Mua hàng theo phương thức giao hàng Theo hình thức chuyÓn hàng thì bên mua sẽ gửi cán bộ công nhân viên đến khocủa bên bán hoặc tại một địa điểm quy định trước trong hợp đồng để nhận hàn
Trang 1Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thếgiới Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp của Việt Nam càng phải nỗ lực hơn nữatrong cuộc chiến tìm thị trường cho mình Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hìnhtài chính của doanh nghiệp mình như thế nào để đưa ra phương hướng phát triển thíchhợp.
Để có thể nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp thì kế toán là công cụđắc lực nhất trong công tác tổ chức quản lý Kế toán giữ vai trò quan trọng có thể chocác nhà quản lý biết được các thông tin về chi phí đầu vào cũng như kết quả đầu ra
Thực tế đã cho thấy, để tồn tại và phát triển thì phải nhanh chóng đáp ứng nhucầu thị trường “bán những hàng hóa mà thị trường cần” Đồng thời, cùng với sự ra đờicủa nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại phát triểnbởi các doanh nghiệp thương mại là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng
Trong doanh nghiệp thương mại thì nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh mua bántrao đổi hàng hóa từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng Đối với một doanhnghiệp thương mại để quá trình lưu thông phân phối hàng hóa diễn ra tốt đáp ứng kịpthời nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thì doanh nghiệp thương mại phải có nguồnhàng ổn định chất lượng tốt đảm bảo cho dự trữ hàng hóa, tạo được lòng tin của kháchhàng
Bởi vậy kế toán hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lýdoanh nghiệp thông qua việc cung cấp số liệu, thông tin kịp thời, chính xác giúp cácnhà quản trị kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch mua hàng theo từng nguồnhàng, xác định mức tồn kho cần thiết để đảm bảo được lượng hàng bán ra để ra quyêtđịnh đúng đắn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
Sau đợt thực tập tại công ty em thấy công ty kinh doanh rất thuận lợi thu đượclợi nhuận cao Do vậy vận dụng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với thựctiễn nghiên cứu tại công ty, nhất là được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú trongcông ty đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Minh Thúy em đã chọn
đề tài “ Giải pháp Kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ Phần TM Tổng Hợp Bắc Quang” làm báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trang 2Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng hóa
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại Công ty CPTMTH BQ Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị tại công ty CPTMTH Bắc Quang
Trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Minh Thúycùng với sự giúp đỡ tận tình của tập thể công nhân viên công ty đã giúp em hoànthành chuyên đề này Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn, không được đi sâu vàothực tế nhiều và thực tế của bản thân còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự góp ýchân thành và xây dựng của thầy, cô trong nhà trường và mọi người trong công ty đểchuyên đề này hoàn thiện hơn
Trang 3
Trong suốt quá trình học tập được sự giảng dậy tần tình của thầy cô giáo trongnhà trường nói chung và thầy cô trong Khoa Kinh Tế nói riêng em đã phần nào hiểuđược những vấn đề lý luận, những thông tin kinh tế, những hoạt động tất yếu của quyluật kinh tế trong cơ chế quản lý mới Em thấy được tầm quan trọng của công tác hạchtoán kế toán trong nền kinh tế thị trường
Cùng với kiến thức được trau dồi tại trường, qua thực tập tạiCông ty CP TMTHBắc Quang với sự chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty và
cô giáo Nguyễn Minh Thúy em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, kinhnghiệm cho bản thân
Để có được như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy, cô giáotrong trường , Khoa Kinh Tế đặc biệt là cô Nguyễn Minh Thúy đã giúp em hoàn thiệnbáo cáo này Và em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới lãnh đạo cũng như tập thểcông nhân viên trong công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, Tháng 03 năm 2012
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NHƯ QUỲNH
Trang 5
(Của giảng viên hướng dẫn)
Thái Bình, Ngày… Tháng…….Năm……
Giảng viên
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA 1
1.1 Kế toán hàng hóa 1
1.2 Chứng từ kế toán 1
1.3 Sổ kế toán 1
1.4 Tài khoản sử dụng 2
1.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 2
1.5.1 Trương hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên 2
1.5.2 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP TMTH BẮC QUANG 7
2.1 Đặc điểm chung của Công ty CP TMTH Bắc Quang 7
2.1.1 Tên, địa chỉ đơn vị: 7
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
2.1.3 Chức năng lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần TM Tổng Hợp Bắc Quang 8
2.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty 8
2.1.3.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty 9
2.1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 9
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 11
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý: 11
2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý và các phòng ban trong công ty : 11
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 14
2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 14
2.1.6.2 Chức năng nhiệm vụ của từng người: 15
2.1.7 Hình thức sổ kế toán: 15
2.2 Kế toán hàng hóa của công ty CPTMTH Bắc Quang 19
2.2.1 Đặc điểm chung của hàng hóa tại công ty CP TMTH Bắc Quang 19
2.2.1.1.Tài khoản 20
2.2.1.2 Chứng từ sử dụng 20
2.2.1.3 Sổ sách kế toán sử dụng 21
2.2.1.4 Tóm tắt quy trình kế toán 21
Trang 72.2.3.Hạch toán nghiệp vụ bán hàng 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 42
3.1 Nhận xét chung 42
3.2 Đối với kế toán hàng hóa 42
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA
1.1.Khái quát chung về hàng hóa tại doanh nghiệp thương mại
Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích đểbán (bán buôn và bán lẻ)
Hàng hóa có thể tồn tại dưới các dạng là hàng hóa tồn kho, hàng hóa đã muađang đi trên đường, hàng hóa đã gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến Đây làtài sản hàng tồn kho chủ yếu của các công ty thương mại
+ Hàng hoá phải thông qua hành vi mua bán và theo một thể thức thanh toán tiềnhàng nhất định là cơ sở cho việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá và tiền tệ
+ Hàng hoá phải có sự chuyển quyền sở hữu tức là người mua phải nhận đượcquyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ
1.1.1.Các khái niệm cơ bản về mua hàng
1.1.1.1.khái niệm mua hàng
Mua hàng là khâu đầu của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quá trình tài sản củadoanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa Doanh nghiệpnắm được quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có tráchnhiệm thanh toán tiền hàng cho người bán
Quá trình lưu chuyển hàng hóa gồm: mua- bán- dự trữ, 3 khâu này có mối liên hệmật thiết với nhau Mua hàng là khâu đầu tiên của hoạt động kinh doanh thương mại,
là quá trình vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hànghóa
doanh nghiệp phải tổ chức thu mua cho thật tốt, ngoài ra doanh nghiệp cũng phải
dự trữ hàng hoá để có thể kinh doanh một cách thường xuyên liên tục Do vậy, muahàng và dự trữ là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích của mình là bánđược nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận
Các doanh nghiệp thương mại phải xây dựng cho mình kế hoạch tài chính của cảnăm, trong đó có xây dựng mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm đó đạt được Và đểxây dựng được mụa tiêu doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mìnhmột kế hoạch mua hàng hợp lý để đảm bảo có thể thực hiện mục tiêu đó
Trang 9Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành thu muahàng hoá một cách hợp lý, đầy đủ như trong kế hoạch đã đưa ra để đảm bảo doanhnghiệp sẽ có hàng hoá bán một cách thường xuyên liên tục, không bị ngắt quãng.
Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải tự điềuchỉnh, đổi mới hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.Như vậy doanh nghiệp phải tổ chức thu mua hàng hoá cho thật tốt để có hàng hoá bán
ra thường xuyên, liên tục, nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để doanh nghiệp
có thể tồn tại trên thị trường
1.1.1.2 Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng và nguồn hàng
+ Hàng hoá mua vào phải với mục đích bán ra, hoặc mua vào để gia công sảnxuất nhưng với mục đích để bán ra
+ Hàng hoá của các xí nghiệp sản xuất, gửi bán hoặc hàng hoá nhận bán hộ, giữhộ
+ Hàng hoá nhận biếu tặng
+ Hàng hoá thu về ở bộ phận gia công, sản xuất phụ
+ Hàng hoá mua về sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và dùng trong công tácquản lý khen thưởng
+ Hàng hoá mua về sử dụng trong kinh doanh sửa chữa tài sản cố định
Doanh nghiệp phải chọn cho mình những nguồn hàng khác nhau để có thể đadạng hoá các mặt hàng sao cho có thể phục vụ được tối đa nhu cầu của người tiêudùng Không những thế doanh nghiệp cần phải chọn nhiều nguồn hàng, nhiều bạnhàng, nhiều nhà cung cấp để đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ hàng hoá để bán mộtcách thường xuyên, liên tục
- Nguồn hàng từ doanh nghiệp sản xuất: Từ nguồn hàng này doanh nghiệpthương mại có thể mua hàng với số lượng lớn, và hình thức thanh toán chủ yếu là tiềngửi ngân hàng
- Nguồn hàng từ chính các doanh nghiệp thương mại khác: Với nguồn hàng nàythì doanh nghiệp cũng có thể mua hàng với số lượng lớn và hình thức thanh toán chủyếu là tiền gửi ngân hàng
Trang 10- Nguồn hàng từ tổ chức kinh tế tập thể: Doanh nghiệp có thể mua hàng từ nguồnhàng này với số lượng lớn, cũng có thể là khối lượng nhỏ Hình thức thanh toán có thểbằng séc, bằng tiền mặt.
- Nguồn hàng từ hộ sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp có thể đặt số lượng lớnhoặc nhỏ tuỳ theo mức nhu cầu Nhưng doanh nghiệp phải trả bằng tiền mặt
1.1.1.3.Các phương thức mua hàng
*.Mua hàng theo phương thức nhận hàng trực tiếp
Đây là hình thức mua hàng mà bên bán phải chuyển hàng đến cho bên mua Bênbán phải dùng phương tiện của mình hoặc thuê phương tiện vận tải chuyển hàng đếnkho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó mà bên mua quy định trong hợp đồng.Trên đường đi thì mọi trách nhiệm về rủi ro, tổn thất hàng hoá thì bên bán chịu.Nhưng từ khi hàng hoá đã đến kho của người mua hoặc đến địa điểm người mua quyđịnh trong hợp đồng thì trách nhiệm về rủi ro, tổn thất hàng hoá thuộc về bên mua
* Mua hàng theo phương thức giao hàng
Theo hình thức chuyÓn hàng thì bên mua sẽ gửi cán bộ công nhân viên đến khocủa bên bán hoặc tại một địa điểm quy định trước trong hợp đồng để nhận hàng do bênbán giao
Bên mua nhận được chứng từ bên bán gửi đến chuyển cho phòng nghiệp vụ đểkiểm tra, đối chiếu với hợp đồng đã ký kết và nhập hàng, sau đó chuyển chứng từ chophòng kế toán kiểm tra và ghi sổ kế toán rồi tiến hành các thủ tục thanh toán tiền muahàng với bên bán.Kể từ khi bên mua nhận hàng từ kho của bên bán tức là hàng hoá đãđặt dưới quyền định đoạt của bên mua, vậy bên mua phải chịu trách nhiệm trước mọirủi ro và tổn thất về hàng hoá
1.1.1.4.Các phương pháp kế toán
1.1.1.4.1.Phương pháp kê khai thường xuyên
Theo phương pháp này thì sẽ sử dụng các tài khoản sau: 151,156, 133, 331, 111,112
* Tài khoản 156: “Hàng hoá “
Trang 11Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động(tăng,giảm) theo giá thực tế của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm các loại hànghoá tại các kho hàng, quầy hàng.
.Tài khoản 156: “ Hàng hoá “ có hai tài khoản cấp hai
Tài khoản 1561: “Giá mua hàng hoá”: Phản ánh trị giá mua thực tế của hànghoá tại kho, tại quầy
Tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá”: Phản ánh chi phí thu mua hànghoá
* Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư mua vào đãxác định là hàng mua nhưng chưa được nhập kho hay kiểm nghiệm, bàn giao cho cáccán bộ trong kỳ (kể cả hàng còn đang gửi tại kho người bán )
* Tài khoản 1331: “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ (áp dụngtrong trường hợp doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)
* Tài khoản 331: “Phải trả cho người bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trảcủa doanh nghiệp cho người bán vật tư hàng hoá, người cung cấp lao vụ dịch vụ theohợp đồng đã ký kết Kết cấu và nội dung của tài khoản 331 như sau:
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như:
- Tài khoản 111: Tiền mặt
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng (TGNH)
- Tài khoản 141: Tạm ứng
1.1.1.4.2 Phương pháp kê khai định kỳ
Theo phương pháp này thì kế toán sẽ sử dụng các tài khoản sau: 151, 156, 611,
111, 112…
Tài khoản 151, 156 có kết cấu tương tự ở trên
* Tài khoản 611: “ Mua hàng”
Trang 12Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá mua vào và tăng thêm do cácnguyên nhân khác trong kỳ.
1.1.2.Các khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Đây là quá trình doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm,hàng hoá cho người mua và thu tiền về hoặc được quyền thu tiền
Xét về góc độ kinh tế thì bán hàng là quá trình sản phẩm, hàng hoá của doanhnghiệp chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ
1.1.2.2 Khái niệm xác định kết quả bán hàng
Xác định kết quả bán hàng là việc tìm ra kết quả chênh lệch giữa chi phí kinhdoanh trong kỳ phải chịu và thu nhập kinh doanh đã thu trong kỳ
Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi và ngược lại thu nhậpnhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ
Việc xác định kết quả bán hàng được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường làcuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầuquản lý của từng doanh nghiệp
1.1.2 Mối quan hệ giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp, toàn Bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm để đạt được mục đích này.Kết quả bán hàng phụ thuộc vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tốt thì kết quả bánhàng mới tốt, ngược lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt thìkết quả bán hàng sẽ không tốt
Mặt khác, kết quả bán hàng cũng có tác động trở lại đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, kết quả bán hàng mà tốt thì các hoạt động sản xuất kinhdoanh tiếp theo của doanh nghiệp sẽ được tiến hành trôi chảy, kết quả không tốt sẽ làmcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ, thậm chí còn có thể
sẽ đi đến chỗ phá sản
Trong mối quan hệ nhân quả đó, bán hàng với vị trí là khâu cuối cùng trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với kết
Trang 13quả bán hàng Bán hàng là cơ sở của kết quả bán hàng, ngược lại xác định kết quả kinhdoanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định có tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá nữahay không, không tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá nào, giá bán của từng loại sản phẩm,hàng hoá ra sao…
Có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng có quan hệ rất mật thiết :Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phươngtiện trực tiếp để đạt được mục đích đó
1.1.3 Vai trò và đặc điểm của hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.1.3.1 Vai trò của hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, hoạt động bán sản phẩm, hànghoá quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
Có bán được sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp mới trang trải được chi phí bỏ ra,thu được lợi nhuận, tăng tích luỹ để đứng vững và phát triển
Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời kếtquả thu được cũng phản ánh thực chất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tính thựcthi của các kế hoạch đã đặt ra, giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá khả năng và đưa racác phương hướng cho giai đoạn sau
Về giá trị xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ tạo nhiều việc làm, cảithiện đời sống cho người lao động đồng thời đóng góp cho ngân sách góp phần tăngcường tài chính quốc gia, lợi nhuận còn góp phần phân bổ các nguồn lực một cách cóhiệu quả, duy trì sản xuất ở mức độ cao, hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo ra năng lực sảnxuất lớn hơn cho đất nước
Cùng với việc bán sản phẩm, hàng hoá thì xác định đúng kết quả bán hàng là cơ
sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳnhất định tại doanh nghiệp Xác định đúng kết quả bán hàng còn tạo điều kiện thuậnlợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, đồng thời cung cấpthông tin cho các đối tượng quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng
1.1.3.2 Đặc điểm của hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp có những đặc điểm chính sau:
- Có sự thoả thuận, trao đổi giữa bên mua và bên bán : Bên bán đồng ý bán, bênmua đồng ý mua và thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Trang 14- Có sự thay đổi quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá: Bên bán mất quyền sở hữusản phẩm, hàng hoá đã bán; bên mua có quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá đã mua.
- Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá các doanh nghiệp cung cấp chokhách hàng của mình một khối lượng hàng và nhận lại của khách hàng một khoản tiềngọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở để xác định kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.1.4 Đối tượng và ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong DNTM.
1.1.4.1 Đối tượng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng cá nhân,các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chức xã hội
1.1.4.2 Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Quá trình bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Bánhàng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếuthực hiện không tốt khâu bán hàng thì mọi cố gắng của doanh nghiệp trong tất cả cácgiai đoạn trước đều trở nên vô nghĩa Nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vongcủa doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng tài chính, khả năng thu hồi vốn ở doanhnghiệp Xét ở tầm vĩ mô, việc tiêu thụ sản phẩm của mọi doanh nghiệp còn ảnh hưởngtới các doanh nghiệp khác và tới nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt khâu bán hàng ởmỗi doanh nghiệp sẽ góp phần điều hoà các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trườngnhư quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng, quan hệ sản xuất - tiêu thụ, đảm bảo sựcân đối trong từng ngành Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa thu nhập đạtđược và chi phí bỏ ra trong một thời kỳ Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết quả làlãi, ngược lại là lỗ Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳhạch toán (tháng, quý, năm) tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầuquản lý của từng doanh nghiệp
Trang 15- Phải thông qua mua bán, bán và thanh toán bằng tiền theo một phương thứcthanh toán nhất định.
- Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu về hàng hoá, đã thu được tiềnhoặc người mua chấp nhận nợ
- Hàng hoá bán ra thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệpmua vào hoặc sản xuất, chế biến
- Những trường hợp sau cũng được coi là hàng bán:
+ Hàng hoá xuất bán cho các đơn vị nội Bộ doanh nghiệp có tổ chức kế toánriêng
+ Hàng hoá dùng để trao đổi lấy hàng hoá khác không tương tự về bản chất vàgiá trị
+ Hàng hoá xuất dùng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp như: tiếp thị, quảng cáo, trưng bày hàng mẫu, phục vụ quản lý…
+ Hàng hoá xuất để biếu tặng, trả lương, trả thưởng cho cán Bộ CNV, chia lãicho các bên góp vốn liên doanh
+ Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán, theo hoá đơn bên mua chịu
- Các trường hợp không được hạch toán là hàng bán:
+ Hàng mẫu của cơ sở sản xuất
+ Hàng nhận bán hộ, nhận đại lý
+ Hàng xuất giao gia công
+ Hàng bị hao hụt tổn thất, trong quá trình lưu chuyển mà theo hoá đơn bên bánchịu
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng
Trang 16- Xác định được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Thời điểm xác định hàng bán quy định theo từng phương thức, hình thức bánhàng như sau:
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trựctiếp, thời điểm ghi chép hàng bán là khi đại diện bên muaký nhận đủ hàng, đã thanhtoán tiền hoặc chập nhận nợ
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng,thời điểm ghi chép hàng bán là khi thu được tiền của bên mua hoặc bên mua xác nhận
đã nhận được hàng chấp nhận thanh toán
+ Phương thức bán lẻ hàng hoá, thời điểm ghi chép hàng bán là khi nhận đượcbáo cáo của nhân viên bán hàng
+ Phương thức gửi đại lý, thời điểm ghi chép hàng bán là nhận được tiền củabên đại lý hoặc chấp nhận thanh toán
1.1.5.2 Giá cả hàng bán.
Về nguyên tắc: Giá cả hàng bán là giá thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngườimua được ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá Nó phải thoả mãn 3 điềukiện: bù đắp được giá vốn, chi phí kinh doanh và phải đảm bảo cho doanh nghiệp cóđược khoản lợi nhuận định mức
Hiện nay nhà nước chỉ quy định giá ở một số mặt hàng thiết yếu, quan trọngcòn đa số các hàng hoá khác giá cả được xác định theo quy luật cung cầu Tuỳ thuộcvào thị trường, chu kỳ sống của mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ xác định giá bánphù hợp
1.1.5.3 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán.
a Các phương thức bán hàng:
* Khái niệm:
Phương thức bán hàng là cách thức doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu chokhách hàng và thu được tiền hoặc được quyền thu tiền về số sản phẩm, hàng hoá đãtiêu thụ
* Các phương thức bán hàng chủ yếu hiện nay:
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ thành phẩm được thực hiện bằngnhiều phương thức khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp
Trang 17đến tận tay người tiêu dùng Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêuthụ đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp.Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng một số phương thức tiêu thụ chủyếu sau:
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho(hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp Số hàng khi bàngiao cho khách được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về sốhàng mà người bán đã bàn giao
- Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận:
Theo phương thức này, bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghitrong hợp đồng, số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán Khi được bênmua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toànBộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận mới được coi là tiêu thụ và bên bán mấtquyền sở hữu về số hàng đó
Đây là phương thức bán hàng phổ biến, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên mua vàbán , tạo điều kiện cho lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển tiền tệ
- Phương thức bán hàng đại lý (ký gửi):
Bán hàng đại lý( ký gửi) là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuấthàng cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởngthù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
Đây là phương thức được các doanh nghiệp quan tâm, giúp doanh nghiệp mởrộng thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh, tận dụng được cơ sở vật chất (quầy hàng,của hàng, kinh nghiệm kinh doanh) đang sẵn có và tiềm tàng ở các vùng lãnh thổ
- Phương thức bán hàng trả góp:
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua sẽthanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trảdần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường, số tiềntrả ở các kỳ tiếp theo sẽ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và mộtphần lãi trả chậm
Trang 18Đây là phương thức bán hàng quen thuộc trong xã hội tiêu dùng, lấy đối tượngphục vụ chính là các “Thượng đế ” có thói quen và lòng ham mê tiêu dùng, thích muasắm nhưng khả năng tài chính có hạn
- Phương thức tiêu thụ nội Bộ:
Tiêu thụ nội Bộ là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa đơn vịchính với các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị với nhau trong cùng một Công ty,Tổng công ty, Tập đoàn, Liên hiệp xí nghiệp
Ngoài ra, được coi là tiêu thụ nội Bộ còn bao gồm các khoản về sản phẩm, hànghoá, dịch vụ dùng để biếu, tặng, xuất trả lương, thưởng, xuất dùng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh
b.Các hình thức thanh toán:
* Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt:
Là hình thức dùng tiền mặt, ngân phiếu trực tiếp để giao dịch mua bán Khi bênbán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt để trả trực tiếp tương ứngvới giá cả mà hai bên đã thoả thuận thanh toán, theo hình thức này đảm bảo thu tiềnnhanh, tránh rủi ro trong thanh toán
* Thanh toán qua ngân hàng :
Việc thanh toán qua ngân hàng có nhiều ưu điểm tiết kiệm được thời gian đồngthời an toàn trong thanh toán cũng cao Hình thức thanh toán quan ngân hàng cũng rất
đa dạng, lựa chọn hình thức nào tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi bên và sự thoả thuậngiữa hai bên
* Thanh toán bằng Sec :
Séc là tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu quy định của ngânhàng nhà nước, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tàikhoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Sec hay người cầm phiếu
* Thanh toán bằng hối phiếu :
Đây là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác,yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể hoặc ngày xácđịnh trong tương lai phải trả một số tiền nhất đinh cho người khác hoặc trả cho ngườicầm phiếu
* Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi :
Trang 19Thực tế đây là lệnh chi tiền mà chủ tài khoản( người mua) phát hành yêu cầungân hàng phục vụ mình trích tiền gửi tài khoản của mình để trả cho người hưởngthụ( người bán) Nếu người mua chậm trả sẽ gây thiệt hại cho người bán vì hàng hoá
đã giao cho người mua
* Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT):
Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng hàng hoá,dịch vụ cho người mua, sẽ lập Giấy UNT để uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu
hộ số tiền từ người mua về giá trị hàng hoá đã giao cho người mua
Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thường xuyêntín nhiệm lẫn nhau hoặc trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
* Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán do ngânn hàng phát cho các đơn
vị tổ chức kinh tế, các cá nhân để có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiềnthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhậnn thanh toán bằng thẻ
* Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):
Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên bán trả tiềncho dơn vị bán căn cứ vào Bộ chứng từ thanh toán mà đơn vị bán xuất trình phù hợpvới các điều khoản trong thư tín dụng Người mua căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợpđồng đã ký kết với bên bán làm Giấy đề nghi j mở thư tín dụnggưỉ tới ngân hàng phục
vụ mình yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán hưởng Để mở thư tíndụng người mua phảI ký quỹ trước vào tài khoản tín dụng cho ngân hàng phục vụmình
* Thanh toán bằng hàng đổi hàng
Hình thức này áp dụng trong trường hợp người mua và người bán có quan hệtín nhiệm lẫn nhau Theo định kỳ các bên tiến hành cung cấp hàng hoá dịch vụ chonhau và thông qua cho ngân hàng về số dư nợ trên tài khoản của mình để ngân hàng bùtrừ số chênh lệch
c Các phương thức tính GVHB
Tuỳ thuộc vào từng yêu cầu của công tác quản lý và cách đánh giá hàng hoáphản ánh trong tài khoản và sổ sách kế toán mà vận dụng cách tính giá hàng mua củahàng hoá xuất kho cho phù hợp nhằm tính đúng giá trị mua của hàng hoá xuất kho
Trang 20Đối với doanh nghiệp thương mạ, trị giá vốn hàng hoá bao gồm trị già hàng mua vàocủa hàng hoá và chi phí thu mua phân bổ tưong ứng cho hàng bán ra.
Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán :
* Phương pháp giá thực tế:
- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền:
+ Phương pháp tính theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liênhoàn):
+ Phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền của hàng luân chuyểntrong kỳ:
Theo phương pháp này, chỉ tính được đơn giá bình quân gia quyền của hàng luânchuyển vào cuối kỳ và sau đó tính trị giá vốn của thành phẩm xuất kho trong kỳ:
- Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết lô hàng nào nhập trước thì xuất trước và lấy giáthực tế của lần nhập đó làm giá của thành phẩm xuất kho
- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, giả thiết lô hàng nào nhập sau thì xuất trước và lấy giáthực tế của lần nhập đó làm giá của thành phẩm xuất kho
- Phương pháp tính theo giá đích danh:
Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý sản phẩm theo từng
lô hàng Xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặthàng ổn định và nhận diện được
* Phương pháp giá hạch toán:
Theo phương pháp này, toàn Bộ hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính theo giáhạch toán Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ.Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo mộttrong hai cách sau:
- Phương pháp hệ số giá :
Theo phương pháp này, cuối tháng căn cứ trị giá hạch toán và trị giá thực tế củatoàn Bộ thành phẩm hàng hoá trong kỳ xác định hệ số giá giữa giá nhập thực tế với giátrị hạch toán
- Phương pháp tính hệ số giá chênh lệch:
Trang 21Theo phương pháp này, cuối quý phải căn cứ vào trị giá nhập kho thực tế và trịgiá hạch toán của hàng hoá trong kỳ xác định chênh lệch giữa trị giá thực tế của hànghoá nhập kho trong kỳ với trị giá hạch toán theo công thức
Việc sử dụng phương pháp này giúp đơn giản cho công tác kế toán trong doanhnghiệp có nhiều nghiệp vụ thay đổi liên tục mà kế toán vẫn thực hiện được nhiệm vụgiám bằng giá trị một cách thường xuyên
+ Chi phí thu mua hàng hoá là một Bộ phận quan trọng cấu thành giá trị hàng hoá nhậpkho Cuối kỳ phân bổ chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳ
1.1.8 Yêu cầu quản lý đối với công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng.
Bán hàng và xác định kết quả bán hàng giữ vai trò rất quan trọng quyết định uytín, sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nên việc hạchtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Quản lý chặt chẽ từng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, đồngthời phải theo dõi tình hình thanh toán công nợ của từng khách hàng để có biện phápthu hồi vốn đầy đủ và kịp thời
+ Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ việc bán hàng theo từng phương thức bán hàng,phương thức thanh toán của khách hàng và từng loại sản phẩm tiêu thụ Đôn đốc thanhtoán thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
+ Theo dõi chặt chẽ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các trườnghợp làm giảm doanh thu bán hàng
+ Đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với ngân sách nhà nước
1.2 Kế toán bán hàng và chi tiết nghiệp vụ bán hàng xác định kết quả kinh
doanh.
1.2.1 nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
+ Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình hiện có và sựtăng giảm ( nhập, xuất ,tồn) của từng loại sản phẩm trên cả hai mặt hiện vật và giá trị
Trang 22+ Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tiêu thụ sảnphẩm và kết quả bán hàng cho các Bộ phận liên quan.
+ Tổ chức theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng, tính toánxác định chính xác giá vốn hàng bán, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bánhàng,chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu bán hàng,các khoản giảm trừ doanh thu
+ Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng
1.2.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng
+ Chứng từ sử dụng :
oHoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT)
oHoá đơn bán hàng (Mẫu số 02 GTTT)
oPhiếu thu (Mẫu số 01-TT)
oPhiếu chi (Mẫu số 02-TT)
oGiấy báo Nợ, báo Có và Bảng sao kê của Ngân hàng
oPhiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
Và các chứng từ khác có liên quan
+ Tài khoản sử dụng :
TK511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế trongmột kỳ kế toán của doanh nghiệp
TK511 có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”
+ TK5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Trang 23+ TK5114 “Doanh thu trợ cấp trợ giá”
+ TK5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư ”
TK512 “Doanh thu nội Bộ”
Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá dịch vụ lao vụ tiêu thụtrong nội Bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong một công ty
TK512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
+ TK5121 “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”
+ TK5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Ngoài các tài khoản trên,trong quá trình hạch toán doanh thu bán hàng theophương pháp kê khai thường xuyên, kế toán còn sử dụng một số các tài khoản có liênquan khác như: TK131,111,112,155,157,632,3331,3387…
- Nguyên tắc kế toán TK 511:
Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghinhận doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bảnquyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia theo quy định tại điểm 10,18,24 của chuẩnmực về doanh thu và thu nhập khác( chuẩn mực14) và các quy định của chế độ kế toánhiện hành
Khi không thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không được hạch toán vàotài khoản doanh thu
- Phương pháp kế toán:
(Khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giátrị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)
1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.2.1 Kế toán chiết khấu thương mại
+ Tài khoản sử dụng
TK521 “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã chấp nhận giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua
+ Nguyên tắc kế toán TK 521
Trang 24Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua đượchưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanhnghiệp đã quy định.
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được khối lượng hàng mua đượcchiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên
“Hoá đơn giá trị gia tăng” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng
Trường hợp khách hàng không trực tiếp mua hàng hoặc khi số tiền chiết khấuthương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơnbán hàng lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thươngmại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại)thì khoản chiết khấu này không được hạch toán vào TK 521
+ Phương pháp kế toán (Xem sơ đồ ở phần kế toán chiết khấu thương mại)
* Đồng thời với việc phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, kế toán cũng phảnánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại nhập kho:
Trang 25Dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lýkhoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán.
+ Nguyên tắc kế toán TK 532
Chỉ phản ánh vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá ngoàihoá đơn, tức là sau khi đã bán hàng và phát hành hoá đơn bán hàng Không được hạchtoán vào TK 532 số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vàotổng giá bán trên hoá đơn
+ Phương pháp kế toán (Xem sơ đồ ở phần kế toán chiết khấu thương mại )
- Phương pháp giá thực tế đích danh
- Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp nhập sau xuất trước
- Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
1.2.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán
+ Tài khoản sử dụng:
TK632 “Giá vốn hàng bán”
Dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hoá ,sản phẩm xuất bán trong kỳ
Và các tài khoản khác có liên quan như: TK911,111,112,331…
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Có 2 phương pháp để hạch toán hàng tồn kho là:
*Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thườngxuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm lên các tàikhoản kế toán, sổ kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất
Trị giá thực tế củathành phẩm xuất kho Chi phí bán hàng, chi phíquản lý phân bổ cho số
hàng đã bán
Trang 26* Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán mà mỗi nghiệp vụnhập, xuất kho sản phẩm ,hàng hoá không được ghi ngay vào tài khoản, sổ kế toán màđến cuối kỳ hạch toán mới kiểm kê số hàng hoá tồn kho để tính ra số đã xuất trong kỳ
và chỉ ghi một lần
+ Nguyên tắc kế toán TK 632
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn tính theo giá gốc của hàng được bán hoặc dịch vụđược cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp gồm : Trị giá của thành phẩm, hànghoá, dịch vụ đã bán trong kỳ; Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ phải tínhvào giá vốn hàng bán; Số chênh lệch lớn hơn về khoản dự phòng giảm giá hàng tồnkho ở cuối kỳ kế toán được lập thêm
+ Phương pháp kế toán
* Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1.2.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng
+ Chứng từ sử dụng
oHoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT)
oPhiếu thu (Mẫu số 01-TT)
oPhiếu chi (Mẫu số 02- TT)
oPhiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
Và các chứng từ khác có liên quan
+ Tài khoản sử dụng
TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạtđộng khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm
Ngoài các tài khoản trên kế toán còn dùng các TK khác có liên quan như :TK632,841,642,511,421…
+ Nguyên tắc kế toán TK911
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được kế toán chi tiết theo từng hoạt động( hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tàichính….) Trong từng loại hoạt động có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sảnphẩm ,dịch vụ
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanhthu thu thuần và thu nhập thuần
Trang 27+ Phương pháp kế toán
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK911 để tính toán, xác định kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Trang 28: Quan hệ đối chiếu.
Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:
- Sổ Nhật ký Sổ cái
- Sổ chi tiết với người mua
- Sổ chi tiết với người bán
1.2.2 Hình thức Nhật ký -Chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng, kế toán tuỳ thuộc vào hình thức kế toán đơn vị
áp dụng mà sử dụng các sổ sách kế toán sau:
- Sổ NKCT số 8
Bảng kê
Chứng từ kế toán và bảng phân bổ
Nhật ký- Chứng từ
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 29: Quan hệ đối chiếu.
Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:
- Sổ Nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ cái
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 301.2.4 Hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợpchứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ
Trang 31* Nguyên tắc cơ bản thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính:
Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là việc thiết kế các chương trìnhtheo đúng nội dung và trình tự hạch toán của các phương pháp kế toán để thu nhận, xử
lý và cung cấp thông tin cần thiết cũng như việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật đểthực hiện các chương trình đã được thiết kế Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tínhphải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạtđộng của doanh nghiệp
- Trang bị đồng Bộ về cơ sở vật chất và trình độ cán Bộ kế toán và cán Bộquản lý của doanh nghiệp
- Đảm bảo tính đồng Bộ và tự động hoá cao: việc tính toán, hệ thống hoá vàcung cấp thông tin phải được thực hiện tự động, đồng Bộ trên máy tính theo phần mềm
đã cài sẵn
- Đảm bảo độ tin cậy, an toàn trong công tác kế toán
- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
* Nội dung tổ chức công tác kế toán máy :
- Nội dung tổ chức hệ thống chứng từ kế toán gồm:
+ Xác định và xây dựng hệ thống danh mục chứng từ trên máy: danh mục chứng
từ dùng để quản lý các loại chứng từ, mỗi loại chứng từ mang một mã hiệu xác định.+ Tổ chức luân chuyển, xử lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ.Tuỳ theo sự phâncông, phân nhiệm trong Bộ máy kế toán
Tổ chức danh mục chứng từ kế toán trên máy là khâu đầu tiên của công tác kếtoán bằng việc cung cấp thông tin đầu vào, làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống kế toán biếnđổi thành thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin Việc cậpnhật dữ liệu từ chứng từ gốc vào chứng từ kế toán trên máy chuẩn xác là khâu quantrọng đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán
Trang 32- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành lựachọn những tài khoản cần sử dụng
Quy định danh mục tài khoản trên máy chi tiết hoá các tài khoản cấp 1 thành TKcấp 2, 3, 4 theo các đối tượng quản lý đã được mã hoá chi tiết Khi thực hiện kế toántrên máy chỉ được phép hạch toán trực tiếp vào TK chi tiết nếu TK đó đã mở chi tiết.Danh mục TK trên máy được sử dụng để quản lý hệ thống các TK sử dụng củadoanh nghiệp
- Lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán máy:
Mỗi hình thức kế toán có hệ thống sổ sách kế toán và trình tự hệ thống hoá thôngtin kế toán khác nhau, đòi hỏi cần lựa chọn hình thức kế toán phù hợp
Trên cơ sở hệ thống sổ kế toán, trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán tương ứngvới hình thức kế toán đã được quy định trong chế độ kế toán yêu cầu quản lý và sửdụng thông tin chi tiết, các chương trình phần mềm kế toán sẽ được thiết kế để xử lý
và hệ thống hoá thông tin tự động trên máy
Thông thường quá trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tựđộng được thực hiện theo quy trình:
Chương trình trong phần mềm kế toán cho phép lên sổ cái và các báo cáo kế toántheo từng hình thức kế toán doanh nghiệp chọn theo yêu cầu của người dùng
Trong các hình thức kế toán Bộ TC quy định hịên nay, hình thức kế toán NKC
và hình thức chứng từ ghi sổ thuận tiện hơn trong điều kiện tổ chức kế toán trên máy
- Trình bày và cung cấp thông tin:
Phần mềm kế toán nhập dữ liệu một lần và cung cấp tất cả các loại báo cáo kếtoán theo yêu cầu của người dùng Sản phẩm của quy trình xử lý, hệ thống hoá thôngtin kế toán trên máy cung cấp rất phong phú:
+ Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, các báo cáo tài chính
+ Báo cáo kế toán quản trị
+ Báo cáo theo chỉ tiêu: doanh thu, chi phí
+ Báo cáo từ một vấn đề cụ thể: cung cấp các báo cáo nhanh và theo cách tư duycủa nhà kinh doanh
+ Báo cáo từ một vấn đề tổng hợp: cho phép truy cập trực tiếp từ từng yếu tố củabáo cáo kế toán tới số liệu đầu tiên( chứng từ kế toán) hình thành báo cáo
Trang 33+ Báo cáo so sánh thực hiện với dữ liệu kế hoạch, dự toán, định mức
Khi tổ chức kế toán trên máy, cho phép tìm kiếm số liệu kế toán đa dạng, nhanhchóng, chính xác và cần thiết với tốc độ nhanh cho các đối tượng sử dụng thông tinđặc biệt là công việc quản trị doanh nghiệp và phân tích tài chính Đó là yếu tố quantrọng tạo nên sự tin cậy đối với các cơ quan liên quan, và tạo nên sự khác biệt trong lợithế kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP
TMTH BẮC QUANG2.1 Đặc điểm chung của Công ty CP TMTH Bắc Quang
2.1.1 Tên, địa chỉ đơn vị:
-Tên đơn vị:Công ty CPTM Tổng hợp Bắc Quang
- Địa chỉ: Tổ 1 thị trấn Việt Quang- Bắc Quang - Hà Giang
- Mã số thuế: 5100109553
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty CPTM Bắc Quang thuộc loại hình công ty cổ phần đực thành lập dướihình thức cổ phần hóa DN nhà nước, căn cứ vào các quy định nghị định như sau:
+ Căn cứ vào luật DN số 60/2005/QH11 Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kìhọp thứ 8 ngày 29/11/2005
+ Căn cứ vào nghị định số 88/2006 NĐ- CP ngày 29/08 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh
+ Căn cứ vào nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/04 của Chính phủ vềchuyển hướng doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và các thông tư hướngdẫn nghị định này
+ Quyết định số 733 UBQH ngày 15/04/2005 của UBND tỉnh hà Giang” V/v Cổphần hóa Công ty CPTM tổng hợp Bắc Quang”
Tên gọi về tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần thương mại Tổng hợp Bắc Quang.Tên giao dịch quốc tế: BAC QUANG Ceneral Comercel JoinStochk Company.Tên viết tắt: BQ,CJC
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Tổ 3 thị trấnViệt Quang – Bắc Quang- Bắc
Hà-Hà Giang 100% vốn là cổ đông, vốn điều lệ của công ty là : 1.254.500.000 đồng, tổng
số cổ phần là 125.450 cổ phần mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng, số vốn hiện nay là:1.496.902.000 đồng tương ứng với 146.9902 cố phần Công ty có tổng số lao động là
62 người gồm cả nhân viên văn phòng và nhân viên bán hàng đại lý Công ty có tưcách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty bắt đầu hoạt động theođiều lệ cải công ty từ ngày 25/12/2005, có giấy phép đăng kí kinh doanh do sơ kếhoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 27/12/2005
Hình thức hoạt động : theo luật DN năm 2005 và các quy định hiện hành củaNhà nước ( theo điều lệ cảu công ty), Công ty có con dấu riêng để giao dịch, được mở
Trang 35tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước và ngoàinước theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Công ty có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính ,chịu trách nhiệm về tàichính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phạm vi hoạt động: Công ty CPTM Tổng hợp Bắc Quang hoạt động trên phạm
vi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.Công ty có thể mở chi nhành văn phòng đại diệntrong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam nước sở tại và thông
lệ Quốc tế
Công ty CPTM Tổng hợp Bắc Quang có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếuchuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và theo điều lệ củacông ty
2.1.3 Chức năng lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần TM Tổng Hợp Bắc Quang.
2.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty.
Công ty CPTM Bắc Quang với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
+ Cung ứng các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng chính sách
+ Thu mua chế biến lâm sản
+ Du lịch lữ hành, nhà hàng khách sạn, xăng dầu, vận tải hàng hóa, vận tài hànhkhách và thương mại tổng hợp
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Đầu tư sản xuất hàng hóa và xuất nhập khẩu
Khi cần thiết đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định việc chuyển hay mởrộng nghành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với quy định của pháp luật
Toàn bộ hàng hóa hoạt động chuyển từ nhà nước sang bắt đầu từ năm 2006 công
ty mới bắt đầu phát triển các nghành nghề trên Trong thời gian qua công ty đã khôngngừng phấn đấu kinh doanh mở rộng thị trường trong và ngoài nước dưa công ty ngàycàng phát triển Bên cạnh đó công ty cũng phải tổ chức quản lý vận hành và tu sửathiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ổn định và nâng cao đời sống của cán bộnhân viên trong công ty
Trang 362.1.3.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký
- Đảm bảo kinh doanh hàng hóa đúng tiêu chuẩn chất lượng Chịu trách nhiệmtrước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện
- Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn phát triển vốn và pháttriển công ty ngày càng ổn dịnh, phát triển , đa dạng hóa phương thức kinh doanh
- Bảo đảm việc làm, đời sống và quyền lợi của người lao động theo quy địnhcủa bộ luật lao động
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ về hạch toán kế toán, thống kê báo cáođịnh kì Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ khác
- Chấp hành các quy định về tuyển dụng hợp đồng, quan rlys lao động theo phápluật, tôn trọng quyền hoạt động của tổ chức công đoàn
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước theo luậtđịnh
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ danh lamthắng cảnh và trật tự an toàn xã hội
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
2.1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty CPTM Tổng hợp Bắc Quang là môt công ty cổ phần chuyển từ công tynhà nước sang với sự góp vốn 100% là của các cổ đông.Với chức năng nhiệm vụ chủyếu là phục vụ các mặt hàng chính sách theo quy định của Nhà nước ngoài ra công tycòn thu mua chế biến lâm sản, du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn, xăng dầu, vận tảihàng hóa, vận taỉ hành khách và thương mại tổng hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tưsản xuất hàng hóa và hàng hóa xuất nhập khẩu Công ty có các cửa hàng đại lý bán lẻtại các huyện trong tỉnh gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì,Xí Mần Mụctiêu của công ty là :
+ Không ngừng nâng cao lơi ích của các cổ đông
+ Tăng tích lũy và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
+ Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xãhội của đất nước
+ Sau khi thành lập và đi vào hoạt động công ty dã gặp rất nhiều thuận lơinhưng bên cạnh đó còn có những khó khăn
Trang 37- Thuận lợi:
+ Công ty khẳng định được vị thế có nhiều thuận lợi để phát triển
+ Hội đồng quản trị bán giámđốc, tập thể lãnh đạo công ty đoàn kết nhất trí mộtlòng tìm tòi, sáng tạo và mở rộng nghành nghề kinh doanh như: xây dựng công trình.Đây là một nghề tạo công ăn việc làm, thu nhập cao
Tuy lực lượng chưa mạnh nhưng công ty được sự giúp đỡ của các nghành cáccấp
Trong khi đó thị trường ngày càng khó khăn phức tap, cạnh tranh gay gắt, nhiều
DN tư nhân trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh mẽ cả về tiềm lực tài chính lẫn conngười Sau khi chuyển đổi công ty hoạt động theo cơ chế mới song chính sách chế độNhà nước vẫn vòn nhiều bất cập
Vì thế thực hiện cơ chế khoán 100% trong kinh doanh nhằm phát huy sự năngđộng sáng tạo của cán bộ công nhân viên vad khắc phục tình trạng yếu về quản lý,thiếu vốn kinh doanh và giải quyết việc làm đối với các cổ đông
+ Cơ sở vật chất đã cũ vì thế ban lãnh đạo công ty đang tìm cách tu sửa tạo nên
bộ mặt mới cho công ty đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên
Trang 382.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý:
2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý và các phòng ban trong công ty :
* Bộ máy tổ chức Công ty CPTM Tổng hợp Bắc Quang đứng đầu là đại hội cổđông, là cơ quan quyết định cao nhất gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết
- Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Thông qua định hướng phát triển công ty
+ Quyết định loại cổ phần và tăng số cổ phần của từng loại được quyền chàobán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ củacông ty có quy định khác
+ Quyết định đầu tư và bán số tài sản có giá trị hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tàisản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ của công ty không quyđịnh một điều lệ khác
+ Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty
+ Quyết đinh mua trên 10% số cổ phần đã bán của mỗi loại
Đại hội đồng cổ đông
Phó giám đốc
Giám đốc
Trợ lý giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng bảo vệ
Các cửa hàng đại lý bản lẻ
Phòng
kế hoạch tài chính
Phòng
tổ chức
hành
chính
Trang 39+ Xem xét và sử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệthại cho công ty và cổ đông công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo điều lệ củacông ty
* Hội đòng quản trị: Là cơ quan quản lí công ty có toàn quyền nhân danh đểquyết định và thực hiện các quyền và nhiệm vụ của công ty không thuộc thẩm quyềncủa đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Xem xét phê duyệt các quy chế bao gồm: quy chế bổ nhiệm có thời hạn, bổnhiệm lại các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT theo điều lệ của công ty, quychế tổ chức và hoạt động cảu chi nhánh công ty, quy chế tài chính, chuyển nhượng cổphần
+ Phê duyệt kế hoạch tiền lương, định biên hàng năm do BGĐ xây dựng
+ Triệu tập tổ chức và chuẩn bị nội dung các phiên họp đại hội đồng cổ đôngthường niên và bất thường
+ Phê duyệt mô hình tổ chức của công ty, tiến hành nghiên cứu triển khai các dự
án phát triển của công ty
+ Xét duyệt xây dựng mua sắm trang bị TSCĐ và các phương tiện làm việchàng năm, hoặc các nhu cầu mua sắm bổ sung phát sinh trong năm nhằm đáp ứng nhucầu kinh doanh theo đề nghị của giám đốc công ty
+ Xét duyệt phương án thanh lý các TSCĐ hư hỏng, mất mát hoặc không sửdụng được nhưng chưa khấu hao hết theo đề nghị của giám đốc công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức danh giám đốc, phógiám đốc và kế toán trưởng( Trưởng phòng, phó trưởng phòng tài chính kế toán) công
ty chi nhánh công ty và trưởng phòng đại diện, người đại diện cho phần vốn góp củacông ty tại các tổ chức khác
+ Xét duyệt kế hoạch đào tạo hình thức đào tạo và chi phí đào tạo do ban giámđốc điều hành đề xuất, quyết định việc cử các cán bộ thuộc chức danh do hội đồngquản trị quản lí công tác học tập ở nước ngoài
* Ban kiểm soát của công ty do: Đại hội đồng cổ đông bầu có 3 thành viên,nhiệm kì của BKS không quá 5 năm, thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm
kì không hạn chế
Trang 40- Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Thẩm định báo cáo hàng năm của công ty: Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liênquan đến quản lí điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theoquyết định của hội đồng cổ đông
+ Kiềm tra việc thực hiện ác nghị quyết của HĐQT và của ĐHĐCĐ
+ Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, tring thực, hợp phápcủa việc ghi chép,lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kháccủa công ty: tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của công tytheo quy định hiện hành của nhà nước
+ Kiến nghị hợp pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lí điều hànhhoạt động kinh doanh của công ty
+ Đảm bảo tính nguyên vẹn chính xác của tất cả các hồ sơ, sổ sách, chứng từbáo cáo mà công ty giao cho ban kiểm soát
+ Không được phép cung cấp các thông tin tài liệu thuộc diện bảo mât của công
ty trừ trường hợp được phép của đại hội đồng cổ đông
* Giám đốc công ty: là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành hoạtđộng kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐQT vềviệc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
- Giám đốc công ty có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quy chế quản lí nội bộ của công ty.+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lí nội bộ của công ty trừ các chứcdanh do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức
+ Tuyển dụng bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất công ty kihn doanhphù hợp với bộ luật lao động
+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể
cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc
+ Tổ chức công tác thống kê kế toán tài chính trong công ty xây dựng báo cáoquyết toán hàng năm
+ Chịu sự quản lý trực tiếp của HĐQT và sự kiểm soát của BKS công ty
+ Giám đốc được hưởng lương, thưởng phụ cấp khác ( nếu có) theo quy địnhcủa HĐQT