Sáng kiến kinh nghiệm hay sáng kiến khoa học ngành giáo dục (viết tắt là SKKN) là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân thông qua: Viết bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc kết quả luận án, luận văn được bảo vệ thành công (trong năm bảo vệ) hoặc thiết bị dạy nghề tự làm, mô hình sáng tạo kỹ thuật đạt giải hoặc các đề tài khoa học được Hội đồng cấp khoa, cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia đánh giá đạt giải.
Trang 1SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I Cơ sở công nhận sáng kiến:
Trường THPT Kim Sơn C - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
II Nhóm tác giả:
1 Họ tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C
Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Số điện thoại: 0975725600
2 Họ tên: Nguyễn Đức Chiến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C
Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Số điện thoại: 0981653899
3 Họ tên: Mè Tiến Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C
Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Số điện thoại: 01662926743
III Tên sáng kiến:
“Sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông”
Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học môn Vật lí
IV Nội dung sáng kiến
1 Giải pháp cũ thường làm
Trước đây phương pháp dạy học(PPDH) truyền thống quan niệm rằng học là quátrình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm PPDH truyền thống có đặc điểm sau:
* Về nội dung:
Trang 2- Nội dung được quy định bởi một chương trình giảng dạy và tất cả học sinh học cùngnội dung ở cùng một thời điểm
- Học sinh sẽ được quyền sử dụng thông tin trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn hoặcthư viện trường
- Các chủ đề được học thường không liên quan đến nhau, đến các lĩnh vực chủ đề vàđến thế giới thực
- Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông tin một cách độc lập
- Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả lời đúng
- Giáo viên chọn các hoạt động và cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp
* Về cách dạy học:
- Giáo viên là người cung cấp thông tin giúp học sinh đạt được kĩ năng và kiến thức
- Học sinh hoàn thành những hoạt động và bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên nhữngmảng nội dung và kỹ năng cụ thể
- Giáo viên là chuyên gia, chỉ ra những điểm yếu của học sinh
- Dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin
* Về môi trường học tập:
- Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng
- Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay hoạtđộng theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫnnhau
* Cách đánh giá:
- Học sinh thi bài thi dùng bút và giấy, một cách yên lặng và riêng lẻ Câu hỏi được giữ
bí mật cho đến giờ thi, để học sinh sẽ phải học tất cả tài liệu mặc dù chỉ kiểm tra mộtphần trong đó
- Giáo viên chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc học của học sinh
*Công nghệ:
- Giáo viên sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích, chứng minh và minhhoạ các chủ đề khác nhau
Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :
- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
- Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
- Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe
Trang 3PPDH truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và chođến tận ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm: Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt
với :
- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
- Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
- Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe
Nhược điểm:
- Không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách nghe
- Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh
- Phương pháp này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phê phán
- Phương pháp này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cáchhọc giống nhau
- Hạn hẹp trong sự tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có củahọc sinh Nội dung bài học thường được cung cấp từ sách giáo khoa và giáo viên Kếtquả thu được là học sinh hình thành thói quen học tập thụ động, không có thói quen tựhọc tự nghiên cứu Học sinh học xong mà không biết mình vừa học cái gì, vận dụngđược gì, một số học sinh có cảm giác mình bị “bỏ rơi” ngay trong chính lớp học củamình
2 Giải pháp cải tiến
Từ những ưu nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống ta thấy để nâng
cao chất lượng dạy và học, giáo viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trìnhtruyền thống với các phương pháp giảng dạy khác (như các phương pháp Làm việcnhóm; Bể cá vàng; Sàng lọc; Đóng vai; Vấn đáp; Chuyên gia…) tiến bộ hơn, hiện đạihơn một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượnggiảng dạy và các điều kiện học tập
Cùng với việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát triểnnăng lực của HS cần áp dụng thường xuyên các kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạynhư kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩthuật mảnh ghép và kĩ thuật bể cá….Trên thực tế, trong quá trình dạy học người họcvừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông quahoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động, tự mình
Trang 4không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quảcủa việc dạy sẽ rất hạn chế.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con ngườinăng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thểdừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyếnkhích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế Sau đây chúng tôi xin trình bày một kĩ thuật dạy học tích cực đang được sử dụng
rất hiệu quả ở nhiều bài dạy của các môn học Đó là kỹ thuật dạy học “Các mảnh ghép”.
1 Kỹ thuật “CÁC MẢNH GHÉP”
1.1 Khái niệm: Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp
tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thứchoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ
Trang 5Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lờiđược tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực
đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người ( bao gồm 1- 2 người từ nhóm 1; 1-2
từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép
- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thìnhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phảigắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả
1.3 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bứctranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ởvòng 2
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố
hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bịcho vòng 2
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thểtruyền đạt lại kiến thức cho nhau
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thểgiải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1 Do đó cần xácđịnh rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này Nhằm nâng cao khả năng tự học,
tự nghiên cứu của học sinh, tạo ra thế hệ trẻ tương lai độc lập, sáng tạo Trong quátrình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp:+ Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu cóliên quan đến học phần mình giảng dạy để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiêncứu
+ Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề
Trang 6cầu của giáo viên Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu
và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông
+ Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài họcthì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hộinêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn
đề mà giáo viên nêu ra Về phía giáo viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghépphải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậythì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc
Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”
Các học sinh “chuyên gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sựcân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm
“mảnh ghép”
Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề, kíchthích được hứng thú học tập của học sinh
Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có
thể dạy lại kiến thức cho nhau
2.2 Q u y trình thiết kế
Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây:
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các nội dung chủ
đạo, bổ trợ, các nội dung nội môn và liên môn, …
Bước 3: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan
cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Trang 7Bước 6: Tổ chức thực hiện
3 Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy một số chủ đề Vật lí lớp 10,
11 trung học phổ thông (giáo án powerpoint kèm theo ở phần phụ lục)
3.1 Thi ế t kế hoạt độ ng dạy học có s ử dụ n g k ỹ thuật m ảnh ghép tr o ng d ạy h
ọc chủ đề “Sự rơi tự do – Vật lí 10”.
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Sự rơi trong
không khí và sự rơi tự do
Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm
“chuyên gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn
tờ giấy) Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật
Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy vo tròn nén chặt và mộthòn sỏi(nặng hơn tờ giấy) Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật
Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, một tờgiấy để phẳng còn tờ kia vo tròn nén chặt Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật
Nhóm 4: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một vật nhỏ(hòn bi trong líp xe đạphoặc viên phấn) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang Nhận xét sự rơi nhanh, chậmcủa hai vật
Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:
Chuẩn bị: Giấy( để phẳng và vo tròn nén chặt), bìa phẳng, sỏi, bi trong líp xe
Giấy A0, bút dạ, máy chiếu
Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số1B , nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D
Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”:
Phiếu học tập số 1A Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy).
Trang 8Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy vo tròn nén chặt và một hòn sỏi(nặng
* Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu đượcyếu tố ảnh hưởng đến sự rơi trong không khí – hoàn thành PHT số 2
Phiếu học tập số 2
1 Hoàn thành câu C1(SGK – T24)
2 Trong không khí có phải vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ? Yếu
tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí?
3 Nhận xét sự rơi của các vật trong chân không
Thế nào là sự rơi tự do?
Trang 9nhóm Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút HS sẽ thảo luận theo gợi ý trongPHT và trình bày lên giấy A0.
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút HS dángiấy A0 của nhóm mình lên bảng GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trìnhbày của mỗi nhóm
3.2 Thi ế t kế hoạt độ ng dạy học có s ử dụ n g k ỹ thuật m ảnh ghép tr o ng d ạy h
ọc bài “Lực hướng tâm – Vật lí 10”:
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Phần ví dụ lực
hướng tâm
* Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 4 nội dung sau:
Nhóm 1: Xác định các lực tác dụng lên con tàu vũ trụ, chỉ rõ lực nào đóng vaitrò là lực hướng tâm Vận dụng để hoàn thành bài tập
Nhóm 2: Xác định các lực tác dụng lên vật đặt trên bàn xoay, và chỉ rõ lực nàođóng vai trò là lực hướng tâm Vận dụng để hoàn thành bài tập
Nhóm 3: Xác định các lực tác dụng lên vật nặng của con lắc lò xo, và chỉ rõ lựcnào đóng vai trò là lực hướng tâm Vận dụng để hoàn thành bài tập
Nhóm 4: Xác định các lực tác dụng lên vật nặng của con lắc đơn, và chỉ rõ lựcnào đóng vai trò là lực hướng tâm Vận dụng để hoàn thành bài tập
* Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:
- Hình ảnh, bàn xoay, vật nặng, con lắc lò xo, con lắc đơn
- Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B, nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D
- Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: PHT 2
* Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”:
Phiếu học tập số 1A
1 Chỉ ra các lực tác dụng vào vật đang chuyển động tròn đều trên hình minh họa
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng con tàu:
m = 500kg
- Bán kính trái đất là
Trang 10- Độ cao của con tàu là
h =100km
- Chu kỳ quay T =10 giờ
Phiếu học tập số 1B
1 Chỉ ra các lực tác dụng vào vật đang chuyển động tròn đều trên hình minh họa
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng vật quay
1 Chỉ ra các lực tác dụng vào vật đang chuyển động tròn đều trên hình minh họa
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng quả cầu
1 Chỉ ra các lực tác dụng vào vật đang chuyển động tròn đều trên hình minh họa
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
Trang 111 Lực hướng tâm trong 4 trường hợp trên có thể là những lực nào? Lực hướng
tâm có phải là loại lực mới không?
2 Em hãy nêu một số ví dụ và chỉ rõ lực hướng tâm?
GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút HS dángiấy A0 của nhóm mình lên bảng GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình
bày của mỗi nhóm
3.3 Thi ế t kế hoạt độ ng dạy học có s ử dụ n g k ỹ thuật m ảnh ghép tr o ng d ạy h
ọc bài “Từ thông – Cảm ứng điện từ - Vật lí 11”:
* Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Hiện tượng
cảm ứng điện từ
Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: Có 3 nhóm “chuyên
gia” tương ứng với 3 nội dung sau:
Nhóm 1: TN1, TN2: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần và ra xa mạch kín(C) Nhận xét hiện tượng
Nhóm 2: TN3: Cho mạch kín (C) dịch chuyển lại gần và ra xa nam châm SN.Nhận xét hiện tượng
Trang 12 Nhóm 3: TN4: Thay nam châm SN bằng 1 nam châm điện và thay đổi cường
độ dòng điện Nhận xét hiện tượng
Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:
Bộ thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ(3 bộ), bộ thí nghiệm Fa – ra – đây(1 bộ)
Giấy A0, bút dạ, máy chiếu
Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A, nhóm 2– PHT số 1B,nhóm 3 – PHT số 1C
Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm 2 PHT 2
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”
Phiếu học tập số 1A TN1,TN2: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần mạch kín (C)
Khi nam châm di chuyển lại gần
Khi nam châm di chuyển ra xa
Khi nam châm dừng lại
Phiếu học tập số 1B TN3: Cho mạch kín (C) dịch chuyển lại gần và ra xa nam châm SN
Mạch kín (C) di chuyển lại gần
Mạch kín (C) di chuyển ra xa
Mạch kín (C) dừng lại
Phiếu học tập số 1C TN4: Thay nam châm SN bằng 1 nam châm điện và thay đổi cường độ dòng
điện
Khi cường độ dòng điện NC thay đổi
Khi cường độ dòng điện NC không thay đổi
* Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”
Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu đượcnguyên nhân dòng điện sinh ra trong mạch kín – hoàn thành PHT số 2
Phiếu học tập số 2
Trang 13GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút HS dángiấy A0 của nhóm mình lên bảng GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trìnhbày của mỗi nhóm.
4 Một số giáo án minh họa sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
CHỦ ĐỀ: SỰ RƠI TỰ DO – VẬT LÍ 10
(02 tiết)
I Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do
- Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do
2 Kỹ năng:
- Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do
- Đưa ra những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ
về sự rơi tự do
3 Thái độ:
- Tập trung quan sát thí nghiệm, tham gia hoạt động nhóm, nêu ý kiến nhận xét
4 Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Khả năng giải quyết vấn đề thông qua một hệ thống câu hỏi, tóm tắt nhữngthông tin liên quan
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hoạt động nhóm
II Chuẩn bị
1 Giáo viên:
Trang 14- Giấy( để phẳng và vo tròn nén chặt), bìa phẳng, sỏi, bi trong líp xe
- Giấy A0, bút dạ, máy chiếu
- Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1A Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy).
Trang 15tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí.
3 Nhận xét sự rơi của các vật trong chân không?
Thế nào là sự rơi tự do?
2 Học sinh:
- SGK, giấy nháp, vở ghi
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1 Hướng dẫn chung
Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giảiquyết vấn đề: Từ câu chuyện vui, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đềnghiên cứu về chuyển động rơi Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để địnhhướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp thựcnghiệm: đề xuất dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghinhận các kết quả để rút ra nhận xét) Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thểchế hóa kiến thức
Bước 1(Khởi động): Từ câu chuyện tình huống làm nảy sinh vấn đề cần giải
quyết
Bước 2(Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức).
Bước 3(Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
Bước 4(Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Vai trò của chuyển động thẳng đối với đời
sống
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
kiến
Hình thành
sự rơi trong chân không
50 phút
động rơi tự do
Trang 16Hoạt động 4 Tìm hiểu gia tốc rơi tự do 10 phút
c, Sản phẩm của hoạt động
Các phương án trả lời của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.
Học sinh nêu được định nghĩa chuyển động rơi tự do, đặc điểm rơi tự do
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm tìm hiểu sự rơi nhanh, chậm của các vật trong khôngkhí
Trang 17- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào làcấu tạo của ống chân không, sự rơi của vật trong chân không.
- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập
GV: Chia lại 4 nhóm thành 4 nhóm ghép như sau:
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:4 sẽ di chuyển về nhóm 4
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận vàviết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường
Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2
GV: Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổxung, sau đó gv nhận xét và kết luận
c, Sản phẩm của hoạt động
Dự đoán các phương án trả lời của học sinh:
- Trong TN 1, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
- Trong TN 4, vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng
- Trong TN 3, hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau
- Trong TN 2, hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau
Thảo luận đưa ra các ý kiến: Lực cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh
Trang 18Thảo luận và đưa ra kết luận: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọivật rơi nhanh như nhau Sự rơi của các vật trong trường hợp đó gọi là sự rơi tự do.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
a, Mục tiêu hoạt động
Học sinh viết được công thức quãng đường, vận tốc rơi tự do
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra phương ánxác định phương chiều của rơi tự do
- Chứng minh rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều từ đó đưa ra côngthức tính vận tốc quãng đường
- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh
Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức
Trang 19c, Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh Căn cứ vào quá trình
thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm họcsinh
+ Gia tốc rơi tự do: Tại một nơi xác định trên trái đất và ở gần mắt đất, các vật
đều rơi tự do với cùng một gia tốc g
Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm, ghi lại các kết quả báo cáo thí nghiệm
và ý kiến của mình, tóm tắt kiến thức về sự rơi tự do của vật để trình bày
- Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức
- Yêu cầu cả lớp giải nhanh một số bài tập
c, Sản phẩm hoạt động:
Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh
Hoạt động 6: (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu vai trò của chuyển động rơi tự
do trong đời sống, kĩ thuật (học sinh làm việc ở nhà và báo cáo thảo luận ở lớp)
Trang 20IV Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề
Câu 1(thông hiểu) Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng
và độ cao cực đại đạt được là
A v0 = gh B v0 = 2gh C v0 =
2
1
Câu 2(nhận biết) Chọn câu sai
A Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do
Câu 3(thông hiểu) Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống Vận
tốc của nó khi chạm đất là
A v = 8,899m/s B v = 10m/s C v = 5m/s D v = 2m/s Câu 4(thông hiểu) Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m Cho rằng vật rơi
Câu 5(vận dụng) Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời
1,5s là
Câu 6(vận dụng) Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho
một người khác ở trên tầng cao 4m Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được
vận tốc ném là
A v = 6,32m/s2 B v = 6,32m/s C v = 8,94m/s2 D v = 8,94m/s Câu 7(vận dụng) Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng
đạt được là
A t = 0,4s; H = 0,8m B t = 0,4s; H = 1,6m.
C t = 0,8s; H = 3,2m D t = 0,8s; H = 0,8m.
Câu 8(vận dụng) Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m Tính thời gian rơi, vận tốc của
vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm
Trang 21Câu 9(vận dụng) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s Trong giây cuối cùng vật đi
Câu 11(vận dụng) Một vật được thả rơi từ một khí cầu đang bay ở độ cao 300 m Bỏ
chạm đất? Nếu:
a, Khí cầu đứng yên.
b, Khí cầu đang hạ xuống thẳng đứng với tốc độ 4,9 m/s.
c, Khí cầu đang bay lên thẳng đứng với tốc độ 4,9 m/s.
- Giải thích được lực hướng tâm giữ cho một vật chuyển động tròn đều
- Xác định được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một sốtrường hợp đơn giản
3 Thái độ
- Tập trung quan sát, nhận xét Tích cực hoạt động tư duy
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nghiêm túc, độc lập nghiên cứu, tác phong lànhmạnh và có tính tập thể
4 Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua một hệ thống câu hỏi; tóm tắt nhữngthông tin liên quan
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hoạt động nhóm
II Chuẩn bị
Trang 222 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm.
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng con tàu:
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng vật quay
Trang 231 Chỉ ra các lực tác dụng vào vật đang chuyển động tròn đều trên hình minhhọa
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
- Khối lượng quả cầu
2 Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm
3 Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vật đó theo số liệu sau:
1 Lực hướng tâm trong 4 trường hợp trên có thể là những lực nào? Lực hướng
tâm có phải là loại lực mới không?
2 Em hãy nêu một số ví dụ và chỉ rõ lực hướng tâm?
2 Học sinh:
- SGK, giấy nháp, vở ghi
- Ôn lại những kiến thức về chuyển động tròn đều và gia tốc hướng tâm