Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HƯNG
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng
định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân” Chính vì vậy, những người
làm công tác giáo dục, đặc biệt là những nhà quản lý phải hướng cho mọi ngườitrong toàn xã hội quan tâm đến sự phát triển giáo dục, đồng thời phải tạo điều kiện,môi trường cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể dấy lên phong trào thi đua, phát huy tối
đa khả năng của bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sởgiáo dục để mỗi con người sau khi rời môi trường học tập hòa nhập, bắt nhịp vàocuộc sống đạt hiệu quả cao nhất Để góp phần thực hiện các mục tiêu nói trên,công tác khuyến học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nâng cao chất lượngtrong các cơ sở giáo dục, đồng thời giúp cho việc xây dựng xã hội học tập, hướngtới việc học thường xuyên, học suốt đời Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục vàtạo điều kiện để cho mọi người được học tập theo tinh thần của Bác Hồ muôn vàn
kính yêu “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Bản thân của
KHUYẾN HỌC cũng đã nói lên ý thức trách nhiệm của mình trong việc cùng cộngđồng chung lòng chung sức vì mục đích cao cả, nhằm giúp mọi người có điều kiệncống hiến để đóng góp công sức cho sự nghiệp khuyến học khuyến tài mở rộngvòng tay đón nhận và khuyến khích những tài năng của thế hệ tương lai
Làm tốt công tác khuyến học không chỉ là những đóng góp vật chất mà cònlà động lực, thúc đẩy, khuyến khích mọi người phát triển về mọi mặt góp phần vàoquá trình đổi mới giáo dục Đẩy mạnh công tác khuyến học là biện pháp hữu hiệu
để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúpcho nhà trường khắc phục những khó khăn trong việc dạy và học, giúp cho nhà
trường hoàn thành nhiệm vụ thực hiện tốt tiêu chí “ trồng người”, đào tạo cho xã
hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ làm nên sức mạnh nộisinh góp phần hiện đại hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
Với trách nhiệm của người Hiệu trưởng - Chi hội trưởng Hội khuyến học nhàtrường, trước sự điều chỉnh của ngành về công tác đánh giá xếp loại học sinh theohướng động viên, khích lệ và khen thưởng học sinh trong nhiều lĩnh vực cũng nhưtrước lộ trình thi đua của nhà trường đang hướng tới, trong khi nguồn ngân sáchnhà nước phân bổ cho công tác khuyến học còn hạn hẹp, tôi luôn trăn trở tìmnhững giải pháp để không những cha mẹ học sinh, mà các tổ chức xã hội đềuhướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để tạo cho con em có điều kiện phát triểntốt nhất Tuy nhiên, để huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cảmột vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải biết cách thứctổ chức các hoạt động như công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt là phải khẳngđịnh được chất lượng và vị thế của mình Trước tình hình đó, để thúc đẩy phongtrào thi đua trong nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh,giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, con mồ côi…
Trang 3hướng tới sự phát triển toàn diện, tôi thấy việc trông chờ vào nguồn ngân sách nhànước và địa phương trong công tác khuyến học là vô cùng khó khăn ở một xãthuần nông, việc thực hiện các biện pháp làm tốt công tác khuyến học trong nhàtrường để nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm cấp bách tôi đặc biệt quan tâmvới mong muốn duy trì ổn định và phát triển giáo dục của nhà trường trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến tới phát triển kinh tế tri thức.
Từ những trăn trở ấy, bản thân tôi đã có những cách làm để thu hút các tổchức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm cùng với nhà trường đẩy mạnh công táckhuyến học nâng cao chất lượng giáo dục Tôi tìm những biện pháp tích cực nhấtphù hợp với tâm lý của giáo viên, học sinh, điều kiện thực tế của đơn vị, địaphương Từ đó, có kế hoạch chiến lược không phải trước mắt mà còn lâu dài, vớinhững giải pháp thật cụ thể, thiết thực, khoa học
Thực tế, trong những năm gần đây, công tác khuyến học của Trường Tiểuhọc Định Hưng có sự chuyển mình đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáodục Nhà trường nhận được sự quan tâm của các công ty, doanh nghiệp, các nhàhảo tâm, các con em quê hương thành đạt sinh sống làm việc trên mọi miền đấtnước…đóng góp vào quĩ khuyến học của nhà trường nên phong trào thi đua dạy –học của nhà trường có sự phát triển mạnh mẽ nâng cao chất lượng giáo dục Trong
3 năm qua, phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp Huyện, các hội thigiao lưu của các câu lạc bộ, các hội thi chuyên môn … của nhà trường đều đứngtrong tốp đầu các trường cùng bậc học trong huyện nhà Tập thể nhà trường liên
tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen
Qua ba năm, bên cạnh công tác lãnh đạo tập thể nhà trường hoạt động theođúng điều lệ, quy định, quy chế của ngành tôi còn tích cực huy động cộng đồngxây dựng quỹ làm tốt công tác khuyến học trong nhà trường để xây dựng và pháttriển nhà trường một cách bền vững và đang ra sức phấn đấu là đơn vị dẫn đầu
trong phong trào thi đua được Chủ tịch Ủy ban nhân Tỉnh tặng “Cờ thi đua”, Thủ tướng Chính phủ tặng “Bằng khen” theo mục tiêu nhà trường đang hướng tới, bản
thân tôi rút ra được: “Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác khuyến
học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Định Hưng giai đoạn 2014 - 2017”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định chính xác cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của côngtác khuyến học trong các trường học nói chung và Trường Tiểu học Định Hưng nóiriêng
- Tiến hành đánh giá, điều tra thực trạng của công tác khuyến học trong nhàtrường, phân tích nguyên nhân, tìm những yếu tố liên quan đến công tác khuyếnhọc ở Trường Tiểu học Định Hưng
- Đề xuất một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học cóảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu họcĐịnh Hưng trong giai đoạn hiện nay
Trang 41.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về cơ chế xây dựng quỹ khuyến học và công tác thi đua khenthưởng trong các nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào dạy – học của giáo viên vàhọc sinh
- Nhu cầu hỗ trợ kinh phí học tập của các đối tượng học sinh trong nhà trường
- Đặc điểm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức chính trị, cácnhà hảo tâm, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Định Hưng, Hội cha mẹhọc sinh và tập thể giáo viên, học sinh nhà trường về công tác khuyến học
- Tổng kết các biện pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả công tác khuyếnhọc ở Trường Tiểu học Định Hưng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu của Đảng, Quốc Hội về Giáo dục, các Quyết định, quyđịnh, các văn bản hướng dẫn của Bộ; Sở; Phòng giáo dục và Đào tạo, các văn bảncủa Hội Khuyến học Việt Nam
- Nghiên cứu các tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về công tác khuyến họctrong trường học
- Điều tra tình hình thực tế ở địa phương và công ty, doanh nghiệp đóngtrong địa bàn cũng như con em địa phương thành đạt Tìm hiểu tâm lý của cán bộgiáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh trong toàn trường
- Phương pháp thuyết trình, phân tích, vận động
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Theo sổ tay công tác khuyến học thì “KHUYẾN HỌC là khuyến khích việchọc Nói cụ thể, KHUYẾN HỌC là sự khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡcủa các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm theo, cùng nhauthúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọingười được học và tự học: Học thường xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề,học làm người; học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển
ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập” (Tham khảo trên mạng giáo dục).
Trong Nghị quyết Hội Nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII
đã chỉ rõ: “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi trong cộng đồng, từng tập thể ”.
Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh an toàn”.
Điều 94 chương VI Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định về
trách nhiệm của gia đình: “ Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất ”
Trong mục 1 điều 50 Điều lệ trường Tiểu học có nêu: “Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi; khuyến khích các tổ chức cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục”.
Tại công văn số 1524/SGDĐT – KHTC ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa hướng dẫn: “không được huy động quĩ khuyến học từ học sinh đang học tại trường Quĩ này Hội khuyến học, Chi hội khuyến học vận động từ các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các Hội viên đóng góp”
Như vậy, công tác khuyến học không chỉ là công việc của ngành giáo dụcmà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo củaĐảng và quản lý của nhà nước Công tác khuyến học nhằm đến việc thực hiện
Trang 6công bằng xã hội trong giáo dục, làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dânđược hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến, đồng thời kích thích và tạo điềukiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị – kinh tế - văn hóa, xã hội phát huycao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.Công tác khuyến học còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đấtnước, hình thành thói quen học tập suốt đời trong từng người dù là trí thức hay laođộng chân tay, dù là già hay trẻ
Có thể nói rằng, công tác khuyến học có vai trò rất lớn ảnh hưởng mạnh mẽđến các hoạt động cũng như thành tựu của ngành giáo dục
2.2 THỰC TRẠNG
2.2.1 Một số nét chính về Trường Tiểu học Định Hưng
Trường Tiểu học Định Hưng nằm ở trung tâm xã Định Hưng, cách trungtâm Huyện Yên Định 4 km về phía Đông Bắc Định Hưng là một xã thuần nông,người dân ở xã thu nhập chính bằng nghề nông nên điều kiện kinh tế còn nhiềukhó khăn Trường được thành lập tháng 8 năm 1954, trải qua hơn 60 năm xây dựngphát triển và trưởng thành, thầy và trò đã kế thừa và phát huy truyền thống của lớplớp cha anh đi trước tạo cho mình những thành tích mới trong mọi lĩnh vực Nhàtrường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, có giáoviên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh Kết quả giáo dục của nhà trường luôn đứng trongtốp đầu các trường cùng bậc học trong huyện Năm năm học gần đây, nhà trường
luôn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen và công nhận: “Tập thể lao động xuất sắc” Năm học 2015 – 2016 nhà trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng “Bằng khen”.
Hiện tại nhà trường có 16 phòng học trên 12 lớp với 370 học sinh, 12 trên 12lớp được học 2 buổi trên ngày Nhà trường có thư viện đạt chuẩn, trang thiết bị, đồdùng dạy học tương đối đầy đủ, hệ thống sân tập đáp ứng cho nhu cầu dạy và học,đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học
Có được kết quả trên, bên cạnh sự đoàn kết nỗ lực hết mình trong công tác
giảng dạy, giáo dục của tập thể thầy và trò nhà trường mà còn là do Ban giám hiệuluôn tích cực trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo địaphương, tìm hiểu, tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảotâm, đặc biệt là Hội phụ huynh học sinh để huy động tối đa các nguồn lực, vật lựcthường xuyên, định kỳ quan tâm cho hoạt động giáo dục, làm tốt công tác khuyến
học thúc đẩy phong trào dạy và học của thầy và trò, tạo nên “thương hiệu” - uy tín
- chất lượng giáo dục của nhà trường đối với lãnh đạo, nhân dân, phụ huynh cũngnhư các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm luôn có niềm tinphấn khởi về nhà trường
2.2.2 Thực trạng công tác khuyến học Trường Tiểu học Định Hưng
2.2.2.1.Thực trạng về công các xây dựng quỹ khuyến học
Các năm học về trước công tác khuyến học trong nhà trường gặp nhiều khókhăn, hạn chế về công tác tuyên truyền, chất lượng giáo dục chưa có sức lan tỏalớn ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội Ban giám hiệu nhàtrường chưa có ý thức vận động xây dựng quỹ khuyến học từ các cá nhân, tổ chức,
Trang 7các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp… Vì vậy, các tổ chức đoàn thể và nhân dântrên địa bàn chưa có đóng góp lớn cho việc xây dựng và phát triển nhà trường Mặtkhác, đời sống kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu thu nhập bằng nghề nông, sốhộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo nhiều, đời sống nhân dân gặp nhiều khókhăn Hàng năm Hội khuyến học xã chỉ vận động mỗi hộ gia đình đóng 10.000đồng vào công tác khuyến học, tổng kinh phí 1 năm khoảng gần 17.000.000đồng.
Công tác xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trường chủ yếu từ các nguồnđó là: ngân sách nhà nước, quĩ đóng góp từ các Hội viên trong nhà trường và sự hỗtrợ của Hội khuyến học xã và một số phụ huynh hảo tâm Quỹ khuyến học hàngnăm chỉ trên dưới 20.000.000 đồng Nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả, phùhợp để vận động xây dựng quỹ từ các tổ chức xã hội hay các nhà hảo tâm như: cáccông ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các con em quê hương thành đạt…CácHội viên là cán bộ giáo viên trong trường chưa thực sự gương mẫu trong công tácxây dựng quỹ khuyến học Vì vậy, việc xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trườngcòn rất hạn chế chưa đáp ứng việc khen thưởng trong các phong trào thi đua trongnhà trường
Nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu, bản than CBGV-NV nhàtrường chưa thực sự hiểu đúng tầm quan trọng, giá trị, tác dụng của công táckhuyến học nói chung, quỹ khuyến học nói riêng trong công tác xã hội hóa giáodục bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học khang trang, sạch đẹp, đầy đủ để nhàtrường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục làm cơ sở trongviệc tuyên truyền công tác xây dựng quỹ khuyến học tới mọi tầng lớp nhân dân
2.2.2.2 Thực trạng trong việc tổ chức khen thưởng động viên phong trào dạy học nâng cao chất lượng giáo dục
Hàng năm nhà trường xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ sát với tiêu chí thiđua của nhà trường, trong qui chế qui định mức khen thưởng đối với từng nộidung, từng lĩnh vực Thông thường nhà trường thường khen thưởng cho học sinhđạt giải trong các kỳ thi các cấp, học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung các mônhọc và rèn luyện, học sinh có thành tích một mặt; khen thưởng cho giáo viên cóthành tích xuất sắc trong việc giảng dạy học sinh, khen cho cán bộ, giáo viên cósáng kiến kinh nghiệm cấp Huyện, cấp Tỉnh
Việc tổ chức khen thưởng động viên phong trào trong những năm qua đã cótác dụng thúc đẩy phong trào thi đua giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinhtrong nhà trường Tuy nhiên do nguồn quỹ còn hạn hẹp nên trong những năm quacông tác thi đua khen thưởng, khuyến học khuyến tài vẫn còn hạn chế Ở nhiềulĩnh vực hoạt động, nhiều phong trào thi đua, nhà trường chưa có nguồn kinh phí
để khuyến kích động viên cho các thầy cô có thành tích trong công tác và các emcó hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, các em có thành tích một mặt vượttrội … Cuối mỗi năm học nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xét khenthưởng, có nhiều nội dung chỉ có khen mà không có thưởng, có nội dung trị giá cácphần thưởng của các em chỉ là 1,2,3,4 quyển vở tùy vào mức độ đạt được của họcsinh
Trang 8Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm đến việc nắm bắt hoàn cảnh giađình của học sinh để làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với các tổ chức cấphọc bổng cho học sinh nghèo, học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh khó khănvươn lên trong học tập nên số lượng học sinh được cấp học bổng rất ít, chưa có sứclan tỏa trong nhân dân, ý thức xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng lòng nhân ái chưa cao Việc trao thưởng cho học sinh và giáo viên có thành tích còn tổ chức trongphạm vi hẹp chỉ có số ít phụ huynh là thường trực phụ huynh, đại diện lãnh đạo địaphương, đại diện các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có “tâm” ủng hộ công táckhuyến học của nhà trường.
Công tác khen thưởng động viên cán bộ, giáo viên còn hạn chế, dẫn đến một
số giáo viên chưa tích cực trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũngnhư chưa tích cực trong phong trào thi đua
2.2.3 Kết quả của thực trạng công tác khuyến học ở Trường Tiểu học Đinh Hưng
Từ thực trạng trên, chất lượng công tác khuyến học và chất lượng giáo dụccủa nhà trường trong những năm học trước chưa đáp ứng được theo yêu cầu củacông tác khuyến học cũng như chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1: Công tác xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường
Năm học
Quỹ trích từ ngân sách nhà nước
Quỹ huy động từ phụ huynh, các tổ chức,
SKKN xếp loại
HS khen thưởng
Trên cơ sở thực trạng trên, tôi chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể về công táckhuyến học trình ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Họp trao đổi thống nhấtvới Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường Được sự nhất trí, ủng hộ của Chínhquyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh Từ năm học 2014-2015, tôi đã triển khaithực hiện công tác khuyến học với những giải pháp cụ thể và bước đầu đạt được
Trang 9kết quả đáng khích lệ phát triển hoạt động dạy và học trong nhà trường cũng nhưgóp phần tích cực trong các phong trào thi đua của nhà trường.
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HƯNG
2.3.1 Thống kê, nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong trường
Để làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân hướng vào
công tác giáo dục, tôi phải nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em trong trường.
Hàng năm, vào đầu năm học, tôi thường tổ chức họp phụ huynh học sinh Trướckhi tổ chức, tôi soạn thảo sẵn cho mỗi học sinh một bản sơ yếu lý lịch và tôi yêucầu phụ huynh học sinh điền đủ thông tin về hoàn cảnh gia đình như: Nghề nghiệpcủa bố, mẹ học sinh, anh chị em ruột, địa chỉ thường trú, mức thu nhập của giađình trên tháng, gia đình thuộc đối tượng gì theo chính sách của nhà nước…tôi thulại và thống kê phân loại đối tượng như: Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,gia đình thuộc hộ nghèo, gia đình thuộc hộ cận nghèo, học sinh mồ côi, gia đình cómức thu nhập kém, trung bình, khá, tốt
Từ việc cho phụ huynh kê khai lý lịch của gia đình, tôi đã nắm chắc các đốitượng học sinh trong toàn trường, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, viết thưkêu gọi cũng như thông tin, cung cấp cho các tổ chức, cá nhân làm công táckhuyến học ở mọi đối tượng, mọi lĩnh vực
2.3.2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác khuyến học
Như phần trên tôi đã trình bày, bản chất của công tác khuyến học là quátrình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người cùnglàm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người Trách nhiệm của ngành giáo dụcnói chung và Trường Tiểu học Định Hưng nói riêng là phải làm cho mọi ngườithấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng Thực tế chứngminh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trongviệc huy động cộng đồng xây dựng quỹ khuyến học hay tổ chức thi đua đúnghướng, đúng thời điểm có tác dụng tích cực trong giảng dạy và học tập chính làvấn đề nhận thức Mọi người phải hiểu đúng bản chất của công tác khuyến học, sựcần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tích cực chủ động,tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này Vì vậy, phải tăng cường công táctuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mụcđích, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn nhằm làm chuyển biến nhận thức các tổ chứcxã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục
về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của công tác khuyến học để quần chúng có đủhiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục
Nâng cao nhận thức về công tác khuyến học cho mọi người có rất nhiều conđường, nhiều cách thức tuyên truyền, nhiều hình thức tổng hợp Để làm được điềunày, tôi quan tâm đến các vấn đề sau:
Trang 10- Phối hợp với Công đoàn nhà trường tuyên truyền trong các Hội nghị cánbộ viên chức đầu năm, hội nghị sơ kết, tổng kết làm cho cán bộ giáo viên, nhânviên trong trường nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, củaTỉnh, Huyện, các kế hoạch của nhà trường về công tác khuyến học để làm tốt côngtác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh.
- Phối hợp với các đoàn thể trong xã như Hội Phụ nữ, Hội nông dân đặcbiệt là Hội khuyến học xã lồng ghép tuyên truyền chất lượng giáo dục của nhàtrường, khẳng định thương hiệu, tạo uy tín cho các tầng lớp nhân dân cũng nhưviệc trách nhiệm của cộng đồng trong công tác giáo dục, đặc biệt là công táckhuyến học, khuyến tài, đồng thời tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền đối với các doanhnghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm làm cho mọi người thấy được tác dụng lantỏa của quỹ để nhiệt tình tham gia
- Vào đầu năm học, tôi tổ chức họp Phụ huynh học sinh tập trung toàntrường, tôi trực tiếp tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng nhưtrách nhiệm của toàn xã hội về sự phát triển của nhà trường, mục tiêu trước mắt vàlâu dài
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đàitruyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹhọc sinh thông qua hệ thống đài phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến trongnhận thức và hành động của nhân dân trong công tác khuyến học cũng như tráchnhiệm của từng gia đình đối với việc học tập của con em
- Để tạo bước đột phá trong việc tuyên truyền huy động cộng đồng tham giagiáo dục tôi hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua Chính
vì vậy, tôi chỉ đạo chuyên môn phối hợp với các đoàn thể trong trường thiết kế, tổchức các hoạt động, các phong trào như các câu lạc bộ, các sân chơi trí tuệ, cácHội thi có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của Hội cha mẹ học sinh, của các tổchức đoàn thể trong xã, của cộng đồng, đó là biện pháp tuyên truyền sát thực
“ Kích cầu” làm thay đổi bộ mặt giáo dục Từ đó, họ thấy được nhu cầu cần thiết
của công tác thi đua khen thưởng góp phần cho công tác giáo dục toàn diện họcsinh và phối hợp thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
- Từ sự hỗ trợ tài chính của các cá nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn
thể, tôi tổng hợp thành “Sổ vàng” truyền thống để tuyên truyền nhân rộng tấm
gương điển hình Vinh danh và tri ân các tổ chức cá nhân ủng hộ quỹ khuyến họcthông qua Hội nghị phát thưởng, các Hội nghị phụ huynh học sinh, bày tỏ lòngcảm ơn chân thành đến các tập thể cá nhân đóng góp vào sự phát triển của nhàtrường
Từ những biện pháp tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp Ủy Đảng vàchính quyền địa phương sẽ có nhận thức rõ, đầy đủ, cụ thể hơn về công tác khuyếnhọc, họ đã hiểu rằng phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nướcvà của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân chứ không phảicủa riêng nhà trường Tập thể cán bộ giáo viên hiểu được ý nghĩa của hoạt độngkhuyến học, từ đó tự nguyện tham gia đóng góp tích cực vào các phong trào thiđua như: Giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào đúc rút sáng kiến kinh nghiệm,
Trang 11phong trào bồi dưỡng các câu lạc bộ ; tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hộihóa, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ Tăng nhận thức trong mọitầng lớp nhân dân, tham gia học tập để nâng cao hiểu biết Từ đó giúp cha mẹ họcsinh không để tình trạng các em trong độ tuổi không đến trường Giúp gia đìnhnghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trang trải những chi phí phát sinh tronghọc tập của con em mình.Tạo niềm tin và định hướng tương lai, giúp các em cóhoàn cảnh khó khăn tự tin, không mặc cảm, hòa đồng cùng bạn bè vươn lên trongcuộc sống, nỗ lực tiến bộ trong học tập
2.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng quỹ khuyến học
2.3.3.1 Vận động cán bộ giáo viên nhà trường
Để việc vận động quỹ được thực hiện trôi chảy sau khi tổ chức tuyên truyền
ý nghĩa, phương châm, tôn chỉ hoạt động của quỹ Nhà trường tiến hành vận độngtrong cán bộ giáo viên của nhà trường tham gia đóng góp vào xây dựng quỹ, làm
cơ sở để kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ Trong đó chúng tôi nhận thức sâu sắcnhững người được thừa hưởng gián tiếp lợi ích của quỹ mang lại chính là đội ngũcán bộ giáo viên, đồng thời sau khi vận động cán bộ giáo viên thì việc vận độngcác đối tượng khác chắc chắn sẽ dễ dàng hơn vì mọi người sẽ tin tưởng hơn vàocông tác hoạt động của quỹ
Từ việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cán bộ giáo viên trongtrường thấy rõ được trách nhiệm của bản thân Hiện tại, 100% cán bộ giáo viêncông nhân viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò của công tác khuyến học,khuyến tài, nó gắn liền thúc đẩy hiệu quả giáo dục 100% cán bộ giáo viên làm tốtcông tác tuyên truyền về công tác khuyến học cũng như tham gia tích cực trongcông tác xây dựng quỹ khuyến học của Chi hội nhà trường, mỗi người ít nhất 1ngày lương trở lên trên một năm Quĩ này nhà trường đang thực hiện có hiệu quảgóp phần khích lệ tinh thần học tập của con em cán bộ, giáo viên công nhân viêntrong nhà trường
2.3.3.2 Vận động các công ty, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các con em quê hương thành đạt
Trên thực tế, ngoài các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, cácdoanh nhân, các nhà hảo tâm đều là người quen của cán bộ giáo viên trongtrường, là những người địa phương đã thành đạt trên các miền đất nước có nguyệnvọng đóng góp cho quê hương, là con cháu thuộc các dòng họ trong xã Bằng cácmối quan hệ của lãnh đạo địa phương, của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhàtrường tôi tìm cầu nối tạo mối quan hệ thông qua các sự kiện của Huyện, của địaphương, của các trường bạn tiến hành việc vận động các nhà hảo tâm, các doanhnghiệp, doanh nhân trong địa bàn tham gia vào việc xây dựng quỹ khuyến học Đểviệc vận động các công ty, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các con
em quê hương thành đạt Hiệu quả qua kinh nghiệm đã tổ chức tôi nhận thấy cầnlàm tốt các việc sau đây:
- Tổ chức gặp mặt trao đổi: Để việc gặp gỡ trao đổi với các công ty, doanhnghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các con em quê hương thành đạt, tôi bố trínhững người có uy tín trong nhà trường và phải có mối quan hệ tốt với họ, tiến
Trang 12hành gặp gỡ và trao đổi trước mục đích, nội dung, phương thức hoạt động của quỹ
để các mọi người biết và ủng hộ về mặt quan điểm Trong trường hợp cán bộ giáoviên nhà trường uy tín chưa cao, cần thiết thì phải nhờ những người có uy tín kháccó mối quan hệ với nhà trường Thực tế chứng minh rằng, nếu sử dụng các doanhnhân để tuyên truyền vận động các doanh nhân khác ủng hộ quỹ, kết quả thu đượcthường cao hơn so với việc nhà trường trực tiếp đi vận động
- Mời họ tham gia các buổi lễ trong nhà trường và tổ chức gặp mặt: Hàngnăm, vào ngày khai giảng năm học mới và ngày tổng kết năm học tôi thường trântrọng kính mời lãnh đạo địa phương, Chủ tịch Hội khuyến học xã, đại diện lãnhđạo các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm… cùng tham
dự, họ cùng chứng kiến lòng nhiệt huyết của các thầy cô trong phong trào thi đuadạy tốt, học tốt, chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh đượcnhà trường và các tổ chức khác tặng học bổng, chứng kiến nét mặt hân hoan củacác thầy cô giáo và các em học sinh khi cầm những phần thưởng trên tay, chứngkiến thấy những việc làm thật ý nghĩa đem lại niềm vui, sự hứng khởi đến với thầy
cô và các em trong phong trào thi đua dạy và học Từ đó, tạo tiền đề, cơ sở choviệc vận động xây dựng quĩ khuyến học Đồng thời buổi gặp mặt cũng giống nhưmột hoạt động tôn vinh những người đóng góp cho quỹ, và là một hình thức ghinhận của nhà trường đối với việc đóng góp xây dựng quỹ của các nhà hảo tâmTuy nhiên, các hình thức phối hợp làm công tác xây dựng quỹ khuyến họccũng có những khía cạnh mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ, sự tự nguyện,
tự giác, lòng hảo tâm, khả năng điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tínhchất của từng hoạt động xã hội Như vậy, người Hiệu trưởng cần ý thức được yêucầu phù hợp để điều hành các hoạt động ở đơn vị Xây dựng các mối quan hệ cụthể, phù hợp với nhiều tầng bậc, vai trò của từng lực lượng xã hội trong quá trìnhphối hợp, song ở phương diện nào, nhà trường luôn phải giữ vai trò nòng cốt
2.3.3.3 Vận động phụ huynh có học sinh học tại trường
Trong số các phụ huynh có con học tại trường nhiều bậc phụ huynh có điềukiện kinh tế khá giả và họ cũng có mong muốn đóng góp một phần kinh tế chăm
lo cho nhà trường nơi có con em học tập nhằm mục đích gắn kết giữa gia đình vànhà trường trong giáo dục con cái họ đồng thời tạo điều kiện môi trường giáo dụctốt hơn cho các cháu Bản thân phụ huynh có con em học tại trường nhìn thấy rõnhất sự nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của thầy và trò nên việc kêu gọivận động đối với đối tượng này cũng có phần dễ dàng hơn so với các đối tượngkhác Tuy nhiên thực tế ở địa bàn xã Định Hưng là địa bàn thuần nông, côngnghiệp và dịch vụ chưa phát triển nhiều nên phụ huynh có con em học tại trường
đa số làm nông nghiệp, ít có điều kiện kinh tế để tham gia đóng góp, trong 3 nămvừa qua nhà trường chưa vận động trong diện rộng với đối tượng này Nhưngcũng có một số phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt cũng tự nguyện tham gia xâydựng quỹ ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm
Từ những biện pháp thực hiện xây dựng quỹ khuyến học nêu trên, trong 3năm gần đây tổng số quỹ khuyến học nhà trường đã tăng lên đáng kể, nhà trườngcó nhiều thuận lợi trong việc tổ chức các phong trào thi đua, có điều kiện để hỗ trợ