1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI: MOT SO THE LOAI VAN HOC,T1, CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

13 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

cùng thể loại kịch nhưng khác nhau ở chỗ: Lớp 9: bằng lời thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả -> phần ngôn từ; vở kịch dùng lời thoại nhân vật, âm thanh, ánh sáng, đạo

Trang 1

Tiết 101, 102

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

Tiết 101: KỊCH

-I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong, HS cần đạt được các mục tiêu sau:

1 Kiến thức

- Kịch và yêu cầu về đọc- hiểu kịch bản VH

- Nghị luận và yêu cầu đọc- hiểu văn nghị luận

2 Kĩ năng

Đọc – hiểu kịch bản VH, văn bản nghị luận

3 Năng lực:

- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, thuyết trình

- Năng lực riêng: năng lực đọc hiểu văn bản, tổng hợp kiến thức liên quan tới bài học, phân tích,

tổng hợp

II PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

1 Phương pháp: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, diễn giảng, phát vấn.

2 Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, chuẩn KTKN, máy chiếu

III Chuẩn bị của GV và HS

1 Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, đồ dùng dạy học

2 Học sinh: Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài của giáo viên

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động

Lời giới thiệu: Cô trân trọng giới thiệu

với các em: đến dự tiết học của cô trò

mình hôm nay có các thầy cô giáo trong

Ban giám khảo, các thầy cô ở các

trường phổ thông trong tỉnh Chúng ta

nhiệt liệt chào đón sự hiện diện của các

thầy cô giáo! (vỗ tay)

Hoạt động 1 Khởi động

Trước khi bắt đầu bài học mới, cô mời các

em chú ý lên màn hình theo dõi những

ngữ liệu sau:

NL1: GV chiếu đoạn trích Đại Việt sử kí

toàn thư (Ngô Sĩ Liên)

NL2: GV chiếu lớp 9 hồi 5 vở Vĩnh biệt

CT đài (Nguyễn Huy Tưởng)

HL3: GV chiếu kịch Vũ Như Tô (Nguyễn

Trang 2

Huy Tưởng)

Câu hỏi phát hiện: Cả hai ngữ liệu trên cùng viết về một sự kiện lịch sử Đó là sự kiện nào?

(Vũ Như Tô bị bắt và đưa ra pháp trường khi xây Cửu Trùng đài cho vua Lê Tương Dực)

Nhưng mỗi tác giả lại lựa chọn những thể loại khác nhau Em hãy chỉ ra điểm khác nhau này?

(- Ngô Sĩ Liên dùng thể sử kí, sử dụng ngôn

từ, hình tượng để biểu hiện nội dung

- NHT chuyển thể thành lớp kịch, sử dụng lời nhân vật và lời chỉ dẫn của tác giả để bộc lộ

- đạo diễn, NSND Phạm Thị Thành đã chuyển thể thành vở diễn trên sân khấu: Vũ Như Tô, dùng ngôn từ, âm thanh, vũ đạo, trang phục, ánh sáng… để biểu đạt nội dung)

GV dẫn ý: Đúng rồi, NL1 tác giả dùng thể loại tự sự Còn 2 NL sau, tác giả dùng thể loại kịch Mỗi TLVH đều có những đặc trưng riêng Các tiết học trước, các em

đã được tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của

tự sự là cốt truyện, sự kiện, nhân vật, còn đặc trưng của kịch là gì? Làm thế nào để đọc hiểu một văn bản kịch? Cô hi vọng sau buổi học hôm nay, các em sẽ tìm được câu trả lời bằng việc hoàn thành bảng hệ thống bên nhé

Chúng ta cùng bước vào bài học mới: Một

số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận, Tiết 101: KỊCH

Tiến trình bài học sẽ gồm 4 phần: Khái lược kịch-> yêu cầu đọc kịch-> luyện tập -> hướng dẫn tự học

Trang 3

Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới

2.1 Hình thành khái niệm kịch

GV dẫn dắt: Các em cùng nhớ lại giúp cô

2 ngữ liệu số 2, 3 phần trước (tích lên

slide) và trả lời câu hỏi sau:

Hai tác phẩm kịch này có điểm gì giống

và khác nhau? (cùng thể loại kịch nhưng

khác nhau ở chỗ: Lớp 9: bằng lời thoại của

nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác

giả -> phần ngôn từ; vở kịch dùng lời

thoại nhân vật, âm thanh, ánh sáng, đạo

cụ, vũ đạo… để thể hiện nội dung

Từ đó, em hãy cho biết: thế nào là kịch,

kịch bản văn học?

GV chốt khái niệm: kịch/ kịch bản văn

học

- GV định hướng: Trong tiết học ngày

hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu về

kịch bản văn học (cái gốc đầu tiên quan

trọng nhất của kịch, bởi có tích (kịch) với

dịch nên trò (diễn))

GV hỏi: Kịch bản văn học không còn xa

lạ với các em, hãy nhớ lại giúp cô xem,

các em đã học những tác phẩm kịch nào?

(Phương pháp: Sử dụng kĩ thuật động não)

Nỗi oan Thị Kính (lớp 7)

Giuốc đanh mặc lễ phục, trích Trưởng giả học

làm sang, Molie

Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng

Tôi và chúng ta, Lưu Quang Vũ

Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (VNT)

Romeo và Giuliet (Sechpia)

GV chốt ý:

Căn cứ vào sgk và phần chuẩn bị bài ở

nhà, em hãy cho biết có những tiêu chí

nào để phân loại kịch?

(2 tiêu chí:

-Nội dung, ý nghĩa của xung đột: Bi

A KỊCH

I Khái lược về kịch

1 Khái niệm:

- Nếu tác phẩm văn học là nghệ thuật ngôn từ thì Kịch

là loại hình nghệ thuật tổng hợp với sự tham gia của

diễn viên, đạo diễn, có sự phối hợp của âm nhạc, hội họa, vũ đạo

- Kịch bản văn học: là phần văn bản của tác phẩm

kịch

- Phân loại

* Xét nội dung, ý nghĩa của xung đột:

+ Hài kịch: khai thác những tình huống khôi hài, sự đối

lập giữa vẻ bề ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xí nhằm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai: Trưởng giả…

+ Bi kịch: Phản ánh những xung đột giữa những nhân

Trang 4

kịch/ Chính kịch/ Hài kịch

-Hình thức ngôn ngữ trình diễn: Ca

kịch/ Kịch nói/ Kịch thơ)

Em hãy xếp những VB kịch đã học vào

những nhóm thích hợp?

(Sử dụng kĩ thuật Trình bày 1 phút + kĩ thuật

KWL, HS xếp văn bản kịch vào các tiểu loại,

lí giải)

(Chính kịch: Tôi và chúng ta, Bắc Sơn

Hài kịch: Trưởng giả học làm sang

Bi kịch: Vũ Như Tô/ Romeo và Juiliet

Ca kịch: chèo quan âm thị kính

Kịch nói: Vũ Như Tô)

(Nếu hs không nhớ hết, GV gợi: Tác phẩm nói

về tư tưởng cấp tiến và bảo thủ (Tôi và chúng

ta), tác phẩm viết về câu chuyện trong 1 gia

đình có cha và em đi làm cách mạng mà

chồng thi đi làm việt gian-( Bắc Sơn), nhân

vật thích làm sang mà lố bịch – Trưởng giả

học làm sang…)

Lí giải vì sao em lại xếp các tác phẩm theo

các nhóm như thế này? (GV hỏi mỗi tiêu

chí một tác phẩm)

(-Trưởng giả học làm sang: khai thác những

tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ bề

ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xí

nhằm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai

+ Vũ Như Tô/ Romeo và Juiliet: Phản ánh

những xung đột giữa những nhân vật cao

thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối,

độc ác, sự thảm hại hay cái chết của

những nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa,

thương cảm

+ Tôi và chúng ta: Phản ánh mâu thuẫn,

xung đột trong đời sống hàng ngày với bi

hài, vui buồn lẫn lộn:

+ quan âm thị kính: lời thoại bằng lời hát

+ còn lại sử dụng lời nói.

vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc

ác, sự thảm hại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm

+ Chính kịch: Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong đời

sống hàng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn:

* Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:

+ Kịch thơ: lời thoại bằng thơ (Hận Nam Quan, Kiều

Loan của Hoàng Cầm; V ề Hồ, Bến nước Ngũ Bồ, Cung phi Điểm Bích của Hoàng Công Khanh ; gần đây là

Quyền lực tình yêu (Đ D Hữu Châu))

+ Kịch nói: lời thoại bằng ngôn ngữ đời thường: Vũ

Như Tô, Tôi và chúng ta, Bắc Sơn

+ Ca kịch: lời thoại bằng hát: tuồng, chèo, cải lương

GV chuyển ý: Để biết cách đọc hiểu văn

bản kịch, các em phải tìm hiểu được

những đặc điểm cơ bản của Kịch.

2.2 Hoạt động nhóm để tìm hiểu những

đặc trưng của kịch

2 Đặc điểm cơ bản của kịch

Trang 5

GV: Chuẩn bị cho việc tìm hiểu nội dung này,

cô chuyển chia lớp mình thành 2 phần, tay

phải cô sẽ thực hiện phiếu học tập số 1 bằng

hình thức nhóm đôi Phía tay trái của cô sẽ

thực hiện phiếu học tập số 2 cũng với hình

thức nhóm đôi.

GV dẫn dắt:

Trong chương trình các em đã được học đoạn

trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng đài”, trong lời tựa

Nguyễn Huy Tưởng có viết “Chẳng biết VNT

phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải.”

Theo em, những kẻ giết VNT phải là do đâu?

(đài CT xây cao bao nhiêu thì núi xương sông

máu của nhân dân đổ ra bấy nhiêu,), VNT

phải là do đâu? (đài CT là công trình nghệ

thuật của người nghệ sĩ VNT) Chính từ

nguyên nhân này đã hình thành nên 2 mâu

thuẫn chính của vở kịch Các em hãy thực

hiện phiếu bài tập số 1 đối với nhóm 1 và 2.

trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra mâu thuẫn và sự

vận động phát triển của mâu thuẫn trong

đoạn trích Vĩnh biệt Cửu (NHT)

GV phát phiếu học tập số 1: để HS phát

hiện mâu thuẫn và sự phát triển của mâu

thuẫn

Sau đó, các em hãy đọc lớp 9 hồi 5 của

đoạn trích Vĩnh biệt CT đài , trả lời câu

hỏi: Chỉ ra các tình tiết liên quan tới hành

động Vũ Như Tô trước khi ra pháp

trường? Em có nhận xét gì về trình tự sắp

sếp và mạch vận động của các tình tiết

trong hành động? và hoàn thiện phiếu học

tập số 2 đối với nhóm 3 và 4

( GV phát phiếu học tập số 2: để HS phát hiện

các tình tiết làm nên hành động kịch)

Thời gian làm việc nhóm đôi (5 phút)

2.2.1 Tìm hiểu xung đột kịch

Để phản ánh bức tranh đời sống xã hội và

con người, mỗi tác giả văn học đều cách

thể hiện riêng Nếu nhà thơ thể hiện qua

thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình,

nhà văn phản ánh qua hệ thống nhật vật,

sự kiện, biến cố thì kịch gia khám phá và

diễn tả đời sống bằng việc xây dựng

a Xung đột kịch:

* phân tích ví dụ:

Trang 6

những xung đột kịch Để tìm hiểu xung đột

kịch, các em hãy hoàn thành phiếu học

tập số 1

GV yêu cầu học sinh trả lời phiếu số 1

(-Từ hiện thực lịch sử xã hội VN thế kỷ

XV, Vở kịch được xây dựng thành các

xung đột cơ bản:

+ XD1: đời sống xa hoa của bọn tham

quan bạo chúa với đời sống cơ cực, thống

khổ của nhân dân lao động -> mâu thuẫn

bộc lộ: vua ăn chơi sa đọa>< dân chúng

đói khổ vì xây CT đài -> mâu thuẫn phát

triển: dân chúng căm giận, uất ức, nổi

dậy)-> phát triển thành xung đột gay gắt:

LTD bị TDS giết, Nguyên Vũ tự sát,

hoàng hậu nhảy vào lửa tự thiêu, cung nữ

bị bắt, đài CT bị đốt thành tro, VNT và ĐT

bị giết

- XD2: niềm khao khát hiến dâng cho

nghệ thuật của người nghệ sĩ VNT với lợi

ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân ->

mâu thuẫn bộc lộ: VNT mượn tiền bạc và

quyền uy của bạo chúa để xây CT đài- đi

ngược lại lợi ích của nhân dân -> mâu

thuẫn phát triển: dân nổi can qua, chống

lại vua và kẻ giúp việc cho vua: Lê Tương

Dực -> mâu thuẫn phát triển đến cao trào:

dân chúng nguyền rủa người xây CT đài,

quyết đốt CT và giết VNT, ĐT -> Giải

quyết: có 1 cách duy nhất là VNT lánh đi

chờ thời nhưng VNT ảo tưởng và lầm lạc

Đài CT bị đốt, VNT bị đày ra pháp trường

-> 2 mâu thuẫn trong màn kịch mỗi lúc

một dâng cao, nó diễn ra liên hoàn và tăng

cấp, đôi khi nó lồng vào nhau cùng bộc lộ

một xung đột bao trùm của vở kịch: khát

vọng của VNT – người nghệ sĩ thiên tài

>< lợi ích và cuộc sống lầm than của

nhân dân.

-> Xung đột kịch được nhà viết kịch đẩy

lên tới cao trào, để người đọc cảm nhận * Kết luận

Trang 7

thấu nỗi đau của người nghệ sĩ thiên tài

VNT

Đồng thời, tác giả cũng gửi tới người đọc

một thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ

thuật và cuộc sống, cái thiện và cái đẹp

GV khái quát kiến thức:

GV phát vấn: Người ta chia xung đột

thành 2 loại: xung đột bên trong và xung

đột bên ngoài Hãy chỉ ra trong vở kịch

Vũ Như Tô có những kiểu xung đột gì?

(xung đột lịch sử: quyền lợi nhân dân lao

động >< quyền lợi của vua chúa

(xung đột nội tâm: khát vọng và hiện thực

trong VNT)

-> Đó là xung đột cơ bản của thời đại

VNT

+Xung đột kịch là những mâu thuẫn vận động, phát

triển ngày càng gay gắt, căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải giải quyết bằng một kết cục nào đó

+ Xung đột tạo nên kịch tính (Biêlinxki),

+ Thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch và góp phần bộc lộ tính cách nhân vật

+ làm tăng tính hấp dẫn cho kịch (xung đột logic, căng thẳng, có chiều sâu, giải quyết hợp lý và bất ngờ sẽ làm cho vở kịch có tính kịch cao; ngược lại xung đột lỏng lẻo vở kịch sẽ nhạt nhẽo)

+ Phân loại: Có 2 loại xung đột:

# Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV với gia đình, dòng họ ),

# xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)

GV dẫn dắt: Xung đột là cơ sở của kịch,

vì thế, khi đọc các kịch bản văn học, các

em cần phải đọc được các xung đột của

kịch.

Nửa bảng bên cạnh: Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

1 Phân tích các xung đột kịch để làm nổi bật chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

GV dẫn dắt: Những xung đột của kịch

được cụ thể hóa bằng hành động kịch

Vậy hành động kịch là gì? Cô mời một

bạn hoàn thiện cho cô phiếu học tập số 2

(GV chiếu phiếu học tập số 2)

(HS: An Hòa Hầu ra lệnh phát hỏa ->

CTĐ sắp thành đống tro tàn -> VNT đau

đớn (đời ta không quý bằng CTđài)->

quân sĩ + Ngô Hạch sỉ nhục, mỉa mai

VNT-> VNT bị dẫn ra pháp trường trong

nỗi tuyệt vọng )

GV: Em có nhận xét gì về trình tự sắp sếp

và mạch vận động của các tình tiết trong

hành động? (Các sự kiện được nối tiếp theo

trình tự thời gian, tình tiết trước gọi tình tiết

sau, được diễn ra trong một không gian cố

định với nhân vật cố định, thời gian ngắn)

GV chốt ý:

GV hỏi: vì sao sự thống nhất cao độ trong

hành động kịch?

(Lí giải: do yêu cầu của kịch, diễn trên

b Hành động kịch:

- Hành động kịch là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất quán về thời gian, không gian và sự kiện

Trang 8

sân khấu trong khoảng thời gian ngắn

(khoảng 2 tiếng), một địa điểm cố định:

sân khấu khoảng vài chục mét, hành động

kịch phải thống nhất để bộc lộ xung đột

căng thẳng của vở kịch,

GV chuyển ý:

Như vậy, nếu xung đột làm nên nội dung,

thì hành động kịch làm nên kết cấu của vở

kịch Vì vậy, các em cần chú ý tới yếu tố

này khi tiến hành đọc hiểu văn bản kịch:

hành động kịch

Nửa bảng bên cạnh: Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

2 Phân tích hành động kịch:

- Tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến cốt truyện

- Phân tích để làm nổi bật tính cách, số phận của nhân vật

Tìm hiểu ngôn ngữ kịch

GV dẫn dắt: Hành động kịch không thể

tự nhiên diễn ra mà được thực hiện bởi

các nhân vật kịch Mà một trong những

yếu tố làm nên hồn cốt của nhân vật chính

là ngôn ngữ kịch

GV chiếu đoạn văn bản (lớp 9, hồi 5), gọi

3 HS đọc lời các nhân vật: VNT, NH, Lũ

quân

GV hỏi: Theo em, 3 bạn đã thể hiện đúng

tính cách của nhân vật qua giọng đọc hay

chưa?

Qua lời thoại của VNT: Đời ta không quý

bằng CT đài; Đốt thực rồi…, em hiểu gì

về tính cách của VNT? (Đời ta không ->

sinh mệnh nghệ thuật vượt lên trên sinh mệnh

cá nhân-> đó là người nghệ sĩ đắm đuối với

nghệ thuật; mộng lớn - khát vọng nghệ thuật

lớn lao, Đan Thiềm – tri kỷ tri âm của VNT.

Lời than ngắt thành nhiều câu cảm thán diễn

tả tâm trạng đau đớn như khúc đoạn trường

của nhân vật Trong phút sinh tử, Vũ không

than cho số tận mệnh cùng mà đớn đau vì

mộng lớn tan tành, CT thành mây khói, tri kỉ

lìa xa, giang dở Vũ là con người đắm say

thiết tha với cái đẹp và tình tri kỉ nhưng luôn

ảo tưởng và lầm lạc.=> Như vậy, qua lớp kịch

này, các em thấy Đài Cửu Trùng với chúng

dân lầm than cơ cực thì đó là hiện thân của tội

ác, người nghệ sĩ thành tội đồ của nhân dân,

nhưng với VNT là mộng lớn, là khát vọng cả

c Ngôn ngữ kịch

Trang 9

đời của ông Lớp kịch đã làm bật lên tư

tưởng của tác phẩm: mối quan hệ giữa khát

vọng và hiện thực, giữa cái đẹp và cái thiện,

giữa nghệ thuật và cuộc sống.)

Các em chú ý tiếp: Trong kịch, “nói tức là

làm” (Astin), lời nói bao giờ cũng đi kèm

với một (một chuỗi) hành động (đó là quá

trình diễn xuất của diễn viên khi hóa thân

vào nhân vật) ), những từ “chúng bay,

bẩm tướng quân, rõ quân ngu muội, đến

đầu mày chả chắc, dẫn nó đi…” có đặc

điểm gì? (đấy là những từ gần gũi với

ngôn ngữ đời thường, mang tính khẩu ngữ

cao; những hư từ, câu mệnh lệnh -> thôi

thúc hành động của nhân vật; những câu

cảm thán vừa diễn tả tâm trạng đầy bi

kịch, đau đớn, tuyệt vọng vừa khắc sâu

thêm mâu thuẫn trong nội tâm của VNT.)

GV chốt ý về ngôn ngữ của nhân vật

GV dẫn: Người ta chia lời thoại thành 3

loại: độc thoại, đối thoại, bàng thoại Căn

cứ vào sgk và phần chuẩn bị bài ở nhà, cô

mời 1 bạn lên bảng gạch bằng bút đỏ vào

chân những câu đối thoại; 1 bạn gạch bằng

bút xanh vào chân những câu độc thoại và

1 bạn dùng bút đen gạch chân những câu

bàng thoại

( HS: lời đối thoại của NH với lũ quân,

đối thoại của lũ quân với VNT, NH với

VNT; lời tự bộc lộ đầy đau đớn của VNT,

lời nói hướng tới khán giả, nói vọng: CT

đài đã cháy)

GV gọi HS lên bảng chạy chân để phân

loại lời thoại trong văn bản kịch lớp 9

GV: Vừa rồi, các em mới đọc được phần

lời thoại của nhân vật như trên sân khấu

diễn kịch Tuy vậy, khi đọc văn bản kịch

- Lời thoại của nhân vật: (Ngôn ngữ kịch tập trung ở

lời thoại của nhân vật.)

+ Khắc họa tính cách của nhân vật (biểu hiện đặc điểm

và phẩm chất của nhân vật) + Mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao + Bộc lộ chủ đề tác phẩm

* Phân loại lời thoại: 3 loại:

+ Đội thoại: Lời của nhân vật nói với nhau +Độc thoại: Lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm

của bản thân, nhân vật nói với chính mình

+ Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem;

(những tiếng đế, lời giao đãi mở đầu giới thiệu nhân vật trong các vở kịch truyền thống.)

Trang 10

chúng ta cần chú ý tới ngôn ngữ nào nữa?

(lời chú thích) Chỉ ra những lời chú thích

trong lớp kịch này? (GV gạch chân vào

văn bản lời chú thích)

Những lời chú thích này có ý nghĩa gì

trong lớp kịch này? (chỉ dẫn hành động

nhân vật (nhìn ra, rú lên), chỉ dẫn thái độ của

nhân vật (VNT chua chát), chỉ dẫn sân khấu

(chợt có ánh lửa sáng rực…, có tiếng hô vui

vẻ…=> tạo nên một sân khấu kịch hoành

tráng dữ dội đầy kịch tính và diễn tả tâm

trạng chua chát, bất lực đắng cay của VNT)

Khi biểu diễn trên sân khấu, những lời chú

thích sẽ được thay thế bằng âm thanh, ánh

sáng, vũ đạo và cách bài trí sân khấu

GV chốt ý:

- Lời chú thích:

+ thể hiện bằng chữ in nghiêng ở trong dấu ngoặc đơn ()

+ tạo tình huống và bối cảnh cho diễn xuất + bộc lộ tâm trạng, tính cách của nhân vật

GV dẫn dắt:

Câu hỏi khái quát: Như vậy, muốn đọc

văn bản kịch, chúng ta cần phải đọc được

ngôn ngữ kịch

Tuy vậy, một trong những khó khăn cho

cô trò chúng ta là các văn bản kịch trong

sgk chỉ được đọc 1 đoạn trích Vì vậy,

muốn hiểu nội dung đoạn trích, chúng ta

cần phải tìm hiểu thêm yếu tố nào nữa?

(tìm hiểu xuất xứ)

TIỂU KẾT Nửa bảng bên cạnh: Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

3 Phân tích ngôn ngữ kịch:

- Phát hiện kiểu lời thoại của nhân vật

- Phân tích lời thoại + để xác định quan hệ giữa các nhân vật + tìm hiểu đặc điểm tính cách của từng nhân vật

4 Tìm hiểu các yếu tố khác:

- Tác giả: cuộc đời, phong cách tác giả

- Tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, tóm tắt tác phẩm, vị trí đoạn trích…

- Thời đại mà tác phẩm ra đời

Chốt phần lí thuyết (= sơ đồ tư duy)

Mỗi nhà văn luôn lựa chọn các khác nhau

để phám phá hiện thực đời sống xã hội và

con người Cô trò ta vừa khám phá thêm

được 1 cách phản ánh đời sống mới:

thông qua xung đột của thể loại kịch

Để khắc sâu lại kiến thức của bài học, cô

mời các em cùng tham gia vào 1 trò chơi

sau: Đi tìm từ chìa khóa: Đó là 1 từ gồm

11 chữ cái, từ đó chỉ rõ 1 đặc điểm quan

Ngày đăng: 04/12/2018, 15:41

w