1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

41 321 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Chủ đề Bài tập lớn: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV nhóm sinh viên Học Viện Ngân Hàng thực hiện môn học kiểm toán tài chính 2 GVHD PGS.TS Phạm Thanh Thủy

Trang 1

Học viện Ngân hàng Khoa Kế Toán-Kiểm Toán

- -BÀI TẬP LỚN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 2 CHỦ ĐỀ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Nhóm thực hiện:01 - Nhóm lớp:02 Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Phạm Thanh Thủy

Hà Nội, tháng 9 năm 2018

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 01:

STT Họ tên MSV Mức độ hoàn thành

2 Nguyễn Thị Minh Hiền 18a4020168 100%

4 Nguyễn Thị Việt Phương 18a4020429 100%

6 Đặng Thị Thanh Tuyền 18a4020474 100%

Danh mục tài liệu tham khảo:

1 http://www.bidv.com.vn

2 BIDV, Báo cáo thường niên

3 Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP ĐT&PTViệt Nam”- tác giả Bùi Ngọc Hiếu

4 “Xây dựng kiểm toán nội bộ”- Lương Thị Hồng Ngân

5 Báo cáo đánh giá hệ thống KSNB BIDV của công ty TNHH Kiểm toán Deloitte

6 1 số bài báo, tiểu luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Chương I Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

Trang 3

1 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.1 Khái niệm, mục tiêu KSNB trong NHTM

a Khái niệm kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị

và các nhân viên của đơn vi, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lýnhằm đạt được các mục tiêu: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy củabáo cáo tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định, sự tuân thủ của chính sách,

kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quy định

b Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ

-Tính hiệu lực và hiệu quả trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh; thểhiện qua:

sự tuân thủ thể hiện ở hai cấp độ:

o Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam

Trang 4

o Tuân thủ các quy định của Điều lệ công ty; các quy trình, quy định nội

bộ, văn hóa, chuẩn mực, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp

o Sự đầy đủ: Thông tin phản ánh một cách đầy đủ các sự kiện phát sinh vàcác đối tượng có liên quan

o Sự rõ ràng: Thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu

o Sự kịp thời: Thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tingiảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định

o Sự thuận tiện: Thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng

o

c Nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc phân công , phân nhiệm

Trong 1 tổ chức nhiều người tham gia thì các công việc cần phải được phân côngcho tất cả mọi người , không để tình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khimột số khác lại không có việc làm Theo nguyên tắc này , trách nhiệm và công việccần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận Việcphân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy

ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện

Trang 5

Mục đích của nguyên tắc này là không để cho cá nhân hay bộ phận nào có thểkiểm soát được mọi mặt của nghiệp vụ Khi đó công việc của người này được kiểmsoát tự động bởi công việc của nhân viên khác.Phân công công việc làm giảm rủi roxảy ra gian lận và sai sót ,đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của nhânviên

Ví dụ : Trong ngân hàng ,nếu giao toàn bộ công việc giao dịch cho 1 nhân viên từkhâu nhận tiền của khách hàng , quyết định cho vay , và tính lãi ,kiểm tra , thì nếubất cẩn sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng Mặt khác ,có khả năng tạo cơ hội cho nhânviên đó thực hiện hành vi gian lận

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nghiệm trong các nghiệp

vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm ( nhất là sai phạm cố ý ) và hành vilạm dụng quyền hạn

Ví dụ : Trong tổ chức nhân sự , không thể bố trí kiêm nghiệm các nhiệm vụ phêchuẩn và thực hiện , thực hiện và kiểm soát , ghi sổ và bảo quản tài sản

Đặc biệt trong những trường hợp sau , nguyên tắc bất kiêm nghiệm phải được tôntrọng

+ Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán

+Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh té với việc thực hiện cácnghiệp vụ đó

+Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ

Nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền

Trang 6

Để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phêchuẩn đúng đắn Trong một tổ chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗnloạn ,phức tạp Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết mộtcông việc trong phạm vi nhất định

Ví dụ : Xây dựng và phê chuẩn bảng giá sản phẩm cố định , hạn mức tín dụng chokhách hàng

Nguyên tắc toàn diện

Mọi hoạt động trong đơn vị đều được kiểm soát bởi hệ thống kiểm soát nội bộ, cho

dù đó không phải là lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị

Nguyên tắc cân nhắc lợi ích và chi phí

Một thủ tục kiểm soát chỉ được thiết kế, vận hành nếu chi phí của nó nhỏ hơn lợi ích

mà nó mang lại Do vậy, một hệ thống KSNB phải định lượng được những vùng córủi ro cao hơn để tang cường kiểm soát tài sản đó

Chứng từ và sổ sách kế toán đầy đủ

Chứng từ và sổ sách là những công cụ, hình thức mà trên đó các nghiệp vụ kinh téđược phản ánh tổng hợp Đây cũng là 1 dấu vết kiểm soát quan trọng cho việc kiểmtra và đánh giá các thủ tục kiểm soát

Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách

Trang 7

Tài sản có thể được bảo vệ tốt thông qua hạn chế việc tiếp cận tài sản bằng cách :xây dựng nhà hầm an toàn cho các loại tài sản như tiền , các chứng từ có giá , sổ sáchchứng từ , sử dụng các thiết bị bảo vệ, tổ chức kiểm kê định kỳ

Kiếm tra độc lập

Tiến hành kiểm tra độc lập , riêng rẻ từng khách thể trong quá trình kiểm soát nội

bộ Kiểm tra độc lập với mục đích tạo môi trường khách quan ,trung thực

Phân tích ra soát

Cần tiến hành thủ tục phân tích,so sánh giữa hai số liệu từ những nguồn gốc khácnhau Tất cả mọi khác biệt đều phải được phân tích làm rõ theo từng chỉ tiêu cụ thể.Tác dụng của nguyên tắc này là giúp mau chóng phát hiện gian lận,sai sót hoặc cácbiến động bất thường để kịp thời đối phó ,xử lý

1.2 Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mai.

a Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là sắc thái chung, là “ bầu không khí ” kiểm soát của đơn vị lànền tảng của các yếu tố khác Nó bao gồm các nhân tố như:

-Triết lý, phong cách điều hành, văn hóa của nhà quản lý cấp cao

Trang 8

b Nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng

Nhận biết và đánh giá rủi ro là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác định và thiết

kế các thủ tục kiểm soát phù hợp nhằm quản lý các rủi ro đạt được mục tiêu mà ngânhàng đề ra

-Nhận biết và phân tích những rủi ro tín dụng liên quan ảnh hưởng đến việc thực hiệncác mục tiêu của ngân hàng

-Xây dựng mô hình phù hợp để quản trị rủi ro

-Xây dựng cơ chế hợp lý để xử lý các rủi ro tín dụng

c Các hoạt động kiểm soát

Căn cứ vào các rủi ro đã xác định, ngân hàng thiết lập các hoạt động kiểm soátnhằm hạn chế và quản lý được rủi ro Các hoạt động kiểm soát là các chính sách thủtục được thiết lập trong suốt hệ thống ngân hàng, tại mọi cấp và các phòng ban chứctrong hệ thống nhằm đảm bảo các mục tiêu quản lý được thực hiện đồng thời đảmbảo các hoạt động cần thiết được thiết lập nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Các hoạt động này bao gồm: phê chuẩn, rà soát, đối chiếu, kiểm tra, bảo quảntài sản đảm bảo, phân chia trách nhiệm

d Thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông bao gồm việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tintrong nội bộ hệ thống ngân hàng và với bên ngoài

Về mặt thông tin, hệ thống phải đủ khả năng thu thập, xử lý thông tin hìnhthành nên các báo cáo, về mặt truyền thông, hệ thống phải đảm bảo thông tin cầnthiết sẽ được chuyển cho người thích hợp một cách kịp thời

e Giám sát

Trang 9

Giám sát là việc thường xuyên và định kỳ kiểm tra và đánh giá hệ thống KSNB

để điều chỉnh một cách thích hợp Các hoạt động giám sát thường xuyên như: kiểmtra đối chiếu, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập Hay các chương trình đánh giáđịnh kỳ cũng là một phương thức giám sát hữu hiệu đối với các hoạt động hay bộphận trong đơn vị

Chương II Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1 Giới thiệu về ngân hàng

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment andDevelopment of Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247

Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất ViệtNam

a Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kếphù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng

Trang 10

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùngkhả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổibật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổphần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu

tư sân bay Quốc tế Long Thành…

b Nhân lực

- Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bàibản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luônđem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc

- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tácMalaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanhViệt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liêndoanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife

- Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và ĐàiLoan (Trung Quốc)

d Công nghệ

Trang 11

- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điềuhành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ sốsẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO(lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2010 vàKhu vực Đông Nam Á năm 2012;

e Cam kết

- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượngcao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thànhcông theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cảnăng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

f Khách hàng

- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổchức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanhnghiệp vừa và nhỏ

- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như WorldBank, ADB, JBIC, NIB…

- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV

g Thương hiệu BIDV

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhântrong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng

Trang 12

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong nhữngthương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước

- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vựcĐông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bìnhchọn

2:Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.1 Môi trường kiểm soát

Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ được triểnkhai Ban lãnh đạo cấp cao của BIDV ý thức được sự cần thiết quản lý rủi ro và kiểmsoát rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Từ đó vai tròcủa kiểm soát nội bộ được nâng cao và chú trọng bằng nhiều biện pháp BIDV có hệthống tổ chức kiểm tra, kiểm soát ,kiểm toán nội dung chặt chẽ , thành lập -ban kiểmtra và dám sát riêng

Cơ cấu tổ chức, cách thức quản trị điều hành ở các cấp lãnh đạo:

Trang 13

BIDV ban hành quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát

số 18/QĐ-BKS ngày 06/05/2013 Trong đó quy định về cơ cấu ,tổ chức bộ máy,quyền , nghĩa vụ và trách nghiệm của BKS; hoạt động của BKS Cụ thể, hệ thốngKSNB là tập hợp các cơ chế ,chính sách ,quy trình ,quy định nội bộ , cơ cấu tổ chứccủa BIDV được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chứcthực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa sai phạm và gian lận

Chính sách nhân sự: Với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất,kinh nghiệm và trình độ đáp ứng được những yêu cầu của một ngân hàng hiện đại,tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng, SHB áp dụng nhiều chính sách, chế độđãi ngộ nhằm thu hút, tạo động lực phát triển và sự gắn bó lâu dài của người lao độngvới ngân hàng

Trang 14

Chính sách tuyển dụng: công khai, minh bạch với các tiêu chí đánh giá trình

độ, kỹ năng của các ứng viên dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp để làm căn cứtrong quá trình tuyển dụng

Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên: SHB luôn coi nhân lực là tài sảnquý giá nhất, lấy con người là trung tâm cho động lực phát triển của SHB với chínhsách đào tạo, phát triển theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng, được xây dựngtheo từng nhóm đối tượng

Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi của SHB mang tínhcạnh tranh với mục tiêu mang lại nguồn thu nhập ổn định để người lao động yên tâmgắn bó với ngân hàng

Những điểm còn tồn tại trong môi trường kiểm soát

Thiếu sự giám sát, tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa kiểm soátlành mạnh trong chi nhánh

Chưa có sự độc lập giữa bộ phận kiểm soát với chi nhánh

Số lượng,chất lượng KSV còn gặp nhiều khó khan

2.2 Đánh giá rủi ro

2.2.1 Hệ thống đánh giá rủi ro trong NHTM:

Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ đối với hoạt độngtín dụng được thực hiện ở mọi cấp độ và trong từng chuỗi hoạt động nghiệp vụ Hoạtđộng tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục các hoạt động sử dụng vốn củangân hàng( khoảng 67%) nên hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soátnội bộ đối với hoạt động tín dụng thường được tổ chức khá chặt chẽ, gồm 2 hệ thống:

hệ thống chuyên trách về quản lý rủi ro và hệ thống quản lý tín dụng

Hệ thống chuyên trách quản lý rủi ro thường được thành lập thành một phòngban hay bộ phận riêng biệt Bộ phận này chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chí đánh

Trang 15

giá đối với khách hàng và đối với chi nhánh Các tiêu chí được xây dựng dựa vàonghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với từng loại cho vay nhấtđịnh Trong phạm vi kiểm soát nội bộ, hệ thống tiêu chí này được sử dụng để đánhgiá lại định kỳ đối với khách hàng và đối với chi nhánh, xem xét khả năng thực hiệncác kế hoạch đã được đặt ra từ trước Đối với khách hàng, đó là khả năng thực hiệncác mục tiêu tín dụng đã được xác định cho năm tài chính hiện tại Nhóm đối tượng

mà hệ thống này hướng tới thường là các khoản vay có vấn đề, các chi nhánh có tăngtrưởng tín dụng cao hơn bình quân toàn ngành, các chi nhánh có tăng trưởng tín dụngcao hơn mức bình quân toàn ngành, các chi nhánh có sự thay đổi bất thường về cơcấu tổ chức bộ máy và trưởng bộ phận trong thời gian ngắn Những yếu tố nàythường được đánh giá định kỳ hàng quý hoặc cuối năm với sự tham gia của bộ phậnkiểm soát nội bộ

Bộ phận tín dụng cũng có nhiệm vụ đánh giá rủi ro, nhưng chỉ giới hạn trong việcđánh giá đối với khách hàng vay thông qua việc thu thập thông tin và kiểm tra đối vớikhách hàng sau khi cho vay( sau khi giải vay) nhằm kiểm soát quá trình sử dụng vốnvay, đánh giá lại khả năng trả nợ và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trườnghợp có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích ngân hàng

2.2.2 Thực trạng hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng BIDV:

a Cách thức quản lý rủi ro tin dụng của BIDVđã và đang áp dụng cụ thể như sau:

- BIDV đã đo lường rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợi xấu quá hạn,

hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bùi đắp rủi ro…trong đó được sửdụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu có nhiều ưu điểmnhư cho biết quy mô và tỉ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, tùythuộc vào độ lớn của nợ xấu ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợinhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này có hạn

Trang 16

chế là chỉ cho biết mức độ rủi ro của Ngân hàng tại thời điểm trong quá khứ khôngthể dự tính rủi ro của một khoản vay trước ki cấp tín dụng.

- BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bồ phù hợp với đặc điểm hoạtđộng tín dụng, loại hình cho vay, đối tượng cho vay của Ngân hàng và sử dụng đểthiết lập giới hạn tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấpnhận được với một khách hàng Hiện tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đãhoàn thành và đưa vào triển khai nhằm đánh giá rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu vàgiup giảm thời gian tác nghiệp cho chi nhánh Mặt khác đây cũng là tiền đề quantrọng để BIDV triển khai công cụ đo lường tín dụng theo thông lệ quốc tế tuân thủtheo Basel II

- BIDV kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng thông qua xây dựng mức thẩm quyềnphán quyết của từng chi nhánh trên cơ sở hiệu quả, chất lượng tín dụng thực tế củatừng chi nhánh và đánh giá tiềm năng của từng vùng Ngân hàng xây dựng chính sáchkhách hàng sàng lọc, lựa chọn được khách hàng tốt, có chính sách ứng xử phù hợp,thống nhất đối với từng khách hàng

- BIDV đã xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của kháchhàng tốt nhất, đồng thời xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt tín dụng tại chinhánh, tại Trụ sở chính nhằm thống nhất thực hiện toàn bộ hệ thống, hạn chế các rủi

ro tác nghiệp Đồng thời, để tăng cường các biện pháp đảm bảo tiền vay, hạn chế rủi

ro tác nghiệp, Ngân hàng cũng đã ban hành các quy định về hướng dẫn chi tiết vềthực hiện bảo đảm tiền vay

- Một số công cụ hỗ trợ phân tích đánh giá quản trị nội bộ khác được sử dụng để quản

lý rủi ro tín dụng như Chương trình quản lý nợ cơ cấu, phân tích đánh giá lãi dự thu,chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Trên cơ sở đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng BIDV thực hiện các biện phápphòng ngừa, giảm thiểu, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí

Trang 17

luân chuyển, đào tạo cán bộ; Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cảnh báo

và quản lý rủi ro tín dụng…

2.2.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV:

a Một số thành tựu mà ngân hàng đạt được:

Với cách thức đo lường và kiểm soát rủi ro hiện tại, BIDV đã phần nào hạn chế rủi

ro tín dụng đề đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh:

- Mọi trường hợp vượt giới hạn kiểm soát rủi ro đều được báo cáo kịp thời lên cáccấp có thẩm quyền phê duyệt( Hội Đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) đồng thời đềxuất biện pháp xử lý hữu hiệu nhằm trở về tình trạng trong phạm vi giới hạn kiểmsoát trong thời gian ngắn nhất Các phòng/ ban có chức năng quản lý rủi ro tại Hội sởchính chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý đối với từng loại rủi ro theo nghiệp vụquản lý( hệ thống dọc) ; đồng thời đã đánh giá mức độ , khả năng chịu đựng với từngloại rủi ro

- Định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết thực hiện rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ vàhiệu quả của chiếc lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, các hạn mức rủi ro vàkiến nghị với Hội đồng quản trị những vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Các THvượt các giới hạn theo quy định các Luật của TCTD đều phải được trình lên NHNNbáo cáo, xin ý kiến chấp nhận

- Quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tìnhhình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, địnhlượng Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng được thiết lập thông qua việc sửdụng hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi khách hàng được xếp loại ở mỗi mức

độ rủi ro Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên

b Những hạn chế trong kiểm soát rủi ro:

Trang 18

- Trước những rủi ro của hoạt động phái sinh trong thời gian qua cho thấy hệ thốngnhận diện và đánh giá rủi ro chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loạitín dụng.

- BIDV chưa xây dựng một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ronày và không có các kế hoạch để đối phó trong các trường hợp có biến động của môitrường kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay dổi công nghệ…

- Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xétduyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán

bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin

2.3 Hệ thống thông tin

2.3.1 Thực trạng

2.3.1.1 Quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin hoạt động tín dụng

Các nhóm và loại hình thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của BIDVnhư sau:

Quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin hoạt động tín dụng

Trang 19

( Nguồn: Báo cáo đánh giá hệ thống KSNB BIDV của Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte)

Để thu thập các thông tin nội bộ trong hoạt động tín dụng, BIDV đã xây dựng và banhành hệ thống các báo cáo quản trị nội bộ cho từng Ban/Chi nhánh trong Ngân hàng

và quy định thời gian lập của từng báo cáo nhằm cung cấp một cách kịp thời, hợp lý

và tin cậy các thông tin về hoạt động tín dụng và tình hình tuân thủ của Ngân hàng.Các báo cáo quản trị có thể được lập thủ công hoặc được chiết xuất từ phần mềm hệthống SIBS và mô-đun nghiệp vụ phân hệ tiền vay, phân hệ tài trợ thương mại, phân

hệ bảo lãnh BIDV hiện có nhiều ứng dụng tạo báo cáo lớn nhỏ phục vụ Ban lãnh đạo

và các Ban/Trung tâm nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng Tuy nhiên, cácứng dụng này thường nhỏ lẻ, không thể sử dụng chéo thông tin của nhau Hiện nay,Ngân hàng đang triển khai giai đoạn một dự án Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS)trong đó có hỗ trợ tích hợp chung các ứng dụng báo cáo công tác tín dụng

Để thu thập các thông tin bên ngoài, Ngân hàng xây dựng chương trình về tập huấn

và phát triển trong đó tạo điều kiện và hỗ trợ về tài chính cho các nhân viên tham gia

và các chương trình và hội thảo bên ngoài Chương trình này không chỉ giúp cho cácnhân viên có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và đạt được bằng, cấp cần thiếtcho công việc đồng thời cũng giúp cho các nhân viên có điều kiện thu thập được cácthông tin bên ngoài Đồng thời định kỳ Ban kiểm soát/Phòng kiểm toán nội bộ định

kỳ cập nhật các thay đổi về các quy định pháp lý có liên quan hoạt động tín dụng đểcập nhật vào các chính sách kiểm toán nội bộ hiện tại của Ngân hàng

Ngân hàng đã thành lập Trung tâm công nghệ thông tin để đảm bảo các thông tin củangân hàng giám sát, bảo vệ hợp lý và an toàn Trung tâm công nghệ thông tin quản lýtập trung các dữ liệu trên phần mềm hệ thống của toàn hệ thống Ngân hàng đảm bảo

hệ thống thông tin của Ngân hàng được vận chuyển một cách an toàn và thông suốt.Bên cạnh đó hàng ngày Trung tâm công nghệ thông tin tiến hành vận hành hệ thống

Trang 20

SIBS nhằm mục đích tổng hợp, lưu trữ toàn hàng mọi thông tin tài chính đã diễn ratrong ngày

2.3.1.2 Quá trình trao đổi thông tin của Ngân hàng

- BIDV đã triển khai công nghệ trực tuyến trên toàn hệ thống, đảm bảo rằng mọi Chinhánh, đơn vị trong hệ thống của ngân hàng có thể khai thác thông tin, chia sẻ cơ sở

dữ liệu về khách hàng và cập nhật thông tin tức thời trong hệ thống xử lý

Đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong hệ thống

có thể trao đổi, truyền đạt các thông tin về chính sách của ngân hàng, tình hình hoạtđộng của từng nơi thông qua Website nội bộ BIDV

- Bên cạnh các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng, BIDV đã xây dựng các quy trình, cẩm nang hướng dẫnnghiệp vụ riêng và phổ biến đến các cấp thông qua các buổi họp, các buổi tập huấn.Các chính sách và quy trình được mô tả và lưu trữ trong server nội bộ để tất cả cácnhân viên Ngân hàng có thể tiếp cận được

- BIDV cũng rất chú trọng công tác quản lý và bảo vệ bí mật thông tin trong nội bộNgân hàng Quy chế quản lý và bảo vệ bí mật thông tin số 1606/QĐ-HĐQT ngày19/9/2013 đề ra nguyên tắc yêu cầu buộc tất cả cán bộ nhân viên không được tự ýtiếp cận, khai thác, sử dụng và cung cấp thông tin khi không được sự đồng ý củaNgười có thẩm quyền Thông tin được phân loại thành thông tin mật, thông tin hạnchế tiếp cận, thông tin lưu hành nội bộ , thông tin khác và đối với mỗi loại thông tinđều có hướng dẫn cụ thể cách thức sử dụng

- BIDV lập ra bộ phận chuyên nghiên cứu về môi trường kinh doanh, cập nhật cácthông tin về ngành nghề, tình hình kinh tế – xã hội ( Trung tâm nghiên cứu) và cungcấp các thông tin này cho các nhà quản trị cấp cao của ngân hàng; thành lập BanPháp chế với chức năng cập nhật các quy định của pháp luật trong hoạt động ngânhàng, soạn thảo các mẫu biểu phù hợp về mặt pháp lý để sử dụng trong quá trình thực

Ngày đăng: 27/11/2018, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w