Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà Ngành họcnghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lạinhững đóng góp to lớn với những thàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do bản thân tôi thực hiện, nếu có đạo văn thì tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn
NGƯỜI CAM ĐOAN Sinh viên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Thu Huyền,thầy Nguyễn Thanh Tuấn và các bạn sinh viên trong trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu điều tra phục vụ cho đề tài
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu trong phạm vi và khảnăng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không thiếu khỏi những thiếu sót Tôi kínhmong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của thầy cô và các bạn
Trang 4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viên 5
2 Tính cấp thiết của đề tài: 5
3 Mục tiêu nghiên cứu: 6
4 Cách tiếp cận: 6
5 Phương pháp nghiên cứu: 6
6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 7
7 Nội dung nghiên cứu: 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN 8
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8
1.1.1 Phương pháp 8
1.1.2 Học tập 8
1.1.3 Nhóm 8
1.1.4 Học tập theo nhóm 8
1.2 Đặc điểm học tập của sinh viên Ngành QLNN: 9
1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm: 9
1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm 10
1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm: 12
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm: 13
Chương 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN NGÀNH QLNN, TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU QUẢNG NAM 17
2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Ngành QLNN, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam 20
2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Ngành QLNN: 20
2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Ngành QLNN, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam: 24
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 25
2.3.1 Nguyên nhân khách quan: 25
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 26
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN NGÀNH QLNN, TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU QUẢNG NAM 27
3.1 Các giải pháp đề xuất 27
3.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh viên Ngành QLNN: 27
3.1.2 Giải pháp 2 : Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm 28
3.1.3 Giải pháp 3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng nhóm học tập 32
3.1.4 Giải pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm 34
3.1.5 Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm 35
3.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp 36
3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 36
PHẦN KẾT LUẬN 37
PHỤ LỤC 38
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 6Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam ĐHNVHNPHQN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháphọc được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên Trong xu thếhội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọngtrong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chấtlượng giáo dục nói chung
Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà Ngành họcnghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lạinhững đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềmđam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức,nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhưng nó vẫn còn mang tính chungchung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn họcriêng lẻ
2 Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáodục Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, Chươngtrình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học,
tự nghiên cứu của người học
Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thayđổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặcbiệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường
Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phụclối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”
(2-Như vậy, trong thời đại mới, khi Ngành học kỹ thuật ngày càng phát triển,làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cảmọi người Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong cácphương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác,chia sẻ, tư duy phản biện Đó là những điều cần thiết đối với một công dân củathế kỉ 21 Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từ trong nhà trường đểkhi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực
Và sinh viên ĐHNVHNPHQN nói chung, sinh viên Ngành QLNN nóiriêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này Những mặt tích cực của
Trang 8học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viênnào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôikhi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khiđạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiệnrộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanhchóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất
Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm giúp sinh viên NgànhQLNN có kế hoạch và tổ chức thực học tập theo nhóm hợp lý, Ngành học vàphát huy tốt năng lực của mỗi sinh viên
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhómtrong sinh viên Ngành QLNN - Trường ĐH Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam ,qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp phần nâng
cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành
4 Cách tiếp cận:
Tiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động học tập trong sinh viênNgành QLNN để xác định các yếu tố ảnh hưởng (tích cực) và những kỹ năngcần thiết trong học tập theo nhóm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả họctập theo nhóm trong sinh viên Ngành QLNN,Trường ĐHNVHNPHQN
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thuthập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánh giá thựctrạng học tập theo nhóm trong sinh viên
Trang 9+ Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến các giảng viên có kinh nghiệm của trường để xây dựng công cụđiều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tậpnhóm trong sinh viên
6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập
theo nhóm trong sinh viên
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khóa K16 Ngành Quản
lý nhà nước - Trường ĐH Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam
7 Nội dung nghiên cứu:
Ngành QLNN, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam
tập theo nhóm trong sinh viên Ngành QLNN
Trang 10NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Phương pháp
Theo Lexicon der Padagogik: “Phương pháp giúp để trình bày có lý lẽ vữngvàng một chân lý đã xác định rồi hoặc để vạch ra một con đường tìm tòi mộtchân lý mới”
Theo Hegel: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trongcủa nội dung”
Như vậy có thể hiểu: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện đểđạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn
1.1.2 Học tập
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình:
“Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm Ngành học, bằngcách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tựđiều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạodưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm Ngành học Học có 2chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngành học xã hội Việt Nam - Viện ngônngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”
Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan
hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện
Trang 111.2 Đặc điểm học tập của sinh viên Ngành QLNN
Để mỗi sinh viên trong Ngành có được một phương pháp học tập đúng đắn vàhiệu quả nhất thì cần có sự tác động, hỗ trợ của rất nhiều yếu tố Hiện nay, quanđiểm dạy học đang hướng tới việc lấy người học làm trung tâm, coi người học làchủ thể của quá trình dạy và học Giảng viên chỉ dạy những kiến thức cơ bản,đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm thay ngườihọc Người học phải tự điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mởrộng kiến thức theo các tài liệu sách báo dưới sự điều khiển sư phạm của giảngviên Giảng viên nêu ra vấn đề, sinh viên tập giải quyết vấn đề Có sự đối thoạigiữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên Việc dạy ở đại học làdạy cho sinh viên cách thức đi tới sự hiểu biết, coi trọng sự khám phá và khai phátrong học thuật; giúp sinh viên có kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trongnghề nghiệp; rèn cho sinh viên phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhậnthức và hành động, biết mềm hoá tư duy và tùy cơ ứng biến; dạy phương phápnghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giảiquyết những tình huống đa chiều
Với khối lượng kiến thức giảng dạy đồ sộ như vậy, cùng với những phươngpháp giảng dạy và môi trường học tập riêng biệt tại Trường, các bạn sinh viêntrong toàn Ngành cần phải có phương pháp học tập thích hợp để tiếp thu có hiệuquả khối lượng kiến thức đó, đạt mục tiêu đào tạo đề ra Và một trong nhữngphương pháp ấy là phương pháp học tập theo nhóm - với sự tương tác, trao đổigiữa giảng viên với sinh viên cũng như là giữa các sinh viên với nhau trong việcgiúp các bạn sinh viên chiếm lĩnh được các tri thức Ngành học
1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm
Chúng ta không phủ nhận các cách học truyền thống cũng như hình thức thảoluận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường đại học Nhưng hiện nay vớiyêu cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động, tíchcực, tự làm việc, tự tìm tòi, khám phá chân lý Ngành học của người học nhằmphát triển tri thức và các kĩ năng thiết thực cho người học thì phương pháp họctập theo nhóm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Học tập theo nhóm trong vàngoài giờ học sẽ là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp sinhviên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năngđào sâu suy nghĩ
Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp họctập mà còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người Các nhà nghiên cứu
đã từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm
Trang 12việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’ (Theo Barbara
Gross Davis, Tools for Teaching)
1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm
Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùngthực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp củagiảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý trong nhóm.Học tập theo nhóm được biểu hiện:
♣ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định
♣ Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên
♣ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm
Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách Ngành học vàhợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích Cụ thể:
● Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mối quan
hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắn kết trongmột cộng đồng nhằm hướng đến một mục tiêu chung Trong quá trình làm việcnhóm, các mâu thuẫn sẽ nảy sinh đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng trí tuệtập thể để giải quyết vấn đề
● Học tập theo nhóm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp vớiviệc học hướng tới người học, khuyến khích tính độc lập tự chủ trong học tập.Nếu trong phương pháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổi với nhau rất ítthì học tập theo nhóm mọi thành viên được tự do phát biểu quan điểm của mình
về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trongnhóm
● Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lý dựatrên những nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu Vì vậy sảnphẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể, tập hợp sự sáng tạo của nhiềungười nên sẽ rất phong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo Từ đó giúp các thànhviên hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn
● Học tập theo nhóm sẽ tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần họchỏi, biết lắng nghe người khác cũng như khả năng phản biện thông qua phầntrình bày của mình và sự phản hồi của những người xung quanh
● Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹnăng như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổchức…Đây là những kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trình làm việc saunày, vì vậy đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong môi trường tập thể
Trang 13Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách,không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tínhhình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cánhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình
Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viêntrong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹnăng làm việc nhóm thật hiệu quả
Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân chia hình thức học tập nhóm như:theo số lượng người trong cùng một nhóm, như theo tính chất công việc Tuynhiên trong phạm vi đề tài này chỉ tiếp cận hình thức học tập nhóm theo tính chấtcông việc Dựa trên tính chất công việc có thể chia nhóm học tập theo ba hìnhthức, gồm:
- Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ lập
đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp
và hoàn thiện bài tập của nhóm
+ Ưu điểm:
Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức
Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rèn luyện
kỹ năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài
- Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm Nhóm
trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai xử
lý tài liệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi phảnbiện lại nhóm khác, ai là thư ký
+ Ưu điểm:
Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận
Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên
Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phân côngcông việc hợp lý
+ Nhược điểm:
Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực
Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm
Trang 14- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công
việc
+ Ưu điểm:
Thành viên biết hết kiến thức
Sử dụng tối đa thời gian
+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bài của
nhau
Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng Vìvậy, khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đemlại hiệu quả cao nhất
1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinhthần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lậpnhóm Các buổi họp giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu biết về nhau,gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu cũng như cơ cấu tổ chức nhóm
Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của nhóm đều cần đem ra bàn bạc và đi đếnthống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên
+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc quantrọng trong học tập nhóm Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của nhiều thànhviên nhằm hướng đạt mục tiêu chung trong học tập nên sự hợp tác và chia sẻ làkhông thể thiếu Hơn nữa nếu làm việc đơn lẻ sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ chung
vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó của công việc chung Vì thế sự hợptác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể
+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tậpnhóm Bởi vì nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn nhaugiữa các thành viên, tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng một bầukhông khí cởi mở, thân thiện trong nhóm Sự tôn trọng thể hiện ở sự chấp hànhnội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắng nghe khi người khác phát biểu ý kiến, tạo cơhội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi nhận - đánh giá đúng sự đóng góp củacác thành viên
+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhómtrưởng giữ vai trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là “cầunối” giữa nhóm và phần còn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho nhóm.Trưởng nhóm là người duy trì sự thực hiện mục tiêu và giữ cho mọi người đi
Trang 15đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần thiết, khuyến khích mọi người
và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc làmkhông thể thiếu khi học tập theo nhóm Khi phân công phải chú trọng phân côngphù hợp với năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống hiến hết mìnhnếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng Sự phâncông rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nênthành công cho nhóm
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm
Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng trong hoạt động học tập theonhóm có nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể theo hai chiều hướng: tích cực hoặc tiêucực Nếu xét theo chiều hướng tích cực, tôinhận thấy các yếu tố sau đây sẽ làmhoạt động nhóm đạt hiệu quả cao :
1.3.3.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm
Để hoạt động học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thành viêntrong nhóm cần phải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có những nhận thứcđúng đắn về những ưu thế của học tập theo nhóm, từ đó mới thấy được tráchnhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệu quả Nếu cácthành viên quan niệm lệch lạc về học tập theo nhóm thì chắc chắn hoạt động họctập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả
1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Cơ cấu của nhóm gồm:
- Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động củanhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giảngviên chỉ định
- Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khinhóm trưởng vắng mặt;
- Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận củanhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầuđến cuối
Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựngmối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm
1.3.3.3 Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín
Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vô cùngquan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động
Trang 16của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo chonhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khókhăn khi cần thiết Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽ góp phần quyết địnhthành công của một nhóm học tập Nếu một nhóm có người trưởng nhóm cónăng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hành nhóm), có lòng nhiệt tình vàđược các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động cóchất lượng.
1.3.3.4 Có các kỹ năng học tập theo nhóm
Để học tập theo nhóm đạt chất lượng cần đảm bảo nhiều kỹ năng Cụ thể:
- Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm: Có kỹ năng xây dựng một kế hoạchhoạt động cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: thứ tự công việc, nộidung công việc, thời gian, người chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho mỗi thànhviên chủ động và có định hướng trong công việc của mình và của cả nhóm
- Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm: Đã thành lập một nhóm học tập (hay làmviệc) dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội quy, những nguyên tắc chungtrong hoạt động để mọi thành viên trong nhóm dựa vào đó mà thực hiện, đảmbảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động của nhóm
- Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: (Điều này phụ thuộc vào vaitrò và khả năng chỉ đạo của nhóm trưởng) Khi công việc được phân công rõràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên họ sẽ ý thức đượcvai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc Ngược lại, nếu phâncông công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phải đảm nhiệm quánhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả là sự bất hợp tác sẽ tác độnglớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm
- Kỹ năng thảo luận, trao đổi: Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tập theonhóm là sự hợp tác nhằm xây dựng một sản phẩm trí tuệ tập thể bằng việc thốngnhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm
Vì vậy đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhóm Thảoluận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thần xâydựng ý kiến hết mình cho nhóm Để thảo luận, trao đổi có hiệu quả các thànhviên trong nhóm cần có khả năng thuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạchlạc, thuyết phục người nghe; khả năng đặt câu hỏi chất vấn; khả năng phản biệncũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên khác.Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được cách tiếp cận vấn
đề, quan niệm riêng của từng thành viên, mức độ tác động lẫn nhau giữa các
Trang 17thành viên Kỹ năng này không chỉ giúp ta thống nhất được ý kiến mà còn giúpmỗi thành viên học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển.
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiếttrong học tập theo nhóm vì các bài tập nhóm thường là những vấn đề rộng đòihỏi sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu Muốn nghiên cứu tài liệuhiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc, phân tích, tổnghợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm Có kỹ năng nghiên cứu tàiliệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm được nhiều thông tin làmphong phú hơn bài tập của nhóm
- Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm: Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng
và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ, đoàn kết mọi thành viên cần phải chia
sẻ trách nhiệm với nhau Biết chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữa các thành viên sẽtạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn
- Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực: Lắng nghe một cách hiệuquả giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các mối quan hệ.Trong học tập theo nhóm, kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe làphương pháp cơ bản để tập hợp thông tin Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu,học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ trợ
- Kỹ năng chia sẻ thông tin: Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia
sẻ kiến thức và thông tin từ nhiều người để hoàn thiện bài tập chung một cáchtốt nhất Vì vậy, kỹ năng chia sẻ thông tin là rất cần thiết Trong nhóm có nhiềungười chia sẻ thông tin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điềukiện để sản phẩm nhóm đạt chất lượng cao
- Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cánhân nên không thể tránh khỏi những xung đột gây ra sự bất hòa trong nhóm.Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm Tất nhiên mâu thuẫn là độnglực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ không tốt cho sự hợptác trong nhóm Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng đối vớihoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhóm trưởng (vì nhóm trưởng là ngườichịu trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trong nhóm mình)
- Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Để hoạt động nhómngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra - đánh giáhoạt động của mình để tự điều chỉnh kịp thời (nếu thấy cần thiết) Đồng thời, tựkiểm tra - đánh giá cũng là cách để phát hiện, biểu dương các thành viên tíchcực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức nhằm tạo thêm động lực chocác thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt động chung Sự công bằng
Trang 18trong đánh giá phải đặc biệt được coi trọng bởi nó là nguyên nhân chính thúcđẩy hay kìm hãm động lực làm việc của các thành viên Tự kiểm tra - đánh giá ởđây gồm 2 nội dung:
+ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thànhviên trong nhóm
+ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm (mặt tốt, mặt hạn chếnhằm có biện pháp khắc phục)
1.3.3.5 Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm
Học tập theo nhóm nên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi các thànhviên trong nhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc tập thể cũngchính là việc của mình Mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm của mìnhđối với nhóm, phải hiểu rằng mình là một mắt xích trong “cỗ máy” nhóm, mộtmắt xích không đảm bảo thì ảnh hưởng đến sự vận hành của cả cỗ máy Vì vậy,mỗi thành viên phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thựchiện mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất
1.3.3.6 Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp
Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
mà nhóm đó sử dụng Phương pháp ở đây chính là cách thức tiến hành hoạtđộng nhóm mà nhóm sử dụng nhằm đạt mục tiêu mà nhóm đặt ra Có phươngpháp làm việc Ngành học và phù hợp với điều kiện của nhóm, phù hợp với từngnội dung bài tập chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động nhóm
1.3.3.6 Một số các điều kiện khác
- Chủ đề thích hợp: Chủ đề phải phù hợp cho làm việc nhóm (thể hiện sự cần
thiết phải làm việc theo nhóm), sinh viên có đủ những kiến thức cơ sở để thựchiện chủ đề làm việc Yếu tố này cũng tác động không nhỏ đến chất lượng hoạtđộng nhóm
- Đảm bảo các điều kiện: cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt động
nhóm như: bàn ghế, tài liệu, máy tính, mạng internet, không gian, thời gian
- Sự hướng dẫn của giảng viên: tất nhiên học ở đại học chủ yếu là tự học, tự
nghiên cứu nhưng nếu khi giao bài tập nhóm cho sinh viên, giảng viên có hướngdẫn về cách làm việc nhóm nhằm định hướng hoạt động cho sinh viên thì chắcchắn sẽ làm cho hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao hơn, đặc biệt là vớinhững khóa sinh viên mới vào trường
- Sự đánh giá và kết luận của giảng viên: cũng tác động không nhỏ đến chất
lượng làm việc nhóm Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, nếu giáoviên đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của
Trang 19các nhóm với nhau để sinh viên nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau
đó giảng viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lý Ngành học) thì sinh viên sẽ hiểusâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời sinh viên sẽ quyết tâm hơn trong lần làmbài tiếp theo Ngược lại, nếu giảng viên không đánh giá sản phẩm và sự làm việccủa sinh viên sẽ khiến sinh viên mất đi hứng thú và động lực làm việc và nhưvậy hoạt động nhóm sẽ không thể có hiệu quả
- Độ lớn của nhóm: cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
làm việc nhóm Số lượng phù hợp cho một nhóm là từ 3 đến 7 người, nếu quá íthoặc quá nhiều người trong một nhóm đều khó phát huy được sự hợp tác của cácthành viên trong giải quyết các nhiệm vụ của nhóm
Trang 20Chương 2 THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN NGÀNH QLNN, TRƯỜNG ĐH NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU
Trong môi trường Đại học, để đạt được hiệu quả trong việc tiếp thu, lĩnh hộitri thức thì yêu cầu quan trọng là mỗi sinh viên phải tìm tòi và trang bị cho mìnhnhững phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bản thân vàkiến thức của từng môn học Phương pháp học tập tích cực chính là chìa khóagiúp sinh viên có kết quả cao, hình thành cách tư duy hệ thống và cách giảiquyết vấn đề thực tiễn một cách Ngành học nhất
Qua quá trình quan sát, nghiên cứu và phân tích, chúng ta nhận thấy cónhiều phương pháp được sinh viên Ngành QLNN vận dụng vào việc học tập, cácphương pháp đó đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, không cóphương pháp học tập nào là vạn năng khi để lĩnh hội được tri thức còn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tốt khác nhau Có thể tổng quát lại thành hai phương pháp họctập cơ bản mà sinh viên Ngành quản lý đã và đang sử dụng chủ yếu là phươngpháp tự học và phương pháp học tập theo nhóm
Phương pháp tự học là phương pháp phổ biến và được sử dụng thườngxuyên trong học tập hầu hết sinh viên Ngành QLNN từ năm thứ nhất đến nămthứ tư đều xem phương pháp này là phương pháp kích thích tư duy độc lập trên
cơ sở tự tìm kiếm tài liệu liên quan, đọc sách, giáo trình và nghe bài giảng củagiảng viên khi đến lớp Trên thực tế đây là phương pháp chịu ảnh hưởng nhiều
từ phương pháp dạy học của giảng viên khi phần lớn giảng viên vẫn thườngxuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để truyền tải kiến thứccho học sinh Để lĩnh hội tri thức một cách chủ động và tích cức, sinh viên phảidựa vào quá trình nghiên cứu tài liệu để tìm kiếm thông tin và giải quyết các vấn
đề trong học tập
Trang 21Trong môi trường Đại học, sinh viên được học các chuyên ngành Ngànhhọc, mỗi môn học đều có phương pháp logic đặc trưng, đó là các phương phápnhận thức theo lô gic Ngành học
Phương pháp tự học, trong đó cốt lõi của phương pháp là việc độc lập tưduy đối với mỗi sinh viên Sinh viên QLNN thường tiếp thu nguồn kiến thứcqua lời nói, bài giảng, sách giáo Ngành, giáo trình, tạp chí, báo cáo Ngành học,các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, mạng internet đó là quá trình sưu tầm,tìm hiểu và đào sâu tri thức để thu nhận kiến thức bài học Trước một bài học,những sinh viên tích cực thường đọc trước giáo trình, tìm tài liệu liên quan, nắmvững các nội dung cơ bản và khi gặp vấn đề khó khăn sẽ trao đổi trực tiếp vớigiảng viên Số sinh viên còn lại thường tỏ ra bị động đón nhận kiến thức mới,lúng túng trong các vấn đề giảng viên đưa ra, thiếu tâm thế sẵn sàng
Như vậy, phương pháp tự học đã mang lại những hiệu quả nhất định trongsinh viên Ngành QLNN Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này mang lạihiệu quả chưa đồng đều và chỉ phù hợp với một số môn học Để khẳng địnhđược hiệu quả của phương pháp học tập, sinh viên phải có được các kỹ năng cơbản như tự tổ chức hoạt động học, thu thập và xử lý thông tin, vận dụng bài tập
và tự kiểm tra điều chỉnh kết quả học tập của từng bài Mặt khác, với yêu cầucủa việc đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp học tập cũ đang dầnbộc lộ những hạn chế và gây nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội của sinhviên, bản thân phương pháp tự học cần phải có sự kết hợp với các phương pháphọc tập khác để mang lại hiệu quả cao hơn Một trong số các phương pháp mớiđược sử dụng khá phổ biến trong sinh viên Ngành quản lý là phương pháp họctập theo nhóm
Thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giảng viên đãchủ động sử dụng các phương pháp dạy học mới và mang lại hiệu quả cao Sinhviên Ngành QLNN đã có nhiều thay đổi lớn trong việc sử dụng các phương pháphọc tập, điển hình là phương pháp học tập theo nhóm Phương pháp này tạo nên
sự tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên, phát huy trí tuệ tập thể và tạo nênnhững sản phẩm có kết quả cao Lớp đã thành lập các nhóm theo sự tự giác vàtheo sự chỉ đạo của giảng viên Tuy nhiên, theo đánh giá của sinh viên trongLớp, việc học tập theo nhóm chưa mang lại kết quả cao và ít nhiều còn mangtính hình thức Chúng ta nhận thấy việc học tập nhóm diễn ra nhiều hơn, sinhviên cũng tích cực và chủ động hơn trong việc hợp tác và làm việc cùng nhau.Nhưng về cơ bản, sinh viên Ngành QLNN vẫn chưa phát huy hết những ưu thếcủa phương pháp học tập này