Trên thị trường tự do bàn tay vô hình và cơ chế giá sẽ giúp xã hội sản xuất được những mặt hàng cần thiết với số lượng cần thiết, không thiếu cũng không thừa. Thị trường này gọi là hiệu quả phân bổ ( Allocative efficiency). Song, bàn tay vô hình có thể bị què. Đó là vì cơ chế giá chỉ dựa vào lợi ích nhận được và chi phí phải bỏ ra của người mua và người bán. Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ thất bại thị trường để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. Các dạng thất bại của thị trường bao gồm: độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng, bất ổn kinh tế, bất bình đẳng, hàng hóa khuyến dụng phi khuyến dụng. Một ví dụ điển hình là thất bại của thị trường thuốc lá liên quan đến ngoại ứng tiêu cực và hàng hóa phi khuyến dụng. Nếu như việc tiêu thụ mặt hàng giáo dục sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực cho xã hội. Thì việc tiêu thụ mặt hàng thuốc lá tạo ra ngoại ứng tiêu cực cho xã hội. Khi một người được giáo dục tử tế thì không những người đó được lợi mà xã hội cũng được lợi nhờ cách ứng xử văn minh của người đó. Các doanh nghiệp cũng được lợi vì có thêm lao động chất lượng cao. Khi một người hút thuốc lá thải khói ra môi trường đầu độc những người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường khiến cho những người không trực tiếp tham gia sản xuất hay tiêu dùng thuốc lá phải bỏ ra một khoảng chi phí để trả cho việc khám bệnh và ô nhiễm môi trường. Vì vậy nếu để cho thị trường tự quyết định người ta sẽ người ta sẽ tiêu thụ quá ít giáo dục, và tiêu thụ quá nhiều thuốc lá so với mức lí tưởng của xã hội. Tài nguyên của xã hội không được sử dụng hiệu quả nhất có thể. Đây là lí do chính phủ cần phải can thiệp vào thị trường... Nhằm hạn chế việc hút thuốc lá và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, chính phủ đã có những chính sách can thiệp vào nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu : Thất bại của thị trường thuốc lá và chính sách can thiệp của chính phủ. Bài nghiên cứu vận dụng lý luận về ngoại ứng tiêu cực, hàng hóa phi khuyến dụng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do thuốc lá gây ra và đưa ra những giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm xử lý ngoại ứng này
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KINH TẾ - -
ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN:
THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ HOÀI THU
Trang 2MỤC LỤC
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2 Các dạng thất bại của thị trường thuốc lá
2.1 Ngoại ứng tiêu cực
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về ngoại ứng
2.1.2 Ngoại ứng tiêu cực của thuốc lá trên khía cạnh lý thuyết
2.1.3 Ngoại ứng tiêu cực của thuốc lá trên thực tế
2.2 Hàng hóa phi khuyến dụng
3 Các chính sách can thiệp của chính phủ và những kết quả đạt được3.1 Đánh thuế
3.2 Thuế Pigou
3.3 Trợ cấp ngoại ứng tiêu cực
3.4 Thiết lập thị trường giấy phép xả thải
3.5 Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải
Trang 31.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thị trường tự do bàn tay vô hình và cơ chế giá sẽ giúp xã hội sản xuất được những mặt hàng cần thiết với số lượng cần thiết, không thiếu cũng không thừa.Thị trường này gọi là hiệu quả phân bổ ( Allocative efficiency) Song, bàn tay vô hình có thể bị què Đó là vì cơ chế giá chỉ dựa vào lợi ích nhận được và chi phí phải
bỏ ra của người mua và người bán Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ thất bại thị trường để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả Các dạng thất bại của thị trường bao gồm: độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng, bất ổn kinh tế, bất bình đẳng, hàng hóa khuyến dụng- phi khuyến dụng Một ví dụ điển hình là thất bại của thị trường thuốc lá liên quan đến ngoại ứng tiêu cực và hàng hóa phi khuyến dụng Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày Hút Thuốc lá không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh về phổi, tim, gan, đột quỵ… mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của mỗi người và nền kinh tế quốc dân Việt Nam là 1 trong 15 nước có
tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới ( Nam 56,1%, nữ 1,8%) Dự đoán vào năm 2020,
số lượng người hút thuốc lá lớn hơn số người chết vì bệnh HIV/AIDS, lao, tại nạn giao thông đường bộ cộng lại
Và 2 nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế và thay đổi
sự phân bổ các nguồn lực là: thúc đẩy sự hiệu quả và thúc đẩy sự bình đẳng Nghĩa
là hầu hết các chính sách đều phải lựa chọn: hoặc là nhằm vào mục tiêu làm cho chiếc bánh kinh tế lớn hơn, hoặc là làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó Nếu như việc tiêu thụ mặt hàng giáo dục sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực cho xã hội Thì việc tiêu thụ mặt hàng thuốc lá tạo ra ngoại ứng tiêu cực cho xã hội Khi một người được giáo dục tử tế thì không những người đó được lợi mà xã hội cũng được lợi nhờ cách ứng xử văn minh của người đó Các doanh nghiệp cũng được lợi
vì có thêm lao động chất lượng cao Khi một người hút thuốc lá thải khói ra môi trường đầu độc những người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường khiến cho những người không trực tiếp tham gia sản xuất hay tiêu dùng thuốc lá phải bỏ ra một
khoảng chi phí để trả cho việc khám bệnh và ô nhiễm môi trường Vì vậy nếu để chothị trường tự quyết định người ta sẽ người ta sẽ tiêu thụ quá ít giáo dục, và tiêu thụ quá nhiều thuốc lá so với mức lí tưởng của xã hội Tài nguyên của xã hội không
Trang 4được sử dụng hiệu quả nhất có thể Đây là lí do chính phủ cần phải can thiệp vào thị trường.
Nhằm hạn chế việc hút thuốc lá và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, chính phủ
đã có những chính sách can thiệp vào nền kinh tế Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu : Thất bại của thị trường thuốc lá và chính sách can thiệp của chính phủ Bài nghiên cứu vận dụng lý luận về ngoại ứng tiêu cực, hàng hóa phi khuyến dụng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do thuốc lá gây ra và đưa ra những giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm xử lý ngoại ứng này
2 CÁC DẠNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ
2.1NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về ngoại ứng tiêu cực
- Ngoại ứng là những ảnh hưởng của một quá trình tiêu dùng (hoặc sản xuất) này gây ra cho người tiêu dùng (hoặc người sản xuất) khác mà không được phản ánh trong giá cả thị trường
- Phân loại ngoại ứng
Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó không được phản ánh trên giá cả thị trường
Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán
- Đặc điểm của ngoại ứng
Được tạo ra bởi cả hoạt động sản xuất cũng như trong tiêu dùng
Tính tương đối giữa chủ thể tạo ra ngoại ứng và đối tượng chịu tác động của ngoại ứng
Tính tương đối giữa tính tích cực và tiêu cực của ngoại ứng
Gây ra sự phi hiệu quả xét trên góc độ xã hội
=> Ngoại ứng là một dạng thất bại thị trường vì ngoại ứng dẫn đến việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả ( phúc lợi xã hội là không lớn nhất)
2.1.2 Ngoại ứng tiêu cực của thuốc lá trên khía cạnh lý thuyết
Trang 5* Trong sản xuất
Trục hoành của đồ thị cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất, trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà hoạt động của Công ty thuốc lá tạo ra, tính bằng tiền Trong đó:
Chi phí tư nhân biên : MPC, tức là mọi khoản chi phí để thực hiện sản xuất của Công ty thuốc lá
Lợi ích biên : MB, tức là lợi ích mà nhà máy sản xuất thuốc lá thu được ứng với từng mức sản lượng
Chi phí ngoại ứng biên: MEC
Chi phí xã hội biên :MSC bao gồm: Chi phí tư nhân biên (MPC) và chi phí ngoại ứng biên (MEC) mà người nông dân phải gánh chịu MSC = MPC + MEC
Theo nguyên tắc chung về tối đa hóa lợi ích, Các nhà máy sản xuất thuốc lá có
xu hướng lựa chọn sản lượng tối ưu (Q1) tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa ưu hóa là MB= MPC Tuy nhiên xã hội lại lựa chọn Qo tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợiích là MSC= MSB Về nguyên tắc MSB= MPC + MEB nhưng ảnh hưởng ngoại ứng
Trang 6do nhà máy thuốc lá gây ra là ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực nên ngoài bản thân nhà máy thu được lợi ích các thành viên khác trong xã hội không ai thu thêm được lợi ích trực tiếp từ sản xuất thuốc lá, tức MEB= 0 và MSB= MB Như vậy chúng ta khẳng định là với ảnh hưởng ngoại ứng mang tính tiêu cực sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn có xu hướng nhỏ hơn so với sản lượng tối ưu mà các nhà máy thuốc
lá mong muốn nếu giả định rằng không có sự can thiệp của chính phủ
Tăng sản lượng từ Q0 đến Q1 thì mức độ ô nhiễm càng trầm trọng hơn và vì thế MEC càng lớn Chênh lệch giữa 2 đường MPC với MSC cũng càng lớn hơn (Vì chênh lệch giữa MPC và MSC chính là MEC) Khi đó xã hội có thêm một lượng sảnphẩm là Q1 - Q0, với khối lượng sản phẩm có thêm này thì lợi ích thu thêm của xã hội là diện tích của Q0ABQ1, chi phí xã hội phải bổ sung thêm là diện tích Q0ACQ1 Tổn thất phúc lợi xã hội là:
DWL = dt ( ABC) = 12 ( Q1 – Q0 )× MEC ( Q1)
Như vậy, trong ngoại ứng tiêu mức sản lượng của thị trường luôn lớn hơn mức sản lượng tối ưu xã hội (Q1 > Q0)
Mức sản lượng tối ưu xã hội không có nghĩa là một mức sản lượng không gây
ô nhiễm Cái mà xã hội yêu cầu là tìm ra mức ô nhiễm chấp nhận được ( MSC
= MPC + MEC = MB)
* Trong tiêu dùng
Một người hút thuốc lá không đơn giản chỉ là bỏ tiền mua thuốc để thỏa mãn cơn nghiện mà họ sẽ sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn và làm tăng số tiền chính phủ phải trợ cấp cho y tế Khói thuốc do họ thải ra còn đầu độc cả những người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường khiến cho những người không trực tiếp tham gia sảnxuất hay tiêu dùng thuốc lá phải bỏ ra một khoản chi phí để trả cho việc khám bệnh
và ô nhiễm môi trường
2.1.3 Ngoại ứng tiêu cực của thuốc lá trên thực tế
* Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe con người
Đối với người hút thuốc
Thuốc lá gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì bệnh ung thư phổi Hút thuốc lá dẫn đến nhiều bệnh ung thư, nguy hiểm nhất khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi và các bộ phận khác trong cơ thể như ung thư miệng,
Trang 7đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận, tụy, vú, tử cung .Do khói thuốc lá
có chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng 70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc
lá (tar), benzen, carbon monoxide
Nếu chúng ta hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi sẽ không phát triển và bị
co lại, dẫn đến những vấn đề hít thở, rủi ro bệnh tật sau này Hút thuốc lá làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảmsức khỏe của người hút
Đối với người sản xuất thuốc lá
Một nghiên cứu tiến hành tại 4 nhà máy sản xuất thuốc lá Việt Nam chỉ
ra rằng tỷ lệ công nhân bị các bệnh liên quan đến thuốc lá ở 4 nhà máy này cao hơn so với nhóm của nhà máy công nhân dệt may Những bệnh đó bao gồm: những bệnh về hệ thống hô hấp, tim mạch, đau dạ dạy, đau mắt và các ảnh hưởng về thần kinh
Đối với người không hút thuốc
Dù hút thuốc trực tiếp hay thụ động cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh Môi trường là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật cho những người không hút thuốc đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Theo ước tính, cả nước có khoảng 17 triệu người hút thuốc và có tới 60 triệu người còn lại phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động Phụ nữ có thai mà hít phải khói thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai, sinh con nhẹ cân hoặc con bị ốm, tử vong hoặc sinh con có nguy cơ bị hởhàm ếch, bạch cầu, ung thư…
Căn bệnh ung thư phổi quái ác đã cướp đi sinh mạng của Nghệ sĩ Hán Văn Tình khiến không ít người bàng hoàng, thương sót Một điều đáng lưu ý
là NSƯT Hán Văn Tình trước đó từng chia sẻ, ông chưa từng hút thuốc và cũng không nghiện rượu bia
* Ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường
Tàn phá rừng, làm bạc màu đất:
Qua thống kê, người ta thấy mỗi năm có khoảng 200.000 ha rừng trên thế giới đã bị chặt phá để lấy đất trồng thuốc lá Mỗi năm người ta phải chặt 5 triệu ha rừng hay 600 triệu cây xanh để lấy gỗ làm củi sấy thuốc lá Rừng bị tàn phá cho mục đích sấy thuốc lá chiếm tới 1,7% diện tích rừng toàn cầu và khoảng 4,6% diện tích rừng của 66 nước trồng thuốc lá trên thế giới Ở Việt Nam được xếp ở hạng trung bình với khoảng 1,4% diện tích rừng bị phá mỗi năm để sản xuất thuốc lá
Trang 8Những nơi trồng nhiều cây thuốc lá thường có tình trạng đất trống trở nên bạc màu, cằn cỗi , đặc biệt là những nơi trồng thuốc lá ở vùng đồi dốc Trung bình mỗi vụ trồng thuốc lá dài ba tháng, người nông dân phải sử dụng
16 loại thuốc trừ sâu và nhiều loại phân bón hóa học Về lâu dài, việc sử dụng nhiều hóa chất sẽ càng làm đất bị chai cứng, ảnh hưởng xấu đến môi trường
và những nông dân trồng thuốc dễ bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụngnhững hóa chất này
Tăng lượng chất thải độc hại, rác thải:
Quá trình sản xuất thuốc lá tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó ngoài
những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn và nhiều chất độc khác có trong bụi thuốc lá và môi trường không khí tại nơi sản xuất và khu vực lân cận, bao gồm chất dầu, chất dẻo và amoniac, etylen, glycol, nicotin
Ở Mỹ, các nhà máy thuốc lá đứng thứ 18 trong danh sách các ngành công nghiệp có chất thải hóa học độc hại Mỗi năm, ngành công nghiệp thuốc lá trên thế giới thải ra khoảng 300 triệu kg nicotin, một trong những chất mà Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng rất độc hại
Trong khi đó, ở nước ta vẫn còn nhiều nhà máy sản xuất thuốc lá nằm trong các khu vực đông dân cư Mặc dù doanh nghiệp đã chú ý giảm thiểu ô nhiễm như lắp đặt các hệ thống thiết bị hút gió, thông gió, song hoạt động của các nhà máy này vẫn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe người dân địa phương
Bên cạnh sự ô nhiễm không khí từ khói thuốc do người hút, đầu mẩu thuốc lá vứt trong môi trường phải mất ít nhất 18 tháng mới phân hủy và có thể gây rò rỉ các chất độc hại ngấm vào đất Mỗi năm có khoảng 275 tỷ vỏ baothuốc lá được sản xuất và thải ra môi trường sau khi sử dụng
Cháy:
Hút thuốc gây nên cháy Ở Anh, hầu hết các vụ chết người do cháy gây
ra là do hút thuốc lá và sử dụng diêm, người hút thuốc gây nên hơn 9000 vụ cháy nghiêm trọng ở Anh mỗi năm, làm chết 200 người và bị thương 2000 người Cháy rừng ở Trung Quốc đã quét sạch rừng Đông Bắc năm 1985, cán
bộ lâm nghiệp bị bắt do vứt đầu mẩu thuốc lá xuống cỏ Trong vụ cháy này, 1,3 triệu ha đất bị tàn phá, 300 người bị chết, và 5000 người bị mất nhà
Trên phạm vi toàn cầu, hút thuốc gây nên thiệt hại ước tính khoảng 100.000 đô la Mỹ và khoảng một triệu vụ cháy mỗi năm Hút thuốc gây nên khoảng 30% tổng số người chết ở Mỹ vì cháy và 10% trên toàn thế giới, với
Trang 9tổng chi phí 5,34-22,8 tỷ đô la Mỹ cho nước Mỹ, và 8,2-89,2 đôla Mỹ cho toàn thế giới.
Ở Việt Nam tàn thuốc cũng thiêu rụi hàng chục ha rừng mỗi năm mà gần đây nhất vào tháng 7/2010 tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Qua khám nghiệm, lực lượng chức năng huyện Bố Trạch phát hiện được tàn giấy của gói thuốc lá tại hiện trường cháy Vì vậy, bước đầu xác định có thể
nguyên nhân cháy là do một số người dân đi rừng đã bất cẩn trong việc hút thuốc dẫn tới tàn thuốc lá rơi xuống lá khô gây cháy
Ô nhiễm không khí, nguồn nước:
Thuốc lá yêu cầu nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hơn các
cây trồng khác Những hóa chất này làm ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước của một vùng lớn khi mà chúng bị rửa trôi theo nước mưa Trong thuốc
lá có 4000 chất hóa học, phần lớn lá các chất độc hại trong đó hơn 40 chất là tác nhân gây ung thư Khi hút thuốc các chất đó đều được tung vào không khí gây ô nhiễm Ngoài ra các chất độc này còn tỏa ra không khí ngay cả khi trồngtrọt, chế biến thuốc lá
* Ảnh hưởng của thuốc lá về kinh tế
Thuốc lá gây ra những tổn thất lớn về kinh tế:
Ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình
Giả sử một người mỗi ngày hút hết một bao thuốc với giá bình quân
10.000 đồng, mỗi tháng sẽ mất 300.000 đồng để hút thuốc, trung bình một năm sẽ tiêu tốn 3.600.000 đồng tiền hút thuốc, trong khi đó chúng ta phải chi rất nhiều tiền để chữa bệnh có liên quan đến thuốc lá Ngoài ra, người đó cũngphải trả một khoản tiền rất lớn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi những bệnh
do thuốc lá đem lại Hơn thế nữa, hút thuốc lá sẽ làm cho sức khỏe bị giảm sútđiều này làm cho khả năng lao động kém đi cho nên thu nhập của người đó sẽ thấp hơn so với nếu không hút thuốc
Theo điều tra mức sống dân cư 1997-1998 chỉ ra rằng: “ Số tiền một người tiêu tốn cho thuốc lá tương ứng với 1/3 số tiền dành cho lương thực, bằng 1.5 lần mức chi cho giáo dục và gấp 5 lần mức chi cho y tế tính theo bình quân đầu người”
Ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia
Chi phí chi cho chăm sóc sức khỏe tăng nhanh và nó chiếm một khoản
kinh phí lớn trong tổng số ngân sách ít ỏi của quốc gia trong khi năng suất lao
Trang 10động giảm Tiền được chi cho thuốc lá sẽ không chi cho sản phẩm, dịch vụ địaphương như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trong khi chúng mang lại lợi ích về lâu dài thông qua cuộc sống toàn dân được cải thiện và tạo thêm việc làm mới Ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng phòng chống tác hại thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao xét về chi phí và hiệu quả
Chính phủ một số nước mất hàng triệu đôla thuế do buôn lậu thuốc lá Năm 1999,Chính phủ Việt Nam ước tính mỗi ngày có khoảng 10 triệu điếu thuốc lá trị giá 350.000 USD nhập khẩu lậu từ Campuchia, gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia là 37 triệu đô la/ năm
2.2 HÀNG HÓA PHI KHUYẾN DỤNG
Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hóa và dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội nhưng cá nhân cá nhân lại không tự nguyện từ
bỏ, khiến chính phủ phải có các biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm tiêu dùng nó Ở Việt Nam đó là rượu bia, thuốc lá là những hàng hóa phi khuyến dụng
mà chính phủ hạn chế sử dụng, còn cờ bạc, ma túy là những loại bị ngăn cấm Nhiều khi cá nhân khá “thiển cận” không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình mặc dù có đầy đủ thông tin Như chúng ta đã biết hút thuốc lá gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đến môi trường và nền kinh tế (mục 2.1.3) nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục hút thuốc lá coi thường tính mạng của chính bản thân mình và những người xung quanh Xuất phát từ chức năng phụ quyền của mình, chính phủ đã can thiệp vào nền kinh tế Trong xã hội, chính phủ đóng vai trò như một người cha Khi người cha thấy con cái của mình chỉ hành động vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái
3.CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
3.1 ĐÁNH THUẾ
Thuế thường là nguồn gốc của các cuộc tranh luận chính trị quyết liệt Vào năm 1776, sự căm phẫn của những người dân thuộc địa Hoa Kỳ trước việc đánh thuếcủa người Anh đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Hoa Kỳ Hơn hai thế kỉ sau, các Đảng phái ở Hoa Kỳ lại tiếp tục đấu tranh cho hình thức và phạm vi thích hợp của hệthống thuế Tuy vây ở một mức độ nào đó thì không ai phản đối ý kiến cho rằng đánh thuế là cần thiết Như Oliver Wender Homlmes Jr đã từng nói : “Thuế là những gì chúng ta chi trả vì một xã hội văn minh”
Trang 11Nhằm hạn chế việc hút thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hầu hết chính phủ các quốc gia đều sử dụng biện pháp đánh thuế cao vào mặt hàng này.
Qua việc sử dụng mô hình cung – cầu, chúng em sẽ phân tích việc chính phủ đánh thuế thuốc lá
Hình (1)
Giả định ban đầu nền KTCB tại
E0(Q0,P0)
Khi Chính phủ đánh thuế Người sản
xuất thuốc lá ->Lượng cung thuốc lá
Khi Chính Phủ đánh thuế Người tiêu dùng thuốc lá ->Lượng cầu thuốc lá giảm
-> Đường cầu dịch chuyển sang trái ( D-> D1)
-> nền KT CB mới tại E1(Q1,P1) Ta có:Q1 < Q0: sản lượng giảm
Trang 12tương đối giữa cầu và cung (chính là độ dốc tương đối giữa đường cầu và đường cung) Thuế tác động đến phúc lợi, lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia thị trường hay nói cách khác cái giá cho 1 xã hội văn minh có thể cao đến mức nào.
Với biện pháp đánh thuế thuốc lá chính phủ mong rằng số lượng người hút sẽ giảm nhiều nhưng trên thực tế cho thấy, số lượng người hút thuốc lá giảm đi rất ít so với kỳ vọng Vậy nguyên nhân do đâu? Điều này có thể được lý giải như sau:
Thuốc lá là một loại mặt hàng thiết yếu (đối với người nghiện thuốc lá) và ít
có khả năng thay thế => hệ số co giãn tương đối nhỏ Vì vậy khi giá thuốc lá tăng nhiều thì lượng cầu về thuốc lá vẫn giảm rất ít
Liệu tăng thuế thuốc lá (rượu, bia ) thì có phải nguồn thu ngân sách càng tăng theo? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta nên phân tích theo hai hướng:
Nếu tăng thuế ở mức hợp lý ( mức thấp hoặc chưa cao) thì sẽ dẫn đến làm tăng doanh thu ngân sách Bởi vì nếu tăng thuế với mức thấp thì người hút thuốc vẫnkhông vì thế mà bỏ thuốc, chỉ một phần người hút sẽ giảm bớt việc hút thuốc Vì thế ngân sách nhà nước vẫn tăng, điều này đồng nghĩa nếu số người hút giảm đi càng ít thì nguồn thu ngân sách sẽ càng tăng Theo Ngân hàng Thế giới, khi tăng giá thuốc
lá thêm 10%, doanh thu thuế thuốc lá sẽ tăng khoảng 7%
Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế thuốc lá năm
2008 sau khi áp dụng mức thuế mới 65% (tăng 10% so với mức thuế năm 2007 là 55%) là hơn 7500 tỉ đồng, tăng hơn 1000 tỉ đồng so với năm 2007
Nếu thuế tăng cao, kèm theo đó giá thuốc lá cũng tăng quá cao thì người tiêu dùng không có điều kiện về tài chính sẽ chuyển sang sử dụng thuốc lào, thuốc quấn; người có điều kiện thì sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm nhập lậu Hậu quả của tình trạng trên là ngân sách thất thu, mục tiêu giảm tiêu dùng đối với thuốc lá không đạt được; hàng trăm ngàn người làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thiếu việc làm; đời sống của hàng vạn người sản xuất sản phẩm là đầu vào cho doanh nghiệp thuốc lá gặp khó khăn, áp lực bảo đảm an sinh xã hội và tạo việc làm gia tăng
Khi đánh thuế cao vào mặt hàng này, số lượng người hút giảm đi ít so với kỳ vọng Vậy c ó lí do nào khác giải thích cho việc chính phủ các quốc gia vẫn tiếp tục đánh thuế rất cao vào thuốc lá hay không?
Yếu tố thời gian là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến ED p Mặc dù thuốc lá
là hàng hóa thiết yếu nên ED p rất nhỏ, tuy nhiên trong dài hạn E D p > E D p trong ngắn hạn Vì vậy chính phủ các quốc gia vẫn tiếp tục đánh thuế cao vào mặt hàng này cùng với bia, rượu với mục đích chính là giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá ở ngườidân, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Trang 133.2 THUẾ PIGOU
Nguyên nhân khiến nhà máy thuốc lá sản xuất không hiệu quả do giá cả
cácđầu vào nhà máy không phản ánh đúng giá chi phí xã hội biên Vì thế một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh C.Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này
Thuế Pigou là thuế đánh trên mỗi đơn vị sản lượng đầu ra của hãng gây ô nhiễm, bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu của xã hội.
Trên cơ sở lý thuyết thì: Khi chịu thuế thì đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên thành MPC + t Để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà máy sẽ đặt MB
= MPC + t và làm giảm sản lượng sản xuất Để không có tổn thất xã hội thì thuế đánh tối đa là t = MEC Lúc này, Chính phủ thu thêm được một khoản thuế là t.Q0, khoản thuế này sẽ được sử dụng để đền bù cho nông dân
Chính phủ quy định các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá phải sử dụng các công nghệ ít gây hại về môi trường có tính chất chuẩn mực nào đó Chắc chắn việc đầu tư cho những công nghệ ít gây hại cho môi trường này cũng gây ra những phí tổn nhất định cho doanh nghiệp Vì thế, về nguyên tắc, nó cũng tác động đến hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực đối với xã hội
MSC= MPC + MEC
MB,MC
MPC + t C
MPC A
B E MEC
b MB
a
0 Q0 Q1 Q
Đánh thuế ô nhiễm hay bắt buộc doanh nghiệp phải trả phí ô nhiễm cũng là 1 chính sách Chính phủ có thể áp dụng để bảo vệ môi trường, đưa sản lượng thị trường
về mức hiệu quả Chẳng hạn, đường MPC là đường chi phí biên tư nhân của các doanh nghiệp Do quá trình sản xuất của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường,