1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2011 2017

10 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 53,03 KB

Nội dung

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

Trang 1

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2017, thực trạng và giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế ở Việt Nam

MỞ ĐẦU

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ Nhờ đó, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Từ một nền kinh

tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững

Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ

là buớc đầu và nhìn chung sụ chuyển dịch cơ cấu còn chậm Cho đến nay, nuớc ta vẫn là nuớc nông nghiệp, dân cu sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn Để đạt đuợc mục tiêu: “sớm đưa nuớc ta cơ bản trở thành một nuớc công nghiệp theo hướng hiện đại” mà Đại hội XII đã đề ra thì còn nhiều vấn

đề phải đuợc tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thục

Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2017, thực trạng và giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”.

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế

Có thể nói có rất nhiều cách nhìn nhận về cơ cấu kinh tế, dưới những góc độ

và khía cạnh khác nhau Ví như theo quan điểm về duy vật biện chứng và lí thuyết

hệ thống thì cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế,là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội Hay hiểu một cách đầy đủ thì đó là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định ,trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ,được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng,phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế Nhưng dù nhìn nhận

theo góc độ nào thì nói chung cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng, số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong một điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

Phân loại cơ cấu: Nền kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen nhiều loại cơ cấu khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát

Trang 2

hiển kinh tế Có nắm vững được từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân thì mới có thể thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Nhưng loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế: bao gồm 3 nhóm ngành chính là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế; cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại ,phát triển kinh tế của các nước Một nước muốn có kinh tế phát triển thì phải có sự phân chia hợp lý giữa các ngành nghề, các vùng lãnh thổ không có một nền kinh tế nào lại phát triển manh được nếu chỉ dựa vào nông nghiệp ,hay công nghiệp, hay dịch vụ Chính vì vậy, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế các nước

Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân

Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta phân tích theo 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng), dịch vụ (bao gồm các ngành kinh tế còn lại như: thương mại, bưu điện, du lịch )

Việc phân tích cơ cấu ngành của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở những biểu hiện về mặt lượng (số lượng ngành, tỷ trọng) mà quan trọng hơn là phân tích được mặt chất của cơ cấu: vị trí, vai trò của ngành hiện tại trong nền kinh tế, sự tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong phát triển, khả năng hướng ngoại, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế

Mặt khác, cơ cấu ngành "luôn luôn vận động, phát triển", nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường Bởi vậy, khi phân tích cơ cấu ngành cần thấy rõ tính quy luật của sự vận động và luôn đặt ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành cho thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn

1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là một pham trù động, nó luôn luôn thay đối theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố họp thành cơ cấu không cố định Qua trình thay đối cơ cấu nghành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù họp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là thay đối về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất, mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc chuyến dịch cơ cấu ngành phải dựa trên

Trang 3

cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu chua phù họp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu

cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù họp hơn

Sự chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu nguời tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tống sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ trong của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên Khi đạt đến trình độ nhất định,

tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp

Xu huớng chuyến dịch cơ cấu ngành đã đuợc hai nhà kinh tê học là E.Engel

và A.Fisher nghiên cứu khi đề cập sự thay đổi về nhu cầu chi tiêu và sự thây đổi cơ cấu lao động Ngay từ cuối thế kỷ 19, E.Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho luơng thực thực phẩm giảm nên tất yếu dẫn đến tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên Quy luật E.Engel đuợc nghiên cứu cho sự tiêu dùng luơng thực, thực phẩm, nhung có ý nghĩa quan trọng trong việc định huớng nghiên cứu tiêu dùng cho các loại sản phẩm khác Các nhà kinh tế gọi luơng thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng hóa tiêu dùng cao cấp Thực tế phát triển của các nuớc đã chỉ ra xu huớng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù họp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng hóa cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn

Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm của E Engel, quy luật tăng năng suất lao động của A Fisher cũng làm rõ xu huớng chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế qua việc phân bố lao động Trong quá trình phát triển, việc tăng cuờng sử dụng máy móc và các phuơng thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động Ket quả là đế đảm bảo luơng thực thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực luợng lao động nhu cũ, có nghĩa là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm Nguợc lại, tỷ lệ lao động đuợc thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng

do tính co giãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đế thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

2.1 Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua :

Chuyến dịch cơ cấu ngành kỉnh tế

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và phát triển hết sức khả quan Việc phát hiển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo nên một môi trường kinh tế có tính cạnh tranh và năng động hơn Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ

Trang 4

trọng của ngành nông nghệp giảm dần, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát hiển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu Các sản phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than Sự phát triển này đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; tỉ trọng công nghiệp khai khoáng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo so với toàn ngành công nghiệp tăng từ 49,8% năm 2010 lên 50,5% vào năm 2015 Tập trung

cơ cấu lại ngành, lĩnh vực và sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị quốc gia, giá trị gia tăng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm Tích cực mở rộng thị trường

ở các nước, các khu vực, không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường Từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Năng lực và trình độ công nghệ ngành xây dựng được nâng lên

Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân khoảng 10%/năm trong giai đoạn 1997-2007 về giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2007 ước tăng 17,1% so với năm 2006, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 10,3%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 83,9% năm 2006 lên khoảng 84,4% năm 2007 Đối với nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, nhất là chế biến thực phẩm và đồ uống đóng góp quan trọng vào cơ cấu chế biến với tỷ trọng là 21,0% năm 2006 và khoảng 21,3% năm 2007

Công nghiệp chế biến xuất khẩu đã phát triển hơn nhiều so với các sản phẩm xuất khẩu thô Nhiều sản phẩm công nghiệp không chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế như điện, than, phân bón, sắt thép mà còn tham gia vào xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao như: mặt hàng nhựa, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính, thủ công mỹ nghệ Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này chủ yếu do một số ngành công nghiệp nhẹ

Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một

số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, ở khía cạnh hiệu quả kinh tế, một

số lọai sản phẩm được sản xuất ra với khối lượng ngày càng lớn như: lắp ráp ôtô,

xe máy, đồ điện tử, đường, xi măng đã cung cấp cho thị trường nội địa, vốn cần thiết cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều mặt hàng có chất lượng cao

đã chiếm lĩnh thị trường trong nước Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, tập trung vào nhóm ngành chế biến thực phẩm và dầu khí, đóng góp đáng

kể vào tăng trưởng xuất khẩu của nước ta và có vị trí chủ yếu trong một số mặt

Trang 5

hàng xuất khẩu chủ lực Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp

Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp -nông thôn được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhiều khởi sắc nhất trong các hoạt động kinh tế xã hội Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu tiêu dùng nội địa, sau một thời gian không dài đối với quá trình phát triển xã hội, đến nay sản xuất nông nghiệp nước ta đang dần hướng tới một nền sản xuất hàng hoá với nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng đã xác định được vị thế trên thị trường thế giới Không chỉ dừng lại ở niềm tự hào của một đất nước từ thiếu đói lưong thực đã từng bước vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, ngày nay nhiều sản phẩm nông sản khác của Việt Nam

đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, đồng thời đáp ứng sức tiêu dùng về lương thực, thực phẩm, rau hoa quả của trên 80 triệu dân trong nước với các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng cao

Công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực thực sự Sự quản lý cứng, gò bó trước đây đã được xoá bỏ về cơ bản Những chủ trương, chính sách về đời sống kinh tế đã dần dần thấm vào mỗi người dân; cơ cấu vốn đầu tư ở nông thôn đã chuyển theo hướng gianh cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhiều hơn

Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong những điều kiện mới Sự thay đổi rõ nhất là trong cơ cấu thành phần kinh tế Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi các hợp tác xã và kinh tế Nhà nước giảm đi rõ rệt

Nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần được khôi phục lại do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của thị trường trong nước và quốc tế Sự phục hồi này thường gắn liền với sự đổi mới, hiện đại hoá các sản phẩm và công nghệ tmyền thống Mặt khác, nhiều làng truyền thống được khôi phục lại có sức lan toả khá mạnh sang các khu vực lân cận

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành dịch vụ

Nền kinh tế nước ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất nó bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định Thương mại -dịch

vụ là một trong những ngành kinh tế quốc dân quan trọng, ở những nuớc có nền kinh tế phát triển, 80% lực luợng lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực dịch vụ

và giá trị dịch vụ chiếm 2/3 trong tổng GDP một nuớc ? nuớc ta trong thời kì vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung truớc đây, hoạt động dịch vụ chủ yếu chỉ bó hẹp trong khâu phân phối luu thông và do nhà nuớc tổ chức quản

lý, các loại dịch vụ khác thì hầu nhu không có hoặc bị cấm Cùng với quá trình

Trang 6

chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng buớc hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ cao, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất của các ngành nông nghiệp và công nghiệp

Tỉ trọng của khu vực dịch vụ luôn ở mức cao trong tổng thu nhập quốc dân nuớc ta những năm gần đây Tăng 8,26%, (kế hoạch tăng 8%), năm 2006 Trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ( 38,1%) tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý truớc, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thuơng mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO(mức tăng truởng 8,1%)

Trong nội bộ ngành dịch vụ, Buu chính viễn thông có buớc phát triển đáng

kể nhờ việc sử dụng dịch vụ internet và điện thoại di động Ngoài ra,chính sách đầu tu phát triển hạ tầng giao thông có hiệu quả của chính phủ đã hình thành hệ thống giao thông thông suốt từ Bắc tới Nam ,làm gia tăng tỉ trọng nhiều nhất của nhóm ngành vận tải Sự gia tăng tỉ trọng còn đuợc nhận thấy trong các nhóm ngành thuộc về hoạt động khoa học và công nghệ Vì chính khoa học công nghệ là nền tảng để tạo buớc tiến về năng suất,hiệu quả, chất luợng của các ngành khác Đặc biệt, với sự ra đời của một loại thị trường mới năng động, sáng tạo “Thị trường chứng khoán” đã làm mới , hứa hẹn mang lại sắc màu mới cho nền kinh tế non trẻ đầy tiềm năng như Việt Nam

2.2 Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta Trong ngành nông nghiệp

Trước hết là tình trạng kinh tế thuần nông, cây lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối, sức mua còn rất nhỏ Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ Trừ một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm, của công nghiệp nông thôn có chất lượng thấp, mẫu mã, kiêủ dáng chậm thay đổi, tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lương Phần lớn thiết bị và công nghệ sản vuất của công nghiệp nông thôn là công cụ thủ công cải tiến hoặc thiết bị thải loại của các

cơ sở công nghiệp đô thị Công nghiệp nông thôn nước ta phát triển không đồng đều, mới chỉ tập trung ở những địa phương có ngành nghề truyền thông, ở ven đô thị, đầu mối giao thông quan trọng

Cho đến nay, kinh nghiệm kinh doanh của người dân nông thôn trên các lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, do đó họ chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh Hơn nữa, họ cũng thiếu những kiến thức về kinh doanh (kinh nghiệm và kiến thức về nghiên cứu thị trường, marketing ) Thực tế cho thấy, Việt Nam đang thừa lao động nhưng lại rất thiếu lao động có kỹ năng không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ mà cả chính trong nông nghiệp

Một vấn đề quan trong nữa là hàng nông sản Việt Nam chưa tạo được thương hiệu cho riêng mình Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay, có tới 90% số hàng nông sản xuất khẩu của nước ta phải thông qua trung gian

Trang 7

để bán với những thương hiệu nước ngoài, chỉ có khoảng 10% mang thương hiệu Việt Nam

Trong ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp nước ta tuy đã có những bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn vấp phải rất nhiều khó khăn chưa thể giải quyết

Ngành công nghiệp chế biến tuy chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng nhưng chỉ đóng góp 50% giá trị gia tăng của ngành công nghiệp -xây dựng là do đã phát triển mạnh các lĩnh vực gia công, có giá trị gia tăng thấp Đây là một nhược điểm quan trọng làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Những ngành có hàm lượng công nghệ cao, nhất là ngành công nghệ thông tin phát triển còn chậm và tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp còn ở mức thấp so với khu vực Hiện tại những ngành công nghệ cao của công nghiệp nước ta chỉ chiếm 15,7% trong tổng công nghiệp chế biến (tính theo giá trị sản xuất), công nghệ trung bình chiếm 31,5% và công nghệ thấp chiếm 52,8% Nếu tính theo giá trị gia tăng thì tỷ trọng trên còn thấp hơn nhiều vì phần lớn những ngành công nghệ cao của nước ta chủ yếu là lắp ráp

Số lượng cơ sở công nghiệp nước ta tăng nhanh nhưng quy mô phổ biến là nhỏ Điều này cũng làm hạn chế sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay

Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp nước ta còn thấp, trình

độ công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp còn lạc hậu, vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp còn ở mức thấp

Trong ngành dịch vụ:

Dịch vụ là ngành có nhiều tiềm năng phát triển ở nước ta trong hơn hai thập

kỉ qua, nhưng ngoài những bước phát triển mạnh đã đạt được thì nhóm ngành này còn có rất nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải kịp thời nhận biết và khắc phục Trình độ của các hoạt động dịch vụ còn ở mức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với trình độ chung của khu vực và thế giới, chất lượng các sản phẩm dịch vụ còn kém sự cạnh tranh so với các nu?c khỏe Việc tổ chức quản lý đối với các hoạt động dịch vụ trong nước chưa mang lại hiệu quả cao, tính tự phát còn thể hiện khá rõ Thêm nữa, thị trường dịch vụ chưa hình thành một cách đầy

đủ , dẫn dến cạnh tranh không bình đẳng và thiếu lành mạnh, nhất là thị trường du lịch, dịch vụ quảng cáo và tiếp thị, dịch vụ xuất nhập khẩu

Trong một số ngành dịch vụ, khu vực nhà nước vẫn chiếm vị thế độc quyền

Ví dụ như trong ngành bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam thông qua hình thức hợp tác kinh doanh Đối với dịch vụ hàng không, các chính sách vẫn chưa thực sự thông thoáng Cơ chế hiện tại chỉ cho phép bên nước ngoài tham gia liên doanh không quá 40% vốn pháp định

Trang 8

Trong khu vực tài chính, các tổ chức tín dụng Việt Nam đang nắm giữ tới 90% thị phần tiền gửi, riêng ngoại tệ chiếm 85% và không bị giới hạn về các loại tiền gửi Thị phần nhỏ nhoi còn lại là của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2.3 Những giải pháp chuyển dịch ngành kinh tế ở nước ta hiện nay Trong ngành công nghiệp:

Ta cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp một cách hợp lý trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh của các thành phần kinh tế Cần thay đổi định hướng cơ cấu đầu tư công nghiệp, đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư để phát triển các ngành xuất khẩu thay vì đầu tư cho thay thế nhập khẩu Đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cần ưu tiên lựa chọn các dự án

có triển vọng công nghệ và thị trường quốc tế Chuyển hướng đầu tư tập trung cho các ngành sử dụng nhiều lao động và những ngành có hàm lượng công nghệ - kỹ thuật cao

Xác định có trọng tâm và đầu tư đúng mức vào những ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục đẩy manh sản xuất theo các nhóm ngành: nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành nền tảng và nhóm ngành tiềm năng Trước mắt, dựa trên

cơ sở lợi thế so sánh động, cần xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch ngắn, hung

và dài hạn đối với các ngành công nghiệp trọng điểm Chẳng hạn, các ngành công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên có chọn lọc phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường giúp cho quá trình tích lũy vốn nhanh hơn, tạo

ra cơ sở ổn định lâu dài cho việc cung cấp những nguyên liệu cơ bản của toàn bộ

sự phát triển công nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất tu liệu sản xuất, dầu khô, khí đốt, than, luyện thép, vật liệu xây dựng Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật, công nghệ nhu các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp có ý nghĩa chiến luợc xét về trung và dài hạn Hiện đại hóa một số ngành cơ khí có đủ khả năng cung cấp công cụ và thiết bị cho một số ngành nông, lâm, ngu nghiệp và công nghiệp chế biến

Ngoài ra, cũng cần nâng cao chất luợng, sức cạnh tranh, hàm luợng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm trong sản phẩm công nghiệp xuất khẩu Cần nhận thức rằng mục tiêu đặt ra cho công nghiệp nuớc ta là phải thay đổi căn bản tỷ lệ của 3 nhóm sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu, gồm: một, chế tạo, hai, gia công- chế biến và ba, nguyên liệu ,truớc mắt tập trung nguồn lực vào phát triển nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và có thị truờng, gồm các ngành điện, than, dầu khí, hàng may mặc, giày dép, chế biến khoáng sản và các ngành

có thể nâng cao nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian ngắn, có khả năng chiếm lĩnh đuợc thị truờng về hàng tiêu dùng thiết yếu Đây là những ngành chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nhung cũng cần luu ý là những lợi thế này cũng đang có xu huớng giảm nhanh

Trang 9

Trong ngành nông nghiệp

Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phuơng Phải áp dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị truờng tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông - công - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn

Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ họp lý Đầu

tu phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ hải sản,

Phát triển chăn nuôi huớng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tu cải tạo nguồn giống, tăng cuông công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển đàn bò thịt, sữa và các

cơ sở chế biến thịt, sữa; tìm kiếm thị truờng xuất khẩu

Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh chăn nuôi, bảo vệ tái sinh rừng Trồng mới 1.3 triệu ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39% vào năm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cu và ổn định đời sống nhân dân vùng núi

về đất đai: Nhà nuớc tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện

“dồn điền đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện; nông dân đuợc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết Tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật

về tài chính, tín dung: Nhà nuớc cân đối các nguồn vốn để uu tiên đầu tu thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngu nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tu theo huớng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Trong ngành dịch vụ

Đa dạng ho á các ngành dịch vụ, mở rộng thị truờng tiêu thụ các loại sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội

Phát triển thuơng mại, cả nội thuơng và ngoại thuơng, bảo đảm hàng hoá luu thông thông suốt trong thị truờng nội địa và giao luu buôn bán với nuớc ngoài Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị truờng nông thôn, thị truờng miền núi; cải tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước, củng cố thương mại nhà nước; Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%/ năm

Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Trang 10

Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá trên tất cả loại hình vân tải; có các biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông Nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng hàng không, đường biển

Định hưóng phát triển kinh tế đổi ngoại thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế trong nước

- về xuất nhập khẩu: Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư thiết bị chủ yếu, có tác dụng tích cực đến sản xuất kinh doanh Tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh: tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới

- về thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và tạo việc làm

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới thì yếu

tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế chiếm một vị trí tương đối quan trọng Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có sự tăng trưởng cao nhờ lựa chọn cho mình một

cơ cấu kinh tế hợp lý như: NICs, Nhật Bản, đối với Việt Nam qua hơn 10 năm đổi mới các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã

có bước chuyển biến cơ bản Nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại cần được giải quyết Dề án đã trinh bày một số nguyên nhân của tình trạng trên và mạnh dạn đưa

ra một số giải pháp mong đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

Ngày đăng: 30/11/2018, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w