sản lượng thế giới trong giai đoạn 2003 - 2007
Phản ánh thay đổi bất ngờ trong cung cầu
Dầu là nguồn năng lượng cốt lõi cho nền kinh tế toàn cầu và rất cần thiết cho hoạt động kinh tế Các nhà phân tích và nhà nghiên cứu đã tìm cách để hiểu rõ hơn những hàm ý và nguyên nhân sự biến động mạnh mẽ của giá dầu kể từ những năm
1970 Theo truyền thống, biến động giá dầu được cho là phản ánh những thay đổi bất ngờ trong cung dầu, như sự gián đoạn sản xuất do xung đột, sự phối hợp một cách hạn chế trong nguồn cung ở các quốc gia sản xuất Những nghiên cứu tiếp theo
đã lập luận rằng các yếu tố về phía cung chỉ là một trong nhiều giải thích và ít quan trọng hơn những yếu tố khác đã từng được xem xét (Lippi và Nobili, 2012, Baumeister và Peersman, 2013, Abhyankar và những người khác, 2013; Kilian and Murphy, 2014) Kilian (2009) đã tìm cách giải quyết bằng việc đóng góp thêm các nghiên cứu về cú sốc cầu, đang làm cơ sở cho sự vận động của giá dầu thật sự Ông nhận thấy rằng kể từ năm 1973 những thay đổi lớn về giá dầu chủ yếu là do các yếu
tố cầu Những yếu tố này bao gồm sự thay đổi trong nhu cầu toàn cầu đối với hàng hoá công nghiệp và sự gia tăng không lường trước được trong nhu cầu dự phòng đối với dầu thô Nguyên tắc cung và cầu truyền thống rõ ràng là rất quan trọng
Giá dầu biểu thị cho sự thịnh, giàu có
Đối với những nước xuất khẩu dầu ròng, dầu thô biểu thị cho sự thịnh vượng, giàu
có, phát triển của một quốc gia Theo Thai-Ha Le (2015) cho thấy giá dầu gây nên giá nhà ở Malaysia Điều này được mong đợi vì dầu thô đã qua nhiều năm đóng góp vào sự phát triển của đất nước theo cách riêng của mình và đã thay thế các nguồn lực khác để trở thành nhiên liệu chính cho tăng trưởng kinh tế của Malaysia Vì Malaysia là nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất của khu vực, nên chắc chắn rằng lợi ích mang lại cho đất nước từ giá dầu tăng cao cũng sẽ tạo nên xu hướng
Trang 29giàu có và sung túc Giá dầu tăng cao sẽ làm tăng thu nhập quốc gia và thu nhập của chính phủ Điều này làm tăng khả năng mua nhà của các hộ gia đình hoặc nâng cấp nhà hiện tại
Giá dầu biểu thị cho cầu hàng hóa
Đối với những quốc gia nhập khẩu dầu lớn thì dầu biểu thị cho cầu hàng hóa Theo Ann Smith và các cộng sự (2008), tại Nam Phi, giá dầu thô Brent là một chỉ số kinh
tế quan trọng Do bởi sự gia tăng trong giá dầu đã làm cho những sản phẩm sử dụng năng lượng dầu để sản xuất và phân phối trở nên đắt đỏ Khi giá dầu tăng, giá taxi, tàu điện, xe bus cũng tăng theo Vì một triệu người Nam Phi sử dụng taxi, tàu điện,
xe bus như là phương tiện vận chuyển thường xuyên của họ, chi phí di chuyển cũng tăng lên Chi phí vận chuyển và phân phối thực phẩm cao hơn dẫn đến giá thực phẩm tăng cao Thêm vào đó là sự gia tăng chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm Tất cả những điều đó đã tác động đến nền kinh tế Nam Phi Nên nhớ rằng đồng USD luôn luôn được sử dụng trong việc định giá dầu Ví dụ, dầu được giao dịch ở mức 70$/thùng Mức giá chi trả phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái giữa Nam Phi và Mỹ Đồng nội tệ yếu đồng nghĩa với việc phải bỏ ra nhiều tiền hơn trong giao dịch Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu tập trung vào các nền kinh tế Châu Á Ví dụ, Abeysinghe (2001) nghiên cứu mười nền kinh tế châu Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản) và Mỹ, nhận thấy rằng ngay cả những nhà xuất khẩu dầu ròng như Indonesia và Malaysia cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu cao Mặc dù giá dầu tăng
có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của hai quốc gia xuất khẩu dầu này, nhưng tác giả thấy rằng tác động lâu dài là tiêu cực (bao gồm tác động gián tiếp của giá dầu thông qua các đối tác thương mại) Cunado và Perez de Gracia (2005) phân tích mối quan hệ giá dầu - kinh tế vĩ mô của sáu nền kinh tế châu Á (Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan) và thấy rằng giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến cả hoạt động kinh tế và giá cả, mặc dù tác động bị hạn chế trong ngắn hạn và phụ thuộc vào tình hình xuất nhập khẩu dầu của các nước Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên có ý nghĩa hơn khi giá dầu được định nghĩa bằng
Trang 30đồng nội tệ Ran và Voon (2012) nhận thấy rằng giá dầu không có ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động kinh tế tại Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan Thay vào đó, họ phát hiện một tác động tích cực có ý nghĩa đối với tỷ lệ thất nghiệp và cũng đồng thời tác động tới CPIs, có ý nghĩa
2.1.2.3 Bối cảnh về ngành công nghiệp năng lượng dầu khí của Việt Nam
Dầu là nguồn tài nguyên hóa thạch hữu hạn và nhanh chóng cạn kiệt, vì vậy khả năng duy trì và tăng nguồn cung là mối bận tâm thường xuyên hơn 50 năm qua Trong thập niên đầu của thế kỷ này, nhiều nhà bình luận đã bắt đầu dự báo một đỉnh ngắn hạn và giảm ở giai đoạn tiếp theo trong ngành công nghiệp sản xuất dầu khí truyền thống toàn cầu Quá trình này được dự báo sẽ dẫn đến sự gián đoạn dài và duy trì liên tục của nền kinh tế toàn cầu, với các nguồn năng lượng thay thế không thể lấp đầy chỗ thiếu hụt ở chi phí chấp nhận được trong khoảng thời gian cho phép Phản đối điều này, các nhà bình luận khác lập luận rằng giá dầu tăng sẽ kích thích
sự tiếp tục khám phá và tăng cường phục hồi dầu truyền thống, sự phát triển của các nguồn tài nguyên "phi truyền thống" như cát dầu và sự lan truyền những sản phẩm thay thế như nhiên liệu sinh học và xe điện, dẫn đến không có sự gián đoạn về kinh
tế Mặc dù có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho các nhà bình luận, nhưng bất chấp những khác biệt này, có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng thời đại dầu giá rẻ
đã trôi qua, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới và rất khác biệt
Ngành dầu khí là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển ở Việt Nam Sản xuất dầu không chỉ là nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế hiện nay Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng
kể Theo luật về đầu tư nước ngoài, hàng chục công ty dầu mỏ đang tham gia sản xuất dầu khí với tổng số tiền đầu tư khoảng 7 tỷ USD Nhiều mỏ dầu mới được khám phá, sản lượng dầu đã tăng nhanh Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi của quốc gia vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu, cải thiện an ninh năng lượng quốc gia Vì thế, hiện nay ngành dầu khí đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam, là một
Trang 31phần đáng kể trong GDP Các công ty dầu khí Petrolimex (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), Petrovietnam (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị xuất khẩu Việt Nam và là một trong các nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước Vào năm 2015, tình hình diễn ra khá phức tạp trong điều kiện giá dầu sụt giảm do dư thừa cung trên thị trường dầu Một mặt, giá dầu thấp tạo cơ hội Việt Nam như một nhà nhập khẩu để mua thêm dầu trên thị trường thế giới Mặt khác, tập đoàn Petrovietnam mất một phần khách hàng tại thị trường nội địa Xu hướng này có thể dẫn đến tình trạng trì trệ của ngành dầu khí ở Việt Nam với giá dầu yếu nếu chính phủ không có hành động kịp thời
Hiện nay sản lượng dầu khí hàng năm vào khoảng 4,400 triệu thùng Trữ lượng dầu của Việt Nam năm 2016 là 0,3% tổng khối lượng trên thế giới, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 4% giữa năm 2010 và 2015; lần lượt, đứng thứ 3 và thứ 22
về trữ lượng dầu thô; đứng thứ 11 và 40 về trữ lượng khí đốt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới năm 2016 (theo số liệu của OPEC Annual Statistical Bulletin 2017) Tỷ lệ giữa trữ lượng và sản xuất (R/P) là 32,6 trong dầu
và 66 khí Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngành một cách đáng kể trong tương lai
Hình 2.4 sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam hàng năm giai đoạn 2006 –
Trang 32ngành Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu thành phẩm cho nhu cầu nội địa Trong những năm gần đây, từ 2010 – 2016, mặc dù là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn nhập khẩu dầu nhiều hơn so với lượng xuất khẩu do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và
do áp lực lớn trong việc cạnh tranh các thành phẩm nhập khẩu với chi phí rẻ (Hình 2.5 & 2.6) Các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu trong nước Nhà máy Dung Quốc đang trong giai đoạn bắt đầu tái thiết và có kế hoạch tăng thêm sản lượng lên đến 9,5 triệu tấn /năm, sẽ đáp ứng 50% nhu cầu trong nước
Hình 2.5 Sản lượng xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Nghìn
Trang 33Hình 2.7 Dự báo nhu cầu và sản xuất dầu tại Việt Nam đến năm 2025 (Nguồn: báo
cáo thường niên OPEC 2014)
Sự gia tăng nhu cầu của dầu thành phẩm cả trong ngắn hạn và dài hạn đã được dự đoán Điều này là do sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp, đặc biệt là khu vực giao thông vận tải Theo OPEC, cầu về nhiên liệu dầu tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và lượng cung ứng sẽ không đáp ứng được nhu cầu theo
dự báo đến năm 2025
Với sự phát triển hơn nữa của Việt Nam là giữ liên kết với các đối tác chiến lược, các công ty dầu mỏ lớn ở nước ngoài, do đó việc tạo ra hệ thống các cảng dầu khí là một trong những xu hướng quan trọng Các cảng dầu ở Việt Nam được đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Vũng Tàu Cảng dầu ở Việt Nam có thể nhận tàu 60-120 nghìn tấn Các cảng này sẽ cho phép các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nguồn dầu khí mới rẻ hơn các nguồn sẵn có trong khu vực, giảm chi phí cho việc bốc dỡ và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng
2.1.3 Tác động của biến động giá dầu đối với nợ xấu của ngân hàng
2.1.3.1 Mối quan hệ giữa giá dầu và nợ xấu
Bài nghiên cứu kết nối đến các nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng tài sản ngân hàng và liên kết dầu – vĩ mô – tài chính Về vấn đề này, bài nghiên cứu có liên quan đến ba khía cạnh của lý thuyết Thứ nhất, nó bổ sung cho những nghiên cứu xem
Trang 34xét sự liên quan giữa sự biến động giá dầu và giá cổ phiếu của công ty hoặc đầu tư,
mà thường tìm thấy mối quan hệ trái ngược (ví dụ Huang và cộng sự, 2005, Basher
và Sadorsky, 2006, Boyer và Filion, 2007, Hammoudeh và Choi, 2007, Bachmeier,
2008, Henriques and Sadorsky, 2008, Apergis and Miller, 2009, Dayanandan and Donker, 2011, Elyasiani và các cộng sự, 2011 và Henriques and Sadorsky, 2011) Bài viết mở rộng các nghiên cứu này bằng cách xem xét tác động của sự thay đổi giá dầu lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính được truyền dẫn đến chất lượng của khoản vay ngân hàng như thế nào Chúng tôi thấy rằng ở các nước nhập khẩu dầu, việc giảm giá dầu làm giảm nợ xấu của ngân hàng, có lẽ bởi tác động tích cực của nó đối với sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của công ty làm tăng khả năng trả nợ
Thứ hai, bài viết cũng liên quan chặt chẽ đến một vài nghiên cứu xem xét tác động của giá dầu lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Poghosyan và Hesse (2009) điều tra tác động của những cú sốc giá dầu đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
ở các quốc gia xuất khẩu dầu tại MENA trong giai đoạn 2000 – 2011 Họ nhận thấy rằng giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua các biến
số vĩ mô và thể chế của một quốc gia cụ thể Một bài báo gần đây của Khandelwal
et al (2016) xem xét mối quan hệ giữa biến động giá dầu thế giới và sự phát triển tài chính ở các nước GCC Họ tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa biến động giá dầu
và bảng cân đối ngân hàng Miyajima (2016) cũng tìm thấy rằng tốc độ tăng trưởng của giá dầu thấp hơn có liên quan đến sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tại Ả-rập Xê-út Bài nghiên cứu ghi nhận những đóng góp của các nghiên cứu này
và phát triển bằng cách xem xét từ góc độ về những thay đổi trong giá dầu tác động đến các khoản nợ xấu của ngân hàng ở Việt Nam như thế nào
Cuối cùng, bài viết được liên kết với các nghiên cứu trước về các yếu tố (vĩ mô) quyết định nợ xấu ngân hàng Các nghiên cứu trước thường báo cáo vai trò quan trọng của cả hai yếu tố: đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô trong việc xác định khoản nợ xấu của ngân hàng Salas và Saurina (2002) xem xét các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm của Tây Ban Nha và nhận thấy
Trang 35rằng rủi ro tín dụng được xác định bởi các biến số đặc trưng ngân hàng, chẳng hạn như biên lãi ròng, quy mô ngân hàng và mức độ an toàn vốn, bên cạnh các biến số
vĩ mô như tăng trưởng GDP thực Jiménez và Saurina (2004) nhấn mạnh vai trò của tài sản thế chấp, mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay, và loại người cho vay đối với khả năng vỡ nợ của ngân hàng Glen và Mondragón-Vélez (2011) nhận thấy rằng các khoản dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng được giải thích bằng vốn ngân hàng, tín dụng khu vực tư nhân và tăng trưởng GDP Louzis et al (2012) tìm thấy các biến số kinh tế vĩ mô và quản lý chất lượng liên quan đến các khoản nợ xấu của ngân hàng cho từng loại khoản vay (kinh doanh, tiêu dùng và thế chấp) Xem thêm Espinosa và Prasad (2010), Nkusu (2011), Beck et al (2013), Love và Ariss (2014), Ghosh (2015) và Zhang et al (2016), tất cả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến số kinh tế vĩ mô trong việc xác định nợ xấu của ngân hàng Nhìn chung, nghiên cứu của bài viết đóng góp vào chuỗi nghiên cứu này bằng cách nhấn mạnh giá dầu như là yếu tố quyết định chính của các khoản nợ xấu ngân hàng ở các quốc gia xuất khẩu dầu Hiểu động thái giá dầu là quan trọng, vì giá dầu hiện được nhìn nhận như
là nguồn rủi ro vĩ mô chính của các nước này (Barkoulas và cộng sự, 2012)
Tóm lại, bài viết này đóng góp cho nghiên cứu bằng cách: (i) xem xét mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và nợ xấu từ góc độ Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu chi tiết ngân hàng; và (ii) bằng việc phân tích liệu giá dầu tăng và giảm có những ảnh hưởng không đối xứng đến nợ xấu của ngân hàng hay không
2.1.3.2 Giá dầu tác động đến nền kinh tế và nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Đối với thị trường Việt Nam, tác động của việc giảm giá dầu dễ nhận thấy nhất là
sự phân phối lại nguồn thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế Khi dầu giảm giá, các công ty trong lĩnh vực vận tải, một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu thành phẩm nhất, nhận được nhiều lợi ích từ việc chi phí giảm, dẫn đến chi tiêu cho việc di chuyển, đi lại hằng ngày của người dân giảm Nhờ giá xăng dầu giảm làm cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên do giá hàng hóa tiêu dùng giảm Do vậy, chi tiêu tiêu dùng trong nền kinh tế được cải thiện, tổng mứ c
Trang 36bán lẻ hàng hóa và doanh thu di ̣ch vu ̣ tiêu dùng ròng năm 2016 tăng 10,2% so với năm 2015, cao nhất trong 5 năm trở lại đây Ngoài ra, một vài ngành nghề khác như khai thác tài nguyên, sản xuất nhựa, phân bón, xây dựng lắp đặt công trình giao thông, luyện kim, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,…cũng được hưởng nguồn lợi từ việc giá dầu giảm khi dầu chiếm gần 25-35% chi phí đầu vào
Tuy nhiên, khi giá dầu giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu thô, gây nên giảm lợi nhuận cho các công ty khai thác dầu và nguồn thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách từ dầu thô đã giảm từ mức bình quân 5,2% GDP giai đoạn 2006-2010 xuống còn dưới 1% hiện nay, dự toán 2016 là 0,9% GDP Do biến động của giá xăng dầu (giá dầu thô giảm từ 60 đôla/thùng khi xây dựng dự toán năm 2016 xuống mức bình quân đạt 41 đôla/thùng) đã làm giảm thu của Tổng cục Hải quan từ dầu thô xuất khẩu khoảng 1.800 tỷ đồng
Như vậy, trong nền kinh tế Việt Nam, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ được thay thế bằng đầu tư và chi tiêu tăng lên trong khu vực doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình Năm 2016, thu ngân sách nhà nước đã vượt kế hoạch đề ra nhờ nguồn thu nội địa tăng mạnh với kết quả đạt 1.094 nghìn tỷ đồng Kết quả tích cực này đã góp phần bù đắp giảm thu từ dầu thô
Hình 2.8 Giá dầu và nợ xấu của Việt Nam qua các năm 2006 – 2016 (Nguồn: Báo
cáo tài chính hợp nhất của 24 ngân hàng thương mại và U.S Energy Information Administration)
Trang 37Hình 2.8 mô tả trung bình giá dầu 12 tháng theo ngày của giá giao ngay và nợ xấu ngân hàng (nợ xấu trên tổng dư nợ) cho tất cả các ngân hàng Việt Nam trong năm
2006 – 2016 Giá dầu bắt đầu trải qua một xu hướng đi lên vững chắc, trở nên nhanh hơn kể từ năm 2006 Đạt đỉnh cao kỷ lục trung bình khoảng 100USD vào năm 2008 sau đó giảm mạnh xuống khoảng 62USD trong năm 2009, sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Kể từ cuối năm 2009, giá dầu đã tăng đáng kể với một số biến động, cho đến cuối năm 2014 Xu hướng tăng này có thể là
do kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và tiêu dùng cao Tuy nhiên, kể từ đó, giá dầu đã giảm đáng kể do những biến động địa chính trị ở Trung Đông và nhu cầu dầu thô giảm, chủ yếu từ Trung Quốc
Về phía nợ xấu, NPL của ngân hàng giảm mạnh từ năm 2006 cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2007 - 2008
Kể từ đó, nợ xấu của danh mục cho vay ở mức cao và duy trì liên tục trong giai đoạn 2010 – 2013, sau đó giảm dần đến 2015 và tăng nhẹ trong năm 2016
So với cả giá dầu, bài viết quan sát thấy có một điều thú vị rằng khi giá dầu tăng (giảm), nợ xấu của ngân hàng Việt Nam cũng có xu hướng tăng (giảm) cùng chiều
2.1.3.3 Phát triển giả thuyết
Sự biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh hai kênh
mà thông qua đó các cú sốc giá dầu được truyền dẫn tới khu vực chính (Hamilton,
2008, Scholtens và Yurtsever, 2012, và Tsai, 2015) Thứ nhất, việc tăng giá dầu dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn và do đó chi phí sản xuất biên cao hơn, do vậy ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng sẽ giảm theo sự gia tăng của giá dầu, do đó tăng trưởng năng suất thấp hơn và theo sau đó là giảm sản lượng của doanh nghiệp Kênh này được gọi là cú sốc bên cung Kênh thứ hai là giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cùng với giá năng lượng tăng cao, và do đó, cầu về sản lượng của hộ gia đình sẽ giảm, kết quả là ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Kênh này được gọi là cú sốc cầu Hai kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế thực dường như áp dụng cho các nước nhập khẩu dầu mỏ
Trang 38Đối với các nước xuất khẩu dầu, xu hướng này được cho là ngược lại: cú sốc giá dầu dương (âm) làm tăng (giảm) giá trị doanh nghiệp thông qua cả hai kênh
Cho rằng các nước xuất khẩu dầu phụ thuộc rất lớn vào doanh thu dầu mỏ như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ, việc tăng giá dầu có thể ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của họ Khi giá dầu tăng, các nước xuất khẩu dầu có được thặng dư thu nhập, dẫn đến tăng GDP, cân bằng tài khoản vãng lai, tổng thu ngân sách và dự trữ ngoại hối Ví dụ, Bruckner et al (2012) cho rằng tăng giá dầu kéo theo tăng trưởng GDP nhiều hơn ở các nước có lượng xuất khẩu dầu lớn Trong trường hợp này, đầu tư và sau đó sản lượng sẽ tăng lên, làm cho các công ty hoạt động tốt hơn Giá dầu cao cũng làm tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài, tăng đầu tư và tăng trưởng, dẫn đến cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp Hơn nữa, dịch chuyển thu nhập từ các nền kinh tế nhập khẩu dầu sang các nền kinh
tế xuất khẩu dầu làm cho cầu hàng hóa vá dịch vụ của các hộ gia đình tăng, kéo theo tăng sản lượng Nhìn chung, trong các nền kinh tế xuất khẩu dầu, thông qua kênh cung cầu, tình hình tài chính của các doanh nghiệp có xu hướng được củng cố,
và do đó, tình hình của ngân hàng với việc đòi nợ các công ty này sẽ được cải thiện Tuy nhiên, sự phát triển này sẽ đảo ngược khi giá dầu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp, và do đó ảnh hưởng nguồn vốn của họ để trả nợ vay ngân hàng, dẫn đến nợ xấu cao Nói cách khác, trong thời kỳ suy thoái,
sự sụt giảm doanh thu của chính phủ và doanh nghiệp làm giảm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ, nợ xấu của ngân hàng chắc chắn tăng Tuy nhiên, khi Abeysinghe (2001) nghiên cứu mười nền kinh tế Châu Á, tác giả nhận thấy rằng ngay cả những nhà xuất khẩu ròng như Indonesia và Malaysia cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá dầu tăng cao mang lại Mặc dù giá dầu tăng có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của hai quốc gia xuất khẩu dầu này nhưng tác giả thấy rằng tác động lâu dài là tiêu cực, bao gồm tác động gián tiếp của giá dầu thông qua các đối tác thương mại
Còn đối với các nhà nhập khẩu dầu, họ phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá dầu như là tạo ra những tác động xấu đi về mặt chi phí Theo Pinar Deniz (2017),
Trang 39giá dầu cao hoặc biến động giá dầu làm suy giảm cấu trúc kinh tế của các quốc gia nhập khẩu dầu Ann Smith và các cộng sự (2008) cho thấy rằng do bởi sự gia tăng trong giá dầu đã làm cho những sản phẩm sử dụng năng lượng dầu để sản xuất và phân phối trở nên đắt đỏ Khi giá dầu tăng, giá các phương tiện vận tải như taxi, xe bus cũng tăng theo Chi phí vận chuyển và phân phối thực phẩm cao hơn dẫn đến giá thực phẩm tăng cao Thêm vào đó là sự gia tăng chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm, do đó cản trở khả năng chi trả lãi và nợ gốc của nhiều công ty, làm tăng nguy cơ mắc phải nợ xấu, dẫn đến khả năng vỡ nợ Tất cả những điều đó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong trường hợp ngược lại, theo sau sự sụt giảm trong giá dầu, hiệu quả hoạt động của công ty sẽ tăng hơn ở các nước nhập khẩu dầu, ảnh hưởng một cách tích cực đến khả năng đáp ứng các cam kết về tài chính như trả nợ ngân hàng Kết quả là, một mong đợi những biến động giảm của giá dầu
sẽ làm giảm tỷ lệ vỡ nợ của các khoản cho vay và do đó nợ xấu của ngân hàng giảm, làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng
Nhìn chung, chúng tôi mong đợi sự liên quan giữa biến động giá dầu và nợ xấu của ngân hàng ở thị trường Việt Nam như là một nhà nhập khẩu dầu Điều này dẫn đến
kì vọng giả thuyết của nghiên cứu là: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu đến nợ xấu ngân hàng
2.2 Các bằng chứng thực nghiệm
Trong nghiên cứu“Oil Prices, Credit Risks in Banking Systems, and Financial Linkages across GCC Oil Exporters” do tác giả Saleh Alodayni thực hiện năm 2016, bài viết đánh giá ảnh hưởng của sự sụt giảm giá dầu mỏ năm 2014-2015
Macro-gần đây đối với sự ổn định tài chính trong khu vực Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là đánh giá cách cú sốc giá dầu lan truyền trong nền kinh tế vĩ mô và cách mà các cú sốc vĩ mô truyền dẫn đến bảng cân đối của các ngân hàng GCC Một phần của nghiên cứu này áp dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) và mô hình tác động cố định dạng bảng để ước lượng phản ứng của nợ xấu đến các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của bất kỳ phản hồi tiêu
Trang 40cực giữa hệ thống ngân hàng GCC và nền kinh tế Do đó, nghiên cứu áp dụng mô hình VAR dạng bảng để khám phá mô liên kết Tài chính- Vĩ mô giữa hệ thống ngân hàng GCC và nền kinh tế thực Kết quả cho thấy rằng giá dầu, GDP không bao gồm dầu mỏ, lãi suất, giá cổ phiếu và giá nhà đất là những yếu tố quyết định chính của
nợ xấu đối với các ngân hàng GCC và tổng thể sự ổn định tài chính trong khu vực
Cú sốc rủi do tín dụng có xu hướng lan truyền những bất ổn đến GDP không bao gồm dầu mỏ, tăng trưởng tín dụng, và giá cố phiếu trên các nên kinh tế GCC Mức
nợ xấu cao hơn hạn chế sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và có thể giảm tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế này Các kết quả ủng hộ quan điểm cho rằng những bất ổn trong các hệ thống ngân hàng dẫn đến những hậu quả không mong muốn của các khu vực thực
Chengcheng Xu và Bingqing Xie nghiên cứu về “The impact of oil price on bank profitability in Canada” năm 2014, sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu thông
thường Bài viết phân tích tác động của giá dầu đến lợi nhuận của ngân hàng ở Canada, sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng công từ năm 1995 đến năm 2015 Các yếu tố quyết định lợi nhuận của bài viết bao gồm các đặc điểm riêng cụ thể của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô Bài nghiên cứu xem xét một cách riêng biệtcách mà ngân hàng phản ứng với hai lần giảm đột ngột trong suốt 20 năm qua Bài viết thấy rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa giá dầu và lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn đầu, nhưng không có bằng chứng cho thấy rằng chúng có mối quan hệ trong những năm gần đây Bằng chứng này cho thấy các ngân hàng Canada đã có hành động phòng ngừa từ rủi ro sụt giảm giá dầu
Bài nghiên cứu“The Impact of Oil Prices on the Banking System in the GCC” của tác giả Khandelwal và các cộng sự vào năm 2016 khảo sát các mối liên kết giữa
biến động giá dầu thế giới và sự phát triển kinh tế vĩ mô và tài chính ở khu vực GCC Áp dụng một loạt phương pháp tiếp cận bảng đa biến, bao gồm phương pháp tiếp cận bảng VAR (vector autoregression), bài viết tìm thấy bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của các vòng lặp giữa biến động giá dầu, bảng cân đối ngân hàng,