Sáng kiến kinh nghiệm trung học phổ thông này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trang 1Mục lục.
1 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài (Trang 1)
1.2 Mục đích nghiên cứu (Trang 2)
1.3 Đối tượng nghiên cứu (Trang 2)
1.4 Phương pháp nghiên cứu (Trang 2)
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm (Trang 2) 2 Nội dung sáng kiến 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (Trang 3) 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (Trang 4) 2.3 Giải pháp tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề (Trang 5) 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm (Trang 11) 3 Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận (Trang 13)
3.2 Kiến nghị (Trang 13)
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp
dạy học Với đặc trưng của môn giáo dục thể chất (GDTC) là nhằm hoàn thiện
và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn luyện tác phong con người mới XHCN, góp phần xây dựng nhân cách con người, đáp ứng với sự phát triển của đất nước Trong thời kỳ khó khăn của dân tộc thì: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập thể dục (27/03/1946) lời kêu gọi có đoạn trích như sau: “…Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ ….”
Thông qua các tiết dạy thể dục cũng như tập luyện ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, để đảm bảo sức khỏe và nâng cao thành tích, khắc phục mọi khiếm khuyết
về tư thế cơ bản Trên tinh thần đó, giúp người tập phát triển toàn diện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Rèn luyện ý thức tự giác, kỉ luật, đạo đức, ý chí cho các em Thông qua các cuộc thi thể dục thể thao các cấp hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động Phát triển hài hòa hình thái chức năng cơ thể Phát triển tài năng trẻ cho thể thao nước nhà Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và
sự khéo léo, khả năng mềm dẻo là những tố chất vận động Các tố chất vận động cần thiết với tất cả mọi người trong cuộc sống bình thường và đặc biệt là trong học tập, lao động chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc
Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng Nhằm rèn luyện tất
cả các tố chất cho con người “Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tốc độ và phản xạ” Đây là những yếu tố cơ bản nhất để học tốt các nội dung khác trong chương trình GDTC
Chạy cự ly ngắn là một trong những nội dung chính của môn thể thao trong trường trung học, trong đó chạy 100m, 200m, 400m,chạy tiếp sức là các nội dung thi chính thức trong các giải Điền kinh các cấp cũng như các cuộc thi đấu lớn và Đại hội Olympic Thành tích đạt được trong chạy cự li ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ Để các em học sinh trong trường THPT rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý Nội dung chạy cự li ngắn trong thi đấu thể thao luôn luôn được chú trọng
và luôn được chờ đợi “ Môn thể thao Nữ Hoàng ” không những có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất, ngoài dạy đại trà cho học sinh tôi còn huấn luyện đội tuyển cho học sinh giỏi để tham gia thi các cấp (Huyện) và (Tỉnh) chính vì vậy mà bản thân tôi luôn phải tìm tòi, học hỏi để có được những phương pháp huấn luyện tốt nhất đối với từng nội dung cụ thể Với nội dung chạy cự li ngắn thì bản thân tôi cũng chưa thể nói hết
về kinh nghiệm huấn luyện học sinh giỏi trong sáng kiến kinh nghiệm này được Bởi lẽ (Phương pháp huấn luyện học sinh nam cũng sẽ có khác so với phương pháp huấn luyện học sinh nữ)
Trang 3Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm vụ năm học (2016- 2017) của nhà trường cũng như của tổ: Thể Dục
Vậy nên tôi tiến hành viết đề tài “ Một số kinh nghiệm huấn luyện học sinh giỏi nội dung chạy cự li ngắn cho học sinh (nam) ở Trường THPT Hà Trung ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là áp dụng các pháp pháp huấn luyện đã tích luỹ, cũng như đã áp dụng đối với học sinh nam của trường THPT Hà Trung để nâng cao thành tích đối với học sinh giỏi nội dung chạy cự li ngắn cho học sinh (nam)
ở trường THPT Hà Trung
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh (nam) Trường THPT Hà Trung năm học (2016- 2017)
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, đánh giá thực tiễn
- Phương pháp toán học thống kê
- Phương pháp chia nhóm
- Phương pháp vận dụng thực tiễn
- Phương pháp luyện tập: Quay vòng, cuốn chiếu…
- Phương pháp tổng kết, đánh giá kết quả
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đưa ra trong việc giải quyết vấn đề rất cụ thể, rõ ràng
Trang 42 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong luyện tập môn chạy cự li ngắn để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong tập luyện để các em nắm vững và thực hiện nội dung kĩ thuật động tác một cách chính xác Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật các giai đoạn, động tác trước khi lên lớp
Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp, đúng
kĩ thuật Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh họa tạo sự chú ý cho các em
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học bồi dưỡng (ngoại khoá) do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn để thể hiện được hết khả năng của mình Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp huyện luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được
Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển Điền kinh của trường có được chất lượng tốt nhất mang về nhiều thành tích cho nhà trường
Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ nghị quyết đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI (1986) trong công tác TDTT nói chung và công tác GDTC trong các trường học luôn được Đảng- Nhà nước quan tâm đầu tư về chất lượng GDTC trong các trường học là một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, an ninh quốc phòng cho đất nước trên con đường đổi mới
Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế
hệ trẻ Trong đó Trí dục, Đức dục được coi là những vấn đề quan trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh- sinh viên người chủ tương lai của đất nước những người lao động phát triển cao về trí tuệ , cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức
Từ cơ sở trên, tôi thấy phải nghiên cứu tìm giải pháp để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng một cách hợp lí và toàn diện
Trang 5cho đội tuyển điền kinh của trường THPT Hà Trung nơi tôi và các đồng nghiệp đang công tác
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng đào tạo đội tuyển học sinh giỏi môn GDTC hầu như chưa được chú trọng Chủ yếu dựa vào thành tích sẵn có của học sinh nếu có thì cũng mang tính thời vụ tức thời và hoàn toàn bị động chủ yếu là dựa vào kế hoạch của cấp trên Nghĩa là lúc nào tổ chức thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì khi đó nhà trường mới có kế hoạch triển khai tới tổ (nhóm) lên kế hoạch tập luyện cho học sinh Thông thường còn khoảng hai tháng là tới ngày thi đấu thì học sinh mới được tập luyện Trong hai tháng luyện tập học sinh không thể tập luyện trong tất cả các ngày, nếu chúng ta cho học sinh tập luyện tất cả các ngày liên tục tức là khối lượng quá nặng với các em, ngược lại nếu chúng ta không cho các em tập luyện thường xuyên, liên tục thì không thể có thành tích cao Như vậy để các em có thời gian hồi phục hầu như không có, làm cho các
em càng tập càng mệt mỏi, dẫn đến thành tích sẽ bị ảnh hưởng
Mặt khác do thời gian cập rập quá gấp nên việc lựa chọn, sàng lọc đội tuyển chưa được chu đáo Giáo viên chỉ nhìn vào thành tích trong một thời điểm
để tuyển chọn mà chưa nhìn nhận tới nhiều yếu tố khác liên quan đến công tác tập luyện sau này như: Sự ổn định về thành tích, thể lực, tốc độ chạy của từng học sinh Vì lẽ bất cập đó mà kết quả tập luyện của các em hầu như không có nhiều biến chuyển thậm chí một số em thành tích không ổn định nên giáo viên cũng khó xác định cũng như lựu chọn học sinh tham gia thi đấu Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố đặc trưng quyết định thành tích trong chạy 100m, 200m, 400m cho học sinh (nam) trong đề tài nghiên cứu nhằm xác định mức độ tối thiểu của chạy cự li ngắn
Thực trạng đối với học sinh Hầu như các em không muốn tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi môn thể dục Vì áp lực từ phía gia đình không muốn các
em tập luyện vất vả, tốn sức, mất thời gian, sao nhãng về việc học các môn văn hóa và nhiều gia đình cũng cho rằng đầu tư thời gian cho TDTT chưu hẳn TDTT
sẽ mang lại lợi ích gì cho tương lai con em sau này, còn bản thân các em chưa xác định được mục tiêu cần phải đạt được là gì Chính vì vậy trong quá trình tập luyện các em tập đang còn hời hợt, chiếu lệ không chú ý về mặt kĩ thuật dẫn tới một số động tác sai mà các em đang còn mắc phải
- Các động tác sai học sinh thường mắc phải:
+ Phản xạ chậm so với lệnh xuất phát
+ Bước chạy đầu tiên ngắn hoặc dài quá
+ Thân người nâng cao đột ngột do bước đầu tiên quá dài
+ Chân đạp sau chưa tích cực
+ Thân người ngả ra sau do hạ thấp trọng tâm cơ thể và không sử dụng hết sức của chân ở thời kì đạp sau
+ Đặt chân chạm đất bằng cả bàn chân hoặc gót bàn chân do bước quá dài, tốc độ guồng chân chậm, lực đạp sau kém nên tốc độ di chuyển về trước chậm
Trang 6+ Chạy không thẳng hướng do không nhìn hoặc do chân chữ “ bát ”, “vòng kiềng ”
+ Không biết cách khi chạy, mà để người căng thẳng
+ Không dùng ngực hoặc vai đánh đích
+ Nhảy lên khi đánh đích
+ Qua đích dừng lại đột ngột
Thực trạng đối với giáo viên Căn cứ vào tình hình thực tế nêu trên trước hết người giáo viên phải làm cho các em hiểu được TDTT là một phần của cuộc sống xã hội, nó luôn tồn tại và phát triển không ngừng và đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề TDTT đối với sức khoẻ của con người Song bên cạnh đó trong mỗi tiết học người Thầy phải xác định được nội dung chính trong một tiết học để phân phối thời gian cho hợp lí, dạy phân đoạn hay hoàn chỉnh, quan sát tranh, làm mẫu ở tư thế nào biết phân phối lồng ghép nội dung bài học một cách phù hợp, có biện pháp sửa sai cho từng nội dung ( giai đoạn ) hợp
lí, khuyến khích động viên kịp thời Phương pháp tập luyện phong phú có thể kết hợp phương pháp trò chơi vận động nhằm kích thích học sinh hưng phấn tập luyện, giúp học sinh thấy được khối lượng vận động có phù hợp hay không phù hợp để có những biện pháp khắc phục hợp lí nhằm đạt thành tích cao nhất Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có giáo viên cho học sinh ra sân tập tự khởi động rồi giao nội dung bài học cho học sinh tự tập luyện không nêu nội dung yêu cầu bài học, học sinh cần phải đạt được gì trong một tiết học đó Giáo viên phân tích, làm mẫu kĩ thuật chưa chính xác, chưa có biện pháp sửa sai hợp lí cho từng học sinh, chưa xác định rõ được nội dung chính trong một tiết học, thiếu tự tin trong giảng dạy, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong tập luyện, chưa nhiệt tình trong trong từng tiết dạy Chính vì vậy thành tích của các em đạt chưa cao
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1: Giai đoạn tuyển chọn vận động viên chạy cự li ngắn.
Đây được coi là công việc hết sức quan trọng nên phải làm việc công phu, chính xác Trước hết phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định, ngoài ra tôi còn căn cứ vào những đặc điểm sau
+ Lứa tuổi
+ Thành tích cao nhất
+ Thể hình: Chiều cao; cân nặng; vòng ngực ( bình thường, hít vào, thở ra) + Dung tích phổi
+ Sức mạnh cơ lưng
+ Sức mạnh cơ tay, chân
+ Kết luận của bác sĩ về sức khỏe
+ Phát triển thể lực
+ Kết luận chung mặt yếu, mặt mạnh
Trang 7Sau khi tuyển chọn được vận động viên thì giáo viên lên kế hoạch, nội dung và thời gian tập luyện Kế hoạch huấn luyện theo hàng tháng, hàng tuần, cho vận động viên ( hoặc nhóm ), nhiệm vụ cụ thể cho từng ngày, tuần hoặc tháng
Tháng (09-2016) Tôi cùng các đồng nghiệp đã điều tra thực trạng về thành tích chạy (100m) của các em học sinh và đã chọn ra được 20 học sinh (nam) có thành tích tốt nhất trường để huấn luyện, chúng tôi chia làm hai nhóm:
Nhóm 1 (Nhóm: Đối chứng) do giáo viên khác huấn luyện gồm 10 học sinh Nhóm 2 (Nhóm: Thực nghiệm) do tôi huấn luyện cũng gồm 10 học sinh
Kết quả kiểm tra của nhóm: Đối chứng
TT Họ và tên Ngày
sinh
Lớp Cự li 100m Thành tích
Như vậy: Tính bình quân mỗi em trong nhóm chạy (100m) với thành tích đạt được là: 13”98
Kết quả kiểm tra của nhóm: Thực nghiệm
TT Họ và tên Ngày
sinh
Lớp Cự li 100m Thành tích
Như vậy: Tính bình quân mỗi em trong nhóm chạy(100m) với thành tích đạt được là: 13”99
Căn cứ vào kết quả của hai nhóm sau khi kiểm tra chạy 100m, tôi đã so sánh và nhận thấy không có sự khác biệt lớn về thành tích giữa hai nhóm trên (Dung sai rất nhỏ <5%) cho phép tôi đi sâu vào thực nghiệm trong đề tài
Trang 82.3.2 Giai đoạn huấn luyện
Tiến hành tập luyện (Thời gian huấn luyện bắt đầu từ tháng (10-2016 đến hết tháng 03-2017) Trên cơ sở 60 tiết huấn luyện theo qui định như những năm trước tôi chia học trong 30 buổi ( mỗi buổi 2 tiết ) và tập luyện theo 4 giai đoạn như sau
2.3.2a: Giai đoạn huấn luyện ban đầu.
Giai đoạn này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, tập phản xạ, tăng cường sức nhanh, sức mạnh cho từng học sinh
Thời gian tập (Tháng 10;11-2016) Với 8-10 tiết, chia làm 4-5 buổi, mỗi buổi cách nhau 2- 3 ngày
* Nội dung tập luyện:
Trước khi vào nội dung huấn luyện toàn diện, giáo viên cho học sinh tập
luyện và quan sát các em thực hiện để phát hiện ra những kĩ thuật sai mà các em còn mắc phải để giúp các em sửa những kĩ thuật sai đó
+ Giáo viên chỉ dẫn cho học sinh biết chỗ sai, sau đó làm mẫu đúng cho học sinh bắt chước, kết hợp chỉ dẫn bằng tranh kĩ thuật ( hoặc băng, đĩa hình ) + Chơi các trò chơi phản xạ nhanh và khả năng tăng tốc
+ Tập xuất phát chạy tăng tốc
+ Tập các động tác phát triển sức mạnh của chân
+ Đi, chạy chậm, chạy với tốc độ trung bình đặt bàn chân theo vạch kẻ thẳng
+ Tập phối hợp xuất phát- chạy lao- chạy giữa quãng với tốc độ cao nhất + Đứng tại chỗ, đi, chạy chậm tập đánh đích ( bằng ngực hoặc vai )… Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện của các
em, dạy cho chúng những bài tập khác nhau, gây cho các em sự ham thích thể thao- đặc biệt là điền kinh
Huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kĩ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao
Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng rộng rãi các phương tiện huấn luyện, song có tính toán tới đặc thù của chạy ngắn
+ Các bài tập phát triển thể lực Sức nhanh mạnh và tập phản xạ Ngoài ra trong mỗi buổi tập không thể thiếu được đó là phần khởi động Trong thời gian này cho học sinh tăng cường tập thể lực bằng các bài tập như Chạy nhanh tiếp sức chuyển vật, trò chơi cướp cờ, bóng ma, tập chạy tại chỗ trên cát, trên đệm, chạy luân phiên ở bậc thềm
+ Các bài tập phát triển tốc độ Chúng ta phải hiểu được rằng mục đích tập luyện là phát triển tốc độ cho người tập ( nâng cao thành tích ) Mà tốc độ chính bằng: Độ dài bước chạy + Tần số bước chạy
Trong đó: Độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy
Tần số là số lần bước chạy trong một thời gian nhất định
+ Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy
Trang 9- Thông thường độ dài bước chạy phụ thuộc chủ yế vào độ dài cẳng chân của từng học sinh Do đó để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể, tuy nhiên nếu được luyện tập tốt cũng có thể độ dài bước chạy sẽ được tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức ổn định cần thiết
- Muốn vậy, học sinh tăng cường các bài tập Chạy đạp sau, chạy với vạch qui định, chạy bước hoặc chạy qua rào
- Nếu đạp sau càng nhanh thì thời gian đạp sau càng lớn
- Đạp sau mạnh thì lực phản tác dụng khi đạp sau sẽ cùng độ lớn và nhất trí với thời gian chuyển động
- Đạp sau đúng phương hướng -> Không bị phân tán về lực
- Đạp sau đúng góc độ Góc độ khoảng 48˚ đến 52˚
- Duỗi hết các khớp mới tận dụng được hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể
Như vậy, độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau Nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế
+ Các bài tập tăng tần số bước chạy
Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng và duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập Như vậy chúng ta cho học sinh tập luyện tốt các bài tập sau
Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển
Chạy tại chỗ trên cát hoặc đệm
Chạy tăng tốc độ theo đoạn ngắn
Chạy biến tốc theo tín hiệu
Lượng vận động này được tăng lên hợp lí trong từng buổi tập ( tránh tình trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt ) Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh Giáo viên phải có nhật kí của từng buổi tập, từ đó xác định các giai đoạn tập luyện cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực
2.3.2b: Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu ( tập kĩ thuật ).
Giai đoạn tập luyện chuyên môn hoá ban đầu này nhằm nâng cao các giai
đoạn tập luyện trong kĩ thuật chạy cự li ngắn
Thời gian tập (Tháng 11;12-2016 đến tháng 01-2017) Với 18-20 tiết, chia làm 9-10 buổi, mỗi buổi cách nhau 2- 3 ngày Trước khi tập giai đoạn này giáo viên cần phân tích, đánh giá cụ thể tỉ mỉ và khoa học theo một loạt các vấn đề sau + Phân tích và khắc sâu cho học sinh những tiến bộ, thành tích trong những năm qua, những điểm mạnh cần khai thác, các chỉ tiêu về lượng vận động mà học sinh những năm trước đã thực hiện, những nguyên nhân còn hạn chế sự phát triển của học sinh, những tiềm năng có thể phát huy được, đối chiếu với năng lực của học sinh với cấu trúc thành tích cần phải đạt được về mặt thể lực, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lí, trí tuệ
Phân tích về điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác huấn luyện Phân tích về điều kiện khí hậu, thời tiết
Kế hoạch về thời gian tập - giờ nào, ngày nào
Trang 10Xác định mục tiêu cần phải đạt được cho từng học sinh.