1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của mipectech

14 181 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 120 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦAMIPECTECH Chiến lược là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối

Trang 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

MIPECTECH

Chiến lược là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ Trong môi trường hoạt động của một công ty, bao gồm cả thị trường và đối thủ, chiến lược vạch ra cho công

ty một cách ứng xử nhất quán Chiến lược thể hiện sự một chọn lựa, một sự đánh đối của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược Công ty hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy Nếu cứ tiếp tục đi như vậy thì mãi mãi người ấy sẽ chỉ là một người tầm thường lẫn mình trong đám đông

Một nhà lãnh đạo có bản lĩnh sẽ không muốn phó mặc tương lai của doanh nghiệp mình cho thị trường và đối thủ muốn dẫn đi đâu thì theo đó Muốn vậy ông ta phải chủ động vạch ra một hướng đi và cố gắng tác động để dẫn dắt thị trường đi theo hướng nầy, một hướng đi mà công ty của ông ấy đã chuẩn bị và

do đó sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn những người khác

Trong bất kỳ một cuộc đối đầu nào, đối thủ nào áp đặt được lối chơi của mình lên đối phương thì sẽ là người có nhiều cơ hội chiến thắng hơn

Do đó việc xây dựng chiến lược phát triển đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Thực tế đã chứng minh nếu không xác định được một chiến lược phát triển đúng, nhà doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút

ra được, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản Doanh nghiệp

có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tư vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhưng đó không đánh giá được hết đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình mà có thể dẫn đến thua lỗ Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngày càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn Có thể do

Trang 2

doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không được đổi mới, thị phần ngày càng giảm, không sử dụng đúng các chiến lược về giá, maketing

Vậy chiến lược là gì?

Định nghĩa

Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các

kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra

Có thể nói chiến lược kinh doanh chính là những phương tiện giúp các doanh nghiệp đạt đến những mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh không nhằm vạch ra những cách làm cụ thể, mà đó là chương trình tổng quát, những giải pháp huy động có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực thi các mục tiêu xác định

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời Từ đây quan niệm về chiến lược kinh doanh được phát triển dần theo nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard, 1962): chiến lược bao hàm việc ấn

định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của tổ chức, đồng thời áp dụng các hành động cũng như sự phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này

Theo Johnson & Schole (1999): chiến lược là định hướng và phạm vi của

một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguổn lực của nó trong một môi trường thay đổi, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và mong muốn của các bên có liên quan

Trang 3

Theo Brace Henderson, chiến lược gia và là nhà sáng lập Tập đoàn tư vấn

Boston: Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức, những điều khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của doanh nghiệp

Micheal Porter – cha đẻ của Chiến lược cạnh tranh thì cho rằng chiến lược

của doanh nghiệp chính là chiến lược cạnh tranh: chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo

Như vậy có thể thấy: linh hồn của một chiến lược chính là lợi thế cạnh tranh bởi đây là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt và vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, giúp doanh nghiệp tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo nhằm thỏa mãn mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan Tuy nhiên, cho dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì về bản chất, chiến lược kinh doanh vẫn là sự phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác nó Theo cách này, chiến lược là sự trả lời cho 3 câu hỏi và là ba điểm mấu chốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp:

 Tổ chức của chúng ta đang ở đâu ?

 Chúng ta muốn đi đến đâu ?

 Làm cách nào để đạt được mục tiêu cần đến ?

Vì vậy theo quan điểm của cá nhân mính tôi thấy chiến lược sẽ có 3 lợi ích cơ bản sau

Một là: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi

của mình làm cơ sở, kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ

hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động vượt qua những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường cạnh tranh

Trang 4

Ba là: Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn

lực, tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Tạo ra các căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định về sản xuất kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường

Trong bài này tôi xin lấy ví dụ về cụ thể về Công ty Cổ phần thiết bị công nghệ Mipec (MIPECTECH) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm

2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Vốn điều lệ hiện nay của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 100 (tỷ) VND Công

ty hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp với mục tiêu trở thành một công ty hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị - dây chuyền, nhiên liệu và chuyển giao công nghệ Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, các cảng biển tại Việt Nam ngày càng phát triển về quy mô dẫn đến như nhu cầu về thiết

bị cầu cảng ngày càng lớn, do đó, MIPECTECH đã đưa sản phẩm cẩu nâng container bánh lốp (Rubber Tyre Gantry crane - RTG) làm mặt hàng chiến lược của mình và triển khai đồng thời 3 hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm RTG là: sales (bán hàng), service (dịch vụ), và Spare parts (thiết bị)

Lãnh đạo của Mipectech nắm bắt được công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế gần 30 năm qua đã mang về cho Việt Nam sự thay đổi lớn về diện mạo nền kinh

tế - xã hội Đặc biệt từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng, về tổng quan cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tôc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên Từ chỗ là một quốc gia nhập siêu, trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu về nhiều mặt hàng được thế giới ưa chuộng

và từng bước cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu

Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải đường biển của Việt Nam Và trong quá trình phát triển đó, yêu

Trang 5

cầu về việc phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới Với thuận lợi là một quốc gia ven biển với hơn 3200 km bờ biển, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, Đảng

và Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên cho việc phát triển kinh tế biển và được thể hiện qua Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Về định hướng phát

triển kinh tế hàng hải trong nền kinh tế thị trường, văn kiện đã chỉ rõ: "Nâng cao thị phần vận tải quốc tế bằng hàng không, đường biển , khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng từ 9-10%/năm " Về phát triển kết cấu hạ tầng: " Hoàn thành cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới theo quy hoạch hệ thống các cảng biển trọng điểm trên cả nước "

Và cùng với sự ổn định về chính trị thì chính sách mở cửa nền kinh tế của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu trực tiếp – đặc biệt đối với các loại sản phẩm là thiết bị công nghiệp nặng Tuy nhiên, việc nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm này khiến giá thành sản phẩm cao (do chịu mức thuế suất cao), làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh các mặt hàng này tại Việt Nam cũng như làm giảm lợi ích của khách hàng Mặt khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nước nhà Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, Chính phủ đã đưa ra Chính sách thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí – điện – điện tử, được thể hiện ở Quyết định số 1994/1998/QĐ-BTC ngày 25/12/1998 Theo đó, nếu doanh nghiệp nước ngoài

có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp sản phẩm hay phụ tùng phù hợp với mặt hàng nhập khẩu sẽ được giảm mức thuế suất ưu đãi tỷ lệ thuận với tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đó Đây chính là cơ hội giúp những doanh nghiệp nước ngoài

Trang 6

có sự đầu tư lâu dài và bài bản vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam giảm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cũng tạo ra thách thức tương đối lớn cho những doanh nghiệp nhập khẩu đơn thuần vào Việt Nam

Để dần hiện thực hóa mục đích cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng biển, tăng cường quy mô và khối lượng luân chuyển hàng hóa, việc trang bị các trang thiết

bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nâng hạ vận chuyển container các cảng biển này là xu thế tất yếu Đây chính là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị cầu cảng - trong đó có thiết bị nâng hạ vận chuyển - xâm nhập và mở rộng thị trường trong nước Điều này giải thích tại sao trong những năm vừa qua đã có rất nhiều hãng sản xuất các thiết bị cầu cảng lớn trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam như: Terex (Mỹ), Kalma (Thụy Điển), Kone crane (Phần Lan), Doosan (Hàn Quốc), TCM (Nhật Bản), ZPMC (Trung Quốc) khiến cho cục diện ngành này ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ

Trong bối cảnh cạnh đó, các doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp với

xu thế hội nhập và sự phát triển chung của thị trường

Xuất phát từ thực tiễn đó, lãnh đạo của Mipectech xác định được chiến lược kinh doanh cho mình phát triển mặt hàng chủ đạo Chính vì có chiến lược kinh doanh rõ ràng đã giúp cho doanh nghiệp có định hướng, mục tiêu rõ ràng, hướng các bộ phận, cá nhân đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán nguồn lực sẽ làm suy yếu doanh nghiệp

Một số giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của Mipectech

Chính sách định vị

* Điểm khác biệt:

(1) Đối với mảng Sale:

Trong mảng bán hàng, điểm khác biệt lớn nhất của Mipectech so với các đối thủ cạnh tranh là chất lượng sản phẩm cao cùng với thời gian giao hàng nhanh Bên cạnh đó, công ty còn liên kết với các tổ chức tín dụng, các công ty

Trang 7

cho thuê tài chính (VILC, CHAILEASE ) để cung cấp sản phẩm đến với khách hàng, chấp nhận cho khách hàng mở LC trả chậm… Do đó công ty nên duy trì những điểm khác biệt này trong thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường giai đoạn tới

(2) Đối với mảng Service:

Service của Mipectech có điểm mạnh nhất so với đối thủ là các thiết bị khác của Terex có mặt hầu hết tại các cảng biển Việt nam do đó đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm Mipectech vốn có quan hệ rất tốt với các xí nghiệp sửa chữa của các cảng Mipectech đầu tư các

xe service chuyên dụng và cơ động đáp ứng nhanh kịp thời tới khách hàng với tiêu chí không quá 12 giờ đối với bán kính 300km so với điểm đặt trung tâm dịch vụ

(3) Spare Parts

Mipectech luôn có 3 kho phụ tùng đặt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam Ngoài ra Mipectech còn làm đại diện cho một số nhà sản xuất các component chuyên dụng tại Việt Nam Bên cạnh đó, công ty còn có định hướng liên kết với một số nhà cung ứng lớn nhằm xây dựng nhà máy gia công một số component tại nước ta do vậy giá thành rẻ hơn so với các đối thủ

Chính sách sản phẩm

Dựa vào những phân tích về điểm mạnh/điểm yếu của Mipectech đối với 3 mảng sale, service, và spare part của thiết bị RTG lãnh đạo công ty đã đề xuất giải pháp hoàn thiện về chính sách sản phẩm cho công ty như sau:

(1) Đối với mảng sale:

Tuy sản phẩm RTG mang nhãn hiệu Terex của công ty đã được khách hàng đánh giá là chất lượng tốt, tuy nhiên nhược điểm chính của thiết bị RTG Terex này là phần mềm điều khiển tương đối phức tạp Chính điều này đã gây cản trở không nhỏ cho các khách hàng của công ty trong quá trình vận hành Nếu điểm yếu này không được khắc phục rất có thể sẽ dẫn đến rủi ro các khách hàng lựa chọn những thiết bị thay thế của các đối thủ cạnh tranh khác có phần mềm điều

Trang 8

khiển đơn giản hơn, hoặc lựa chọn phương án thiết bị RTG của đối thủ cạnh tranh được lắp ráp trong nước Do đó, việc cần làm ngay trong thời gian tới là Mipectech cần tiến hành làm việc và trao đổi với hãng Terex để cải tiến sản phẩm, đơn giản hóa hệ thống điều khiển, tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng

sử dụng Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường liên kết với các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính (VILC, CHAILEASE ) để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cung cấp sản phẩm đến với khách hàng, chấp nhận cho khách hàng mở LC trả chậm…

(2) Đối với service:

Điểm mạnh sẵn có của công ty là đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, thường xuyên làm việc tại các cảng biển Bên cạnh đó, công ty không chỉ là đại diện của Terex về thiết bị RTG mà còn cung cấp các thiết bị cầu cảng khác cũng của hãng này nên công ty có thể cung ứng dịch vụ lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm với tính đồng bộ cao và thời gian cung ứng nhanh Vì vậy, trong giai đoạn tới, để nâng cao chất lượng service công ty có thể gia tăng giá trị cho dịch vụ này bằng các giải pháp sau:

Một là, nâng cao trình độ cho thợ kỹ thuật, đáp ứng tốt hơn yêu cầu khách

hàng với thời gian nhanh, chất lượng dịch vụ tốt, thái độ niềm nở và tận tình Để làm được điều này, công ty có thể gửi các nhân viên kỹ thuật tham gia các khóa học kỹ thuật có uy tín trong nước hoặc gửi sang chính phía đối tác (Terex) để được đào tạo và nâng cao kiến thức về thiết bị RTG

Hai là, để tăng hiệu suất thực hiện service, Mipectech cần hiện đại hoá

trang thiết bị sửa chữa theo tiêu chuẩn mới của Terex bằng các thiết bị đời mới nhất của Terex Việc hiện đại hóa các trang thiết bị không nhất thiết phải tiến hành ồ ạt cùng lúc mà cần có lộ trình phù hợp và với những thiết bị cần thiết nhằm tránh lãng phí tài chính của công ty

Trong số các thiết bị phục vụ cho lắp đặt, bảo hành của công ty, hiện nay công ty vẫn phải đi thuê xe nâng diesel 25 tấn Việc đi thuê có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí nhưng lại gây ra sự bất tiện hoặc gián đoạn hoạt động nếu như

Trang 9

có tình huống bất ngờ xảy ra Do đó, để thực hiện mục tiêu nâng cao thị phần service trong thời gian tới, công ty vẫn cần mua sắm thiết bị này để phục vụ tốt nhất cho khâu service của công ty

Ba là, công ty nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa

phương nơi các doanh nghiệp đối tác hoạt động nhằm thực hiện trọn gói thủ tục thuế và đăng kiểm an toàn thiết bị nâng giúp khách hàng

(3) Đối với spare part:

Điểm yếu của Mipec đối với mảng spare part là quy trình quản lý kho còn yếu do các khâu của quy trình quản lý chủ yếu được thực hiện thủ công và rời rạc giữa các khâu dẫn đến quá trình kiểm tra sản phẩm trong kho chậm Quản lý kho không tốt còn dẫn đến việc khó kiểm soát lượng hàng tồn hoặc thiếu, dẫn đến khâu dự báo và dự trữ có thể bị chậm hoặc không sát với nhu cầu Lượng hàng tồn cao sẽ dẫn đến chi phí tồn kho tăng cao Dự trữ không đủ nhu cầu sẽ khiến công ty bị thiệt hại Do đó, để cải thiện điểm yếu này, công ty cần mạnh dạn đầu tư vào hệ thống phần mềm quản lý kho tiên tiến, sẽ tránh lãng phí thời gian của các khâu trong quy trình và giúp cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị về mảng spare part dễ dàng và thuận lợi hơn Bên cạnh đó, công ty nên thường xuyên tiến hành kiểm kê kho hàng và luôn có sẵn một lượng phù tùng trên xe dịch vụ để có thể di chuyển bất cứ khi nào cần

Chính sách giá

Mức giá hiện tại của Mipec đối với sản phẩm cẩu RTG nhãn hiệu Terex trong các gói thầu là 1,3 triệu USD/sản phẩm Mức giá này thấp hơn của TCM (1,35 triệu/sản phẩm) và Kone crane (1,31 triệu USD/sản phẩm) nhưng vẫn cao hơn của Doosan (1,295 triệu USD/sản phẩm), Kalma (1,298 triệu USD/sản phẩm), và ZPMC (1,050 triệu USD/sản phẩm) Có thể thấy, mức chênh lệch về giá giữa Mipec với Doosan và Kalma không nhiều, tuy nhiên cách định giá của Mipec sẽ tạo tâm lý cho khách hàng là giá của Terex ở mức cao hơn hẳn (1,3 triệu > 1.2 triệu) Do đó, trong thời gian tới công ty nên có chính sách giảm giá đối với sản phẩm RTG của Terex Mức giảm giá không cần lớn nhưng cần thiết

Trang 10

phải nhỏ hơn con số 1,3 triệu Chúng tôi đề xuất công ty nên định mức giá mới ngang bằng với Kalma (1,298 triệu USD/sản phẩm) nhưng các dịch vụ khác tốt hơn Ví dụ: cùng mức giá với người dẫn đầu thị trường (Kalma) nhưng service của Mipec vượt trội hơn: tăng thời gian bảo hành, tăng dịch vụ hậu mãi (tăng số lần kiểm tra định kỳ trong thời gian bảo hành…) Điều này sẽ giúp công ty thu hút sự chú ý của khách hàng, đưa ra các so sánh và dễ dàng nhận thấy sự vượt trội hơn của Mipec (more for the same)

Để giảm giá sản phẩm, công ty nên mở rộng hợp tác với các hãng sản xuất component lớn để làm đại diện bán hàng tại Việt Nam Bên cạnh đó, công ty cần đẩy nhanh việc liên kết với Terex để sản xuất một số linh kiện/thiết bị của sản phẩm RTG tại Việt Nam Đây là phương án tốt giúp công ty được hưởng chính sách thuế ưu đãi của nhà nước cũng như giảm giá thành sản phẩm Bên cạnh đó, công ty nên có cơ chế cụ thể trích thưởng cho khách hàng giới thiệu khách hàng mới, giảm giá cho khách hàng cũ, sẽ tạo động lực để các khách hàng trở thành cầu nối marketing cho công ty

Chính sách phân phối

Hiện nay, ngoài trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, công ty mới chỉ có thêm 01 văn phòng đại diện tại Lầu 3 – 29 Tôn Đức Thắng – P.Bến Nghe – Quận 1 – TP.HCM Điều này giúp công ty thuận lợi hơn trong quá trình tiếp xúc với các khách hàng tại hai khu vực thị trường trọng điểm là miền Bắc (cảng Hải Phòng, cảng Đình Vũ, cảng Đoạn Xá, cảng Cái Lân) và thị trường miền Nam (cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép) Tuy nhiên, với định hướng thâm nhập vào các cảng biển của miền Trung (cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Cam Ranh, cảng Cát Lái, cảng Dung Quất) thì việc chưa có văn phòng đại diện ở miền Trung sẽ gây khó khăn cho công ty trong quá trình tiếp cận với các khách hàng tại khu vực thị trường này Do đó, trong giai đoạn 2014 – 2018, chúng tôi đề xuất công ty Mipectech nên thiết lập thêm một văn phòng đại diện nữa ở miền Trung Cụ thể công ty nên thành lập văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng Văn

Ngày đăng: 08/12/2018, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Fred R. David, “Khái luận về Quản trị chiến lược” – Nhà xuất bản Thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khái luận về Quản trị chiến lược”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkê
3. PGS.TS. Lê Văn Tâm, “ Quản trị chiến lược” – Nhà xuất bản Thống kê (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Quản trị chiến lược”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê(2005)
4. Philip Kotler, “Quản trị Maketing” – Nhà xuất bản thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị Maketing”
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
2. PGS.TS. Lê Thế Giới; TS. Nguyễn Thanh Liêm; ThS. Trần Hữu Hải Khác
5. Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ Mipec, Và các website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w