Tín dụng được coi là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sởtiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài
Trang 1
LUẬN VĂN THẠC SĨ
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ”
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi,các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình
Trang 3Thuế VAT: Thuế giá trị gia tăng.
CIC: Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng NhàNước
Thẻ ATM: Thẻ rút tiền tự động
Trang 4
MỤC LỤC MỜ ĐẦU 9
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: 9
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 10
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10
4 Phương pháp nghiên cứu: 11
5 Kết cấu luận văn: 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1 1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh 11
1.1.1.Khái niệm về chiến lược 11
1.1.2 Vai trò của chiến lược 13
1.2 Phân tích môi trường bên ngoài 14
1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST) 14
1.2.1.1 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp 14
1.2.1.2 Các yếu tố Kinh tế 15
1.2.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội 15
1.2.1.4 Yếu tố công nghệ 16
1.2.2 Phân tích môi trường ngành (5 áp lực cạnh tranh của M Porter) 16
1.2.2.1 Áp lực của nhà Cung cấp 16
1.2.2.2 Áp lực của khách hàng 16
1.2.2.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh 17
Trang 51.2.2.4 Áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 18
1.2.2.5 Áp lực của sản phẩm, dịch vụ thay thế 18
1.3 Phân tích môi trường bên trong 18
1.4 Lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng 18
1.4.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng 18
1.4.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng 19
1.4.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 21
1.5 Lý thuyết về Chất lượng tín dụng ngân hàng 23
1.5.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 23
1.5.2 Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 24
1.5.2.1.Các chỉ tiêu định tính 24
1.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 25
1.5.3 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 28
1.5.3.1 Nhân tố thuộc về phía khách hàng 28
1.5.3.2 Nhân tố về phía ngân hàng 30
1.5.3.3 Nhân tố khách quan 33
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 34
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô 34
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 35
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản 36
2.1.3.1 Giám đốc 36
2.1.3.2 Các phó Giám đốc 36
2.1.3.3 Các phòng chuyên môn và phòng giao dịch 37
2.1.3.4 Ban tín dụng 39
Trang 62.1.4 Vai trò, vị thế của Chi nhánh Đông Đô trong Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn
Cầu 39
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua 40
2.2.1 Về công tác huy động vốn 40
2.2.2 Về công tác cho vay và đầu tư vốn 41
2.2.3 Hoạt động dịch vụ Ngân hàng 42
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 43
2.2.5 Thực trạng chất tín dụng 44
2.2.5.1 Một số quy định về công tác tín dụng 44
2.2.5.2 Chất lượng tín dụng 46
2.3 Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô 54
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô (PEST++) 54
2.3.1.1 Các nhân tố kinh tế 54
2.3.1.2 Các nhân tố chính trị, pháp luật 55
2.3.1.3 Các nhân tố văn hóa - xã hội 55
2.3.1.4 Các nhân tố công nghệ 56
2.3.2 Phân tích môi trường ngành kinh doanh 56
2.3.2.1 Sức ép của khách hàng 56
2.3.2.2 Áp lực của nhà cung cấp 58
2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 59
2.3.2.4 Nguy cơ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 59
2.3.2.5 Nguy cơ sản phẩm thay thế 60
2.3.4 Cơ hội và thách thức 61
2.4 Phân tích môi trường bên trong Chi nhánh Đông Đô 62
2.4.1 Phân tích nguồn lực 62
Trang 72.4.1.1 Nhân sự 62
2.4.1.2 Tài chính 63
2.4.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 63
2.4.1.4 Công nghệ 63
2.4.2 Điểm mạnh, điểm yếu (S,W) 64
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 65
3.1 Những kết luận rút ra từ thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô 65
3.1.1 Kết quả thực hiện được 65
3.1.2 Những vấn đề tồn tại 66
3.1.3 Nguyên nhân 67
3.2 Phương hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô 69
3.2.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đông Đô 69
3.2.2 Dự kiến các kết quả đạt được 70
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu-Chi nhánh Đông Đô 71
3.3.1 Tăng cường huy động vốn để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng 71
3.3.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng 71
3.3.3 Đa dạng hóa khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý 72
3.3.4 Hoàn thiện quy trình tín dụng 73
3.3.4.1 Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn: 73
3.3.4.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 73
3.2.4.3 Quyết định cho vay phải trên cơ sở xác định và hiểu rõ khách hàng vay 74
3.3.4.4 Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng hiệu quả: 75
3.3.4.5 Tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn 75
Trang 83.4.5 Tạo sự khác biệt để cạnh tranh 76
3.3.6 Một số giải pháp khác 77
3.3.6.1 Xây dựng chiến lược Maketing ngân hàng 77
3.3.6.2 Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 78
3.3.6.3 Đấy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát 78
3.3.6.4 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng 79
3.3.6.5 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của GP Bank Đông Đô 36
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 40
Bảng 2.2: Tình hình cho vay - thu nợ 42
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 43
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng trên tổng dư nợ 46
Đồ thị 2.1: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn 47
Đồ thị 2.2: Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế 48
Đồ thị 2.3: Cơ cấu tín dụng phân theo tài sản bảo đảm 49
Bảng 2.5: Dư nợ quá hạn 50
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh 50
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm nợ 50
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng 52
Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn 53
Bảng 2.9 : Thu nhập từ hoạt động tín dụng 53
Đồ thị 2.5: Thu nhập từ hoạt động tín dụng thể hiện bằng đồ thị 53
Trang 9MỜ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Tình hình kinh tế Thế giới trong 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện thôngqua sự phục hồi của kinh tế Mỹ với nhiều điểm sáng với tỷ lệ thất nghiệp giảm dần,thị trường nhà đất cải thiện qua từng tháng, niềm tin tiêu dùng tháng 5/2013 caonhất trong 6 năm qua Bên cạnh đó Nhật Bản tung gói kích thích lớn chưa từng có,Ngân hàng trung ương Nhật Bản bơm lượng tiền kỷ lục vào nền kinh tế Lượng tiền
cơ sở tháng 6/2013 tăng 36% so với năm trước; Đồng yên phá vỡ mốc 100yên/USD, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, kinh tế khởi sắc nhờAbenomics Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều bất ổn, xuất hiện tìnhtrạng căng thẳng về tiền mặt Nền kinh tế Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khủnghoảng mặc dù Ngân hàng Trung Ương Châu Âu đã hạ lãi suất
Hoạt động kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnhthế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính toàn cầu, nhất làkhu vực đồng Euro Một số nước đã phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng củanăm Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút Ở trongnước, mặc dù một số cân đối vĩ mô có cải thiện vào cuối năm 2012 và đầu năm
2013, nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn tiếp tụcđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Hàng tồn kho còn cao, số doanh nghiệpngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012 và đầu năm 2013 nhiều Tình trạng
nợ xấu chưa được giải quyết Trước tình hình đó, ngày 07-01-2013, Chính phủ banhành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thựchiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013
và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệtcác ngành, địa phương triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội
Trang 10cả năm Nhờ đó, bức tranh tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm của cả nước về cơbản đã có một số chuyển biến tích cực, song khó khăn, bất cập còn nhiều.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 là 12% nhưng đến hết tháng
6, toàn hệ thống NH mới tăng trưởng 4,5% Theo đó, áp lực tăng trưởng tín dụngnhững tháng cuối năm đang đè nặng lên nhiều NHTM Theo báo cáo tại phiên họpthường kỳ Chính phủ tháng 7, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH tính đến 25-7ước tăng 5,02% Nhưng theo thống kê của NHNN, đến hết ngày 24-7, tổng số dưtiền gửi của khách hàng tại các NHTM ước tăng 9,48% và tăng trưởng tín dụng đốivới nền kinh tế chỉ đạt 4,91%
Như vậy, từ nay đến cuối năm tín dụng phải tăng trưởng bình quân1,4%/tháng mới có thể hoàn thành mục tiêu 12% Tuy nhiên, qua hơn 6 tháng, toàn
hệ thống mới có vài NH như Sacombank, NamABank đạt được mục tiêu 12% Điềunày cho thấy tăng trưởng tín dụng tại các NHTM khá ảm đạm, thậm chíVietcombank âm 1% Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng của các NHTM chủ yếudựa vào cho vay tiêu dùng, còn tín dụng cho doanh nghiệp vẫn rất thấp Hiện naycác NHTM không còn chạy đua lãi suất huy động để hút vốn mà cạnh tranh bằngnhiều gói tín dụng lãi suất ưu đãi Theo đó, với khách hàng cá nhân, các NHTM đẩymạnh cho vay tiêu dùng, mua ô tô, mua hoặc xây sửa nhà… lãi suất khá sốc
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
- Những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh, lý thuyết về tín dụng ngânhàng
- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Dầu khí Toàn Cầu - Chi nhánh Đông Đô, đánh giá nguyên nhân và rút ra bàihọc kinh nghiệm
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu - Chi nhánh Đông Đô trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 11Luận văn nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Dầu khí Toàn Cầu - Chi nhánh Đông Đô.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu - Chi nhánh Đông Đô giai đoạn từ năm 2009 đếnnăm 2011, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổnghợp và phương pháp so sánh để nghiên cứu
5 Kết cấu luận văn:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn được kết cấu như sau
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu khíToàn cầu - Chi nhánh Đông Đô
Chương 3: Kết luận và Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngânhàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Đông Đô
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
1.1.1.Khái niệm về chiến lược
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, là con đường và nhữngphương tiện để đạt được mục tiêu cụ thể đã được xác định
Theo Alfred D Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơbản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức của tiến trình hànhđộng và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”
William J Glueck thì cho rằng: “Chiến lược là một loại kế hoạch mang tínhthống nhất, toàn diện và tổng hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơbản của doanh nghiệp được thực hiện”
Còn trong “Khái luận về quản trị chiến lược” Fried R David viết: Chiến lược
Trang 12là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thểgồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sảnphẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.
Chiến lược còn được hiểu là một tập hợp những mục tiêu và các chính sáchcũng như kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy doanh nghiệpđang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và doanh nghiệp sẽ hoặc sẽthuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào
Ngoài ra chiến lược kinh doanh hay chiến lược cạnh tranh còn được địnhnghĩa theo 6 yếu tố dưới đây:
- Thị trường sản phẩm: Cơ hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm của
nó, thị trường mà nó phục vụ, các nhà cạnh tranh mà nó có thể đương đầu hay nétránh và mức độ hội nhập của nó
- Mức độ đầu tư: Nên chọn lựa những khả năng là đầu tư mở rộng hoặc đầu
tư thâm nhập thị trường sản phẩm, hoặc đầu tư để duy trì vị thế hiện tại, hoặc giảmthiểu đầu tư để rút lui, hoặc thanh lý để giải thể doanh nghiệp
- Chiến lược chức năng: Cách thức cạnh tranh có thể dồn vào một hay nhiều
chức năng sau đây: Chiến lược sản phẩm, chiến lược vị thế, chiến lược giá cả, chiếnlược phân phối, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ thông tin, chiến lượcphân khúc, chiến lược toàn cầu
- Tài sản chiến lược và năng lực chiến lược: Năng lực chiến lược là những
khía cạnh vượt trội của doanh nghiệp Tài sản chiến lược là sức mạnh tài nguyêncủa doanh nghiệp so với các đối thủ khác Khi ra chiến lược cần chú ý đến phí tổncũng như sự có thể tạo lập/ duy trì tài sản và năng lực làm cơ sở cho lợi thế cạnhtranh lâu dài của doanh nghiệp
- Sự phân bổ tài nguyên: Tài nguyên tài chính và các tài nguyên phi tài chính
như nhà xưởng, thiết bị, con người tất cả đều phải được phân bổ Quyết định phân
bổ là yếu tố then chốt đối với chiến lược
Trang 13- Tác dụng hiệp đồng giữa các doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp đạt
được tác dụng hiệp đồng mới có lợi thế vượt trội so với những doanh nghiệp bỏ quahoặc không khai thác được tác dụng hiệp đồng này
Nhìn chung, chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định có liên quan chặtchẽ với nhau, giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra, nó được xây dựngsao cho tận dụng được những điểm mạnh cơ bản bao gồm các nguồn lực của tổ chứccũng như phải xét tới những cơ hội, thách thức của môi trường
1.1.2 Vai trò của chiến lược
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của
mình làm cơ sở, kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn củadoanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp
Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứvững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn
đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ
mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hộikinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động vượt qua những nguy cơ và mối đedọa trên thương trường cạnh tranh
- Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực,tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chínhsách và quyết định về sản xuất kinh doanh phù hợp với những biến động của thịtrường Nó tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tưphát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triểnsản phẩm Trong thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường…đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mụctiêu chiến lược
Trang 14Cội nguồn của thành công hay thất bại phụ thuộc vào một trong những yếu tốquan trọng là doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh như thế nào.
- Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục
đích và hướng đi của mình, giúp cho nhà quản trị biết phải xem xét và xác định tổchức đi theo hướng nào và lúc nào sẽ đạt được kết quả mong muốn
- Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng
như nguy cơ luôn luôn xuất hiện, quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhàquản trị phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm vạch ra hướng đi đúng,nhờ đó nhà quản trị có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớtcác nguy cơ liên quan đến môi trường
- Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân
bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả cácchức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra
1.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Là những yếu tố, những lực lượng, những thay thế nằm bên ngoài Doanhnghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạtđộng và kết quả hoạt động của Doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST)
Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát) gồm các nhân tố: Kinh tế, chính trịlập pháp, công nghệ, văn hóa xã hội, tự nhiên
1.2.1.1 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp.
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnhthổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triểncủa bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp
sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chínhtrị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạođiều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định,xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
Trang 15+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ,thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luậtchống độc quyền, chống bán phá giá
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp,
nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp Như các chính sáchthương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sáchđiều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
1.2.1.2 Các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn
và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu
tư vào các ngành, các khu vực
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trongmỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyếtđịnh phù hợp cho riêng mình
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiếnlược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảmthuế, trợ cấp
+ Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP,
tỉ suất GDP trên vốn đầu tư
1.2.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho
xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường đượcbảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần
Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quantâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành cácnhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
Trang 16+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
1.2.1.4 Yếu tố công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các côngnghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ Nếu cách đây 30năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chứcnăng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập Đặc biệt trong lĩnh vựccông nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách vềđịa lý,phương tiện truyền tải
+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh
1.2.2 Phân tích môi trường ngành (5 áp lực cạnh tranh của M Porter)
Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí HarvardBusiness Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinhdoanh Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem làcông cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Quan trọng hơn cả,
mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tănglợi nhuận
1.2.2.1 Áp lực của nhà Cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến
áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếutrên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh,ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiêncứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phíchuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost)
Trang 17Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tốthúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớntới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
+ Quy mô
+ Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng
+ Thông tin khách hàng
1.2.2.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp vớinhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trong mộtngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủcạnh tranh
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưngkhông có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vaitrò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
Trang 18+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhậpngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanhnghiệp trở nên khó khăn :
- Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
- Ràng buộc với người lao động
- Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
- Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
1.2.2.4 Áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trêntrong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩnnhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như
tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập
vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn: Kỹ thuật; Vốn; Các yếu tố thương mại :
Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng; Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ
1.2.2.5 Áp lực của sản phẩm, dịch vụ thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhucầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
1.3 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểmyếu của doanh nghiệp, tìm ra cách thức đạt đến lợi thế cạnh tranh, và vai trò của cácnăng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp
Tình hình nội bộ doanh nghiệp được phân tích dựa vào các hoạt động chứcnăng như: Nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, tài chính
1.4 Lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng
Trang 191.4.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng
Khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng về tín dụng, tùy theo góc độ nghiêncứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh của caredo (tin tưởng, tín nhiệm).Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tíndụng có một nội dung riêng
Tín dụng được coi là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sởtiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng, định chế tài chính khác) và bên đi vay (doanh nghiệp, cá nhân, chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
ro tín dụng
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thườngphân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
* Căn cứ vào mục đích vay vốn, cho vay gồm các loại:
- Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp: Là loại cho vay phục vụnhu cầu vốn, các chi phí trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc đầu tư xây dựngcông trình hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, nhà ở để bán, cho thuê
Trang 20- Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhưphân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Là loại cho vay để nhập khẩu các vật
tư hàng hóa, máy móc thiết bị; cho vay sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ
- Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nhưmua sắm các hoạt động đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thôngthường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
* Căn cứ vào thời hạn cho vay, được chia thành 03 loại:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sửdụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp
- Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được sửdụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốnnhanh
- Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng, được cung cấp để đáp ứng cácnhu cầu dài hạn như tài trợ các dự án đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở, đầu tư cácnhà máy mới
* Căn cứ mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, gồm 02 loại:
- Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tàichính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tíncủa khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung
- Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên các bảo đảm như thế chấp,cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba
* Căn cứ vào hình thái của cho vay, gồm 02 loại:
Trang 21- Cho vay bằng tiền: Là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng và việccho vay được thực hiện bằng các nghiệp vụ khác nhau như tín dụng ứng trước, thấuchi, tín dụng trả góp…
- Cho vay bằng tài sản: Thường là dưới hình thức cho vay bằng tài trợ thuêmua, theo đó NHTM hoặc Công ty cho thuê tài chính của NHTM cung cấp trực tiếptài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và người đi thuê hoàn trả nợ vaybao gồm cả vốn gốc và lãi khi đến hạn
* Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay, chia thành 02 loại:
- Cho vay có thời hạn trả nợ:
+ Cho vay chỉ có một thời hạn trả nợ
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ
- Cho vay không có thời hạn trả nợ: Là cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưngkhông có kỳ hạn trả cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của người đi vay có thểtrả nợ bất cứ lúc nào
* Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
1.4.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luậtkhách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Các doanhnghiệp để có thể đứng vững thì cần phải có vốn đầu tư và vốn tín dụng ngân hàng -một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thể khai thác, doanh nghiệpphát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển Như vậy, tín dụng ngân hàng làđòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều tiết nền kinh tếthị trường Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh sau:
* Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu vàvốn vay Một trong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệuquả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơn nữa, để có thể
Trang 22vay vốn được từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần nâng cao uy tín, đảm bảo cácnguyên tắc tín dụng Muốn vậy, trong các dự án, phương án kinh doanh, doanhnghiệp phải chọn dự án, phương án có mức sinh lời cao nhất Để đảm bảo khả thi,phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin nhằm định lượng hoạt động kinh doanhsao cho có hiệu quả Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án, phương án.
Mặt khác, một trong những khâu thuộc quy trình tín dụng của ngân hàng làgiám sát sử dụng vốn vay Với việc giám sát này, bắt buộc doanh nghiệp sử dụngvốn vay đúng mục đích, phải thích ứng với những thay đổi của thị trường, quản lýtốt nguồn vốn vay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, vai trò
tư vấn của chuyên viên khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước đượcnhững khó khăn, vượt qua khó khăn để đứng vững, điều này cũng góp phần nângcao hiệu quả kinh tế
* Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả.
Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền
tệ cần thiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất kinh doanh trước đó Vìvậy, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn Nguồn vốndoanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từngân sách…được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệpđang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dânchúng, cũng như cho nhu cầu chi của ngân sách Nhà Nước khi chưa có nguồn thu.Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát, NHTM sẽ chỉ cho vay các dự án, phương
án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn Điều này tạo nên cơ chế phân phốivốn hiệu quả
* Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ.
Trang 23Một trong những đặc điểm quan trọng của NHTM là khả năng tạo tiền thôngqua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi Chính phủ muốn tăng khối lượng tiềncung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh
tế và ngược lại Do vậy, thông qua hình thức tín dụng, NHNN có thể kiểm soátđược khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông
* Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
Trước xu thế quốc tế hóa, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra.Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với cácthành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với cácdoanh nghiệp nước ngoài NHTM có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hìnhthức bảo lãnh, cho vay…đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín củadoanh nghiệp trên trường quốc tế
Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXHcủa đất nước, nó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Để đánh giá hoạtđộng của một NHTM có tốt hay không, cần xem xét chất lượng tín dụng
1.5 Lý thuyết về Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.5.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng
Trong điều kiện hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập thì sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường.Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, trong đó chất lượngchiếm vị trí quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp,nhất là đối với các NHTM - doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnhvực tiền tệ
Chất lượng nói chung có thể được hiểu là mức độ phù hợp của sản phẩm đốivới yêu cầu của người tiêu dùng hay là tập hợp tính chất của sản phẩm, chứa đựngmức độ thích ứng của nó để thỏa mãn nhu cầu nhất định theo công dụng của nó vớinhững chi phí xã hội cần thiết
Trang 24Qua đó, chúng ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng mộtcách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) trong quan
hệ tín dụng, đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự phát huy hiệu quảcủa phương án được hình thành bằng đồng tiền vay hay hạn chế thấp nhất rủi ro vềđồng vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, góp phần phục vụ sự phát triển KTXH
Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thể hiện chấtlượng tín dụng trên các khía cạnh sau:
*Đối với khách hàng:
Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân hàng cho vay có lãisuất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàngnhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
*Đối với NHTM:
Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với thực lực bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thịtrường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Đối với một ngân hàng nhỏ thìnên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhất định để thỏa mãn một cách tốtnhất khách hàng của mình
*Đối với Chính phủ, với sự phát triển KTXH:
Chất lượng tín dụng được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưuthông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàngtrong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mốiquan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế
1.5.2 Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh độ thích nghi củaNHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, đồng thời thể hiện sức mạnh củamột ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Để đánh giá đượcngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng Có rấtnhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mang tính định lượng, có chỉtiêu mang tính định tính
Trang 251.5.2.1.Các chỉ tiêu định tính
Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầucủa khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn kịp thời, kỳ hạn vàphương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng
Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bànhoạt động
1.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng và kết cấu dư nợ.
Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tếtại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng
mở rộng, hạn chế về khâu tiếp thị Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càngcao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi đằng sau những khoản tín dụng đó còn cónhững rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín củangân hàng với doanh nghiệp Tổng dư nợ của một ngân hàng khi so sánh với thịphần tín dụng của các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợcủa ngân hàng đó là cao hay thấp
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phântích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng có cơ sở để đẩy mạnh hay hạn chế cho vaytheo loại hình nào Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động cho biết rủi rocủa loại hình cho vay nào là nhiều nhất
Trang 26Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảokhi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàngđúng hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM
ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm
Nguyên tắc của tín dụng là sự hoàn trả, do đó an toàn là yếu tố quan trọngnhất Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý
do chính đáng để được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn vớilãi suất cao hơn lãi suất trong hạn Các khoản nợ quá hạn được gọi là nợ xấu khithuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợquá hạn càng cao thì NHTM càng khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mấtvốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chấtlượng tín dụng càng thấp
Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra thành hai loại:
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quáhạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi
* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khảnăng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quânDoanh số thu nợ
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Trang 27Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng luân chuyển nhanh, tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa Với một số vốn nhất định, nhưng dovòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vốncho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn để tiếp tục quayvòng đầu tư vào các lĩnh vực khác Hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lývốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.
* Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lạimột khoản thu nhập cho ngân hàng Ở nước ta, nguồn thu từ hoạt động tín dụng lànguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lạichứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn thu được cả tiền lãi, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay.
Thu nhập từ hoạt động tín
Lãi từ hoạt động tín dụngTổng lợi nhuận của NHTM
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Nó cho biếttrong tổng số lợi nhuận của NHTM có bao nhiêu đồng được sinh lời từ hoạt độngtín dụng Bất kỳ một khoản tín dụng nào cũng sẽ không thể được đánh giá là có chấtlượng cao nếu không đem lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng Tỷ lệ này càng caochứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng tốt, mang lại lợi nhuận cao chongân hàng Mỗi một ngân hàng có một cách đánh giá về chỉ tiêu này khác nhau,song hầu như không có một con số chính xác để làm căn cứ đưa ra so sánh, mà chỉdựa vào chỉ tiêu này qua từng năm để đánh giá chất lượng tín dụng
* Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ.
- Doanh số cho vay: Phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân Con sốnày thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng mở rộng hay thu hẹp Song, việc doanh
số cho vay tăng không phải lúc nào cũng tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp
Trang 28không phải lúc nào cũng xấu, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềmlực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
- Doanh số thu nợ: Phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã được hoàn trả trongmột thời kỳ Doanh số này có thể phản ánh doanh nghiệp do tình hình kinh doanh
ổn định mà trả nợ ngân hàng đúng hạn hoặc ngân hàng nhận thấy những dấu hiệukhông lành mạnh trong việc kinh doanh của khách hàng mà tăng cường việc thu hồivốn
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàngcũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế Trên cơ sở đó, các NHTM có thể biết đượckhả năng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tưvào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng dư nợTổng nguồn vốn huy động
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
* Chỉ tiêu về lãi treo
Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưngchưa thu hồi được Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt Lãitreo càng cao phản ánh rủi ro của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất
cả vốn lẫn lãi, chất lượng tín dụng không chỉ giảm mà còn ảnh hưởng tới hiệu quảkinh doanh của ngân hàng
1.5.3 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, nâng cao chấtlượng tín dụng đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các NHTM hướng tới Có nhiềunhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh nhân tố chính từ ngân hàng,còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác
1.5.3.1 Nhân tố thuộc về phía khách hàng.
Trang 29* Nhu cầu vốn của khách hàng:
Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải cóngười mua Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu nhưkhông có người vay Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn cho sảnxuất kinh doanh, đầu tư và nhu cầu phục vụ tiêu dùng luôn là cần thiết, nhưng vớitừng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy Do số lượng khách hàng có quan
hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu vốn không cao, chẳng hạntrong giai đoạn kinh tế khó khăn các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp sảnxuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng cá nhân cũng sụt giảm dẫn đến ngân hàng sẽgặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng
* Khả năng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng:
Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra cácđiều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, lựa chọn khách hàng Chỉ nhữngkhách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xét duyệt chovay Những điều kiện, tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy thuộc từng ngânhàng, song nhìn chung đều quan tâm tới một số vấn đề: Năng lực pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn, tính hợp pháp của mục đích sửdụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tínhkhả thi của phương án vay vốn, các biện pháp bảo đảm Rõ ràng khả năng củakhách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, thực tế cho thấy nhiều khách hàngkhông thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe,không thực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp thấp, ngân hàng không thểquá dễ dãi mở rộng cho vay trong khi vẫn phải đảm bảo yêu cầu an toàn tín dụng
* Khả năng của khách hàng trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả:
Khi cho vay, ngân hàng trông đợi nguồn trả nợ từ chính kết quả hoạt động của
dự án, phương án sản xuất kinh doanh hoặc từ nguồn thu nhập ổn định thườngxuyên nếu là cho vay tiêu dùng chứ không phải bằng phát mại tài sản bảo đảm
Trang 30Điều này phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng Cónhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của khách hàng đạthiệu quả, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như vị thế, năng lực thịtrường của doanh nghiệp, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trình độquản lý của doanh nghiệp,.
1.5.3.2 Nhân tố về phía ngân hàng
* Quy mô cơ cấu kỳ hạn của NHTM:
Muốn cho vay được, điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn Nhưng chỉ
có vốn thôi thì chưa đủ, do yêu cầu phải đảm bảo khả năng thanh toán thườngxuyên nên các các NHTM phải đảm bảo cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn phù hợp với
cơ cấu kỳ hạn của các khoản cho vay Quy mô các nguồn vốn này là một trongnhững nhân tố quyết định quy mô cho vay của ngân hàng
* Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định các dự án, các phương án vay vốn:
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn
và lãi vay được hoàn trả đúng kỳ hạn Điều này sẽ không thể có được nếu như việcthực hiện dự án, phương án không đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc doanhnghiệp, cá nhân vay vốn không có thiện chí, cố tình lừa đảo Để hạn chế nguy cơ đóngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn, thẩmđịnh khách hàng Thông thường, công tác thẩm định khách hàng được tiến hànhtrước và chủ yếu tập trung vào xem xét các mặt: Tư cách pháp lý, khả năng tàichính, năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm Nếukhách hàng và phương án vay vốn đáp ứng đầy đủ các điều kiện do ngân hàng đặt
ra thì sẽ được chấp thuận cho vay Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện,tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án, phương án cóhợp lý hay không Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra quá khắtkhe, không phù hợp với thực tế thì sẽ có rất ít khách hàng thỏa mãn được yêu cầucủa ngân hàng Điều đó gây cản trở cho ngân hàng trong việc thu hút thêm kháchhàng, mở rộng quan hệ tín dụng Ngược lại, nếu quy trình điều kiện đặt ra không
Trang 31chặt chẽ có thể khiến cho ngân hàng sai lầm trong việc ra quyết định cho vay, dẫnđến rủi ro tín dụng Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động các NHTM phải khôngngừng cải tiến, hoàn thiện công tác thẩm định của mình.
* Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng:
Cho dù công tác thẩm định dự án, phương án, thẩm định khách hàng được tiếnhành tốt, những dự án, phương án vay vốn khả thi, song đó chưa phải là sự bảo đảmchắc chắn để có được chất lượng tín dụng cao Bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanhluôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được, bản thân dự án,phương án trong quá trình thực hiện cũng làm nảy sinh những tình huống ngoài dựkiến Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khicho vay có ý nghĩa rất quan trọng
Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sự tuân thủ đúngmục đích sử dụng vốn của khách hàng; tình hình hoạt động thực tế của dự án,phương án, tiến độ trả nợ; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự
án, phương án Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngănchặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩután tài sản, lừa đảo ngân hàng Đồng thời, với việc bám sát hoạt động của kháchhàng, ngân hàng có thể hỗ trợ thông qua cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời, đưa racác lời khuyên hoặc có biện pháp tháo gỡ khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điềuchỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án, phương án sảnxuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng caochất lượng tín dụng
Trang 32mô tín dụng của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp Khi đó không thể nói chất lượng tíndụng của ngân hàng đó là tốt, ít ra về mặt quy mô Ngoài ra, chính sách tín dụng củangân hàng còn bao gồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩntín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trìnhquản lý tín dụng, lãi suất…Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiệnmột cách khoa học, kết hợp hài hòa được lợi ích của khách hàng, của ngân hàng vàcủa xã hội sẽ hứa hẹn có chất lượng tín dụng tốt Ngược lại, nếu việc thực hiện vàxây dựng chính sách tín dụng không hợp lý, không khoa học chắc chắn chất lượngtín dụng của ngân hàng sẽ không cao, thậm chí rất thấp.
* Thông tin tín dụng:
Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnhvực nào Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩm định dự án, thẩmđịnh khách hàng trước hết phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó, để làm tốtcông tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin Thông tin càng chính xác,kịp thời đầy đủ càng giúp ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinhdoanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế
* Công nghệ, trang thiết bị:
Đây là nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng tín dụng, nhất là trong thờiđại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay Một ngân hàng sử dụng côngnghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điềukiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đacho khách hàng vay vốn, tạo tiền đề thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng Sự
hỗ trợ của phương tiện công nghệ hiện đại còn giúp cập nhật thông tin nhanh chóng,chính xác phục vụ tốt cho công tác quản lý, ngoài ra việc lập kế hoạch, xây dựngchính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn
* Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng:
Cho dù khoa học công nghệ hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiềulĩnh vực, song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định Hơn nữa, hoạtđộng tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của
Trang 33đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng Các phương tiện côngnghệ hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinhnghiệm của chuyên viên khách hàng, vì vậy, nhân sự là khâu cực kỳ quan trọng đốivới mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề đó là chất lượng nhân sự và quản
lý nhân sự Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độchuyên môn mà còn bao gồm cả đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán
bộ ngân hàng nói chung và chuyên viên khách hàng nói riêng Chất lượng nhân sựtốt, biểu hiện ở sự năng động, sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ýthức tổ chức kỷ luật của cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng
bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại vàphát triển được dù có phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn vềcông nghệ, trang thiết bị kỹ thuật Mỗi chuyên viên khách hàng đều có những điểmmạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải sắp xếp, bố trí công việc của họsao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời cóchế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự gắn bó vàchuyên tâm trong công việc
1.5.3.3 Nhân tố khách quan
*Môi trường tự nhiên:
Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp đến hoạt động tíndụng ngân hàng mà nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, đặc biệt là những ngành nghề phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên như lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợihay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm ảnhhưởng tới khả năng trả nợ vay ngân hàng
* Môi trường kinh tế:
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũngnhư khách hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này Sự biến động củanền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngânhàng và doanh nghiệp biến động theo Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập quốc tế
Trang 34mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp không chỉ chịuảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế.Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hànghoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
* Môi trường chính trị, xã hội:
Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để raquyết định của các nhà đầu tư Nếu môi trường ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yêntâm thực hiện việc mở rộng đầu tư dẫn đến phát sinh nhu cầu vốn tín dụng Ngượclại, nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạnchế rủi ro, khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng giảm
Trang 35Mạng lưới kinh doanh của GP.Bank không ngừng được mở rộng với 01 Hội
sở chính và 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũhơn 1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp GP.Bank là một trongnhững ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõiT24 (Core Banking) của hãng Temenos Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000giao dịch/giây Năm 2011, GP.Bank đã hoàn thành nâng cấp phần mềm ngân hànglõi T24 lên phiên bản R9 - phiên bản mới nhất, T24-R9 đã giúp cho ngân hàng tối
ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trướccác thay đổi trong kinh doanh Trong suốt quá trình phát triển, GP.Bank luôn nỗ lực
để trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao
và bền vững, không phải là ngân hàng đầu tiên, nhưng phải là ngân hàng tốt nhất.Chi nhánh Đông Đô là một trong những đơn vị mới thành lập nhưng có bướcphát triển khả quan, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo được quy mô và vị thế lớntrong hệ thống GP.Bank
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Đông Đô gắn liền với chủtrương mở rộng mạng lưới và chiếm lĩnh thị phần hoạt động của GP.Bank Để tăngcường sự hiện diện của thương hiệu GP.Bank tại khu vực phía Nam thành phố HàNội, Ngày 06 tháng 07 năm 2009, HĐQT GP.Bank đã ra quyết định số 701a-2009/QĐ-HĐQT thành lập trên cơ sở tách 03 phòng giao dịch trực thuộc từ Chi nhánhHoàn Kiếm và đã được NHNN Việt Nam chấp thuận tại Quyết định số 1303/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 07 năm 2009
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Quyết định số 702b/2009/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT GP.Bank quyđịnh bộ máy tổ chức Chi nhánh Đông Đô bao gồm Ban giám đốc, các phòng chuyênmôn nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc Từ chỗ chi nhánh chỉ có 40 cán
bộ nhân viên và trực tiếp quản lý 03 phòng giao dịch, đến nay mạng lưới hoạt động
đã phân bổ đều khắp các quận nội thành khu vực phía Nam thành phố Hà Nội với sốlượng 09 phòng giao dịch trực thuộc, nhân sự lên tới 110 người, trong đó trình độ
Trang 36đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 89%, độ tuổi bình quân dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ75%, cơ cấu nhân sự cụ thể:
- Ban giám đốc: 03 người Tỷ trọng: 2,7% /Tổng CBNV
- Trưởng phó phòng: 15 người Tỷ trọng: 13,6% /Tổng CBNV
- Kiểm soát viên giao dịch: 10 người Tỷ trọng: 9,1% /Tổng CBNV
- Chuyên viên, nhân viên: 82 người Tỷ trọng: 74,5% /Tổng CBNV
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của GP Bank Đông Đô
Cơ cấu tổ chức GP.Bank Đông Đô
(Nguồn: GP Bank Đông Đô)
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản
Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng cùng hỗ trợ, phốihợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
2.1.3.1 Giám đốc
Là người đứng đầu chi nhánh, được Chủ tịch HĐQT GP.Bank bổ nhiệm
Có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày củachi nhánh Chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng giám đốc và trước pháp luật đốivới tất cả mọi hoạt động của chi nhánh
Phòng Kiểm Soát Nội Bộ
Phòng Quan
hệ Khách hàng
Phòng Quan
hệ Khách hàng
Phòng
Hỗ trợ Tín dụng
Phòng
Hỗ trợ Tín dụng
Phòng
Kế toán Kho qũy
Phòng
Kế toán Kho qũy
Các phòng giao dịch
Các phòng giao dịch
Trang 372.1.3.2 Các phó Giám đốc
Tham mưu, giúp việc giám đốc trong công tác quản lý và điều hành hoạt động củachi nhánh Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc do giám đốc phân công, ủy quyền; mỗiphó giám đốc phụ trách một hoặc một số mảng nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giámđốc và pháp luật về các quyết định của mình Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc các
bộ phận do mình quản lý để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đồng thời phản ánh tìnhhình, kết quả hoạt động, đóng góp ý kiến cho giám đốc để hoạt động của ngân hàng đạthiệu quả cao Phó giám đốc thường trực được thay mặt giám đốc điều hành hoạt độngkinh doanh khi giám đốc đi vắng
2.1.3.3 Các phòng chuyên môn và phòng giao dịch
* Phòng Quan hệ Khách hàng
Bao gồm phục vụ cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.Nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện các biện pháp thu hútkhách hàng Trực tiếp tìm kiếm khách hàng để bán các sản phẩm tín dụng và cácsản phẩm khác như tài khoản thanh toán, tiết kiệm và các dịch vụ ngân hàng; là bộphận thẩm định khách hàng và phương án vay vốn, đề xuất tín dụng, kiểm tra giámsát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời đề xuất vàthực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản nợ có vấn
đề đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng
* Phòng Hỗ trợ tín dụng:
- Thực hiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm của khoản vay bao gồm kiểmtra tính pháp lý của tài sản, định giá giá trị làm cơ sở đề xuất mức cho vay; côngchứng hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm; định kỳ kiểm tra hiệntrạng, đánh giá mức độ tăng giảm giá trị của tài sản nhằm phục vụ cho công tácquản lý sau vay Khâu thẩm định tài sản bảo đảm độc lập với bộ phận quan hệkhách hàng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tín dụng.Bên cạnh đó Phòng Hỗ trợ tín dụng là đơn vị kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ
sơ tín dụng, giải ngân vốn vay, hạch toán thu nợ , thu lãi và quản lý khoản vay trênphần mềm hệ thống
Trang 38- Đầu mối lập kế hoạch kinh doanh và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kếhoạch kinh doanh của chi nhánh.
* Phòng Kế toán kho quỹ:
Đơn vị đảm nhiệm đồng thời 02 chức năng đó là Kế toán giao dịch và kếtoán tài chính
- Thực hiện chào đón khách hàng, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ như
mở các tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền trong và ngoài nước,phát hành thẻ, thu đổi ngoại tệ mặt cho khách hàng, chi trả kiều hối…
-Thực hiện công tác an toàn kho quỹ và quản lý kho tiền chi nhánh
- Quản lí và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, phải thu phải trả; hạch toán
kế toán tổng hợp; kế toán chi tiêu, tiền lương, tài sản cố định, công cụ dụng cụ;kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất đảm bảo đúng quy chế tài chính củaGP.Bank và chế độ kế toán thống kê của Bộ tài chính
* Phòng hành chính nhân sự
- Nhiệm vụ bao gồm thực hiện công tác tổ chức, quản lí và phát triển nguồnnhân lực, đảm nhiệm công tác văn thư, hành chính, lễ tân Quản lí và mua sắm tài sản,vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh, tổ chức tốt công tác bảo vệ cơquan, phối hợp bộ phận kho quỹ để đảm bảo an toàn kho quỹ, đảm bảo phương tiệnvận chuyển tiền an toàn tuyệt đối
- Quản lý mạng và hệ thống máy tính toàn chi nhánh
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và cácquy chế, quy định của GP.Bank đối với tất cả các hoạt động nghiệp vụ; phát hiện,ngăn ngừa và kiến nghị xử lý các tồn tại, sai phạm trong quá trình thực hiện chuyênmôn nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật Vềchuyên môn nghiệp vụ, phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Phòng kiểm tranội bộ GP.Bank để nâng cao tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ, giám đốc chinhánh chỉ quản lý về mặt nhân sự
* Các phòng giao dịch:
Trang 39Là đơn vị trực thuộc chi nhánh, có con dấu riêng, nối mạng trực tuyến với trụ
sở chi nhánh, thực hiện đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như huy độngvốn, mở tài khoản thanh toán, cho vay vốn, chuyển tiền, ngân hàng điện tử…
2.1.3.4 Ban tín dụng
Khâu phê duyệt tín dụng tại chi nhánh không do giám đốc hoặc phó giámđốc được ủy quyền quyết định mà được thực hiện bởi Ban tín dụng do Chủ tịchHĐQT GP.Bank quyết định thành lập; thành phần Ban tín dụng bao gồm tối thiểu
03 người, trong đó giám đốc làm trưởng ban, các thành viên còn lại là phó giámđốc, các trưởng phòng chuyên môn được Tổng giám đốc phê chuẩn
Ban tín dụng làm việc theo chế độ tập thể, là cơ quan xét duyệt và quyết địnhcấp tín dụng, miễn giảm lãi, phí Mục đích hoạt động nhằm phát huy trí tuệ, kinhnghiệm của tập thể, đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa và hạn chếrủi ro
2.1.4 Vai trò, vị thế của Chi nhánh Đông Đô trong Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
Chi nhánh Đông Đô là đơn vị hạch toán phụ thuộc GP.Bank, có con dấu riêng;
vị trí, chức năng và nhiệm vụ do GP.Bank quy định; địa chỉ Trụ sở tại số 10A7, phốTrần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Kể từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh đã sớm ổn định tổ chức, kiện toàn bộmáy, bổ sung nhân sự từ cán bộ quản lý đến nhân viên tác nghiệp và liên tục mởrộng mạng lưới Cùng với sự trưởng thành và phát triển của GP.Bank, chi nhánh đãlựa chọn cho mình các bước đi thích hợp, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đếnnay đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triểntrong cơ chế mới; không chỉ đẩy mạnh mà còn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụngân hàng, công nghệ thiết bị được hiện đại hóa giúp tạo lập ưu thế trong cạnhtranh Về kết quả kinh doanh, ngay trong năm hoạt động đầu tiên đã có lãi, lợinhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ nhân viên từng bước được cảithiện
Trang 40Để đạt được kết quả như trên, phần lớn do sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhânviên, ngoài ra chi nhánh đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹnhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng nhiệm vụ phù hợp với khả năng và trình
độ quản lý của ngân hàng
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu- Chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua
Về cơ bản một ngân hàng hiện đại luôn hoạt động với ba nghiệp vụ kinhdoanh chính đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn); Nghiệp vụ tàisản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng Ba nghiệp vụnày có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uytín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM Nhận thức được điều đó, chi nhánh đã vượtqua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí vươn lên, không ngừng đổi mới và tăngcường các biện pháp mở rộng kinh doanh nên trong thời gian qua đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh
-Tiền gửi tiết kiệm dân cư 765.922 775.864 1.626.746
Tr.đó, ngoại tệ quy VNĐ 115.985 119.222 313.685
2 Nguồn vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010; 2011; 2012)
Qua Bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động đã đạt quy mô tương đối lớn,tuy nhiên tăng trưởng không ổn định giữa các năm Số tuyệt đối đến 31/12/2011 là