Thứ nhất, luận án đã đưa ra được 2 nhóm tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam thông các nghiên cứu đã tổng quan và cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. Đó là nhóm chỉ tiêu đo lường tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo (số lượng) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục cho người nghèo (chất lượng). Thứ hai, xuất phát từ lý thuyết bỏ học của Morrow (1987), lý thuyết xã hội hóa, quan điểm tộc người, luận án chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo gồm 3 nhóm gồm: Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân học sinh nghèo, nhóm nhân tố từ phía gia đình học sinh nghèo và nhóm nhân tố từ phía xã hội-cộng đồng-chính sách của nhà nước. Thứ ba, luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo dựa trên lý thuyết bỏ học của Morrow, lý thuyết xã hội hóa và quan điểm tộc người. Từ đó luận án đề xuất 9 giả thuyết nghiên cứu. Thứ tư, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu tài liệu, luận án đã bổ sung thêm nhân tố loại hình cơ sở đào tạo và khoảng cách từ nhà đến trường vào mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam. II.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Thứ nhất, luận án chỉ ra khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam còn thấp, không đồng đều giữa các nhóm giàu và nghèo do cả 3 nhóm nguyên nhân là bản thân học sinh nghèo, gia đình học sinh nghèo và cộng đồng xã hội. Thứ hai, ngoài các nhân tố có được từ tổng quan tài liệu, trong mô hình nghiên cứu, luận án đưa thêm hai nhân tố mới là khoảng cách từ nhà đến trường và loại hình trường học đều cho kết quả phù hơp và có ý nghĩa. Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo từ 3 nhóm yếu tố tác động như: (+) nâng cao nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai học sinh nghèo; (+) gia đình cần nâng cao thu nhập để tạo điều kiện cho con em được đi học, quan tâm đến con cái nhiều hơn; (+) các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần phù hợp hơn với mọi đối tượng và vùng miền; (+) chương trình học cũng cần phù hợp cho các đối tượng khác nhau; (+) phân bố lại các cơ sở giáo dục cho phù hợp với địa hình khu dân cư để tiện cho học sinh nghèo dễ dàng tiếp cận giáo dục...
013456789 6 6 !"# %&'( *+ ,-./ 01"2.34151 678'9 :;??@A?;B.0C 9DEFBGHIJIJK LM/NONPQNRSTQNUP VWXYZW[\V]^\_Z`aZbcd.efef ghe& UiNjQklJIm 123523 578391 9 123523 1238 123 8 123 1 3!" #3" $ 5% 5& %&7 ? +)O9 769 7)O9-S5 :97