1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực tế những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 2013

20 283 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 674,9 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ----Bài tập nhóm Môn: Hoạt động kinh doanh ngân hàng Phân tích thực tế những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 Bài tập nhóm Môn: Hoạt động kinh doanh ngân hàng Phân tích thực tế những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2009-2013

Nhóm: LITTLE STAR Lớp: D09

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Minh Châu

Trang 2

M C L C Ụ Ụ

Trang 3

1 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Đây là yếu tố đầu tiên chi phối hoạt động tín dụng của một ngân hàng Mục tiêu kinh doanh là chỉ rõ cái đích mà ngân hàng phải đạt được trong một thời kỳ nhất định Mục tiêu xây dựng phải phù hợp với tiềm năng, thực lực hiện có của từng ngân hàng và sứ mạng của ngân hàng trong tương lai Mục tiêu kinh doanh được biểu hiện cụ thể qua các con số xác định về lợi nhuận kỳ vọng, về thị phần, mức độ rủi ro có thể chấp nhận Các ngân hàng khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau và trong một ngân hàng, ở những giai đoạn phát triển khác nhau các mục tiêu cũng sẽ được nhấn mạnh với mức độ khác nhau

Sau khi đã xác định được mục tiêu, thì bước quan trọng tiếp theo là hoạch định chiến lược thích hợp để đạt được mục tiêu Nếu mục tiêu là đích đến của ngân hàng thì chiến lược là cách thức để ngân hàng lựa chọn để Chúng đều xuất phát từ nhũng hiểu biết sâu sắc về điều kiện nội tại của từng ngân hàng chẳng hạn như: vốn, cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ nhân viên, mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động… cũng như những tác động chi phối từ bên ngoài như tình hình kinh tế, xã hội, pháp lý… Nếu chiến lược chọn không đúng, không phù hợp thì mục tiêu sẽ không đạt được, hoặc là mất quá nhiều thời gian cho việc thực hiện mục tiêu đó, điều này cũng được xem như là một thất bại, bởi bì hiệu quả đạt được thấp Có thể thấy rằng mục tiêu của ngân hàng sẽ khó khả thi nếu không có một đường lối chiến lược phù hợp với mục tiêu đã đặt ra

Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng đã có ảnh hưởng chi phối rất lớn ngay từ khi ngân hàng thiết kế danh mục tín dụng Ngân hàng Agribank là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam với mục tiêu là phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn với chiến lược cho vay tập trung vào đối tượng sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thì danh mục tín dụng của ngân hàng Agribank sẽ khác biệt với danh mục tín dụng của các ngân hàng khác có mục tiêu lợi nhuận, đầu tư thương mại dàn trải ở nhiều lĩnh vực Cơ cấu danh mục tín dụng của Agribank so với các ngân hàng còn lại cũng sẽ không giống nhau Cụ thể tại Agribank, dư nợ sẽ tập trung cho các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (do tính chất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún không hệ thống ở nước ta) Còn ở các ngân hàng còn lại, chủ yếu dư nợ sẽ thuộc về các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghệ nhẹ hoặc

cá nhân, hộ gia đình, tiểu thương… Trong giai đoạn khủng hoảng 2009-2013, hưởng ứng chính sách hỗ trợ khu vực nông thôn của chính phủ, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất vay cho VND từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất – kinh doanh… phổ biến ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm Trong năm 2012, Agribank

Trang 4

với chủ trương thực hiện chính sách “Tam nông” đã tập trung nguồn vốn (bao gồm cả nguồn thu nợ từ lĩnh vực cho vay lĩnh vực phi sản xuất chuyển sang) để đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn Agribank tổng dư nợ cho vay tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2011 Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 15 -18%; chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế Bên cạnh đó, Agribank giảm dư nợ và tỷ trọng cho vay phi sản xuất (đối với lĩnh vực bất động sản và cho vay tiêu dùng), tập trung chủ yếu vào cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Agribank đẩy mạnh huy động vốn từ nền kinh tế trong nước và nước ngoài; tập trung mọi nguồn vốn huy động và nguồn thu nợ từ cho vay lĩnh vực phi sản xuất chuyển sang để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Cũng tương tự như vậy, một ngân hàng thương mại hoạt động lâu năm, có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, nhưng chiến lược đạt lợi nhuận cảu ngân hàng là từ các hoạt động dịch

vụ phi lãi/ thu phí, thì trong danh mục tài sản của ngân hàng đó, danh mục tín dụng chỉ

có một quy mô khiêm tốn, tủ trong so với tổng giá trị của danh mục tài sản không thể cao bằng một ngân hàng có mục tiêu lợi nhuận chủ yếu từ lãi trong hoạt động tín dụng Vì vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng của một ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn và phản ánh rõ mục tiêu cũng như đường lối kinh doanh của ngân hàng đó

2 Vốn tự có và các điều kiện nội lực của ngân hàng

Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế Ðối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (mức đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II Như vậy, quản lý Nhà nước đối với mức độ đủ vốn của các NHTM luôn hướng theo chuẩn mực quốc tế

Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng năm 2010 - 2011

Tỷ lệ an toàn vốn 11,02% 11,92%

Nguồn: UBGSTCQG

Trang 5

7; 14,63%

15; 36,59%

9; 21,95%

10; 24,39%

Tuy nhiên, tình hình đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt Trong các NHTM NN lớn, Agribank và Vietinbank vẫn không thể đạt được quy định về mức an toàn vốn tối thiểu 9% trong năm 2010 Ðiều này là đáng lo ngại nếu xét trên phương diện rủi ro hệ thống

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010 (Đơn vị: %)

CAR VCB CTG ARG BIDV TCB STB ACB EAB

2010 9 8.02 6.09 9.32 10.32 10.4 10.84 13.11

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo thường niên của các NHTM

Ðối với khối NHTMCP, các ngân hàng quy mô lớn đều có xu thế đạt được yêu cầu mới của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn Trái lại, các NHTMCP nhỏ thực sự gặp khó khăn trước yêu cầu tăng vốn tự có nhằm đảm bảo an toàn Cụ thể đến thời điểm 31/6/2011, tỷ lệ CAR của nhiều các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Ðông Á, Quân đội… đã đạt trên 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Trong khi đó, đến tháng 11/2011, vẫn còn 5 NHTM cổ phần vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Nếu xem xét theo tinh thần Nghị định 141/NÐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm tỷ trọng 36,59%)

có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở khoảng

2.000 tỷ đồng Như vậy, dù giãn tiến độ 1 năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt được các quy định đảm bảo mức vốn pháp định

Hình 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM đến 30/6/2011

Trang 6

Nguồn: UBGSTCQG

Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩn mực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8% Tuy nhiên, vấn đề đặc biệt đáng lưu ý là những NHTM có quy mô lớn nhất hệ thống lại không đảm mức an toàn và có thể đe dọa

an toàn hệ thống Ngoài ra, các NHTMCP chuyển từ NHTM nông thôn dường như gặp nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 9%

Căn cứ theo các số liệu được công bố chính thức, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống NHTM đạt ở mức trên 8% (theo Quyết định 457/2005/NHNN) và trên 9% (theo Thông

tư 13/2010/TT-NHNN) Tuy nhiên, nếu căn cứ đúng những quy định của Ủy ban Basel

về an toàn vốn tối thiểu thì sự an toàn của hệ thống NHTM về vốn cần có những đánh giá lại

Hình 2.2: Các chỉ tiêu tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam giai

đoạn 2008 – 9/2011

Nguồn: UBGSTCQG

Thứ nhất, đối với khối NHTMCP, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đã chứng

kiến sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm NHTMCP với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình vào khoảng 45%/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn tự có của nhóm NHTMCP lại không theo kịp tốc

độ mở rộng tổng tài sản Ðiều đó dẫn đến hiện tượng hệ số an toàn vốn của nhóm ngân hàng này có xu thế giảm, đặc biệt trong năm 2010 và 2011 Hơn thế, như khuyến nghị của Basel III, trong tình huống hệ số an toàn vốn ổn định nhưng tỷ lệ đòn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHTM Ðối với khối NHTMCP, xu hướng hệ số đòn bẩy tài chính cao có thể nhận thấy khá rõ Trên đà tăng như hiện nay, khả năng chống đỡ của NHTMCP trước rủi ro là rất đáng lo ngại

Trang 7

Hình 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của nhóm NHTMNN và NHTMCP giai đoạn 2008 – 9/2011

Nguồ n: UBGSTCQG

Bên cạnh đó, danh mục tài sản có của các NHTMCP trong giai đoạn 2010-2011 đang có

sự thay đổi đáng chú ý: tỷ trọng tiền gửi tại các NHTM và chứng khoán đầu tư tăng lên

đáng kể trong khi tỷ trọng tín dụng giảm xuống Bên cạnh tác động khách quan từ nền

kinh tế và hạn mức tăng trưởng tín dụng 20%, việc NHNN yêu cầu các NHTM giảm tín dụng phi sản xuất xuống còn 16% vào cuối năm 2011 có thể đã hạn chế năng lực mở rộng các khoản cho vay đối với các ngân hàng này, đặc biệt là các NHTMCP nhỏ vốn có

tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ ở mức cao Do thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nhiều khoản vay đến hạn không trả được

nợ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng (ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tình hình thanh khoản bị suy giảm) Tỷ lệ

nợ xấu được NHNN công bố cho toàn ngành Ngân hàng là 3,39%, tương đương với khoảng 20% mức vốn tự có Tuy nhiên, số liệu nợ xấu chưa phản ánh đúng thực chất RRTD của hệ thống ngân hàng Việt Nam do tiêu chuẩn phân loại nợ cũng như công tác phân loại nợ của các ngân hàng còn nhiều bất cập Nếu như các ngân hàng phân loại nợ đúng theo chuẩn mực quốc tế và định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay (53% là bất động sản) thì chi phí dự phòng rủi ro sẽ tăng lên, và vốn tự có của hệ thống ngân hàng sẽ bị ăn mòn đáng kể

Thứ hai, đối với nhóm NHTMNN, những năm gần đây, các ngân hàng này đã tiến hành

IPO và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho các tổ chức nước ngoài cũng như nhận được bổ sung vốn góp từ Chính phủ nên tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản đã tăng lên tương đối Mặc dù vậy, hệ số CAR của một số ngân hàng trong một số thời kỳ vẫn không đạt mức yêu cầu theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN Ðặc biệt, Agribank - ngân hàng có mức vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ đạt mức 6,09% vào năm 2010

Chỉ cần đơn giản tính chênh lệch giữa vốn tự có thực có của khối NHTMNN tại thời điểm tháng 9/2011 với vốn tự có theo quy định an toàn vốn tối thiểu tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN thì cần phải bổ sung một lượng vốn là 17.638,756 tỷ VND cho khối

Trang 8

NHTMNN Hơn thế, tỷ lệ đòn bẩy của khối này lại ở mức cao hơn so với khối NHTMCP trong suốt giai đoạn từ 2008 đến nay Ðặc biệt, như trên đã phân tích, khối NHTMNN cho vay lại các NHTMCP với một lượng vốn khá lớn Do đó, một khi một trong những NHTMCP có vấn đề, hiệu ứng lan truyền rủi ro sẽ cao

Thứ ba, xét trên khía cạnh toàn hệ thống, chỉ tiêu an toàn vốn của toàn bộ NHTM Việt

Nam đạt trên mức 9% Tuy nhiên, điều này chưa thể hiện được mức đủ vốn của hệ thống NHTM Bởi thứ nhất, phần mẫu số theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN mới chỉ xác định rủi ro tín dụng chứ chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động (rủi

ro tác nghiệp) Hơn thế, theo khuyến nghị của Basel III, cần nâng mức an toàn vốn tới 13% để bao gồm cả rủi ro do biến động kinh tế vĩ mô (rủi ro có tính chu kỳ) và rủi ro chéo trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính Nếu xét tình huống Việt Nam trong năm 2011 thì cả hai vấn đề rủi ro có tính chu kỳ và rủi ro chéo cần được tính tới Hơn thế, khi đánh giá trong mối quan hệ với các NHTM trong khu vực, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam ở mức khá thấp

Hệ số an toàn vốn hệ thống các TCTD tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Việt Nam 11,85%

TCTD Việt Nam 11,13%

TCTD nước ngoài 28,58%

Trung Quốc 11,8%

Indonesia 17,6%

Malaysia 16,4%

Pakistan 13,6%

Philippines 16,7%

Thái Lan 15,5%

Nguồn: Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng VN giai đoạn 2011- 2015

Rõ ràng, khi kinh tế xuất hiện những bất ổn, các NHTM có thể gặp những khó khăn hơn rất nhiều so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các “cú sốc” từ môi trường kinh doanh biến động

Trang 9

3 Môi trường kinh tế xã hội trong nước

3.1 Chu kỳ phát triển kinh tế

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại nên ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Từ năm

2009 đến nay, mặt bằng lãi suất đã có nhiều biến động theo những thăng trầm của nền kinh tế Về cơ bản, lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011 do lạm phát tăng cao khiến NHNN phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ Điều này đã dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền đồng trên toàn hệ thống, thúc đẩy các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua lãi suất mặc dù NHNN đã đưa ra nhiều chính sách để hạn chế tình trạng tăng lãi suất

Độ sâu tài chính, hay quy mô của ngành ngân hàng so với tổng thể nền kinh tế Việt Nam

đã thay đổi đáng kể cùng với sự tăng trưởng tín dụng Năm 2000, tỷ lệ tín dụng/GDP chỉ đạt 35,1%, khá thấp so với các nước trong cùng khu vực (Thái Lan (138%), Singapore (78%), Philippines (58%), Trung Quốc (120%)) Tuy nhiên, sau mười năm tăng trưởng tín dụng quá mức, năm 2010, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đạt đỉnh ở mức 135,8%

Tỷ lệ tín dụng/GDP ở Việt Nam năm 2012 đạt 115,4%

Hình 3.1

- Năm 2009: Tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay đã khiến cho

hầu hết các NHTM tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất huy động bắt đầu từ tháng 2 khi Chính phủ triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 4% đến hết năm 2009 Để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn Trong 10 tháng khi lãi suất cơ bản ở mức 7%, lãi suất huy động tăng từ 1-2,5% cho mỗi kỳ hạn Từ đầu tháng 12 khi lãi suất cơ bản tăng 1% lên mức 8%, các ngân hàng tiếp tục nâng lãi suất huy động, đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn, khoảng từ 1-1,6% cho các kỳ hạn khác nhau Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên khiến nhiều NHTM đồng loạt áp lãi suất ở mức 10,49%/năm Đáng chú ý, mặc dù lãi suất huy động

Trang 10

đã được điều chỉnh tăng nhưng vẫn còn thấp so với lợi suất của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, và bất động sản

- Năm 2010, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng VND ổn định ở mức 8% trong suốt 10

tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức

ép của lạm phát Tính đến cuối năm 2010, mặt bằng lãi suất huy động VND khoảng 2,4-3,0% đối với không kỳ hạn; 12,0-13,5% đối với cá kỳ hạn dưới 12 tháng; và 12,0-12,4-3,0% với kỳ hạn trên 12 tháng Đến tháng 7/2010, để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội Ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm Lãi suất cho vay trong hai tháng cuối năm ở mức khá cao (khoảng 14,5-18%)

- Năm 2011, Tình hình lãi suất từ đầu năm tới hết quý III/2011 đã có chuyển biến rất nhiều

và diễn biến khá phức tạp qua các thời kỳ Trong 3 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất huy động có xu hướng tăng trên thị trường Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm, nhằm tránh một cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ thống Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát tăng cao (lạm phát bình quân cả năm 2011 ở mức 18,58% so với năm 2010), hơn mức trần lãi suất (14%/năm) đã khiến lãi suất huy động thực tế đang ở mức âm Vì thế, trong thời gian này các ngân hàng thương mại đã “xé rào” lãi suất huy động cả VNĐ và USD, huy động vốn với mức lãi suất bình quân khoảng 17-18%/năm, lãi suất cho vay VNĐ bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, trong đó lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã lên đến 22-25%/năm.Lãi suất cho vay VNĐ phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5-17%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 17-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 22-25%/năm

- Năm 2012, sau 5 lần điều chỉnh của NHNN, trần lãi suất huy động VND đã giảm tổng

cộng 6%, từ mức 14% xuống còn 8% tại thời điểm cuối năm Cũng giống như lãi suất huy động, lãi suất cho vay VND được điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất – kinh doanh… phổ biến ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm Lãi suất cho vay USD vẫn ở mức cao, phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn

- Năm 2013, trong năm 2013, mặt bằng lãi suất trên thị trường có mức giảm mạnh, vào

khoảng 0,8-1,5% đối với các kỳ hạn dưới 1 năm và lên tới 2,5-3,5% đối với các kỳ hạn trên 1 năm so với cuối năm 2012 Nguyên nhân là do năng lực tài chính của các TCTD được cải thiện đáng kể, các TCTD cũng điều chỉnh giảm lãi suất thay vì bám sát trần huy

Ngày đăng: 09/12/2018, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w