1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán vào THPT

15 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Chất lượng giáo dục ở trường THCS, trong đó đặc biệt là chất lượng môn toán thi vào THPT luôn được quan tâm hàng đầu trong sự chỉ đạo của người cán bộ quản lý nhà trườn

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

MÔN TOÁN VÀO THPT

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lí do:

Chất lượng giáo dục luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng Chất lượng giáo dục ở trường THCS, trong đó đặc biệt là chất lượng môn toán thi vào THPT luôn được quan tâm hàng đầu trong sự chỉ đạo của người cán bộ quản lý nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán vào THPT là câu hỏi không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề tài “nóng” cho các cán bộ quản lý và giáo viên dạy toán ở trường THCS

2 Mục đích sáng kiến

Mục đích của sáng kiến là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán ôn thi vào THPT

3 Đối tượng, phạm vi:

Đối tượng: là Học sinh THCS

Sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán ôn vào THPT là cần thiết, thực tế

4 Phương pháp

Qua thực tế giảng dạy

5 Nội dung của sáng kiến:

A Nguyên nhân

I Về phía phụ huynh học sinh

II Về phía học sinh:

1 Nguyên nhân khách quan:

a) Do gia đình

b) Do xã hội

2) Nguyên nhân chủ quan

a) Do không xác định được đúng đắn mục tiêu học tập

b) Do kiến thức bị hổng

c) Do khả năng tiếp thu chậm

d) Yếu kĩ năng giải toán

e) Do thiếu phương pháp học tập

3 Do Giáo viên

B Biện pháp khắc phục

C Đề xuất kiến nghị với nhà trường

Trang 2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

A- Nguyên nhân:

I.Về phía phụ huynh học sinh:

+ Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sinh yếu còn phó thác việc học tập của các em cho nhà trường, thầy cô

+ Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp

- chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học

- chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở trường học, cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà

- Ngại tiếp xúc với GVCN, GV bộ môn vì tâm lí đến trường xấu hổ

- Một số phụ huynh tỏ thái độ tiêu cực không cầu tiến cho là "con mình học dốt

có học nữa cũng vậy thôi nên học đi được đến đâu thì đến" Không vào được cấp 3 thì cho ở nhà làm nghề tự do, con trai thì đi làm thuê, con gái thì cho đi làm may vì hiện nay có rất nhiều xưởng may nhỏ lẻ mọc lên rất nhiều ở mọi nơi lại gần thôn xóm có việc làm có tiền ngay dẫn đến chất lượng học tập không cao Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường

II.Về phía học sinh:

1 Nguyên nhân khách quan:

a Do gia đình:

- Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế

- Do không hòa nhập với bạn bè ở lớp

- Do học sinh có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống dẫn đến sao nhãng việc học hành

b Do xã hội:

- Hiện nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em

- Đời sống tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi, chơi điện tử… ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học

2 Nguyên nhân chủ quan:

Trang 3

a Không xác định được đúng đắn mục đích, động cơ học tập

- Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi của các em đang phát triển, thường có những suy nghĩ bồng bột, chưa chín chắn Khó bảo, ngang bướng, học đòi làm người lớn Còn nhiều em rất lười, không có ý chí, không có ước mơ Ham hưởng thụ, không biết lo lắng có nhưng quan điểm sai lệch như không thi được vào cấp 3 thì đi học Bán Công hoặc ở nhà làm nghề tự do

b Kiến thức bị hổng

Nguyên nhân thì có nhiều, có em do lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng giải Toán vì vậy HS dễ chán nản và không ham thích học Toán, tâm lí sợ môn Toán

- Vẫn còn nhiều em kiến thức môn toán ở lớp dưới chưa được vững vàng, hổng nhiều kỹ năng giải toán còn yếu nên gây rất nhiều khó khăn cho Gv ôn thi ở lớp 9

- Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè chỉ chờ GV và các bạn giải cho trên bảng cứ nhìn là chép vở hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động Bài tập về nhà không làm đến lớp mới chép

c Do khả năng tiếp thu chậm

Do khả năng hạn chế của bản thân, với cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, trong khi các bạn học sinh khác đã hiểu bài, biết vận dụng kiến thức thì học sinh kém vẫn chưa biết vận dụng để thực hành kĩ năng Trong khi luyện tập thực hành các học sinh đã hoàn thành hết các bài tập theo chuẩn có em làm hết các bài tập trong SGK thì học sinh kém mới chỉ giải được 1 bài hoặc một hai phần trong bài học

- Tư duy thiếu linh hoạt: Nghe GV phân tích giảng giải, học sinh không biết khái quát, không biết tư duy nên không nhớ trình tự tính toán, giải toán, sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm

- Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng

d Do yếu về kĩ năng giải toán:

Trang 4

Yếu về kĩ năng học toán là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém toán Hơn thế nữa có tể nói rằng đó là nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận trong những học sinh thuộc diện này

d Do thiếu phương pháp học tập phù hợp.

- Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập toán học

e Do không yêu thích thầy cô: Thông thường học sinh lười học yếu kém bị GV

nhắc nhở sẽ có tâm lí cho rằng thầy cô không yêu mến mình, có mặc cảm với mình

từ đó có suy nghĩ sai không yêu mến thầy cô

II Do giáo viên:

Đa số giáo viên đều tận tuỵ với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những hạn chế sau:

- Phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp với một bộ phận nhỏ học sinh yếu- kém dẫn đến chất lượng chưa cao

- Do lớp học có đủ dạng học sinh nên rất khó cho giáo viên kèm cặp, theo sát từng học sinh trong một buổi dạy

- Do điều kiện hoàn cảnh gia đình, con nhỏ, sức khỏe nên GV cũng chưa thật sự giành được nhiều thời gian cho công việc

- Có thể phương pháp dạy toán chưa có phương phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau (có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ

- Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các các dữ liệu của bài toán, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận…

- Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề cao quá mức đối với học sinh, dẫn tới

hiện tượng: Dạy lướt (nghĩ học sinh nắm được rồi), thích chữa bài tập khó bỏ qua

bài tập dễ, trung bình, mà không chú ý tới khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh

- Chưa tạo được không khí học tập thân thiện Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với GV chủ nhiệm và phụ huynh học sinh

B Các giải pháp khắc phục:

I Với phụ huynh học sinh:

Trang 5

Trong các buổi họp phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm cần hướng và

phân tích cho phụ huynh thấy:

- Cần xác định rõ mục đích cho con đi học: Tạo cho con một nền móng vững chắc để bước vào đời lập nghiệp, để con em mình hòa nhập với xu thế phát triển của

xã hội và hơn thế nữa là để con em mình có đủ khả năng để tự tách ra khỏi vòng tay của bố mẹ để tạo dựng cho riêng mình

- Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở nhà của con em mình

- Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên

và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình

- Cung cấp các dụng cụ sách vở và trang thiết bị đầy đủ để các em học tốt

II Với học sinh:

1 Gia đình:

a.Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn ,

Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em GV cần có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có thể miễn giảm cho các em một phần nào các khoản đóng góp có thể được, giảm bớt gánh nặng về sự thiếu thốn vật chất cho các em Ngoài ra

có thể phát động các em học sinh trong lớp quyên góp một phần nào đó để giúp bạn

có thể mua một số đồ dùng học tập như sách giáo khoa, bút vở…Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em đó trong học tập

b Với đối tượng học sinh gặp sự cố bất thường về tinh thần

Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa, hay những trường hợp có những cú sốc

về tình cảm trong gia đình mà các em bị ảnh hưởng, có một số em phải ở với ông bà

bị thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ Thông qua học sinh và phụ huynh giáo viên cần thường xuyên trò chuyện thân mật riêng với các em , động viên

an ủi để các em có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, góp phần nào giúp các em trở lại trạng thái cân bằng về tình cảm và tập trung vào việc học tốt hơn

c.Xã hội:

GV cần kết hợp với GVCN và phụ huynh theo dõi lịch học cũng như vui chơi của các em để tránh hiện tượng HS bỏ học đi chơi điện tử, xem ti vi quá nhiều để

có biện pháp nhắc nhở kịp thời

Trang 6

II Yếu tố chủ quan:

1 Về học sinh:

a.Thái độ:

- Cần giúp HS xác định đúng động cơ, thái độ học tập bằng cách lồng ghép trong các tiết dạy hàng ngày Học là để có kiến thức để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó làm kiến thức của mình, học để lập thận lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, có như vậy học sinh mới tự giác học tập chăm chỉ cố gắng vươn lên

- Giáo viên trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt

tốt, xấu và sự liên quan đến tương lai của các em Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực tế sau này

- Chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao động trí óc và lao động chân tay

- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của môn Toán nó làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khoa học tự nhiên khác như : Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa,

- Học giúp chúng ta rất nhiều trong việc áp dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày

- Kiến thức hổng:

Với đối tượng học sinh yếu kém do lười học

Về mặt chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài về nhà, trong các giờ học khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và hứng thú học tập hơn

Sau khi tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần trong học sinh thì việc tiếp theo đóng vai trò quan trọng và quyết định Đó chính là thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm giúp các học sinh yếu kém có điều kiện về mặt kiến thức để theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt

4.2.1 Trước hết cần đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp.

Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình

độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh Đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu

Trang 7

hẳn tiền đề này Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả

Trước hết, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng tri thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua SGK, SGV, chuẩn chương trình

Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra )

Tiếp đến, tập trung vào việc tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi học ngoài giờ chính khoá

Như vậy trong buổi phụ đạo học sinh đã nắm được những kiến thức tiền đề của bài mới Đảm bảo trình độ xuất phát cho tiết học chính khoá giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng thú hơn, phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn Hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt

Trong thực hiện việc tạo tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý:

* Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một

* Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống

* Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức

Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập các em học sinh sẽ xích lại gần nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn

a Thực hiện biện pháp lấp "lỗ hổng" về kiến thức:

Trong quá trình dạy học người thầy cần quan tâm phát hiện những lỗ hổng về

kiến thức Tìm ra những "lỗ hổng" điển hình đối với học sinh yếu kém mà ở trên lớp

vì điều kiện thời gian chưa khắc phục được để có kế hoạch tiếp tục giúp đỡ

Trang 8

Bởi thế cần tập trung thời gian và sức lực cho việc bù đắp những lỗ hổng này cho các nhóm học sinh vào các buổi học phụ kém và cả giao bài về nhà

Ở các buổi học phụ kém, GV cần hệ thống hoá những kiến thức, kỹ năng còn hổng cho học sinh và đặc biệt chú ý đến hệ thống các bài tập chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần bù đắp

Với những lỗ hổng kiến thức (quên) thì cần tra cứu sách vở, tài liệu và ghi nhiều lần ra nháp, sổ tay Với những lỗ hổng kĩ năng thì cần luyện tập nhiều, giải nhiều bài tập cùng loại

Làm nhiều lần với bài tập đơn giản vừa sức để các em mau chóng lấy lại được kiến thức và kỹ năng cơ bản Mặt khác giao bài tập về nhà và phân công học sinh khá kiểm tra giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho nhóm

- Giáo viên hướng dẫn cho HS chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập cụ thể Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn

ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức

b Giúp học sinh yếu kém luyện tập đảm bảo vừa sức

Đối với học sinh yếu kém, thầy giáo nên đặt quan điểm đảm bảo tính vững chắc của kiến thức lên hàng đầu Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp với học sinh yếu kém, vì vậy nhóm này cần nhiều thời gian luyện tập hơn

Trước hết phải làm cho các em hiểu đầu bài tập, rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? yêu cầu cái gì?

Nếu học sinh không hiểu đề bài thì không thể tiếp tục quá trình giải toán để đưa lại kết quả đúng được Do đó giáo viên cần dành nhiều thì giờ giúp các em vượt qua được vấp váp đầu tiên này

Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ Để rèn một kiến thức hay

kỹ năng nào đó thì số lượng bài tập cùng mức độ cùng thể loại đối với các em yếu kém cần nhiều hơn bình thường, cùng mức độ Phần gia tăng này được thực hiện

Trang 9

trong những tiết làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém Chẳng hạn GV có thể ra cho học sinh rất nhiều bài tập giải phương trình bậc hai với hệ số mà không sợ

"nhàm" như trường hợp học sinh khá giỏi

Sử dụng những bài tập phải được phân bậc với mức độ gần nhau Thông thường khi ra bài tập cho đối tượng học sinh yếu, kém không nên ra quá nhiều và khó, các dạng bài tập phải vừa sức với học sinh đặc biệt là có kiểm tra, chấm, chữa

và cho điểm để động viên, khuyến khích các em

Được bước đi theo từng bậc thang vừa sức với mình, các em yếu kém sẽ tự tin hơn, không còn cảm giác bị hụt hẫng và sợ ngã Sự tự tin giúp các em có thể tự leo hết các nấc thang dành cho mình Từ đó dần dần chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng cơ bản cần thiết Các bậc thang dù có thấp song sự kiên trì và nghị lực mới là điều quan trọng giúp các em vượt qua tình trạng yếu kém hiện tại

Giúp đỡ học sinh rèn luyện kỹ năng học tập, có phương pháp học tập phù hợp.

Một thực tế vẫn xảy ra thường xuyên là học sinh không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa học kỹ, thậm chí chưa hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài, trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn Vì thế việc hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng

Trước hết cần nói rõ yêu cầu sơ đẳng của việc học tập toán:

- Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập

- Trước một bài tập cần đọc kỹ đầu bài, vẽ hình rõ ràng, viết nháp cẩn thận

- Sau khi học xong một chương cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức (tốt nhất là bằng bảng hoặc bằng sơ đồ) Tóm tắt lý thuyết cơ bản và các công thức quan trọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản và dán vào góc học tập

- Nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất

Trang 10

Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp

- Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học

*Không yêu mến thầy cô:

Gv cần phân tích cho hoc sinh thấy rằng có nhắc nhở học sinh là để các em tiến bộ, gần gũi động viên các em học tập, khuyến khích kịp thời mỗi khi các em có tiến bộ

dù là rất nhỏ

2 Giáo viên:

Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể

- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới

- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu- kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập

- Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu- kém, vì kiến thức bị hổng, bị khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu- kém làm hoặc trả lời và luôn gợi

mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em

- Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi

- Hướng dẫn về nhà

Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà

III Áp dụng thực tế:

Ngày đăng: 26/11/2018, 18:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w