1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTL Tài trợ dự án bò sữa công ty Vinamilk

32 379 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Tài trợ dự án bò sữa công ty Vinamilk Môn tài trợ dự án Nhóm SV Học viện ngân hàng Môn : Tài trợ dự án GVHD : Ths. Đào Thị Thanh Tú Tài trợ dự án bò sữa công ty Vinamilk Môn tài trợ dự án Nhóm SV Học viện ngân hàng Môn : Tài trợ dự án GVHD : Ths. Đào Thị Thanh Tú

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: TÀI TRỢ DỰ ÁN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BÒ SỮA VINAMILK

GVHD: Ths Đào Thị Thanh Tú Nhóm : 08

Hà Nội 2018

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

Phí Hoàng Anh 13G400052 Phần 2 mục II và III

phân tích tình hình tài chính vàsản phẩm sữa của vinamilk

100%

Lê Thu Trang 14G401046 Phần 2 mục V và VI 100%

PHẦN 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SỮA VINAMILK

I/ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SỮA VINAMILK

1 Giới thiệu chung

- Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam

- Trụ sở chính: số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

- Ngành nghề kinh doanh:

+ SXKD các sản phẩm từ sữa

+ Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và

nguyên liệu, sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café

+ Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê BĐS, kho bãi, bến bãi, vận tải hàng bằng

ô tô, bốc xếp hàng hoá

+ Bán lẻ thực phẩm và đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

- Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada,

Ba lan …

- Qua hơn 38 năm, Vinamilk đã trở thành một trong những công ty có quy mô hàng đầu Việt Nam và đóng góp to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước Các đơn

vị trực thuộc của Vinamilk - gồm 3 chi nhánh, 15 nhà máy, 2 kho vận và 3 công

ty con luôn sáng tạo, nỗ lực không ngừng để thương hiệu vươn đến tầm cao mới

- Tính đến năm 2014, Vinamilk đầu tư vào nhà máy ở New Zealand và sở hữu

13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam, đặc biệt là “siêu nhà máy” sữa Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện tích 20 hecta

- Danh hiệu và phần thưởng:

+ Huân chương Lao động: hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)+ Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)

+ Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)+ Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore2010)

+ Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)

2 Lịch sử hình thành.

- Tiền thân của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Thực phẩm được thành lập năm 1976 dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy Sữa Thống Nhất (tiền thân là Nhà máy Foremost), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền thân là Nhà máy Cosuvina), Nhà máy Sữa Bột Dielac (tiền thân là Nhà máy sữa bột Nestle')( Thụy Sỹ)

- Năm 1982, Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I

- Tháng 03/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ

- Ngày 01/10/2003, chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP

Trang 4

- Năm 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (là Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay).

- Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE Thành lập Phòng khám An Khang tại TP.HCM

- Năm 2010: Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand, đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia (góp vốn 10 triệu USD vào công ty Miraka Limited, tương đương 19,3% VĐL).Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam

- Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan

- Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%

- Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên 100% Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia Chính thức

ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN

- Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP

Đường Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu

Sơ đồ bộ máy tổ chức

Trang 5

Mục tiêu:

Trong 5 năm tới, mục tiêu của Vinamilk hướng đến sẽ luôn là công ty sản xuất và kinh doanh sữa số một tại thị trường Việt Nam Đặc biệt, doanh số hoạt động của kinh doanh tại thị trường quốc tế sẽ chiếm 50% so với doanh thu nội địa Ngoài ra, đểhướng tới đích của một công ty đa quốc gia, Vinamilk sẽ là một công ty kinh doanh

đa ngành nghề hoạt động trên nền tảng các lợi thế cạnh tranh sẵn có trong 2 - 3 năm tới

- Sữa đặc

- Sữa nước

- Kem ăn

II/ Ý TƯỞNG LẬP DỰ ÁN

Trang 6

1 Cơ sở lập dự án

1.1Thị trường sữa nội địa Việt Nam

- Thị trường Việt Nam là thị trường còn nhiều tiềm năng.Các dòng sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trường sữa Việt Nam là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột) Hơn 70% số lượng sữa nước trên thị trường ởViệt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước

- Cơ cấu sản phẩm thị trường sữa

- Thị trường các sản phẩm sữa bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính là: sữa bột, sữa nước, sữa đặc và sữa chua trong đó sữa nước hiện đang chiến tỷ trọng cao nhất với

tỷ trọng khoảng 35% trong toàn bộ lượng sữa tiêu thụ; sữa đặc đứng thứ 2 với tỷ trọng khoảng 25%; sữa bột chiếm tỷ trọng 20% tuy nhiên trong tương lai thị trường sữa đặc sẽ tăng trưởng chậm dần do thị trường sữa đặc đang đạt trạng thái bão hòa nên vị trí thứ hai sẽ sớm bị sữa bột chiếm lĩnh; sữa chua và các sản phẩm từ sữa chiếm tỷ trọng 20%

- Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần Vinamilk hiện có 5 thương hiệu sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng Flex, sữa tiệt trùng ADM GOLD, sữa tiệt trùng dạng bịch Fino…

- Tỷ trọng sữa bột trên thị trường Việt Nam bị lép vế là do thị trường sữa bột chủ yếu

do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead Johnson, Nestle, Friesland Campina nắm thị phần

Trang 7

1.2 Đối thủ cạnh tranh

Dutch Lady

- Dutch Lady Việt Nam là công ty liên doanh giữa tập đoàn Friesland Foods nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất sữa với công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương – Việt Nam Các sản phẩm sữa của công ty đưa ra thị trường tiêu thụ tại Việt Nam từ năm 1996 với nhãn hiệu: Cô gái Hà Lan rất gần gũi và thân thuộc Cùng với Vinamilk, Dutch Lady chiếm 61 % thị phần sữa trong nước với các sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn như: sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đặc cô gái

Hà Lan, sữa công thức (123, 456), sữa Dutch Lady Gold, Friso, Fristi,… Dutch Lady Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn là:“Hàng Việt Nam chất lượng cao

- Giá 1 số loại sữa:

- Sữa tươi các loại: 17.000 đồng- 26.000 đồng/1 lốc (110ml - 180ml)

- Sữa chọn Dutch Lady 20+: 29.500 đồng/ 1 lốc (220ml)

-Sữa chua các loại: 26.000 đồng/ 1 lốc

- Sữa Fristi: 19.000 đồng/ 1 lốc (6 chai- 80ml)

- Sữa bột các loại dao động từ: 76.000 đồng - 365.000 đồng/ 1 hộp

Địa chỉ website: http://dutchlady.com.vn/

Nestle

Thương hiệu sữa Nestle cũng là một trong những thương hiệu sữa lớn ở Việt Nam – nằm trong đại gia đình dinh dưỡng Nestle- một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ nhưng đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1912 Các sản phẩm sữacủa Nestle rất đa dạng và phong phú như: Mi lô (sữa bột, sữa nước) dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi – được các bạn nhỏ rất yêu thích, sữa bột Nan- tốt cho tiêu hóa dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi, sữa gấu Nestle, sữa Nestle MOM&ME dành cho bà bầu, sữa

Lactogen,…

Giá tham khảo một số loại sữa như sau:

- Sữa tươi Milo: 26.000 đồng/ 1 lốc (4 hộp - 180ml)

- Sữa bột Milo hộp giấy: 43.000 đồng/ 1 hộp (285g)

- Sữa NAN Nestle các loại có giá dao động từ: 334.000- 479.000 đồng/ 1 hộp

- Sữa Lactogen Nestle các loại có giá dao động từ: 247.000 đồng - 302.000 đồng/ 1 hộp,

Địa chỉ website: https://www.nestle.com.vn

Abbott

Abbott – Hoa Kỳ là công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới được thành lập năm 1888 Lập văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh từ năm 1995, Abbott chuyên cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm và thiết bị chẩn đoán tiên tiến cho mọi

Trang 8

người Việt Nam Thương hiệu sữa Abbott có các dòng sản phẩm như: Abbott Similac: dành cho mẹ bầu và trẻ từ 0 đến 3 tuổi, Abbott Pediasure: dành cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, Abbott Grow: dành cho trẻ phát triển chiều cao và thông minh từ 0 đến 6 tuổi, Abbott Ensures: dành cho người trưởng thành, Abbott Glucerna và Abbott Bonesure: dành cho người mắc bệnh tiểu đường, Abbott Prosure: dành cho bệnh nhân ung

thư, Với sự đa dạng về sản phẩm cùng chất lượng ổn định, Abbott hiện đang được rấtnhiều bà mẹ tin dùng đặc biệt là các bà mẹ: “bỉm sữa”

Giá tham khảo một số loại sữa như sau:

- Sữa bột Abbott Grow 1: 120.000 đồng (400g)

- Sữa bột Abbott SImilac Newborn IQ: 241.000 đồng (400g)

- Sữa bột Abbott Total Comfort 1: 251.000 đồng (360g),

Địa chỉ website: http://abbottnutrition.com.vn

- Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt Nam đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, trong đó riêng sản phẩm sữa bột phải nhập tới 70% Hiện trên thị trường Việt Nam có gần 30 công ty sữa với khoảng 80 thương hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại

- Theo thống kê của Bộ Công thương, về chủng loại sữa bột, sữa ngoại chiếm khoảng 75% thị phần Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina), Dumex, Nestlé… Với tỷ lệ này, các hãng sữa ngoại hoàn toàn dẫn dắt thị trường và quyết định giá bán

- Trong đó, Abbott với hơn 120 nhãn sữa đang bày bán trên thị trường nội địa đã chiếm khoảng 30%, với mức doanh thu trung bình 3.000-4.000 tỷ đồng/năm Thị phần của Mead Johnson tại Việt Nam dao động khoảng 14,4% Thị phần sữa của Nestlé trên thị trường Việt Nam rất thấp, ở mức một con số

- Ngoài những dòng sữa kể trên, trên thị trường hiện nay còn rất nhiều loại sữa nhập ngoại khác như Gallia, Nutriben của Pháp, Aptamin của Anh, Đức, Meiji của Nhật Ngoài ra, có một thị phần không nhỏ của sữa bột dành cho các thương hiệu khác

không có nhà phối chính thức (sữa xách tay) Các dòng sản phẩm này đang chiếm khoảng 14% thị phần sữa hiện tại

Nhận xét:

- Sức hấp dẫn của thị trường sữa Việt Nam không chỉ kích thích các doanh nghiệp nội

địa mở rộng sản xuất mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngành

Ví dụ, doanh nghiệp sữa Friesland Campina Việt Nam (nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan) đang xúc tiến đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu tại tỉnh Hà Nam theo hình thức hợp tác với các hộ nông dân, hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô gia

Trang 9

đình (50 – 80 bò sữa/trại) khác với mô hình trại lớn 500 – 1000 bò sữa/trại của các doanh nghiệp khác.

- Cuối năm 2014, Quỹ đầu tư VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) và Daiwa

PI Partners (Nhật Bản) đã rót 45 triệu USD vào Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP – nhãn hiệu sữa Ba Vì) Tuy nhiên, khác hoàn toàn với các doanh nghiệp sữa khác, định hướng của IDP sẽ là kết hợp với các đối tác nước ngoài như hợp tác với một đối tác từ Australia để nhập khẩu trực tiếp sữa tươi Australia vào thị trường Việt Nam

- Nếu như trước đây thị trường sữa nước chủ yếu thuộc về Vinamilk và

FrieslandCampina với các đối thủ nhỏ hơn như Long Thành, Đà Lạt, Mộc Châu, Ba Vì thì vài ba năm trở lại đây xuất hiện thêm các đối thủ lớn như TH True Milk, NutiFood Chưa kể hàng chục thương hiệu sữa nước được nhập khẩu từ nước ngoài về

- Vì vậy, các hãng đều phải nỗ lực tung sản phẩm mới lạ, “độc”; chạy đua truyền thông

về các sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường

- Theo ông Phan Minh Tiên - giám đốc điều hành marketing Vinamilk, trong năm 2016 chỉ riêng Vinamilk đã có gần 30 sản phẩm mới thuộc sáu ngành hàng được ra mắt Trong đó Vinamilk là đơn vị đầu tiên đưa ra thị trường loại sữa tươi hữu cơ (organic) theo tiêu chuẩn châu Âu sản xuất tại VN

- Sữa organic hóa giải tâm lý lo ngại các hóa chất và phụ gia được sử dụng trong quá trình nuôi bò và chế biến sữa Nên khi Vinamilk vừa tung ra thị trường sữa 100% organic, TH True Milk cũng tăng tốc để đưa loại sữa này ra thị trường

- Chưa kể một số công ty sữa khác cũng đang tính đến chuyện nhập khẩu sữa organic vềbán nhằm chia bớt thị phần mới chớm ở phân khúc trên

- Trong khi đó, các hãng sữa ngoại dù âm thầm hơn nhưng cũng “gặt hái” lớn từ VN Báo cáo thường niên của Tập đoàn Abbott (Mỹ) năm 2016 cho thấy doanh thu của hãng này tại VN đạt gần 10.000 tỉ đồng, tăng hơn 2.000 tỉ so với năm 2015

- Tập đoàn Friesland Campina (Hà Lan), chủ của các thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso tại VN, trên trang bìa Báo cáo thường niên 2016 cũng chọn hình ảnh một phụ

nữ VN tay cầm điện thoại đọc thông tin một nhãn hiệu sữa của tập đoàn này Điều đó cho thấy tầm quan trọng của VN trong kinh doanh toàn cầu của FrieslandCampina

- Cạnh tranh mạnh nên đã có doanh nghiệp phải rút lui Cuối năm trước, Công ty

Danone VN thuộc Danone (Pháp) đã xác nhận ngừng bán sữa Dumex tại VN Danone

là một trong những nhà sản xuất đầu tiên gia nhập thị trường sữa bột VN, nhưng sau

20 năm đã phải ngừng bán vì thị phần thấp (khoảng 3,2%)

2 Sự cần thiết phải đầu tư

Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, việc nuôi trồng thực phẩm theo khuynh hướng lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng

Trang 10

trưởng là vấn đề lo ngại mỗi khi tiêu dùng Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sữa cũng như đem lại sản phẩm tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng Sau 1 quá trình ấp ủ cũng như đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài

DỰ ÁN SỮA ORGANIC sinh ra để đón đầu nhu cầu thị trường trong nước, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp

Trước hết, dự án đem lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư, thêm nữa sẽ là mang lại giá trị cho cộng đồng Tạo ra sản phẩm tốt phục vụ Việt Nam chúng ta, thêm nhiều hơn công ăn việc làm, lợi nhuận dự án làm giàu thêm cho đất nước, giúp con người

VN ngày càng cao khỏe thông minh sánh ngang cường quốc năm châu hơn

=> Chính vì lẽ đó mà dự án này là cần thiết vì lợi ích tốt đẹp mà nó đem lại

Đứng trước việc dân số trẻ của VN mình trong tình trạng thực phẩm bẩn và đang

có xu hướng lùn so với nước láng giềng Các sản phẩm hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về dưỡng chất và an toàn Để có được điều đó thì cần đến sự tiến bộ khoa học công nghệ, sự đầu tư bài bản

Thứ nhất, mức tiêu thụ sữa trung bình đầu người tại Việt Nam còn rất thấp so với các

quốc gia trong khu vực, đạt khoảng19 lít/năm/người trong năm 2015 Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ đạt 28 lít sữa/năm/người Do vậy, ngành sữa còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng dân số và cơ cấu dân số trẻ Việt Nam là quốc gia đông

dân (hơn 91 triệu dân), có tốc độ tăng trung bình 1,12%/năm, tỷ trọng trẻ em < 15 tuổichiếm khoảng 37%

Thứ ba, thu nhập bình quân đầu người gia tăng, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức

khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao Ngoài ra, sữa được xem là mặt hàng thiết yếu nên ít chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế Do cải thiện chất lượng cuộc sống, con người càng ngày càng đòi hỏi cao về nhu cầu ăn uống, đòi hỏi các sản phẩm an toàn tựnhiên tốt cho sức khỏe Trong dài hạn các sản phẩm Organic sẽ chiếm lĩnh thị trường

và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho danh nghiệp đi đầu về lĩnh vực này – Vinamilk

Thứ tư, Chính phủ đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa phát triển Dự án

trang trại Organic được chính phủ quan tâm hơn, các giấy tờ thủ tục pháp lý cần thiết cũng dễ dàng hơn nhằm kích thích mở rộng sản xuất, tăng trưởng nền kinh tế

“ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” => Muốn dân tộc mạnh thì dân phải khỏe mới

có thể biến dân tộc mạnh thêm được

3 Ý tưởng xây dựng dự án

Trang 11

- Khu đất triển khai dự án thuộc xã Thanh Nguyên - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh

Hà Nam

- Dự án trang tại chăn nuôi bò sữa của Công ty Vinamilk diện tích 150 ha

- Ngoài khu đất 150 ha, doanh nghiệp đề nghị tỉnh quy hoạch khoảng 500 ha xung quanh bán kính 20 km làm vùng trồng cỏ, ngô cung cấp thức ăn cho trang trại và cho các vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của doanh nghiệp đảm bảo tính ổn định lâu dài

- Dự án gồm: 3 chuồng lớn; nhà kho; bãi đỗ xe;khu vắt sữa; khu thanh trùng và đóng giói; bãi cỏ rộng

- Dự án có vị trí thuận lợi: Thuộc miền Bắc cả nước ta, Hà Nam là tỉnh thuần nông không co khu công nghiệp cũng không có địa điểm du lịch nổi tiếng Nhìn chung rất thích hợp để chăn nuôi bò sữa Không qua cách xa thành phố nên thuận lợi cho tiêu thụ

- Hệ thống đường xá khá tốt, thông thoáng

PHẦN 2: DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI BÒ SỮA ORGANIC CÔNG NGHỆ CAO.

I/ PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Trang trại bò sữa Organic công nghệ cao

- Địa điểm: Tỉnh Hà Nam

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VINAMILK NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của vinamilk từ 2016-2017 hợp nhất đã kiểm toán – nguồn Vietstock.vn

đơn vị: triệu đồng

Trang 12

- Doanh thu thuần năm 2017 tăng 4.246.736 triệu đồng hay tăng 9,08% so với năm

giả sử biến động giá là không đáng kể Ip = 1

=> Iqt = IR / Ip = 1,0908 / 1 = 1,0908 => sản lượng tiêu thụ năm 2017 tăng 9,08% so với

2016 hay sự tăng của sản lượng tiêu thụ cũng chính là sự tăng của doanh thu thuần Nguyên nhân sản lượng tiêu thụ tăng có thể do doanh nghiệp đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng chiết khấu thanh toán, chính sách khuyến mại

Trang 13

hấp dẫn, hay giảm giá hàng bán hay giảm lượng hàng bán bị trả lại,… Tài khoản 521- các khoản giảm trừ doanh thu năm 2017 giảm 76.840 triệu đồng hay giảm 55% so với năm 2016;

Các nguyên nhân khác có thể do doanh nghiệp áp dụng chính sách xúc tiến hỗn hợp, tăng cường quảng bá thương hiệu, marketing giới thiệu, quảng cáo sản phẩm đồng thời mở rộng hệ thống kênh phân phối và đa dạng hóa danh mục sản phẩm Hiệnnay Vinamilk đã có hơn 200 nhà phân phối, hơn 125.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp cảnước kênh của vinamilk gồm 3 loại kênh chính cùng hoạt động: kênh thứ nhất là các kênh siêu thị lớn như Big C, Metro, Vinmart và các siêu thị nhỏ với đại diện chi nhánhcủa Vinamilke, kênh thứ 2 là key accounts, bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan Các cơ quan này đặt hàng trực tiếp từ chi nhánh của vinamilk với số lượng lớn Kênh thứ 3 là kênh truyền thống tức là vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc kí kết các hợp đồng, các nhà phân phối này đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà Vinamilk đã đặt ra

Trang 14

Phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 16

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp qua các mối quan hệ trên bảng CĐKT năm 2017

VLĐR = NVDH- TSDH = 10.111.871 triệu đồng

NCVLĐ= Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh= - 1.115.078 triệu đồng

NQR = Ngân quỹ có – ngân quỹ nợ = 11.226.949 triệu đồng

NQR >0 VLĐR > 0

NCVLĐ < 0

Nhận xét: Vốn lưu động ròng dương chứng tỏ nguồn vốn dài hạn sau khi tài trợ cho

Nguồn vốnTài sản

Ngày đăng: 27/11/2018, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w