Thứ hai, cơ sở pháp lý của quan hệ dịch vụ vận tải taxi truyền thống là hợp đồng dịch vụ vận tải bằng xe taxi bằng hình thức lời nói.Khi tham gia vào hoạt động vận chuyển hành khách bằng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội làmột xu thế tất yếu và ngành dịch vụ vận tải cũng không nằm ngoài xu thế này Sự pháttriển của Internet, điện thoại thông minh (smartphone) và các phần mềm ứng dụng chophép kết nối giữa cung và cầu, tăng năng suất và hiệu quả của các dịch vụ và khuyếnkhích chia sẻ các nguồn lực và tài nguyên trong xã hội, đang dần thay đổi các cấu trúctruyền thống của các ngành công nghiệp, dịch vụ và làm xuất hiện những mô hình kinhdoanh mới Có thể nhận thấy rõ ràng Grab/Uber là những công ty có thị phần lớn trênthị trường vận tải mặc dù không sở hữu một chiếc xe nào cả, hay Airbnb là một công
ty khách sạn lớn nhất thế giới cho dù họ không phải chủ sở hữu của bất cứ phòngkhách sạn nào cả, Facebook trở thành một công ty truyền thông lớn nhất thế giới màkhông sở hữu bất kỳ một tờ báo hay kênh truyền hình nào, Alibaba cũng trở thànhhãng bán lẻ hàng đầu thế giới mà không sở hữu bất kỳ cửa hàng nào… Đây được coi
là những biểu hiện đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, dễ thích ứng với nhữngcái mới và đương nhiên không nằm ngoài sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư Đây sẽ là một cơ hội lớn cho một nước như Việt Nam thay đổinền kinh tế hướng tới một nước công nghiệp toàn diện Đi cùng với cơ hội lớn đó lànhững thách thức đặt ra với thị trường Ở thị trường vận tải, sự xuất hiện của hai loạihình Grab/Uber là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đến Việt Nam Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trongASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nốivận tải từ năm 2014 và một trong những doanh nghiệp tiên phong trong mô hình thíđiểm này có thể kể đến đó là Grab/Uber Những ứng dụng của kinh tế chia sẻ đangthâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu như một phần tấtyếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Do hiện nay chưa có tên gọi chínhthức cho loại hình vận tải này nên trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả xin dùng kháiniệm “Hình thức vận tải Grab/Uber” để chỉ những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
dể cung cấp phần mềm gọi xe nói chung mà Grab/Uber là những doanh nghiệp tiênphong, không phụ thuộc vào sự tồn tại trên thực tế của các doanh nghiệp này
Trang 2Ngày 7/1/2016, Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về banhành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kếtnối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng Công tác thí điểm được triển khai tại
5 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa,Quảng Ninh trong vòng hai năm Tuy nhiên, trước khi Bộ Giao thông vận tải thí điểm,ứng dụng gọi xe Grab/Uber đã gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2014, làm thayđổi cách vận hành của cả thị trường taxi Sự dịch chuyển một lượng lớn khách hàngđang sử dụng taxi truyền thống sang sử dụng gọi xe qua ứng dụng đã cho thấy một sựvận động rất khác của nhu cầu trong thời đại số Chỉ trong một thời gian ngắn,Grab/Uber đã lấn át các hãng taxi, chiếm lĩnh thị trường với một cộng đồng đông đảokhách hàng tin tưởng và sử dụng
Grab/Uber đã đem lại một trải nghiệm hết sức tích cực và hoàn toàn mới chongười dùng và đội ngũ lái xe, giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn với chất lượngdịch vụ và giá cước tốt hơn đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh và sức ép cần thiết lêncác doanh nghiệp taxi theo mô hình kinh doanh truyền thống để đổi mới phương thứcquản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao chấtlượng dịch vụ, v.v… Tuy nhiên, trong sự phát triển nói chung của các hãng cung cấpphần mềm gọi xe, sự cạnh tranh giữa Grab/Uber cũng diễn ra khá gay gắt Với nhữnglợi thế của một doanh nghiệp địa phương, am hiểu thị trường và thói quen đi lại, tiêudùng của người dân bản địa, Grab đã có sự phát triển lớn mạnh khiến việc cạnh tranhcủa Uber tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung trở nên khókhăn Ngày 26/3/2018, Uber chính thức sáp nhập vào Grab tại khu vực Đông Nam Á
Từ đây, Grab trở thành đơn vị độc quyền trong lĩnh vực cung cấp phần mềm gọi xe tạikhu vực Đông Nam Á Thương vụ này được đánh giá là thỏa thuận sáp nhập lớn nhấttại khu vực Đông Nam Á, đánh dấu một sự phát triển mới của Grab trong quá trình mởrộng thị trường ở Đông Nam Á
Sau hai năm thí điểm, hình thức kinh doanh này đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề mà khuôn khổ pháp lý hiện hành không còn phù hợp để quản lý Số lượng phương tiện tham gia tăng quá nhanh, nhiều vấn đề liên quan đến đến điều kiện kinh doanh, quy định về giá, trách nhiệm thuế,…là những khó khăn mà cơ quan quản lý gặp phải Bên cạnh đó, sau khi
Uber tiến hành sáp nhập vào Grab, việc xác định có hay không hành vi vi phạm về
Trang 3kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh từ thương vụ sáp nhập cũng làmột câu hỏi cần có câu trả lời từ các nhà quản lý Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể nhận thấy tất cả các bên đều thống nhất rằng những mặt tích cực của loại hình này là không thể phủ nhận, vấn đề là làm thế nào để khai thác tối
đa ưu điểm của loại hình này đồng thời hạn chế được thấp nhất những bất cập của nó, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình vận tải hành khách khác Việcphân tích nội hàm cũng như cách thức hoạt động của loại hình vận tải Grab/Uber còngặp nhiều khó khăn do còn nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau về bản chất,cách thức điều chỉnh cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện Có thể nói đây là một vấn đềcác văn bản pháp lý có liên quan chưa có những quy định cụ thể, gây khó khăn choviệc quản lý của cơ quan nhà nước, gây thất thoát nguồn thu ảnh hưởng đến ngân sáchnhà nước, ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp vận tải trong nước và quyền, lợiích hợp pháp của người tiêu dùng
Trước những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý mới phùhợp Hiện nay Bộ Giao thông vận tải cũng đang trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổsung một số Điều của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô Vấn đề đặt ra là khuôn khổ pháp lý mới này cần đáp ứngnhững tiêu chí nào để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các bên liên quan đồng thời ràngbuộc mỗi bên với những nghĩa vụ tương xứng nhằm giảm thiểu, triệt tiêu xung đột vàtối đa hóa lợi ích tổng hòa cho xã hội? Nhu cầu xây dựng khung pháp lý điều chỉnhhoạt động cạnh tranh đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết Đây cũng lý do để nhóm tác giả
lựa chọn đề tài : “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền
thống và hình thức vận tải Uber,Grab” Do vấn đề khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber là vấn đề mới,chưa có cơ chế pháp luật điều chỉnh nên việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên các cơ sở sosánh, tổng hợp và phân tích Nhóm tác giả hi vọng sẽ cung cấp một góc nhìn tổng quan
về pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa các hình thức vận tải Qua đó đónggóp ý kiến để Nhà nước ban hành các quy định nhằm hoàn thiện khung pháp lý điềuchỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber tạiViệt Nam
2 Tổng quan tài liệu
Trang 4Trong những năm trở lại đây, cạnh tranh với Grab và Uber trở thành đề tài nóngtrong các hội thảo cũng như trên những diễn đàn xã hội Dưới góc độ pháp lý, cácchuyên gia, học giả cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu về khung pháp lý điều chỉnhhình thức vận tải Grab/Uber
Có thể kể ra một số công trình khoa học nghiên cứu, các buổi tọa đàm trongnước, thảo luận của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như cácchuyên gia trong ngành về lĩnh vực này Bao gồm:
- Tọa đàm Thảo luận chính sách về Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụthương mại điện tử xuyên biên giới của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
“Bản chất pháp lý của mô hình kinh doanh Uber”, TS Võ Trí Hảo, Khoa Luật Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 26/10/2016 Từ thực tế hoạt động kinh doanhcủa Uber, TS Võ Trí Hảo đánh giá, thời gian qua Việt Nam đã thành công trong việcthúc đẩy ứng dụng công nghệ, kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, gópphần đa dạng hóa thị trường vận tải hành khách tại các đô thị lớn Tuy nhiên, trước môhình kinh doanh mới này, các khuôn khổ pháp lý cũ đã trở nên “chật hẹp”, trong khicác cơ quan quản lý nhà nước trở nên lúng túng khi hoạch định chính sách và ban hành
cơ chế quản lý Bài viết đã nêu ra và phân tích những luồng quan điểm về bản chất của
mô hình kinh doanh Uber
-Hội thảo khoa học “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên
biên giới”, Nguyễn Thị Kim Cúc Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề và quan điểm nhìn
nhận Uber trong lĩnh vực thuế Chính sách thuế hiện hành về kinh doanh thương mạiđiện tử xuyên biên giới ở Việt Nam
-Hội thảo khoa học “ Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải
cách đối với hệ hệ thống pháp luật Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
T1/2018 Hội thảo là diễn đàn học thuật để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản líchia sẻ, thảo luận và cùng nhau đưa ra những đề xuất, khuyến nghị khoa học góp phầnhoàn thiện, cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Qua đó, để ứng phó thành công với những thách thức và tận dụngtối đa những thành tựu cách mạng 4.0 đem lại, Việt Nam cần nhanh chóng thiết kế lạihành lang và khung pháp lí hiện tại
Bên cạnh đó còn có các bài viết của tác giả, các nhà nghiên cứu đăng trên cáctạp chí uy tín về luật, cụ thể:
Trang 5- “ Cơ sở pháp lí cho Uber taxi hoạt động tại Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Anh,
Tạp chí luật học, số 6/2016, tr 3-10 Bài viết khẳng định Uber taxi là hoạt động môigiới dịch vụ vận tải được phép kinh doanh, đồng thời nêu các phương hướng hoànthiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này
-“ Chính sách-Pháp luật-Phát triển nhìn nhận qua mô hình kinh tế Taxi Uber”,
Hoàng Ngọc Giao, Nghiên cứu lập pháp, 03 + 04 (tháng 2/2015), tr 100-108 Bài viếtphân tích mặt tích cực và tiêu cực của mô hình kinh doanh taxi Uber tại Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh và trình bày các vấn đề mà Chính phủ Việt Nam gặp phải vềchính sách pháp luật cụ thể đối với mô hình kinh doanh này
- “ Hiện tượng ‘taxi Uber, Grab’ về vấn đề nhận diện chính sách”, Trần Hoài Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3+4/2015, tr 100-108 Bài viết đề cập đến khái
niệm “taxi Uber” “taxi Grab” , phương thức hoạt động của hai loại hình kinh doanhnày, những khía cạnh pháp lý và chính sách liên quan đến kinh doanh vận tải hànhkhách bằng xe taxi, những hệ quả tiềm ẩn từ việc kinh doanh “taxi” sử dụng phần mềmkiểu “Grab/Uber” và đưa ra những đề xuất
- “ Facebook, Uber có biểu hiện nộp thuế chưa phù hợp với quy định của pháp luật”, Pháp lý, số cuối T11/2015, 2015, tr 42-43 Một số doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia như Uber, Facebook đã có biểu hiện nộpthuế chưa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam Để làm rõ vấn đề này, cơquan thanh tra của ngành tài chính phải làm rõ câu trả lời trước Quốc hội và đề xuấtgiải pháp trốn lậu thuế Bài viết trao đổi vấn đề này với đại biểu Quốc hội Bùi ĐứcThụ
- “Một vài khía cạnh pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp Grab/Uber”,
TS Nguyễn Thị Dung, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội; trích xuất tại đường
dẫn canh-phap-ly-doi-voi-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-grab-uber-147778.html Bài viếtphân tích những bất cập trong hoạt động kinh doanh của Grab/Uber, tập trung trên bavấn đề: (i) Lỗ hổng trong quản lý Nhà nước, (ii) Chưa có chế tài đối với đối tượngcung cấp phần mềm, (iii) Chưa có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh Trên cơ sởphân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, có liên hệ với thực tiễn thi hành ở ViệtNam, cũng như kinh nghiệm quốc tế, nhằm định danh hình thức hoạt động kinh doanh
Trang 6http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/mot-vai-khia-của doanh nghiệp Grab/Uber Bài viết đề xuất một số giải pháp theo hướng đảm bảomôi trường pháp lý công bằng, minh bạch cho hoạt động kinh doanh vận tải.
Ngoài ra, còn có một số tài liệu, các bài đăng trên tạp chí điện tử nước ngoài cóthể kể đến như sau:
- “ California becomes first state to regulate ridesharing services, SideCar,
Uber X”, Forbes,Geron T Bài viết cho thấy các cơ quan quản lý của California đã
thực hiện các dịch vụ chia sẻ xe cộ dựa trên công nghệ hợp pháp trong tiểu bang, cungcấp một khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp như Lyft, SideCar, UberX vàTickengo
-“ Sao Paulo mayor to authorize Uber with mileage fee” trích xuất tại đường
dẫn http://www.reuters.com/article/us-uber-tech-brazil-idUSKCN0Y12TL Bài viếtcho thấy Thị trưởng thành phố Sao Paulo( Nam Mỹ), đã đưa ra các quy định vào thứ
ba để cho phép sử dụng Uber và các ứng dụng đi xe ngựa khác để đổi lấy lệ phí, gâynên sự tức giận giữa các tài xế taxi đã cản trở những con đường chính
- “OpenStreetCab: Exploiting Taxi Mobility Patterns in New York City to
Reduce Commuter Costs” Vsevolod Salnikov, Renaud lambiotte, Anastasios Noulas và Cecilia Mascolo Đại học Namur, Bỉ; ComputerLab, Đại học Cambridge, Vương quốc
Anh trích xuất tại building-ridesharing-transportation-policies-2720 Bài viết cung cấp dữ liệu so sánhgiữa taxi màu vàng ( đặc trưng của taxi thành phố NewYork) và đối thủ cạnh tranhUber bằng cách nghiên cứu sự di chuyển, giá cước,… của taxi màu vàng
http://www.techvoize.com/africa/nigeria-takes-major-step-towards-Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp taxi truyền thống và loại hình vận tải Grab/Uber; nhóm tác giảnhận thấy rằng trong các công trình khoa học đã công bố hầu như chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về khung pháp lý điều chỉnhhoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber Đặc biệt,
là chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập hay phân tích hoạt động cạnh tranh giữaGrab/Uber và các doanh nghiệp taxi truyền thống dưới góc độ Luật Cạnh tranh Việctập trung nghiên cứu khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa dịch vụ vậntải taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber một cách toàn diện và chuyên sâu
về mặt lý luận trên cơ sở xem xét thực tiễn thi hành sẽ góp phần củng cố cơ sở khoahọc đồng thời hoàn thiện thể chế, pháp luật hiện hành, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
Trang 7động thực thi luật cạnh tranh nói riêng, pháp luật về doanh nghiệp nói chung, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Đây chính là mục đích mà đề tài hướng tới và mongmuốn đạt được.
Để đạt được mục đích đề ra, các mục tiêu mà Đề tài hướng tới được thể hiện cụ thểnhư sau:
- Làm rõ được các khái niệm vận tải bằng taxi, loại hình vận tải Grab/Uber vàhoạt động cạnh tranh giữa các hình thức này thông qua quá trình phân tích tổng quanhoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
- Đánh giá sự cần thiết phải ban hành những quy phạm pháp luật điều chỉnhnhằm ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh này
- Phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnhhoạt động cạnh tranh giữa hình thức vận tải Grab/Uber và taxi truyền thống Mở rộngphân tích các quan niệm của tổ chức quốc tế, pháp luật các quốc gia, tổ chức trên thếgiới về các loại hình vận tải taxi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện đại vànhững thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước
- Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về điềuchỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber,cùng với đó là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách cạnh tranh giữacác loại hình vận tải bằng taxi tại Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận từ phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử kết hợp với học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểmcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước Phương pháp nghiên cứu tổng hợp từ các báo cáo,tọa đàm, kết quả nghiên cứu, tài liệu chuyên khảo trong nước, quốc tế và các thông tin
Trang 8mới nhất về tình hình hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tảiGrab/Uber ở Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp so sánh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạtđộng cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber cũng như kinhnghiệm của pháp luật các quốc gia khác trong việc hoàn thiện khung pháp lý điềuchỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề pháp lý liên quan đến việc điềuchỉnh hoạt động canh tranh giữa taxi truyền thống và loại hình Grab/Uber Trong đóchủ yếu phân tích các yếu tố cạnh tranh liên quan đến điều kiện kinh doanh, cạnh tranh
về giá và những vấn đề pháp lý liên quan đến thuế Do đó đề tài không chỉ nghiên cứucác quy định pháp luật về cạnh tranh mà còn cả các quy định pháp luật về doanhnghiệp, thương mại và thuế Ngoài những yếu tố trên, còn rất nhiều các vấn đề khácliên quan đến cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống và hình thức vậntải Grab/Uber nhưng nhóm tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như đã đềcập
Phạm vi nghiên cứu về không gian: quy định pháp luật và tình hình thực thipháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và loại hìnhGrab/Uber tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: quy định pháp luật và tình hình thực thi phápluật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và loại hình Grab/Uber kể
từ khi có quyết định chính thức cho phép thí điểm loại hình kinh doanh này ở ViệtNam cho tới hiện tại
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục đề tài được kết cấu gồm 3Chương:
Trang 9Chương I: Tổng quan về hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống với hình thức vận tải Grab/Uber
Chương II: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa dịch vụ vận tải taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
Chương III: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH GIỮA TAXI TRUYỀN THỐNG VỚI HÌNH THỨC VẬN TẢI GRAB/UBER
1.1 Khái quát về dịch vụ vận tải taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
1.1.1 Khái quát về dịch vụ vận tải taxi truyền thống
1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ vận tải taxi truyền thống
Ngày nay, với nền kinh tế mở, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch vụ
đa dạng, với đủ cách thức, chất lượng khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củangười tiêu dùng Trong đó, xuất hiện dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng taxi,dịch vụ này khi mới ra đời là một trong những dịch vụ được coi là xa xỉ, chỉ dành chogiới thượng lưu Tuy nhiên kinh tế càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càngđược nâng cao, dịch vụ taxi đã trở thành một phương tiện đi lại tiện lợi phục vụ nhucầu di chuyển của mọi tầng lớp xã hội với giá cả và chất lượng đa dạng mà bất kì aicũng có thể sử dụng Kể từ những năm đầu thập niên 90 đến nay, dịch vụ taxi đã từngbước trở thành nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận người dân, với ưu điểm lớn là liên lạc
dễ dàng, thời gian chờ xe đến đưa khách đi là khá nhanh, thủ tục thanh toán đơn giản,dịch vụ taxi đã trở thành dịch vụ di chuyển an toàn và tiện lợi
Ngày nay theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì ngành vận tải được xếpvào nhóm ngành dịch vụ Theo Đại từ điển tiếng Việt, dịch vụ được định nghĩa
là“Công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng”1 Như vậy dịch vụ là các hoạt độngkinh tế vô hình có đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự thỏa mãn những nhu cầutrong cuộc sống của con người
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm“vận tải” Nếu xét trên phương
diện không gian, thời gian thì ta có định nghĩa sau: “Vận tải là quá trình thay một đổi
vị trí của hàng hóa hoặc hành khách trong không gian, theo thời gian nhất định nhằm thỏa mãn mục đích nào đó” 2 Nếu xét trên phương diện kinh tế thì vận tải được hiểu
theo nghĩa như sau: “Vận tải là một hoạt động chiếm lợi nhuận của chủ phương tiện
1 Xem: Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – thông tin, tr.537
Trang 11từ khách hàng bằng việc bán sản phẩm của mình” 3 Theo quan điểm của Mác thì “ tất
cả những của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, sản xuất nông nghiệp và ngành vận tải” 4 Như vậy theo quan
điểm của Mác thì ông cho rằng ngành vận tải là ngành sản xuất vật chất thứ tư và đó làmột ngành sản xuất đặc biệt Nhưng ngày nay theo quan điểm của kinh tế học hiện đạithì ngành vận tải được xếp vào nhóm ngành dịch vụ Theo đó, sản phẩm của ngànhvận tải là một loại sản phẩm dịch vụ, đó là sản phẩm vô hình, có đầy đủ những đặctính của sản phẩm như giá trị và giá trị sử dụng
Nhìn chung dịch vụ vận tải là hình thức kinh doanh vận tải được tổ chức bởicác cá nhân, công ty hoặc một doanh nghiệp nào đó Nói một cách dễ hiểu công ty vậnchuyển thực hiện dịch vụ vận tải sẽ chịu trách nhiệm giúp di chuyển và đảm bảo antoàn cho hàng hóa, hành khách đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu và được trả phí
Tóm lại, vận tải hành khách là quá trình thay đổi, di chuyển vị trí của hành khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Taxi là một trong hai hình thức vận tải hành khách không theo tuyến cố định;hành trình, lịch trình theo yêu cầu của khách hàng; cước tính theo kilomet xe chạy,thời gian chờ đợi Cụ thể taxi là loại hình vận tải phục vụ theo yêu cầu của khách hàng,chủ yếu trong các đô thị và vùng phụ cận, taxi bắt buộc phải có đồng hồ tính tiền và bộđàm để liên lạc với trung tâm, người lái xe chịu sự điều hành của trung tâm trong thờigian làm việc Vận chuyển hành khách bằng taxi là hình thức sử dụng ô tô (không quá
8 ghế, kể cả ghế người lái) để thay đổi, di chuyển vị trí của hành khách trong khônggian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại, di chuyển của con người Cụthể, đây là loại xe cho thuê với người tài xế làm nhiệm vụ lái xe, đưa một hoặc mộtnhóm nhỏ các hành khách đến một vị trí bất kì trong một khu vực nhất định mà hãngtaxi đó hoạt động, chuyến đi này thường chỉ phục vụ nhu cầu của riêng một hoặcnhóm nhỏ hành khách này mà không có sự chia sẻ Taxi chở hành khách giữa các địa
2 Xem: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ xe khách chất lượng cao tại Công ty cổ phần xe
khách Hà Nội, đăng tải trên website
http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-mot-so-bien-phap-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-dich-vu-xe-khach-chat-luong-cao-tai-cong-ty-co-phan-xe-khach-ha-44653/
3 Xem: Nguyễn Việt Thắng, Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, Luận
án Tiến sỹ kinh tế, 2017, tr10.
4 Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lênin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc
gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2005
Trang 12điểm mà họ lựa chọn Điều này khác với các phương tiện giao thông công cộng như xebus, tàu điện ngầm…, dịch vụ mà các địa điểm đón khách và rời đi được xác địnhtrước bởi nhà cung cấp dịch vụ mà không phải bởi hành khách.
Trên thế giới lịch sử hình thành của xe taxi bắt nguồn từ thủ đô Luân Đôn,Vương quốc Anh vào thế kỉ 12 Khi đó, dịch vụ vận tải hành khách là việc sử dụng sứcngựa kéo (hackney) với khoang hành khách đặt trên 4 bánh xe và những người sử dụng
xe phải trả một khoản phí cố định Sau đó, xe ngựa kéo này được nâng cấp lên chỉ còn
2 bánh với 2 chỗ ngồi, được gọi là “cabriolet” ngắn gọn là “cab” Xe chở hành khách
có gắn động cơ đầu tiên ở London sử dụng năng lượng điện Chúng được gọi tên là
“Berseys” theo tên gọi của người quản lý London Electrical Cab Company, và có biệt hiệu là “Hummingbirds” do những âm thanh chúng phát ra Xe chở khách sử dụng năng lượng dầu đầu tiên ở London là một sản phẩm đến từ nước Pháp năm 1903 Qui định bắt buộc gắn đồng hồ tính tiền trên xe chở khách (taximeter) được ban hành vào năm 1907 Từ đó, các xe chở khách có tên gọi Taxicabs, sau này gọn lại thành Taxi 5
Xe taxi được mở rộng khắp thế giới vào đầu thế kỷ 20 Các dịch vụ vận tải bằng taxingày càng được nâng cấp và sử dụng phổ biến cho nhu cầu di chuyển của con ngườinhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả trong công việc
Để sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi, hành khách có nhu cầu cóthể liên lạc với tổng đài của công ty cung cấp dịch vụ taxi hoặc trực tiếp đón xe đang dichuyển trên đường Với cách thức đón xe trực tiếp, taxi truyền thống đón khách trựctiếp ở lề đường đang di chuyển, bến tàu, bến xe, sân bay,… khi có tín hiệu từ phía hànhkhách hoặc nhóm hành khách có nhu cầu Đối với việc khách hàng liên hệ trực tiếp vớitổng đài khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, tổng đài sẽ liên lạc trực tiếp với tài xế, nhữngtài xế đang hoạt động ở khu vực gần khách hàng sẽ thông báo lại với tổng đài và dichuyển ra đón khách Tuy nhiên đối với việc đón khách qua tổng đài thì không thểtránh được việc có nhiều hơn một xe taxi ra đón khách hàng Đó là hai cách cung cấpdịch vụ vận tải cho khách hàng cơ bản nhất của taxi truyền thống Hiện một số hãngtaxi truyền thống đang phát triển phần mềm gọi xe bằng ứng dụng trên điện thoại, theo
đó hành khách đặt xe trên ứng dụng từ điện thoại thông minh do các hãng này cungcấp Ngày nay, với sự phát triển của đời sống và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao,ngày càng nhiều hãng taxi ra đời Những “ông lớn” trong thị trường kinh doanh dịch
5 Xem: https://www.otosaigon.com/threads/kham-pha-lich-su-taxi-den-tai-london.2724879/ truy cập ngày 25/2/2018
Trang 13vụ vận tải hành khách bằng taxi truyền thống của Việt Nam hiện nay phải kể đếnVinasun, Mai Linh, Thanh Nga,… chiếm trên 70% thị phần hiện nay 6
Việc xuất hiện loại hình vận tải Grab/Uber đã làm thay đổi căn bản cơ cấungành vận tải Một lượng lớn khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng loại hìnhvận tải Grab/Uber thay cho việc sử dụng dịch vụ taxi như trước Đây là biểu hiện cănbản của sự tác động bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lên xã hội nói chung vàthị trường vận tải nói riêng Và tên gọi “taxi truyền thống” cũng đã xuất hiện như mộtquy luật tự nhiên theo sự xuất hiện và phát triển của Grab/Uber cũng như của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư
Như vậy, kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi là kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô (không quá 8 ghế kể cả ghế người lái) có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách hàng, giá cước tính theo đồng hồ tính tiền.
1.1.1.2.Đặc điểm pháp lý của dịch vụ taxi truyền thống
Thứ nhất, về chủ thể của dịch vụ vận tải taxi truyền thống
Giống như các thị trường dịch vụ khác, hoạt động giao dịch diễn ra trên thịtrường vận tải luôn xoay quanh mối quan hệ giữa người cung ứng dịch vụ và người sửdụng dịch vụ Tuy nhiên, do dịch vụ trên thị trường vận tải có những nét đặc thù riêngnên cách thức cung ứng loại hình dịch vụ này cũng không giống như trên thị trườngdịch vụ thông thường, nơi người mua và người bán trực tiếp tiến hành mọi hoạt động,thỏa thuận mà không cần qua khâu trung gian nào khác Trên thị trường vận tải taxi, có
2 chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ đó là thương nhân kinh doanh dịch
vụ taxi và khách hàng
Thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi:
Các thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi là bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô với những điều kiện, ngành nghề hoạt động và mục đích lợi nhuận “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” 7
Những chủ thể này tiến hành hoạt động vận tải hành khách nhằm mục đích lợi nhuận;mang tính nghề nghiệp, thường xuyên và phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
6 Xem: 20170928071144617.chn
http://cafef.vn/thi-truong-taxi-viet-ngay-cang-khoc-liet-dau-la-chia-khoa-de-phat-trien-ben-vung-7 Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005
Trang 14pháp luật Mục tiêu của chủ thể vận tải bằng taxi khi tham gia thị trường vận tải làphục vụ khách hàng để thu về lợi nhuận Khoản lợi nhuận mà bên cung ứng dịch vụvận tải hành khách bằng taxi có được là cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh hoặcđáp ứng các nhu cầu khác của họ Dấu hiệu “đăng ký kinh doanh” là dấu hiệu hìnhthức quan trọng để nhận biết thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi truyền thống.
Ngoài ra, kinh doanh dịch vụ vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Với vai trò và chức năng là người cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của pháp luật về điều kiện thành lập và hoạt động
Lưu ý, trong hoạt động thực tiễn, khách hàng làm việc với “tổng đài” và “láixe” Đây không phải là những chủ thể độc lập với thương nhân kinh doanh dịch vụ vậntải hành khách bằng taxi Thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằngtaxi theo cách thức truyền thống sở hữu, vận hành số lượng xe nhất định và có nhânviên tài xế thực hiện trực tiếp việc cung ứng dịch vụ vận tải hành khách và bộ phậntrực tổng đài nếu khách có nhu cầu đặt xe qua điện thoại Người có nhu cầu di chuyểnliên hệ với tổng đài qua điện thoại và tư vấn viên sẽ hỗ trợ khách hàng đặt xe bằngcách kết nối với lái xe đang ở vị trí gần nhất bằng bộ đàm và phương tiện định vị.Trong mối quan hệ này, “tổng đài” và “lái xe” nhân danh thương nhân kinh doanh vậntải tham gia vào quan hệ với khách hàng Mọi giao dịch giữa “tổng đài”, “lái xe” vớikhách hàng đều thuộc sự giám sát, điều hành từ phía thương nhân kinh doanh
Hành khách:
Hành khách là người có nhu cầu trực tiếp sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng xetaxi Hành khách có thể là cá nhân hoặc tổ chức Họ tìm đến dịch vụ này vì nhu cầu dichuyển cá nhân, sự nhanh chóng, tiện ích được hưởng Dưới góc độ pháp lý, kháchhàng tham gia dịch vụ vận tải bằng taxi truyền thống phải là người có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ (người thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự và không bịhạn chế năng lực hành vi dân sự) hoặc người chưa thành niên nhưng được pháp luậtdân sự cho phép thực hiện giao dịch vận chuyển Mục đích là yếu tố không bắt buộcphải xét đến đối với khách hàng khi tham gia vào giao dịch vận tải bằng taxi truyềnthống Họ có thể chỉ có mục đích tiêu dùng (mục đích di chuyển trong đời sống), hoặccũng thể có mục đích lợi nhuận
Trang 15Thứ hai, cơ sở pháp lý của quan hệ dịch vụ vận tải taxi truyền thống là hợp đồng dịch vụ vận tải bằng xe taxi bằng hình thức lời nói.
Khi tham gia vào hoạt động vận chuyển hành khách bằng taxi, cũng giống nhưviệc tham gia vào các loại hình vận chuyển khác, các bên đã thiết lập với nhau mộtmối quan hệ, quan hệ đó được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, pháp luật thương mại
và pháp luật dịch vụ vận tải, trở thành một loại quan hệ mang tính đặc thù riêng: quan
hệ pháp luật về vận chuyển hành khách bằng taxi Giữa các bên xuất hiện mối quan hệ
mà quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia Cũng như những quan hệ dân sự khác,quan hệ pháp luật về vận chuyển hành khách bằng taxi đòi hỏi các bên phải có nghĩa
vụ thực hiện đúng và đầy đủ mọi nghĩa vụ đã được xác lập Trong vận chuyển hànhkhách bằng taxi truyền thống, quyền và nghĩa vụ giữa người cung ứng và người sửdụng dịch vụ được xác lập bằng hợp đồng dịch vụ vận tải bằng xe taxi với hình thứcbằng lời nói Hợp đồng dịch vụ là căn cứ hình thành nên quan hệ cung ứng, sử dụngdịch vụ giữa hai bên chủ thể Khách hàng là người đề nghị giao kết hợp đồng vớithương nhân kinh doanh dịch vụ taxi Thông qua hành vi gọi điện trực tiếp đến tổngđài của thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi hoặc “vẫy” xe thuộc sở hữu của thươngnhân kinh doanh dịch vụ taxi đang di chuyển trên đường, khách hàng bảy tỏ mongmuốn việc giao kết một hợp đồng dịch vụ vận chuyển theo chất lượng và cách tính giácước đã được quy định sẵn Khi lên xe, hợp đồng dịch vụ sẽ được thực hiện giữa mộtbên là lái xe thay mặt cho thương nhân kinh doanh dịch vụ taxi với bên kia là kháchhàng có nhu cầu di chuyển Dịch vụ vận tải hành khách là một loại hàng hóa đặc biệtđược mua đi – bán lại trên thị trường Trao đổi dịch vụ này trên thị trường được xácđịnh theo hai giá trị là giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng Giao dịch cung ứng, sử dụngdịch vụ luôn mang tính đền bù, hành khách sử dụng dịch vụ vận tải buộc phải trả mộtkhoản tiền nhất định tương đương với giá trị dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ, đó là
số tiền tính theo số kilomet kể từ khi xe lăn bánh đến khi xuống xe
Thứ ba, giá cả của phương thức vận tải taxi được tính căn cứ vào giá cước đã
kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn giá để tính tiền cước mà khách hàng cần phải thanh toán cho bên cung ứngdịch vụ vận tải taxi dựa vào giá đã kê khai Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơquan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ
Trang 16thuộc diện phải kê khai giá 8 Hoạt động kê khai giá là hoạt động quản lý nhà nước vềgiá cần tiến hành đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định Việc đó nhằm bảo đảmlợi ích của thương nhân kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng và Nhà nước.
Thứ tư, dịch vụ vận tải taxi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện kinh doanh được hiểu là “tập hợp các công cụ mà Chính phủ sử
dụng để đặt ra yêu cầu đối với công dân và doanh nghiệp” 9 Đơn giản đó là mọi sựcan thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào quyền tự do kinh doanh của ngườidân, thường được cụ thể hóa bằng những văn bản pháp quy ấn định những hạn chế chongười kinh doanh khi đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định Khoản 1
Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Đáp ứng đủ
điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh” Từ các quan điểm khoa học và quy định pháp
luật về định nghĩa của điều kiện kinh doanh có thể rút ra một số đặc điểm của điềukiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi như sau:
Một là điều kiện kinh doanh chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh nhất định và vận tải hành khách bằng taxi là ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện vì dịch vụ vận chuyển hành khách này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe,tính mạng của hành khách, trật tự an toàn xã hội và môi trường, do đó ngành nghề nàyphải tuân thủ những yêu cầu kinh doanh và những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ.Trước hết về điều kiện khi ra nhập thị trường, thương nhân kinh doanh phải đáp ứngđiều kiện chung đối với vận tải bằng xe ô tô và điều kiện riêng đối với vận tải hànhkhách bằng xe taxi quy định tại Điều 13, Điều 17 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày10/9/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Ngoài ra khihoạt động trên thị trường, thương nhân cũng phải đáp ứng các điều kiện về tuyếnđường, khung thời gian các phương tiện được phép hoạt động Mục đích của việc đặt
ra điều kiện kinh doanh là nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, qua
đó bảo vệ hành khách, bảo vệ môi trường và trật tự công cộng Vì vậy các điều kiệnkinh doanh của vận tải hành khách bằng taxi đều hướng tới các tiêu chuẩn chất lượng
8 Khoản 9 Điều 4 Luật Giá năm 2012
9 Xem: Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Thời điểm cho sự thay đổi – Đánh giá Luật Doanh nghiệp
và kiến nghị, Hà Nội, 11/2004, tr.9
Trang 17dịch vụ, điều kiện về nhân lực, yêu cầu về vệ sinh, an ninh trật tự, yêu cầu về phòngcháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Hai là, thương nhân bị giới hạn quyền tự do kinh doanh bằng việc phải đáp ứng
các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định Thương nhân chỉ được tiến hành cáchoạt động kinh doanh kể từ khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cho dù thươngnhân đã được cấp giấy chứng nhận đối với việc đăng ký thành lập Như vậy, việcchuẩn bị các điều kiện vật chất, nhân sự và thời gian để một thương nhân kinh doanhdịch vụ vận tải taxi theo cách truyền thống thường lâu dài và tốn kém hơn Điều kiệnkinh doanh đối với vận tải bằng taxi là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý hoạt độngcủa thương nhân, vì dựa trên những điều kiện này cơ quan có thẩm quyền một mặt sẽhướng dẫn các thương nhân này phải chấp hành hoặc phải cam kết thực hiện đúng vàđầy đủ những điều kiện kinh doanh đó, mặt khác sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra việcchấp hành pháp luật của các thương nhân và xử lý các vi phạm về điều kiện kinhdoanh Mặt khác, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo cơchế hậu kiểm
1.1.2 Khái quát về hình thức vận tải Grab/Uber
1.1.2.1 Quan điểm về hình thức vận tải Grab/Uber
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội mớixuất hiện, điển hình trên thị trường vận tải, Grab/Uber xuất hiện đã làm thay đổi môitrường hoạt động cũng như phúc lợi của xã hội Sự xuất hiện và phát triển nhanhchóng của mô hình này yêu cầu xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện phù hợp đểđiều chỉnh Muốn vậỵ, phải xác định được bản chất của vấn đề, bản chất của loại hìnhvận tải Grab/Uber Grab,Uber là một trong năm hình thức vận tải được quy định trongNghị định số 86/2014/NĐ-CP hay là một hình thức vận tải hoàn toàn mới hoặc chỉ làmột mắt xích trong một chuỗi của hình thức vận tải nào đó… Việc xác định bản chấtcủa loại hình này còn nhiều luồng quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng Grab/Uber là loại hình vận tải taxi vì mang đầy
đủ các đặc điểm của loại hình vận tải taxi Vì Grab/Uber cũng giống như các doanhnghiệp vận tải khác, có hệ thống mạng lưới riêng, tuyển dụng các tài xế tham gia mạnglưới của mình Khách hàng đặt xe taxi thông qua ứng dụng của Grab/Uber cũng chính
Trang 18là ký hợp đồng vận tải taxi với các hãng này Do đó Grab/Uber phải được coi là loạihình vận tải taxi Quan điểm này cũng được sự đồng thuận của một số các thiết chếcông lý như Tòa án công lý Châu Âu (ECJ) Trong diễn biến mới nhất của chuỗi trậnđấu pháp lý mang nhiều tính tranh cãi trên, công ty Uber lập luận rằng mình chỉ là mộtứng dụng kỹ thuật số giữ vai trò trung gian giữa tài xế và khách hàng có nhu cầu đi xe,Uber nên được chịu sự điều tiết "mềm" hơn của các quy định về dịch vụ trực tuyến của
EU Vụ kiện Uber lên Tòa án Công lý châu Âu diễn ra khi một hiệp hội tài xế taxichuyên nghiệp ở Barcelona, Tây Ban Nha đâm đơn Đơn kiện nói hoạt động của Ubertại Tây Ban Nha gây hiểu lầm và là một sự cạnh tranh không bình đẳng Ngày20/12/2017 Tòa án Công lý Châu Âu đã đưa ra phán quyết mang tính cột mốc nói rằngUber cần được phân loại là một dịch vụ vận tải và chịu sự điều tiết như các hãng taxikhác “dịch vụ do Uber cung cấp kết nối các cá nhân với tài xế không chuyên là mộtdịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải"10 Như vậy, Uber hay những loại hình tương tự theophán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu thì đó phải được phân loại là một dịch vụ vậntải chịu sự điều tiết như một hãng taxi thông thường Phán quyết này nhận được đượckhá nhiều quan điểm đồng tình từ những hãng taxi ,ngay cả ở Việt Nam
Quan điểm thứ hai cho rằng Grab/Uber không phải là loại hình vận tải taxi mà
các doanh nghiệp này chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ vận tải hoặc môigiới vận tải Bản thân Uber đã tự đưa ra lập luận rằng bản thân mình chỉ là một ứngdụng kỹ thuật số giữ vai trò kết nối giữa hành khách và tài xế, không tham gia trực tiếpvào quá trình vận tải hành khách và Uber nhân danh chính mình trong quan hệ này vớivai trò là nhà cung cấp phần mềm công nghệ Quan điểm này có phần hợp lý khi nhìnnhận chức năng chính của Uber hay loại hình tương tự Grab là thay thế mô hình tổngđài điện thoại, bộ đàm của taxi truyền thống; thay thế đồng hồ đo kilomet truyềnthống Quan điểm này cũng nhận được khá nhiều sự đồng thuận, theo như khảo sát củanhóm tác giả, có đến 73% số người được hỏi trả lời cho rằng Grab/Uber là một doanhnghiệp kinh doanh công nghệ vận tải hoặc môi giới vận tải11 Tuy nhiên có điểm khácbiệt là tổng đài của các hãng taxi hoạt động nhân danh chính các hãng thì Grab/Uberlại hoạt động độc lập với các tài xế Tài xế tham gia vào dịch vụ Grab/Uber mới chính
là chủ thể cung cấp dịch vụ vận tải hành khách Nhìn nhận dưới góc độ về trách nhiệmnộp thuế có thể thấy rõ được lí do tại sao Uber luôn luôn khằng định mình là một
10 Báo điện tử Vnexpress ngày 21/12/2017.
11 Xem phụ lục 2
Trang 19doanh nghiệp kinh doanh công nghệ, cung cấp phần mềm, bởi chế độ ưu đãi về thuếcho doanh nghiệp công nghệ là rất lớn Mặc dù hiện nay thì các hãng taxi truyền thốngnhư Vinasun, Thành Công, Mai Linh cũng đang phát triển các phần mềm tương tựGrab/Uber chỉ cốt để thay thế cho mô hình tổng đài điện thoại hiện hành của họ Tuynhiên chúng ta cũng cần nhận diện một cách công bằng và trung tính rằng, phần mềmứng dụng của các hãng taxi đang cung cấp có bản chất pháp lý khác với phần mềmứng dụng mà Grab hay Uber cung cấp và những ứng dụng gọi xe này vẫn chưa đápứng được những yêu cầu của người tiêu dùng, chưa đủ sức cạnh tranh với Grab/Uber12.
Quan điểm thứ ba cho rằng Grab/Uber là một loại hình vận tải hành khách theo
hợp đồng Ở đây việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách dựa trên nền tảng internet
và công nghệ định vị là một dạng của dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng khôngtheo tuyến cố định và coi Grab/Uber là người cung cấp dịch vụ giao kết hợp đồng điện
tử giữa lái xe và hành khách Trong Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số86/2014/NĐ- CP có đề cập đến quy định hợp đồng vận tải điện tử là việc ứng dụngphần mềm trên nền tảng website hoặc ứng dụng di động, ứng dụng mở khác để thựchiện việc kết nối cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa doanh nghiệp, hợp tác xã kinhdoanh vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch, taxi
và kinh doanh vận tải hàng hóa với người thuê vận tải13 Tuy nhiên, nếu xếp Grab/Ubervào loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng thì quá gượng ép, không thể hiện đượctính chất, đặc thù của loại hình này đó là sự linh động
Quan điểm thứ tư cho rằng Grab/Uber không thể quy về “dịch vụ khoa học
công nghệ” hay “ dịch vụ phần mềm kết nối hành khách và lái xe” mà là dịch vụ kinhdoanh chưa từng có trong bảng xếp loại mã ngành đăng ký kinh doanh của Việt Nam
từ trước đến giờ và nên gọi là kinh doanh khác Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tếtại Việt Nam, Grab/Uber đã xuất hiện và đã hết thời gian thí điểm 2 năm, vì vậykhông thể không phân loại, đặt tên cho loại hình Grab/Uber.14
Mỗi quan điểm, mỗi luồng ý kiến đều có lý lẽ riêng, có căn cứ nhất định Tuynhiên, nếu tiếp cận vấn đề không chỉ là khoa học hàn lâm thuần túy mà là lựa chọn choviệc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của chính loại hình này thì mỗi ý
12 Xem phụ lục 2
13 Xem: Báo điện tử Vnexpress truy cập ngày 04/03/2018
14 Xem: Bản chất pháp lý của mô hình kinh doanh Uber/ TS Võ Trí Hảo, Khoa Luật Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 20kiến, mỗi quan điểm sẽ dẫn đến một hệ quả khác nhau cho xã hội, cho nhà nước haycho chính người dân.15
Trước những quan điểm trái chiều về bản chất của Grab/Uber, nhóm tác giảxin phép được phân tích những đặc thù trong thực tiễn hoạt động của Grab/Uber đểđưa ra khung pháp lý điều chỉnh thích hợp ở phần sau
1.1.2.2 Đặc thù của hình thức vận tải Grab/Uber.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 lan rộng trên toàn cầu, để tồn tại
và có chỗ đứng trong cuộc cách mạng thì mỗi sự vật, hình thái phải luôn luôn vậnđộng, đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của xã hội Phù hợp với nhữngnguyên tắc đó, Grab/Uber phát triển và có sức lan tỏa, phổ biến đến nhiều người dântrong xã hội, chiếm ưu thế trên thị trường hơn các loại hình cũ đã xuất hiện trước đóhàng thập kỉ hay lâu hơn là cả một thế kỉ trước là vì Grab/Uber đã tận dụng tối đanhững thành tựu công nghệ khoa học kỹ thuật Từ đó, việc áp dụng phù hợp nhữngthành tựu của công nghệ, khoa học giúp cho loại hình vận tải này đáp ứng được những
“đòi hỏi” của người tiêu dùng Và những đặc thù, những điểm riêng biệt đó cũng chính
là những “ bí quyết” cho sự tồn tại:
Thứ nhất, có ba chủ thể độc lập tham gia vào hoạt động do ứng dụng Grab/Uber
Mục đích khi tham gia vào hoạt động thương mại của Grab/Uber là kết nốinhững lái xe nhàn rỗi với khách hàng đang có nhu cầu được vận chuyển bằng ô tô
15 Xem: Bản chất pháp lý của mô hình kinh doanh Uber/ TS Võ Trí Hảo, Khoa Luật Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16 Xem: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Truy cập ngày 10/03/2018
Trang 21Grab/Uber thu lợi nhuận từ hoạt động kết nối của mình Grab/Uber sở hữu ứng dụng
có chức năng đặt lệnh, nhận lệnh và điều phối xe Grab/Uber có vai trò cung cấp nềntảng công nghệ để hỗ trợ bên vận chuyển tìm kiếm khách hàng, kết nối bên vậnchuyển và khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải Để tăng hiệu quả cho việckinh doanh, Grab/Uber tận dụng ứng dụng của mình để tài xế có vị trí thích hợp nhất
sẽ nhận được yêu cầu của khách hàng (bao gồm cả tài xế đang nhàn rỗi và tài xế đangtrả khách gần địa điểm của khách hàng)
Thực tiễn hoạt động hiện nay là Grab/Uber hoàn toàn độc lập với tài xế Tronggiao dịch kết nối với khách hàng, Grab/Uber nhân danh chính mình
+ Bên cung cấp dịch vụ vận tải: có thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ vậntải hành khách bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc là chủ sở hữuphương tiện, người được chủ sở hữu phương tiện giao quyền quản lí và sử dụngphương tiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
Về tài xế, họ có thể linh hoạt trong thời gian làm việc, tận dụng những lúc rảnhrỗi, có thể tham gia bất cứ khi nào bằng việc sử dụng phần mềm Grab/Uber dành riêngcho tài xế để đón khách, kiếm thêm thu nhập Phương tiện tham gia vào hình thức nàychính là chiếc xe do tài xế là chủ sở hữu Trong khi đó, phương tiện tham gia của taxitruyền thống có thể do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi giao cho tài xế
sử dụng, vận hành và đóng phí cho công ty hoặc cũng có thể do chính chiếc xe do tài
xế làm chủ sở hữu Đương nhiên, lái xe taxi phải tuân thủ theo nội quy công ty, hợpđồng lao động giữa công ty và tài xế về thời gian, địa điểm làm việc Tài xế của hìnhthức vận tải hành khách bằng taxi có môi trường làm việc gò bó hơn tài xế củaGrab/Uber cả về thời gian, địa điểm lẫn doanh thu (thường thì tài xế taxi sẽ bị áp mộtmức thu nhập tối thiểu và chi phí phải nộp cho công ty là khá cao) Một điểm khácbiệt nữa , tài xế trong hình thức vận tải Grab/Uber nhân danh cho chính mình khi thamgia vào quan hệ chứ không tham gia nhân danh công ty Grab/Uber Điểm này khác vớihoạt động của dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi , dịch vụ vận tải bằng taxi chỉ cóhai chủ thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải (công ty taxi) và khách hàng.Tài xế tham gia vận chuyển không độc lập mà nhân danh thương nhân kinh doanh dịch
vụ vận tải khi cung ứng dịch vụ
+ Khách hàng là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách, bằngcách sử dụng hoàn toàn miễn phí ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động Họ
Trang 22chỉ thanh toán cước vận chuyển Việc tạo ra môi trường thuận lợi, tiện ích của dịch vụ
là công việc Grab/Uber cần thực hiện để thu hút khách hàng quan tâm, sử dụng dịch
vụ Grab/Uber liên kết tài xế và hành khách bằng phần mềm trên điện thoại thôngminh (smartphone), do vậy hành khách muốn sử dụng dịch vụ phải có smartphone.Người dùng có thể tải và cài đặt ứng dụng Grab/Uber hoàn toàn miễn phí trên các hệđiều hành IOS, Android, Windowns phones Người dùng sẽ mở ứng dụng, đăng nhậpbằng tài khoản cá nhân, thông báo trên ứng dụng việc di chuyển của mình, địa điểm đi,địa điểm đến Nội dung thông báo sẽ được hiển thị trên ứng dụng điện thoại của lái xe.Lái xe ở quanh khu vực của khách hàng có nhu cầu chở khách sẽ ấn nút “ nhận” trênứng dụng và liên hệ lại với khách hàng Nếu có nhiều lái xe phản hồi lại yêu cầu củakhách hàng tại một thời điểm thì lái xe ở vị trí gần nhất sẽ được hệ thống ưu tiên khớplệnh Khi hai bên đều xác nhận giao dịch này, khách hàng cũng sẽ được cung cấp đầy
đủ thông tin về biển số xe, tài xế, chiều dài sẽ đi, giá tiền họ cần thanh toán haykhoảng cách giữa xe và địa điểm hiện tại của người sử dụng dịch vụ để họ có thể chủđộng thời gian Ưu thế, vượt trội hơn của loại hình Grab/Uber so với taxi truyền thống
là việc đón xe của khách hàng, khách hàng có thể ở tại nhà, cơ quan,… để gọi xe màkhông phải trực tiếp vẫy xe hay gọi điện đến tổng đài, giúp khách hàng có thể tối ưuhóa thời gian chờ xe để chủ động trong công việc
Thứ hai, Grab/Uber không phải chịu các điều kiện kinh doanh khắt khe như vận
tải taxi Do là hoạt động mang tính mới, cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam nóiriêng và trên thế giới nói chung chưa có đủ cơ sở pháp lý để áp dụng điều kiện kinhdoanh với Grab/Uber như các hình thức kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng ô
tô truyền thống khác Dịch vụ vận tải hành khách là ngành nghề kinh doanh có điềukiện như tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, nhân lực, phương tiện bến bãi Hiện tại, Grab/Uber chưa được phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh nói trên một cách chính thức
và thống nhất Đội ngũ tài xế của Grab/Uber vẫn bao gồm cả tài xế chuyên nghiệp vàtài xế không chuyên Tài xế chuyên nghiệp là những chủ thể đáp ứng đủ các điều kiệnkinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô Họ cung cấp dịch vụ nhằm mục tiêu lợinhuận, mang tính nghề nghiệp và có đăng ký kinh doanh Thường mô hình họ lựa chọn
là mô hình thương nhân cá nhân Tại Việt Nam, mô hình các tài xế chuyên nghiệp lựachọn hoạt động khi gia nhập vào mạng lưới Grab/Uber là hộ kinh doanh Tài xế khôngchuyên là những người đơn thuần chỉ sở hữu xe, có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu cho
Trang 23người khác đi cùng trên tuyến đường của mình Đối với nền kinh tế chia sẻ hiện đang
là xu hướng trong thế giới ngày nay, việc “chia sẻ” phương tiện đi lại cũng là một giảipháp thông minh, hiệu quả Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Grab/Uber cho thấy,hầu hết các tài xế tham gia vận tải hành khách như một chủ thể kinh doanh
Thứ ba, Grab/Uber chịu áp lực cạnh tranh khác với thị trường vận tải taxi
truyền thống Đối với vận tải taxi truyền thống thì áp lực cạnh tranh từ rào cản ra nhậpthị trường là khá lớn Để ra nhập thị trường, doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi phảiđầu tư cơ sở vật chất rất lớn từ phương tiện tham gia, các chi phí duy trì cơ chế điềuhành như tổng đài điều phối xe, chăm sóc khách hàng,… hay tính toán chi phí khấuhao và thời gian có lãi Tinh giản hơn rất nhiều so với thị trường vận tải taxi,Grab/Uber không phải chịu những áp lực đó Để kinh doanh, Grab/Uber chỉ cần mộtphần mềm, một xe ô tô và một lái xe – đó cũng là điều kiện tối giản để kinh doanh vậntải giống như taxi Tuy nhiên, vấn đề về áp lực cạnh tranh lên Grab/Uber lại nằm ở chỗlàm thế nào để có được lượng truy cập và sử dụng phần mềm nhiều nhất có thể Chiphí để quảng bá thương hiệu, phục vụ được nhiều thành phần trong xã hội hay thay đổithói quen người tiêu dùng là rất lớn Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí dànhcho hoạt động xúc tiến thương mại của loại hình này trong thời gian đầu tham gia thịtrường là rất lớn Có thể thua lỗ trong thời gian dài khi mới ra nhập thị trường.,
Thứ tư, về hình thức hợp đồng:
- Hợp đồng giữa bên vận chuyển và Grab/Uber:
Lái xe sẽ tiến hành đăng ký các thông tin cá nhân mà ứng dụng yêu cầu trênwebsite của ứng dụng Thông tin cá nhân mà ứng dụng yêu cầu thường bao gồm: giấy
tờ tùy thân có ảnh, họ tên, tuổi, số điện thoại liên lạc, nơi sinh sống và làm việc… Saukhi tiến hành đăng ký, Grab/Uber sẽ thẩm định các thông tin và liên hệ lại với lái xenếu đáp ứng được các nhu cầu và tiến hành giao kết một hợp đồng với các điều khoảnđược định sẵn Lái xe sẽ xem xét kĩ các điều khoản và xác nhận đồng ý với giao kết
đó Khi hợp đồng có hiệu lực, lái xe sẽ được Grab/Uber hỗ trợ cài đặt ứng dụng điềuhành dành cho lái xe, từ đó lái xe có thể bắt đầu nhận khách thông qua phần mềm Từyêu cầu thao tác trên thực tiễn đối với hoạt động đăng ký tài khoản của tài xế với Grab/Uber, có thể thấy, hợp đồng giữa bên vận chuyển và doanh nghiệp sở hữu ứng dụng cóhình thức pháp lý tương đương văn bản
- Giao dịch giữa Grab/Uber và khách hàng:
Trang 24Đối với khách hàng, yêu cầu của Grab/Uber không quá khắt khe như đối với lái
xe Họ chỉ cần tải các ứng dụng đặt và điều phối xe về thiết bị di động của họ, tiếnhành đăng kí các thông tin cá nhân mà ứng dụng yêu cầu, bao gồm: địa chỉ email, sốđiện thoại,… sau đó xác nhận lại thông tin và đăng ký trực tiếp trên thiết bị của mình
là đã có thể sử dụng ứng dụng này Quan hệ giữa khách hàng và Grab/Uber về cơ bảnchỉ là một giao dịch bổ trợ nhằm thực hiện việc tìm kiếm xe và vận tải hành khách
- Giao dịch giữa bên vận chuyển và khách hàng:
Khách hàng khi có nhu cầu di chuyển sẽ mở ứng dụng gọi xe, đăng nhập bằngtài khoản cá nhân, cung cấp việc di chuyển của mình, địa điểm đón, địa điểm đến Nộidung thông báo sẽ được hiển thị trên ứng dụng ở điện thoại của các lái xe Lái xe ởquanh khu vực của khách hàng sẽ ấn nút “nhận” trên ứng dụng và liên hệ lại với kháchhàng Khi hai bên đều xác nhận giao dịch này, khách hàng cũng sẽ được cung cấp đầy
đủ thông tin về biển số xe, tài xế, số kilomet sẽ đi, giá tiền họ cần thanh toán, khoảngcách giữa xe và địa điểm đón để họ có thể chủ động về thời gian Hình thức của giaodịch giữa bên vận chuyển và khách hàng được thể hiện thông qua hợp đồng cung ứngdịch vụ vận tải Hợp đồng này được thể hiện bằng hình thức khác có giá trị pháp lýtương đương văn bản Trong quan hệ này, bên vận chuyển đóng vai trò là bên cungứng dịch vụ và khách hàng là người sử dụng dịch vụ vận tải mà bên vận chuyển cungcấp Hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa bên vận chuyển và khách hàng là loại hợp đồngcung ứng dịch vụ theo kết quả công việc Bên vận chuyển có nghĩa vụ cung ứng dịch
vụ vận tải theo yêu cầu của hành khách, đảm bảo các yêu cầu về điều kiện lưu thông,đảm bảo an toàn trong quá trình cung ứng dịch vụ, giữ bí mật về thông tin cá nhân củahành khách Sau khi quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ kết thúc thì khách hàng cónghĩa vụ thanh toán phí sử dụng dịch vụ
1.1.2.3 Những vướng mắc trong xác định bản chất pháp lý của hình thức vận tải Grab/Uber theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo như nhóm tác giả đã trình bày ở trên, có nhiều quan điểm, ý kiến khácnhau về bản chất của Grab/Uber nên việc xác định bản chất của Grab/Uber là vô cùngquan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đặc biệt khi đã hết 2 nămthực hiện thí điểm loại hình này
Trang 25Hiện nay, theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 200817 và Nghịđịnh số 86/2014/NĐ-CP đã chỉ ra có 5 loại hình vận tải được quy định đó là vận tảihành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tảihành khách bằng xe taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải hành khách dulịch bằng ô tô Liệu bản chất Grab/Uber có thể xác định trong những loại hình vận tảinày hay không?
Từ thực tiễn hoạt động, Grab/Uber là mô hình cung ứng dịch vụ vận tải theo nhucầu của khách hàng, đón và trả khách tại những điểm mà hành khách đã yêu cầu,không theo một tuyến cố định và phương tiện hoạt động của Grab/Uber là xe ô tô từ 4đến 7 chỗ Vì vậy, đây không thể thuộc loại vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định, vận tải bằng xe buýt và cũng không phải là loại hình vận tải hành khách dulịch bằng ô tô
Vậy, liệu Grab/Uber có thể nằm trong hai loại hình là vận tải hành khách bằng
xe taxi hay vận tải hành khách theo hợp đồng hay không?
Thứ nhất, Grab/Uber vào loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Với hình thức vận tải hành khách bằng xe taxi, thì phương tiện tham gia phải có nhữngđặc điểm, điều kiện của loại hình này Theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CPthì hình thức vận tải hành khách bằng xe taxi phải thỏa mãn:
“1 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
2 Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.
3 Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ cho
xe taxi trên địa bàn.”
Giống với loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi thì Grab/Uber cũng có lịchtrình theo yêu cầu của khách hàng Theo đó, khách hàng đặt xe qua ứng dụng trênsmartphone bao gồm điểm đón và trả khách, ứng dụng sẽ tự động tính toán quãngđường nhanh và thuận tiện nhất cho lái xe và khách hàng Bên cạnh đó, hệ thống cũng
17 Xem: Điều 66 Luật giao thông đường bộ năm 2008
Trang 26sẽ tự động tính toán và đưa ra chi phí cho cước xe thay vì đồng hồ tính tiền căn cứ vào
ki lô mét xe lăn bánh như loại hình vận tải bằng taxi Sự ứng dụng công nghệ thôngtin này của Grab/Uber là một lợi thế vượt trội so với loại hình taxi truyền thống, giúpchấm dứt sự gian lận của lái xe bằng cách lái xe chạy vòng vòng, kéo dài quãng đườngcủa hành khách gây lãng phí tiền bạc và thời gian Một điểm khác cơ bản giữaGrab/Uber và loại hình dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi chính nằm ở ngoạihình của phương tiện tham gia Xe taxi được điều hành bởi tổng đài qua bộ đàm để tìm
và đón khách, cùng với đó taxi có thể đón khách vẫy dọc đường bằng hộp đèn với chữ
“ TAXI” gắn cố định trên nóc xe Đây là điều kiện bắt buộc của xe taxi thể hiện chínhhoạt động của nó đem lại Như vậy, có thể thấy Grab/Uber hoàn toàn không thể xếpvào loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi vì nó không có những điều kiện
mà luật quy định
Thứ hai, coi hoạt động của Grab/Uber là hình thức vận tải hành khách theo hợp
đồng Có nhiều ý kiến cho rằng việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách dựa trên nềntảng internet và công nghệ định vị là một dạng của dịch vụ vận tải hành khách theohợp đồng không theo tuyến cố định Dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng đượcquy định tại Điều 7 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP :
“1 Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2 Khi thực hiện vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợp đồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải (trừ xe phục vụ đám tang, đám cưới).
3 Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
4 Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.”
Trang 275 Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức”.
Nếu coi Grab/Uber là loại hình vận tải hành khách bằng hợp đồng thì có thể coihợp đồng giữa hành khách và lái xe là hợp đồng điện tử và đã được quy định trong dựthảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Trong Dự thảo có đề cập quyđịnh hợp đồng vận tải điện tử là việc ứng dụng phần mềm trên nền tảng website hoặcứng dụng di động, ứng dụng mở khác để thực hiện việc kết nối cung cấp dịch vụ vậnchuyển giữa doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có giấy phép kinh doanh vậntải hành khách theo hợp đồng, du lịch, taxi và kinh doanh vận tải hàng hóa với ngườithuê vận tải Như vậy, nếu theo quy định của dự thảo sửa đổi thì Grab/Uber hoàn toàn
có thể đủ điều kiện của loại hình dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng Tuy nhiêncách tiếp cận này, vẫn cố gắng ép việc khách hàng đi lại bằng cách sử dụng Grab/Ubervào mô hình vận tải truyền thống: vận tải hành khách theo hợp đồng mà không ghinhận đặc trưng , thể hiện rõ bản chất là tận dụng những người lái xe nhàn rỗi hoặcngười lái xe cùng tuyến đường với người có nhu cầu đi lại của mô hình này18
Thứ ba, coi hoạt động của Grab/Uber là môi giới thực hiện thông qua phương
tiện điện tử Hợp đồng vận chuyển được thiết lập giữa tài xế có xe và khách hàng.Grab/Uber không có quyền và nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng vận tải này Hoạtđộng của tài xế có xe với khách hàng là hoạt động xe hợp đồng Tại khoản 3 Điều 151
Luật Thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ của môi giới: “chịu trách nhiệm về tư
cách pháp lý của các bên được môi giới” Hoạt động dịch vụ vận tải hành khách là
hoạt động kinh doanh có điều kiện Vì vậy đương nhiên dù có vận tải hành khách bằngtaxi hay bằng xe nhàn rỗi của cá nhân thì người cung cấp dịch vụ vận tải vẫn cần đápứng điều kiện chung và công bằng như nhau
Với xu thế phát triển của kinh tế chia sẻ, không loại trừ trường hợp có những tài
xế nhàn rỗi hoặc cùng tuyến đường “tiện đường” cho người khác đi cùng và được trảthù lao thuộc bản chất của quan hệ dân sự chứ không phải là hoạt động thương mại dothiếu yếu tố “thực hiện thường xuyên, mang tính nghề nghiệp” Nếu như vậy thì nhữngtài xế này đang không cung cấp dịch vụ vận tải hành khách mà chỉ thực hiện dịch vụtrong dân sự thông thường Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn thị trường vận tải hànhkhách hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước “được quyền suy đoán” rằng các lái xe tham
18 Xem: Cơ sở pháp lí cho Uber Taxi hoạt động tại Việt Nam,Tạp chí luật học số 6/2016/Ths.Nguyễn Ngọc Anh
Trang 28gia vào ứng dụng Grab/Uber vận chuyển hành khách một cách “thường xuyên, mangtính nghề nghiệp” Tức là trách nhiệm của Grab/Uber hiện nay là đảm bảo cho ngườicung cấp dịch vụ vận tải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mới được kết nối với kháchhàng Hoạt động cung cấp cấp dịch vụ vận tải giữa tài xế và khách hàng mới chính làquan hệ dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng.19
Như vậy vấn đề cạnh tranh ở đây cần xem xét trong hai mối quan hệ: cạnh tranhgiữa các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải bằng taxi truyền thống với các lái xe cung cấpdịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng (lái xe Grab/Uber); Và Grab/Uber là chủthể có nghĩa vụ đảm bảo tư cách pháp lý của tài xế để hoạt động cạnh tranh diễn racông bằng (trong đó bao gồm nghĩa vụ thuế của Grab/Uber)
Tóm lại, còn rất nhiều bất cập trong việc xác định bản chất pháp lý củaGrab/Uber Với quan điểm cá nhân, nhóm tác giả kiến nghị nên xây dựng một khungpháp lý riêng để điều chỉnh Grab/Uber, tức là xây dựng một loại hình vận tải mới dựatrên những đặc điểm, đặc thù của Grab/Uber, để từ đó khắc phục những vướng mắc đãphân tích trên Khung pháp lý này sẽ khắc phục những lỗ hổng trong quản lý nhà nước
và tạo nên sự bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
1.2 Khái quát về hoạt động cạnh tranh giữa taxi truyền thống với hình thức vận tải Grab/Uber
1.2.1 Hoạt động cạnh tranh giữa dịch vụ vận tải taxi truyền thống và hình thức
Vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hếtcác lĩnh vực của đời sống xã hội và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau vềcạnh tranh Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh,
“competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ
ganh đua để giành phần hơn hay các ưu thế tuyệt đối về phía mình”20 Theo Từ điển
19 Xem: Cơ sở pháp lí cho Uber Taxi hoạt động tại Việt Nam,Tạp chí luật học số 6/2016/Ths.Nguyễn Ngọc Anh
20 Xem: CUTS – All about Competition Policy & Law For the advanced learner, 2000, page 1.
Trang 29tiếng Việt, “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những
người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”21 Dưới góc độ nghiêncứu, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thỏa mãn với bất cứ khái niệm nào vềcạnh tranh Bởi lẽ cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nềnkinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn vớimọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường Do đó, cạnh tranh được nhìnnhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu Dùđược nhìn nhận dưới góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnhtranh song nhìn chung theo các giải thích trên, dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh đượchiểu là sự ganh đua nhau giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đíchlôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng
Theo khái niệm được đưa ra trong giáo trình Luật Cạnh tranh của trường Đại
học Luật Hà Nội, cạnh tranh dưới góc độ kinh tế có bản chất như sau: “ Cạnh tranh là
sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường đồng thời cạnh tranh cũng chỉ xuất hiện hiện và tồn tại trong điều kiện của cơ chế thị trường” Trên thị
trường, giữa khách hàng và nhà cung cấp luôn luôn thể hiện nhu cầu và lợi ích khácnhau Khách hàng mong muốn được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể,trong đó, nhà cung cấp mong muốn bán được sản phẩm càng nhanh càng tốt để thuđược nhiều lợi nhuận Khuynh hướng này là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganhđua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để lôi kéo khách hàng về phía mình.Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua nhau, giành cơ hộitốt nhất để mở rộng thị trường Cạnh tranh thường chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp
có chung lợi ích, cùng tìm kiếm thị trường hoặc bán những sản phẩm, cung ứng nhữngdịch vụ tương tự nhau Ngoài ra, cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường,lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh doanh nên cạnh tranh chỉ có thểdiễn ra trong cơ chế thị trường khi mà công dân có quyền tự do kinh doanh, tự dothành lập doanh nghiệp, tự do tìm kiếm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh
Hoạt động cạnh tranh giữa hình thức vận tải Grab/Uber và taxi truyền thống làcuộc ganh đua để giành giật thị phần, ưu thế tuyệt đối về phía doanh nghiệp.Trên thịtrường vận tải hành khách, giữa hành khách và nhà cung ứng dịch vụ luôn có những
21 Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 1997, tr.108
Trang 30nhu cầu và lợi ích khác nhau Trong khi hành khách luôn mong muốn được sử dụngdịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý nhất thì các doanh nghiệp lại mong muốn cungứng được số lượng lớn dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận Chính xu thế này lànguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh giữa Grab/Uber và taxi truyền thống làm sao để lôi kéokhách hàng về phía mình Vì vậy, để ganh đua với nhau, Grab/Uber và taxi truyềnthống phải sử dụng các phương thức, thủ đoạn kinh doanh gọi là các hành vi cạnhtranh, kết quả của việc cạnh tranh trên thị trường vận tải hành khách này là bên chiếnthắng sẽ mở rộng được thị phần, tăng lợi nhuận còn bên thua sẽ mất hành khách, thậmchí phải rời khỏi thị trường Quá trình cạnh tranh này buộc hai bên chủ thể làGrab/Uber và taxi truyền thống phải xem xét sử dụng tất cả nguồn lực một cách hiệuquả nhất Hoạt động cạnh tranh này được diễn ra bởi các chủ thể có cùng đối tượngkhách hàng hay nói cách khác là cùng tìm kiếm thị trường để cung ứng những dịch vụtương tự nhau Điều này làm Grab/Uber và taxi truyền thống trở thành đối thủ củanhau Tuy nhiên, cơ chế quản lý nhà nước hiện hành lại chưa tạo ra môi trường kinhdoanh bình đẳng và thuận lợi cho hai loại hình Grab/Uber và taxi truyền thống Tronghoạt động cạnh tranh này có thể kể đến những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệpnhư Grab/Uber so với taxi truyền thống như về điều kiện kinh doanh, về giá, về thuế…Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, nhóm tác giả xin tập trung nghiên cứu và phântích những khía cạnh trên trong hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh
Theo đó, loại hình vận tải hành khách bằng taxi phải tuân thủ các điều kiện về bãi đỗ xe, giấy phép tần số, đồng phục, đặng kí giá, đồng hồ, kiểm định đồng hồ, thiết
bị định vị Đối với Grab/Uber hiện nay loại hình mới này không cần đáp ứng bất kì một điều kiện nào vì đang trong quá trình thí điểm nên chưa có bất kì một quy định pháp luật nào quy định cụ thể về những điều kiện đối với loại hình này Loại hình Grab/Uber chỉ giải thích được họ là đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm, dẫn đến việc khó quản lý và không công bằng với các loại hình khác Do chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm, các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của các quy định
về điều kiện kinh doanh vận tải, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển truyền thống Ngoài ra, vì chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm, các doanh nghiệp này sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề
Trang 31đảm bảo an toàn cho hành khách và người trên đường, trong khi chính họ thu tiền của khách hàng
Về tài xế lái xe – người trực tiếp cung ứng dịch vụ vận tải Đối với taxi truyền thống, cũng giống như nhiều ngành nghề khác trong xã hội, tài xế lái xe taxi có những đặc thù riêng của nghề và những yêu cầu nhất định, được đào tạo và có giấy phép để hành nghề lái xe taxi Những yêu cầu cơ bản là có Giấy phép lái xe hạng B2 trở lên,
có chứng chỉ hành nghề, có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, v.v… Trong khi đó, tài xế Grab/Uber nhân danh chính mình khi tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ vận tải Grab/Uber đã dùng lí giải về tiêu chí kết nối người dùng với tài xế có
xe nhàn rỗi hoặc cùng tuyến đường để chứng minh việc một lái xe “tiện đường” cho người khác đi cùng và được trả thù lao là quan hệ dân sự chứ không phải là hoạt động thương mại do thiếu yếu tố “thực hiện thường xuyên, mang tính nghề nghiệp”.
Vì vậy, các lái xe không cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải Nhưng trên thực tế, rất nhiều lái xe tham gia vào Grab/Uber nhận vận chuyển khách một cách “thường xuyên, mang tính nghề nghiệp” Thực tế này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa bên vận chuyển tham gia Grab/Uber (mà không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải) với các hãng taxi truyền thống.
Về số lượng đầu xe, theo số liệu thống kê của Sở Giao thông Vận tải Thành phố
Hồ Chí Minh cho biết, hơn 24.000 chiếc đang tham gia mạng lưới của Grab/Uber Số
xe taxi truyền thống chỉ bằng 46% so với số xe tham gia mạng lưới của Grab/Uber
Tại Hà Nội, theo Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, trong khi chỉ có 19.265 xe taxi truyền thống được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố thì hệ thống của 2 ứng dụng đặt
xe là Grab và Uber đang sở hữu khoản 25.000 xe hoạt động thường xuyên Số lượng
xe taxi tại Hà Nội bằng 77% số lượng xe tham gia mạng lưới của Grab/Uber22 Bêncạnh đó, taxi truyền thống không thể tăng số lượng ô tô để cạnh tranh với Grab/Uber
do phải tuân thủ Đề án quy hoạch của thành phố Như vậy, taxi truyền thống bị giớihạn số lượng phương tiện được đăng kiểm trong khi đó, loại hình vận tải Grab/Uberthì không hề bị hạn chế số lượng đầu xe tạo ra sự bất bình đẳng cho các đối thủ cạnhtranh hoạt động trên cùng thị trường Có thể nói, về số lượng đầu xe, chỉ trong mộtkhoảng thời gian ngắn hoạt động thí điểm, do chưa có sự quản lý, kiểm soát của hệthống quy phạm pháp luật cũng như sự vào cuộc của cơ quan chức năng nên loại hình
22 Xem: https://tuoitre.vn/taxi-lai-to-uber-grab-va-kien-nghi-dung-tang-so-luong-xe-20180312122050593.htm
Trang 32vận tải Grab/Uber phát triển không hạn chế về số lượng Theo Hiệp hội taxi Hà Nội, số
xe chạy Grab/Uber cả nước vào khoảng 50.000 xe, số lượng xe hoạt động như taxităng vọt, vượt xa so với quy hoạch, ùn tắc giao thông là vấn đề khó tránh khỏi Con sốnày cao hơn rất nhiều taxi truyền thống, vốn được kiểm soát nghiêm ngặt về số lượngđầu xe Nghiêm trọng nhất là vấn đề này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa taxi truyềnthống và hình thức vận tải Grab/Uber Rõ ràng, vì không có sự kiểm soát về số lượngđầu xe nên Grab/Uber tăng nhanh về số lượng xe, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường.Trong khi đó, taxi truyền thống thì không thể thực hiện việc tăng số lượng xe do phảituân thủ những điều kiện khắt khe của để án quy hoạch của thành phố
Bên cạnh đó về tuyến đường được phép hoạt động Hiện nay có rất nhiều tuyến
đường cấm xe taxi làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh Việc cấm đườngdẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh trong khi các loại hình đặt xe qua ứng dụng gọi
xe như Grab/Uber lại không bị cấm dẫn tới việc họ tối ưu được hành trình, tối ưu đượcgiá cước cho nên khách hàng rất ủng hộ mặc dù người hành khách sẽ phải trả chi phícao vì không có lựa chọn thay thế, trong khi năng lực giao thông công cộng của thànhphố còn hạn chế
Thứ hai, về mức giá áp dụng đối với dịch vụ vận chuyển hành khách
Theo cách hiểu thông thường, cạnh tranh về giá là việc các chủ thể kinh doanhtiến hành cung ứng dịch vụ có giá thấp hơn dịch vụ của nhà cung cấp khác cùng loại.Cách cạnh tranh thông thường nhất của của các doanh nghiệp là cạnh tranh về giá vàđây cũng là điều kiện cơ bản mang tính chất sống còn của doanh nghiệp Giảm chi phídịch vụ, chất lượng sản phẩm cung ứng không đổi là chiến lược quan trọng của doanhnghiệp dùng để thu hút khách hàng Tuy nhiên, cuộc chiến cạnh tranh về giá ảnhhưởng rất lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chạy đua về hạ giá thành dịch vụnhưng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ không phải doanhnghiệp nào cũng có thể đáp ứng
Tham gia vào thị trường vận tải Việt Nam từ năm 2014, hai doanh nghiệp cóvốn nước ngoài Grab/Uber với tiềm lực tài chính lớn liên tục khuyến mại, giảm giálàm ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống Thực tế,Grab/Uber có thể sẵn sàng “chịu lỗ” trong thời gian dài, hạ giá thành dịch vụ nhằmchiếm lĩnh thị trường trong nước loại bỏ các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệpkinh doanh taxi truyền thống Trước hết, việc áp dụng các chính sách ưu đãi liên tục
Trang 33của Grab/Uber đánh vào lợi ích của người tiêu dùng Qua khảo sát của nhóm tác giả,việc áp dụng nhiều những chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mại là những chínhsách hấp dẫn đối với người tiêu dùng mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cóthể áp dụng Rõ ràng tiềm lực tài chính của Grab/Uber là rất lớn 23 Theo thông tin củaTổng cục Thuế, năm 2016, Công ty TNHH Grab đạt doanh thu 192 tỷ đồng, tuy nhiên,công ty này lại báo lỗ con số lên đến 443 tỷ đồng24 Như vậy, nếu con số 443 tỷ đồng
mà Grab nêu ra là đúng thì chúng ta có thể thấy rõ được số tiền Grab chi ra để thựchiện hàng loạt chương trình hỗ trợ cho tài xế, hành khách, đặc biệt là các chương trìnhkhuyến mại như giảm giá cước là rất lớn
Để điều chỉnh hành vi cạnh tranh về giá giữa hình thức vận tải Grab/Uber vớidoanh nghiệp taxi truyền thống, các quy định pháp luật Việt Nam kể đến đó là các quyđịnh quản lý nhà nước về khuyến mại trong pháp luật thương mại, quy định của luậtcạnh tranh về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.Bên cạnh đó, một đại diện khác của hãng taxi truyền thống là công ty TNHH ÁnhDương (Vinasun) cũng đã khiếu nại lên Bộ Giao thông vận tải về việc Grab/Uber đã
và đang tùy tiện sử dụng mọi chiêu thức “ giảm giá sốc”, “ giá siêu rẻ”, “ trợ giá tốiđa” cho lái xe, khách hàng, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh nhằm chiếm lĩnhthị trường, loại bỏ các doanh nghiệp taxi trong nước Vì vậy, nội dung nghiên cứu tiếptheo mà nhóm tác giả lựa chọn phân tích là những quy định pháp luật liên quan đếncạnh tranh về giá
Thứ ba, về phương diện nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước
Nguồn thu từ thuế là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước và tráchnhiệm nộp thuế là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp Trong hoạtđộng cạnh tranh giữa loại hình vận tải Grab/Uber và taxi truyền thống còn nhiều bấtlợi liên quan đến trách nhiệm nộp thuế và một số nghĩa vụ tài chính khác đối với cơquan nhà nước Thời gian vừa qua xuất hiện một số ý kiến cho rằng chính sách thuếđối với Grab/Uber chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp taxitruyền thống Các doanh nghiệp taxi truyền thống cho rằng, một trong những yếu tố
23 Xem phụ lục 2
24 Xem: https://baomoi.com/nghi-van-viec-grab-chap-nhan-lo-hang-tram-ty-de-chiem-thi-phan-taxi/c/
22644042.epi
Trang 34bất bình đẳng liên quan đến cạnh tranh là do Grab/Uber đang được ưu ái về thuế hơn
so với taxi truyền thống
Pháp luật về thuế hiện hành áp dụng thống nhất giữa các loại hình doanhnghiệp Doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinhdoanh thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai Phương pháp tỷ lệ trên doanh thutính thuế chỉ áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài không đáp ứng điều kiện nộp thuếtheo phương pháp kê khai, tổ chức không phải là doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộpthuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xácđịnh được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh Đối với hoạt động kinh doanh25vận tải Grab/Uber, Bộ Tài chính cũng cho biết, Công ty TNHH Uber B.V Hà Lankhông đáp ứng điều kiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khôngđáp ứng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xácđịnh thu nhập chịu thuế Như vậy, Grab/Uber tính thuế theo tỷ lệ doanh thu đượchưởng Chính quy định này làm việc kê khai thuế của Uber không rõ ràng, minh bạch.Trong khi đó so với các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống, vốn vẫn kê khai thuếtheo phương pháp khấu trừ, thì hình thức vận tải Grab/Uber sẽ có lợi thế cạnh tranhhơn hẳn đặc biệt là ở khoản lợi nhuận sau thuế
Để làm rõ hơn các trách nhiệm, lợi thế cạnh tranh về thuế và các nghĩa vụ tàichính khác của loại hình Grab/Uber với taxi truyền thống, nội dung nghiên cứu tiếptheo của nhóm lựa chọn để phân tích là những quy định pháp luật liên quan đến tráchnhiệm thuế
Thứ tư, ảnh hưởng của thương vụ sáp nhập Uber vào Grab đến hoạt động cạnh tranh giữa Taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sức épcạnh tranh từ những đối thủ hiện có và những đối thủ tiềm năng Mặc dù Uber làdoanh nghiệp hoạt động trước trong lĩnh vực cung cấp phần mềm gọi xe, đã thànhcông tại rất nhiều quốc gia và thành phố lớn trên thế giới nhưng tại khu vực ĐôngNam Á, Uber lại đánh mất lợi thế cạnh tranh so với Grab Grab đã tận dụng lợi thế củamột doanh nghiệp “địa phương” để cung cấp những sản phẩm dịch vụ phù hợp vớingười dân bản địa, từng bước phát triển và mở rộng thị trường Trước thực tế việc
25 Xem: http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Bo-Tai-chinh-giai-thich-viec-tinh-thue-doi-voi-Uber-Grab/319015.vgp
Trang 35cạnh tranh thị phần tại khu vực trở nên khó khăn, ngày 26/3/2018, Uber chính thức sápnhập vào Grab tại thị trường Đông Nam Á, đổi lại phía Uber sẽ được nắm giữ 27,5%
số lượng cổ phần trong Grab Sau khi diễn ra, thương vụ này để lại những nghi vấn vềnhững hệ quả để lại như có hay không hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong việctập trung kinh tế và nghĩa vụ tài chính đối với những khoản nợ mà Uber để lại Tại khuvực Đông Nam Á, nơi mà thương vụ sáp nhập xảy xa, các nước cũng đã có nhữngđộng thái đầu tiên để kiểm soát thương vụ sáp nhập này Tại Philipines, việc sáp nhậpđược lùi vô thời hạn để cơ quan cạnh tranh xem xét, đánh giá về thương vụ này26 TạiSigapore, cơ quan cạnh tranh đã đưa ra các biện pháp tạm thời để ổn định thị trườngtrước khi hoàn tất quá trình điều tra27.Tại Việt Nam, Thương vụ sáp nhập này hiện nay
đã được Cục cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VCA) xem xét và đangtiến hành điều tra Trước đó, trong các văn bản giải trình và làm việc, đại diện Grabcho rằng việc sáp nhập hai hãng tại thị trường Việt Nam chiếm dưới 30% thị phầnsong không giải thích được thị phần như công bố Trong thời gian qua, cục đã tổ chứclàm việc với các bên bị điều tra, thu thập thông tin về thị trường liên quan từ các hiệphội, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành… Quà trình điều tra đã xác minh các nộidung về bên bị điều tra, thị trường liên quan, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan
và dấu hiệu của hành vi vi phạm Kết quả điều tra sơ bộ ngày 16/5/2018 cho thấy việctập trung kinh tế giữa Grab/Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượtngưỡng 50%, chứ không phải dưới 30% như Grab báo cáo Sau kết luận này, CụcCạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ quyết định điều tra chính thức theo quy địnhtại Điều 88 Luật cạnh tranh(theo quy định của luật là 180 ngày) trước khi chuyển vụviệc cho Hội đồng cạnh tranh quốc gia ra quyết định cuối cùng28
Tóm lại, như đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu của Đề tài, mặc dù hoạtđộng cạnh tranh giữa hình thức vận tải Grab/Uber với taxi truyền thống có thể hiểutheo nghĩa rộng, gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý,nhóm tác giả chỉ xin tập trung phân tích các yếu tố cạnh tranh về điều kiện kinh doanh,
26 Trang chủ Ủy ban cạnh tranh Philipine (PCC):
https://phcc.gov.ph/press-statements/press-statement-grab-uber-acquisition truy cập ngày 2/4/2018
27 Trang chủ Ủy ban cạnh tranh Singapore (CSCC): releases/uber-grab-imd-13-april-18 truy cập ngày 13/4/2018
https://www.cccs.gov.sg/media-and-publications/media-28 Trang chủ Cục cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VCA):
http://www.vca.gov.vn/chitietbvntd.aspx?lg=1&Cate_ID=272&ID=3891 truy cập ngày 16/5/2018
Trang 36về giá, về thuế và tác động của việc sáp nhập doanh nghiệp đến hoạt động cạnh tranh
của các doanh nghiệp trên
1.2.2 Những yêu cầu về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa dịch vụ vận tải taxi truyền thống và hình thức vận tải Grab/Uber
Sau gần hai năm thí điểm, người dùng, lái xe, doanh nghiệp và cơ quan quản lýcác cấp đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực nhưng đi liền với đó cũng nảy sinh một
số vấn đề mà khuôn khổ pháp lý hiện hành không còn phù hợp để quản lý Dù cònnhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể nhận thấy rằng xu thế ứng dụng công nghệ này làtất yếu, vấn đề chỉ là làm thế nào để khai thác tối đa ưu điểm của mô hình này đồngthời hạn chế được thấp nhất những bất cập của nó
Điều đó đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp hơn Khuôn khổnày cần được xây dựng hoàn toàn mới từ đầu, với tầm nhìn bao quát, chiến lược củamột triết lý quản lý cho nền kinh tế số mà ở đó cách thức phân bổ nguồn lực rất khác
và hiệu quả hơn nhiều so với nền kinh tế truyền thống hiện nay, hay khuôn khổ mớinày chỉ cần xây dựng dựa trên việc bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi khung pháp lý hiệnhành? Cuộc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và loại hình dịch vụ công nghệ hiện đạirất cần một sự “phán xử” công bằng “Phán xử” thế nào để vừa kích thích được cácdoanh nghiệp trong nước phát triển, vừa tạo môi trường thuận lợi cho các doanhnghiệp nước ngoài, mà vẫn bảo đảm những tiện ích tốt nhất, phù hợp nhất cho ngườitiêu dùng, đó là một bài toán cần lời giải sớm để chấm dứt cuộc chiến vòng vo nhưhiện nay.Vấn đề đặt ra là khuôn khổ pháp lý mới này cần đáp ứng những tiêu chí nào
để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các bên liên quan đồng thời ràng buộc mỗi bên vớinhững nghĩa vụ tương xứng nhằm giảm thiểu, triệt tiêu xung đột và tối đa hóa lợi íchtổng hòa cho xã hội? Các yêu cầu về khung pháp lý đặt ra ở đây có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này trong đó tính đến đặc trưng của loại hình vận tải Grab/Uber.
Những kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để vấn đề ứng dụng công nghệ,thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải thể hiện rõ trong việcnhanh chóng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể
để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này Việc ứng dụng trên đã triển khai được
Trang 37hai năm bây giờ mới xây dựng khung pháp lý là quá muộn Hiện nay, thời gian thíđiểm sắp kết thúc, việc có thể tiếp tục nhân rộng loại hình mới này hay không rất đượcquan tâm Vì thế cần phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý phù hợp hơn, côngbằng hơn cho các loại hình vận tải hành khách nói chung, kể cả vận tải hành kháchbằng taxi truyền thống hay hình thức vận tải mới có ứng dụng công nghệ nhưGrab/Uber, phải có sự điều tiết quản lý của nhà nước để đảm bảo lợi ích của các bên.Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho các ứng dụng công nghệnhư Grab/Uber hoạt động và cạnh tranh công bằng, lành mạnh với taxi truyền thốngthì các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết cácvấn đề có liên quan và về phía cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểmsoát được các hoạt động kinh doanh này Điều quan trọng nhất là cơ quan quản lý cầntạo môi trường kinh doanh của tất cả các bên phải được bình đẳng, không để xảy raxung đột lợi ích giữa các bên đồng thời quyền lợi của hành khách được tôn trọng Hơnthế nữa, ứng dụng công nghệ trong việc đặt xe là một lĩnh vực mới mẻ, nên việc tạosân chơi chung với những quy tắc được ban hành thống nhất, chặt chẽ là việc làm vôcùng cấp thiết trong bối cảnh hội nhập thế giới, khi Việt Nam đang tích cực tham gia
và ủng hộ sự phát triển của thương mại điện tử, dần cải thiện cách thức kinh doanh,giao dịch truyền thống, đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội
Thứ hai, khung pháp lý này cần đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa hình thức vận tải Grab/Uber với taxi truyền thống
Điều bất hợp lý hiện nay là taxi truyền thống phải chịu rất nhiều quy định cấm
về tuyến đường, thời gian di chuyển… Trong khi đó hình thức vận tải Grab/Uber lạikhông chịu những quy định cấm này, nguyên nhân chủ yếu là do các xe chạyGrab/Uber vẫn được coi là phương tiện vận tải cá nhân Vì vậy, cần phải xây dựng bộnhận diện thương hiệu cho loại hình kinh doanh này, để đảm bảo tính minh bạch, côngkhai, bình đẳng giữa các loại hình vận chuyển hành khách Nhằm đảm bảo sự côngbằng giữa taxi truyền thống và loại hình vận tải này, Sở giao thông vận tải thành phố
Hà Nội mới đây đã đề xuất sẽ gỡ bỏ lệnh cấm trên một số tuyến đường đối với taxitruyền thống Ngoài ra, quy định lái xe taxi phải có tính chuyên nghiệp, quy định vềthời hạn khám sức khỏe và phải qua một lớp nghiệp vụ về vận tải taxi, nhưng đối vớilái xe Grab/Uber quy định đó lại không bắt buộc Đối với vấn đề về giá, taxi truyềnthống phải có đồng hồ tính tiền và một lần thay đổi giá phải kê khai với cơ quan quản
Trang 38lý giá Nhưng loại hình vận tải ứng dụng công nghệ mức giá không ổn định, thay đổidựa vào thời gian hoạt động trong ngày, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng khác thì vấn
đề quản lý giá như vậy có tôn trọng pháp lệnh về giá hay không Yếu tố tiếp theo làmức thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước cũng không công bằng giữa hailoại hình này Điều chúng ta cần nhất lúc này là có một môi trường cạnh tranh lànhmạnh, tạo điều kiện cho những đột phá của doanh nghiệp, tiếp thu công nghệ mới hiệuquả hơn
Thứ ba, khung pháp lý này phải giúp nhà nước quản lý một cách công khai, minh bạch, hiệu quả đối với thị trường vận tải nói chung và vận tải taxi nói riêng.
Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật xác định rõ bản chất của Grab/Uber là vô cùng cần thiết, bởi quy định hiện hành chưa tính đến loại hình dịch vụ vậnchuyển hành khách ký hợp đồng qua ứng dụng thương mại điện tử Các doanh nghiệpnày chỉ giải thích họ là đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm, dẫn đến việc khó quản lý
và không công bằng với các loại hình khác Do chỉ được coi là đơn vị cung cấp phầnmềm, các doanh nghiệp này sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề đảm bảo an toàncho hành khách và người đi đường, trong khi chính họ hưởng lợi nhuận từ phí dịch vụ
của khách hàng Bộ máy quản lý của chúng ta thay vì can thiệp vào hoạt động của
doanh nghiệp, kìm hãm doanh nghiệp thì phải tìm cách hỗ trợ cho doanh nghiệp, kể cảdoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài để họ hoạt động, phát triển mộtcách thuận lợi nhất
Thứ tư, khung pháp lý này ngoài việc tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cũng cần tính tới việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải trong nước góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Dịch vụ Grab/Uber đã đem lại một trải nghiệm hết sức tích cực và hoàn toànmới cho người dùng và đội ngũ lái xe một cuộc cách mạng về áp dụng khoa học –công nghệ vào lĩnh vực vận tải, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh và sức ép cần thiếtlên các doanh nghiệp taxi theo mô hình kinh doanh truyền thống buộc các doanhnghiệp vận tải phải nhanh chóng đổi mới để không bị tụt lại phía sau Trong khi lượngkhách hàng thường xuyên bị sức hút của Grab/Uber song hành cùng với công nghệ đặt
xe hiện đại, Grab/Uber chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm được rất nhiều thiện cảm từngười tiêu dùng, taxi truyền thống mới bắt đầu tìm kiếm giải pháp Thay vì cắt giảm
Trang 39chi phí, giảm lãi để chia sẻ với khách hàng, tăng tính cạnh tranh thì một số hãng taxitruyền thống lại đưa ra những hình thức gièm pha đối thủ cạnh tranh, thiếu sự sáng tạo,đổi mới trong kinh doanh Mặt khác, Grab/Uber đã thúc đẩy một số hãng taxi truyềnthống khác phải thay đổi Hàng loạt doanh nghiệp taxi đã không ngừng đổi mới, chủđộng nghiên cứu tiếp nhận và làm chủ các ứng dụng, cạnh tranh bình đẳng với cáccông ty nước ngoài.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bản thân những doanh nghiệp lớn như Grab/Uber luôn muốn tìm cách thâu tóm thị trường, loại bỏ các doanh nghiệp vận tải taxitrong nước Một trong những thông tin gây chấn động nhất trong thời gian vừa quachính là việc hai hãng “taxi công nghệ” này đã tìm cách bắt tay nhau để tạo vi trí “độcquyền” tại thị trường Đông Nam Á Theo đó ngày 26/3, Uber Technologies Inc đãđồng ý bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Đông Nam Á cho Grab, tiếptục rút lui khỏi một thị trường tăng trưởng nhanh Cũng theo thỏa thuận này, Grab sẽtích hợp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao nhận thức ănUberEats tại thị trường 620 triệu người Đổi lại, Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab
và CEO của Uber - ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab29.Thỏa thuận này lập tức sẽ ảnh hưởng tới cạnh tranh trên thị trường vận tải taxi củaViêt Nam, bởi nếu như trước đây Grab ngoài việc phải cạnh tranh với các doanhnghiệp vận tải taxi trong nước thì còn phải cạnh tranh với đối thủ Uber Nay khi Grab/Uber đã bắt tay trở thành một thì câu chuyện chỉ còn lại là sự cạnh tranh khốc liệt giữahình thức vận tải Grab và các doanh nghiệp taxi trong nước Nếu như khung pháp lýcủa Việt Nam không đủ mạnh có thể dẫn tới việc thao túng thị trường của Grab, saukhi đã loại bỏ các hãng taxi trong nước Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi cácdoanh nghiệp vận tải taxi trong nước đang lần lượt phải rút lui khỏi thị trường vì sự
“bành trướng” của Grab30
Như vậy yêu cầu pháp lý đặt ra ở đây, không chỉ là chúng ta phải đảm bảo
“quyền tự do cạnh tranh” của các doanh nghiệp, mà nhìn về lâu dài chúng ta cần tạo ramột khung pháp lý để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp vận tảitaxi trong nước Có như vậy chúng ta mới tạo ra được một môi trường thực sự cạnhtranh, cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp
29 a-da-hoan-tat-20180326103953106.chn
http://cafef.vn/uber-chinh-thuc-ban-minh-cho-grab-thuong-vu-sap-nhap-lon-nhat-gioi-cong-nghe-dong-nam-30 https://viettimes.vn/hiep-hoi-taxi-tphcm-xin-cuu-van-nguy-co-pha-san-cua-taxi-truyen-thong-155171.html
Trang 40Tóm lại, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa Grab/Uber và taxitruyền thống cần thiết phải rà soát, bổ sung kịp thời những quy định để đôi bên cùngphát triển, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp kinh doanh trongnước – doanh nghiệp nước ngoài – người tiêu dùng, vừa tạo môi trường kinh doanhbình đẳng Với những tranh luận về cuộc chiến cạnh tranh giữa taxi truyền thống vàhình thức vận tải Grab/Uber, cần thiết phải đánh giá chi tiết và toàn diện hơn về hiệuquả, ưu nhược điểm của từng ứng dụng, phương thức triển khai thực hiện của từng đơn
vị, nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi và an toàn cho hành khách Từ đó, bổ sung hoàn thiệnnhững hạn chế của khung pháp lý, năng lực thực thi của các cơ quan có liên quan vềthuế, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, cạnh tranh và kinh doanh vận tải để quản
lý hiệu quả loại hình vận tải mới này
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không của riêng quốc gia nào, nếu không có
tư duy đổi mới, phát triển và ứng xử phù hợp thì sẽ bị đào thải.Một quốc gia chấp nhậnđứng im thì đồng nghĩa với sự thụt lùi Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tácđộng tiêu cực như sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa laođộng có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnhhưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin , xâm phạmbản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao… Với những thách thức đó, để cóthể tiếp cận và khai thác thành công những cơ hội mà công nghiệp 4.0 mang lại, vềphía doanh nghiệp , trước hết cần phải hiểu đúng và đầy đủ về những đặc trưng của nềnsản xuất trong tương lai, những yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng nếu nhưkhông muốn tụt lại phía sau Từ đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình mộtchiến lược phát triển lâu dài và những bước đi cụ thể, vững chắc để bước vào cuộccách mạng này Câu chuyện cạnh tranh giữa Grab/Uber với taxi truyền thống là minhchứng cho thấy thế giới đã ứng dụng công nghiệp 4.0 rất rộng rãi và trong hầu hết lĩnhvực Còn ở Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành lại dùng điều luật cũ để áp dụnghạn chế loại hình vận tải mới chẳng khác nào lấy tư duy 2.0 áp đặt lên 4.0 thay vì phải
có thái độ sửa đổi, điều chỉnh luật để tiếp thu cái mới Trong tương lai, nhiều ứng dụngcông nghệ mới sẽ xuất hiện, nếu các bộ, ngành đều không điều chỉnh chính sách chothích ứng thì Việt Nam sẽ từ chối hết những ứng dụng công nghệ mới Vì vậy ở thờiđiểm hiện tại, việc ban hành một khung pháp lý cho hoạt động cạnh tranh giữa