Đường huyết được ổn định nhờ sự cân bằng của 2 nguồn: - Nguồn bổ sung: + Nguồn glucid ngoại sinh từ thức ăn + Nguồn nội sinh: do phân giải glycogen và tân tạo glucose ở khoảng giữa các b
Trang 1Bài thuyết trình Môn: Hóa Sinh
CHUYỂN HÓA GLYCOGEN – RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCID
Trang 2I KHÁI NIỆM GLYCOGEN
Glycogen là một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose
Vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật
Giống tinh bột: vì cũng gồm 2 liên kết alpha-D 1-4 và alpha-D 1-6 glucoside
Khác tinh bột ở chỗ là có nhiều nhánh rẽ hơn, cứ từ 8-10 phân tử glucose thì có 1 liên kết nhánh alpha-D 1-6
Glycogen có nhiều ở gan (chiếm 5-7% khối lượng của gan), và chiếm 2% khối lượng của cơ
Trang 5II ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
GLUCID
1 Đường huyết được ổn định nhờ sự cân bằng của 2 nguồn:
- Nguồn bổ sung:
+ Nguồn glucid ngoại sinh (từ thức ăn)
+ Nguồn nội sinh: do phân giải glycogen và tân tạo glucose ở khoảng giữa các bữa ăn
- Nguồn sử dụng: ở các tổ chức, các mô quan trọng nhất là ở mô cơ,
mô mỡ, mô thần kinh và tổng hợp glycogen dự trữ ở tất cả các tổ chức (nhiều nhất ở gan và cơ)
Glucose được liên tục lọc qua cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn qua ống thận Khi lượng glucose máu vượt quá ngưỡng thận (khoảng 180mg/ml) thì glucose được thải ra qua nước tiểu
Trang 62 Cơ chế điều hòa đường huyết
- Gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết
- Hệ thống nội tiết điều hòa chính xác và nhanh chóng qua hệ thần kinh trung ương, gồm 2 hệ thống đối lập nhau:
+ Làm giảm đường huyết: insulin
+ Làm tăng đường huyết: adrenalin, glucagon, và hormone của các tuyến khác
Biểu hiện tăng đường huyết có thể do thiếu insulin hay thừa các
hormone tăng đường huyết, ngược lại giảm đường huyết có thể do
thừa insulin hay thiếu các hormone tăng đường huyết
II ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
GLUCID
Trang 7Một số hormone điều hòa đường huyết
a) Glucagon
Khi đường huyết giảm thì glucagon được tế bào alpha của tụy tiết ra và tác động lên gan kích thích gan phân giải glycogen thành glucose vào máu.
b) Insulin
Do tế bào beta đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra, làm tăng tính thấm của
màng tế bào đối với glucose, làm tăng sử dụng glucose ở tất cả các mô cơ thể => làm giảm đường huyết.
c) Adrenalin
Sự co cơ hoặc sự kích thích thần kinh khiến tủy thượng thận giải phóng
Adrenalin => Adrenalin kích thích gan và cơ phân giải glycogen cung cấp
năng lượng.
Trang 8d Thyroxin:
Hormone tuyến giáp làm tăng hấp thu glucose ở ruột, tăng phân ly glycogen ở gan => làm tăng đường huyết.
e Glucocorticoid (hormone vỏ thượng thận):
Làm tăng đường huyết bằng cách tăng tân tạo glucose, tăng hấp thu glucose ở ruột, tăng phân ly glycogen.
f Hormone tăng trưởng:
Hormone tuyến yên trước làm giảm nhập glucose vào các mô, giảm tổng hợp glycogen, tăng phân ly glycogen, do đó làm tăng đường huyết.
g ACTH (hormone kích thích vỏ thượng thận):
Tiết hormone steroid trong đó có glycocorticoid (gây tăng đường huyết).
Một số hormone điều hòa đường huyết
Trang 9III CHUYỂN HÓA GLYCOGEN
Trang 101 Tổng hợp Glycogen
Xảy ra ở mọi tổ chức nhưng mạnh nhất là ở gan và cơ xương
Ở gan glycogen đóng vai trò dự trữ glucose và sẵn sàng cung cấp
glucose cho các tổ chức khác sử dụng, đồng thời nó đảm bảo đường huyết ổn định trong máu kể cả thời điểm xa bữa ăn
Ở cơ, glycogen được dùng để thoái hóa thành glucose theo con đường Đường phân, cung cấp năng lượng ATP cho sự co cơ
Trang 11Quá trình tổng hợp glycogen bắt đầu từ G6P là sản phẩm do phản ứng phosphoryl hóa glucose xúc tác bởi hexokinase (ở gan) và glucose
kinase (ở cơ):
D-glucose + ATP → D-glucose-6-phosphat +ADP
1 Tổng hợp Glycogen
Trang 12Từ G6P, nó được đồng phân hóa thuận nghịch thành G1P nhờ phosphoglucomutase:
Glucose-6-phosphat ↔ Glucose-1-phosphat
1 Tổng hợp Glycogen
Trang 13Tiếp theo là phản ứng then chốt nhất trong quá trình tổng hợp glycogen: Phản ứng tạo UDPG (UDP-glucose) xúc tác bởi UDPG pyrophosphorylase:
Glucose-1-phosphat + UTP → UDP-glucose + PPi
Trang 14a) Tổng hợp Glycogen mạch thẳng
Trường hợp đã có sẵn mạch glycogen: Enzym glycogen synthase xúc
tiến việc chuyển gốc glycosyl từ UDPG tới gắn vào đầu không khử (C4) của một phân tử glycogen có n gốc glucose có sẵn để tạo thêm một
liên kết mới (alpha-1→4) glucoside, nghĩa là tạo thành glycogen có n+1 gốc glucose
Trang 15Trường hợp không có sẵn mạch glycogen:
Vì Glycogen synthetase không có khả năng tổng hợp
glycogen từ đầu mà chỉ có thể kéo dài mạch glycogen bằng
liên kết 1→4 nên lúc này sự tổng hợp từ đầu 1 phân tử
glycogen cần phải có một chất mồi protein gọi là
glycogenin Quá trình tổng hợp gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Một gốc glucose từ UDPG gắn vào gốc
Tyrosin194 của glycogenin nhờ xúc tác protein
tyrosine-glucosyl transferase
Giai đoạn 2: Tạo phức hợp của glucogenin đã gắn glucose
với glycogen synthase theo tỉ lệ 1:1
a) Tổng hợp Glycogen mạch thẳng
Trang 16Giai đoạn 3: Kéo dài chuỗi glucan lên đến 7 gốc glucose hoặc
hơn, mỗi glucose mới gắn vào đều bắt nguồn từ UDPG và đó là
những phản ứng tự xúc tác thông qua glycosyl transferase của
glycogenin
Giai đoạn 4: Glycogen synthase tách dần khỏi glycogenin.
Giai đoạn 5: Sự kết hợp giữa glycogen synthase và enzyme gắn
nhánh cho ra phân tử glycogen hoàn chỉnh Cuối cùng,
glycogenin vẫn gắn vào phân tử glycogen vừa tạo thành
a) Tổng hợp Glycogen mạch thẳng
Trang 17Khi tạo thêm ít nhất 6
của đoạn glycogen mới
tạo ra, vừa chuyển đến
gắn vào OH của C6 của
Trang 18Ở cơ khi hoạt động, sự tiêu hao năng lượng đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn glucose để thoái hóa Ngoài nguồn glucose do máu mang đến, tế bào cơ phải thoái hóa rất mạnh glycogen dự trữ để tạo glucose-6-phosphat cho quá trình đốt cháy.
Ở mô gan, sự thoái hóa glycogen ngoài mục đích cung cấp glucose cho chính nó còn tạo ra lượng lớn glucose tự do theo máu để cung cấp cho các
mô khác Ở thời điểm xa bữa ăn (lúc đói), sự thoái hóa glycogen ở gan có vai trò quan trọng trong sự điều hòa hàm lượng glucose trong máu
2 Thoái hóa Glycogen
Trang 19a) Thoái hóa Glycogen mạch thẳng
Glycogen phosphorylase xúc
tác phản ứng cắt gốc glucose
tận cùng ở đầu không khử của
mạch thẳng glycogen Đó là
phản ứng thủy phân liên kết
alpha 1→4 glucosid với sự
tham gia của phosphate (Pi)
tạo thành alpha
D-Glucose-1-phostphat (G1P) và chuỗi mạch
thẳng của phân tử glycogen
ngắn đi một phân tử glucose
Trang 20Quá trình này được lặp lại
nhiều lần, tách dần từng gốc
glucose dưới dạng G1P cho
đến khi mạch thoái hóa chỉ
còn lại 4 đơn vị glucose tại
một điểm nhánh (alpha 1→6)
thì dừng lại
a) Thoái hóa Glycogen mạch thẳng
Trang 21Sau đó, enzyme cắt nhánh thể hiện
hoạt tính chuyển nhánh sẽ cắt một
đoạn 3 đơn vị glucose của đoạn còn
lại, bằng cách thủy phân liên kết alpha
1→4 glucosid giữa glucose thứ nhất
và thứ hai tính từ gốc nhánh, rồi
chuyển đoạn có 3 đơn vị glucose đó
gắn vào đầu một chuỗi thẳng khác
bằng cách tạo một liên kết alpha 1→4
glucosid khác
b) Thoái hóa Glycogen mạch nhánh
Trang 22Nhánh glycogen mới gắn này sẽ
tạo điều kiện cho enzyme
phosphorylase tiếp tục cắt
Phần mạch nhánh còn lại chỉ
còn một đơn vị glucose với liên
kết alpha 1→6 glucosid Như
vậy, sản phẩm của quá trình
thủy phân mạch thẳng của
phân tử glycogen là các phân
tử glucose 1 phosphat (G1P)
b) Thoái hóa Glycogen mạch nhánh
Trang 23Khi mạch nhánh chỉ còn lại một gốc
glucose, enzyme cắt nhánh thể hiện hoạt
tính amylo 1→6 glucosidase, thủy phân
liên kết alpha 1→6 glucosid của gốc
glucose còn lại ở nhánh để giải phóng
glucose tự do.
Ở các mô, G1P sẽ được đồng phân hóa
nhờ enzyme phosphoglucomutase để tạo
thành glucose 6 phosphat (G6P) Ở mô
gan, phần lớn G6P sẽ bị thủy phân nhờ
tác dụng của enzyme glucose 6 phosphat
để tạo thành glucose tự do, thấm qua
màng tế bào, vào máu tuần hoàn.
b) Thoái hóa Glycogen mạch nhánh
Trang 24III RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
GLUCID
1 Định nghĩa rối loạn chuyển hóa Glucid.
Rối loạn chuyển hoá glucid được phản ánh ở lượng glucose máu: tăng hoặc giảm
2 Các bệnh do rối loạn chuyển hóa Glucid.
3 Cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường.
Trang 252 Các bệnh do rối loạn chuyển hóa
Glucid
a Bệnh đái tháo đường tụy
Có hai dạng đái tháo đường tụy: type 1 được gọi là type trẻ vì xảy ra ở trẻ em
và người nhỏ tuổi, type 2 xảy ra ở người lớn tuổi và đặc biệt có thể trạng mập
b) Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen: Một số enzym trong quá trình thoái hóa
glycogen bị giảm hoặc mất hoạt tính xúc tác do thiếu hụt hay sai lệnh về cấu trúc (bệnh Von Gierke do thiếu G-6-Pase) dẫn đến tình trạng ứ đọng glycogen hoặc sản phẩm thoái hóa dở dang của ở các tổ chức, đặc biệt là ở gan và cơ Biểu hiện thường gặp trên lâm sàng là: gan to, rối loạn hoạt động cơ, hạ đường huyết khi đói
Trang 26c) Bệnh galactose huyết bẩm sinh: Do thiếu galactose-uridin-transfrase nên
không có phản ứng biến đổi galactose thành glucose Trên lâm sàng, trẻ không dung nạp được sữa (tiêu chảy, nôn sau khi bú, suy dinh dưỡng) Galactose bị ứ đọng tại gan gây suy gan, dẫn đến tử vong
d) Bệnh hạ đường huyết tự phát: Là do có khối u tế bào β của các đảo
Langerhans (ở phần thân tụy) gây tiết insulin Hậu quả là thường xuyên bị hạ đường huyết dẫn đến những cơn hôn mê ở thời điểm xa bữa ăn
2 Các bệnh do rối loạn chuyển hóa
Glucid
Trang 273 Cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường Thiếu insulin
Giảm nhập glucose vào tế bào
Tăng glucose máu
Bài niệu thẩm thấu
Đi tiểu nhiều
Thiếu glucose/Tế bào
Nước tiểu
Thiếu năng lượng
↑ Thoái hóa protid
↑ Thoái hóa lipid Đường niệu (+)
Trang 28CÁM ƠN THẦY
VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI