1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và các biện pháp bảo đảm đầu tư

29 240 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 168,48 KB

Nội dung

Nó là lời tuyên bố của Nhà nước ta đối với bạn bè quốc tế, các NĐT trong và ngoài nước rằng:Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ dành những ưu đãi, khuyền khích đối với cácNĐT trong và ngoài

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

MỞ ĐẦU

Việt Nam hiện đang là thị trường đầu tư hấp dẫn và phát triển năng động bậcnhất trên thế giới và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư gốc Việt quantâm Để khuyến khích, động viên và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nướctham gia đầu tư tại Việt Nam, nước ta cần có một chính sách bảo đảm đầu tư tốtnhằm giúp cho các nhà đầu tư có thể yên tâm bỏ vốn vào làm ăn, kinh doanh Đây

là điều kiện cần để có được một môi trường đầu tư ổn định và sau đó là một môitrường đầu tư hấp dẫn

Để nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững, duy trì lòng tin chocác nhà đầu tư, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thì việc tạo ra các chínhsách và pháp luật về bảo đảm đầu tư của Việt Nam là một việc làm cần thiết

Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) từ đầu năm 2007 Do đó, hiện tại là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìnnhận lại các biện pháp bảo đảm đầu tư cũng như hệ thống các quy định của phápluật về bảo đảm đầu tư để tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp hơn với yêu cầu hộinhập

Hơn nữa, để có một môi truờng đầu tư kinh doanh lành mạnh , thu hút nguốnvốn của các nhà đầu tư ( NĐT) thì bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên…thì cần phải có một cơ chế, chính sách pháp luật đảm bảo cho NĐT thựchiện hoạt động đầu tư của mình Trong đó, các biện pháp bảo đảm đầu tư (BĐĐT)

là tiền đề đầu tiên cho NĐT lựa chọn nơi bỏ vốn đầu tư Nó cũng là lời khẳng định

vô cùng giá trị , tạo niềm tin và chứng tỏ thiện chí hợp tác của Nhà nước tiếp nhậnđầu tư trong đó có nước ta Bởi các biện pháp BĐĐT đã được cụ thể hoá trongLuật đầu tư 2005 của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn đi kèm Nó là lời tuyên

bố của Nhà nước ta đối với bạn bè quốc tế, các NĐT trong và ngoài nước rằng:Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ dành những ưu đãi, khuyền khích đối với cácNĐT trong và ngoài nước với các biện pháp BĐĐT cụ thể và vị thế pháp luật nhưnhau khi tiến hành các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam

Trang 2

I.KHÁI QUÁT CHUNG BIỆN PHÁP BĐĐT

1.Khái niệm BĐĐT:

Trong các chế định nhằm xây dựng quy chế đầu tư thì hệ thống quy định về cácbiện pháp bảo đảm, khuyến khích, ưu đãi đầu tư luôn giữ vị trí hàng đầu Nếu như khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả các quy định do Nhà nước ban hành nhằmtạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo những lợi ích nhất định cho các NĐT trong vàngoài nước khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi íchcủa Nhà nước, của nền kinh tế và NĐT Bao gồm các biện pháp ưu đãi đầu tư và

hỗ trợ đầu tư được các địa phương, khu vực đầu tư cụ thể áp dụng một cách mềmdẻo Chúng có sự khác biệt với các biện pháp BĐĐT vì BĐĐT được áp dụngthống nhất cho tất cả các NĐT, khu vực đầu tư hay bất kỳ địa phương nào trong

Biện pháp BĐĐT được hiểu là những biện pháp được thể hiện trong các quy địnhcủa pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các NĐT trong quátrình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh Đó là những lời cam

Trang 3

kết từ phía Nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của Nhànước trước quyền lợi của nhà đầu tư.

Ví dụ trên thị trường bất động sản: Hiện thị trường bất động sản Việt Nam đangthu hút các nguồn vốn khá đa dạng Quy mô và giá cả trên thị trường bất động sảnluôn có xu hướng tỷ lệ thuận với tốc độ các nguồn vốn đầu tư vào thị trường này.Tuy nhiên thị trường bất động sản là con dao hai lưỡi đối với vốn đầu tư: cơ hội vàrủi ro, cần hết sức cẩn trọng Thực tế, điều này đã được chứng minh từ nguyênnhân chính gây khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xuất phát từ thịtrường tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007

Vì vậy giải pháp vốn cho thị trường bất động sản phải mang tính chiến lược, ổnđịnh, minh bạch và chuyên nghiệp hóa Các công cụ chủ lực để giải bài toán vốncho thị trường bất động sản là: Chứng khoán công trình, Ngân hàng đầu tư, Ngânhàng phát triển, các Quĩ đầu tư, các cam kết trung và dài hạn có đủ yếu tố chứng lý

để được sự bảo vệ của Pháp luật nhằm giảm rủi ro và kể cả giải pháp Chứng khoánhóa nợ bất động sản khi các điều kiện hình thành nên bất động sản đó đủ tiêuchuẩn

Chính vì luôn có những rủi ro cận kề trong hoạt động đầu tư kinh doanh nên cácnhà đầu tư khi bắt tay vào tiếp nhận đầu tư họ luôn luôn phải cân nhắc để chọnphương án đầu tư tối ưu nhất, tránh được nhiều rủi ro nhất Vì thế, các NĐT có thểgiảm bớt hoặc ngăn chặn được phần nào những rủi ro ấy bằng cách NĐT tự thựchiện các biện pháp BĐĐT cho chính mình như mua bảo hiểm cho một số bộ phậncủa dự án đầu tư hoặc Nhà nước tiếp quản đầu tư

Dựa trên những quy định của Luật đầu tư thì các biện pháp bảo đảm đầu tư làcác cam kết của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cácNĐT trong quá trình xây dựng và tiến hành thi công các dự án đầu tư tại Việt Nam.Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm : bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp phápcủa nhà đầu tư, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, bảo đảm cơ chế giảiquyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư, bảo đảm việc chuyển lợi nhuận vàthu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhàđầu tư khi có những thay đổi thất thường của chính sách, pháp luật và một số biệnpháp bảo đảm đầu tư khác

Trang 4

2 Vai trò của biện pháp BĐĐT trong nền kinh tế

Môi trường đầu tư là mục tiêu quan tâm hàng đầu của bất kỳ NĐT khi tiếnhành các hoạt động đầu tư(HĐĐT) của mình Tuy nhiên, để có một môi trường đầu

tư lành mạnh,uy tín, an toàn và ổn định thì không thể thiếu các biện pháp BĐĐTcủa Nhà nước nơi tiếp nhận đầu tư Nó sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công,phát triển bền vững của nguồn vốn đầu tư và cải tạo môi trường đầu tư tạo điềukiện cho kinh tế phát triển Vai trò của các biện pháp BĐĐT được khẳng định:

Thứ nhất:

BĐĐT sẽ góp phần tăng thu hút đầu tư Ở đây, không chỉ thu hút các nhà đầu tưtrong nước mà cả các NĐT nước ngoài Vì, khi có một hệ thống các quy định hoànchỉnh về biện pháp BĐĐT có nghĩa chúng ta có một môi trường đầu tư tốt, ổnđịnh, sẽ tạo niềm tin cho các NĐT lựa chọn

Thứ hai:

Các biện pháp BĐĐT là một công cụ quản lý của Nhà nước thể nhiện rõ thái độcủa Nhà nước đối với các NĐT Sự phức tạp của các quan hệ kinh tế luôn phátsinh, đồng thời là đảm bảo cho các quyền, lợi ích của NĐT,đòi hỏi Nhà nước phải

có một cơ chế quản lý phù hợp để cho các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư biết vàthực hiện

Thứ ba:

Các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần không nhỏ và việc tạo ra một môi trườngđầu tư bình ổn và để tạo được sự bình ổn ấy, Việt Nam chủ trương xây dựng cácbiện pháp bảo đảm dựa trên các tiêu chí sau:

- Tính đơn giản và minh bạch trong các quy định và cách thức áp dụng chúngtron thực tế;

- Tính công bằng trong tương quan so sánh với các nhà đầu tư khác nhau;

1.Tính minh bạch

- Rõ ràng về hình thức:

+ Ngôn ngữ sử dụng có chính xác, dễ hiểu không?

Trang 5

- Rõ ràng trong các quy định áp dụng cho doanh nghiệp:

+ Rõ ràng về quyền và nghĩa vụ không?

+ Rõ ràng về các trình tự, thủ tục, chi phí (thời gian, phí, lệ phí) không?

- Có nguy cơ cho nhũng nhiễu, tham nhũng không?

2.Tính thống nhất

- Có tuân thủ với các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn không?

- Có mâu thuẫn giữa các quy định trong bản thân văn bản đó không? Có mâu thuẫnvới các văn bản pháp luật khác không?

- Có tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không?

- Có phân biệt đối xử không?

4

Tính khả thi

- Có khả năng doanh nghiệp thực hiện được trên thực tế không?

- Có khả năng cơ quan Nhà nước thực hiện trên thực tế được không? (điều kiện về

Trang 6

Thứ tư:

Việc cải tạo các biện pháp đầu tư đồng nghĩa với việc cải tạo môi trường đầu tư.Môi trường đầu tư bao gồm: điều kiện về tự nhiên, điều kiện về nguồn nhân lực,điều kiện về mức độ phát triển kinh tế xã hội, điều kiện liên quan đến độ thôngthoáng, thuận lợi của pháp luật, như vậy môi trường đầu tư tốt, thông thoáng, thuậnlợi sẽ tạo điều kiện tốt phát huy các biện pháp đầu tư

Thứ năm:

Vai trò quan trọng không thể thiếu của BĐĐT đối với pháp luật quốc gia đó làtạo nên một cơ chế, chính sách đồng bộ giữa pháp luật đầu tư và các quy phạmpháp luật chuyên ngành khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế,….Các thiết chếpháp luật khác mà nhà nước đã cam kết thực hiện khi gia nhập vào các tổ chứckinh tế khu vực, toàn cầu ví như tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(MFN)của Tổ chức thương mại quốc tế -WTO, hay chế độ đãi ngộ quốc gia quy địnhtrong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ năm 2000, hay các nghị quyết, nghịđịnh liên quan đến các biện pháp BĐĐT…

II NỘI DUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BĐĐT.

1 Nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp luật Việt Nam.

Các biện pháp BĐĐT là một trong những nguyên tắc Hiến định được ghinhận trong Hiến pháp- đạo luật tối cao của Nhà nước.Theo đó “Nhà nước khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phùhợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữuhợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nướcngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.”(Điều 25-Hiến pháp 1992).Luật Đầu tư 2005 (LĐT 2005) quy định về các biện pháp bảođảm đầu tư tại Chương II (từ Điều 6 đến Điều 12) và các văn bản pháp luật khác

Trang 7

của Việt Nam có quy định về các biện pháp BĐĐT Các biện pháp BĐĐT thể hiệntính nhất quán trong việc thực hiện cam kết đảm bảo của Nhà nước đối với lợi íchcủa nhà đầu tư, phù hợp với nội dung cam kết trong các điều ước quốc tế vềkhuyến khích và bảo hộ đầu tư Nội dung bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư baogồm:

1.1Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của NĐT:

* Khái niệm :

Bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của NĐT được hiểu là các quy định củapháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về tài sản, các thu nhập hợppháp cho NĐT khi tiến hành các hoạt động đầu tư ở Việt Nam

* Nội dung:

Đi từ bản chất của HĐĐT là việc đưa một khối tài sản nhất định để thực hiệncông việc hoạt động kinh tế nào đó Khi đó NĐT sẽ được Nhà nước ta bảo đảm,bảo vệ tài sản theo quy định tại điều 6-LĐT 2005 với nội dung như sau:

Thứ nhất:

Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp về vốn đầu tư và tài sản hợp phápcủa NĐT không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.Quy định này đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta với các chính sách tài sản

Trang 8

thông thoáng, giúp cho NĐT có thể yên tâm về phần vốn, tài sản của mình khimang ra đầu tư vào thị trường Cũng chính quy định này, tạo lên một môi trườngđầu tư lành mạnh, không phân biệt NĐT trong nước hay ngoài nước, tất cả đềuđược bảo đảm về tài sản hợp pháp như nhau

Thứ hai:

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhànước trưng mua, trưng dụng tài sản của NĐT thì NĐT được thanh toán hoặc bồithường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng; Việcthanh toán hoặc bồi thường luôn bảo đảm lợi ích hợp pháp của NĐT và khôngphân biệt đối xử giữa các NĐT Đây là cơ sở pháp lý vững chắc, giúp NĐT yêntâm rằng: tài sản, lợi ích của mình luôn được đảm bảo, cho dù có bị trưng mua,trưng dụng đi nữa

Biện pháp này áp dụng cho tất cả các NĐT có hoạt động đầu tư theo pháp luậtđầu tư của Việt Nam và cũng không có tiêu chí nào đưa ra sự phân biệt mức độnhiều ít trong hoạt động đầu tư của các NĐT, hơn nữa biện phấp này sẽ có hiệu lựcngay khi các NĐT đi thẳng vào hoạt động đầu tư chứ không cần phải có thêm bất

kỳ thủ tục hành chính nào khác

* Ý nghĩa:

Bảo đảm tài sản cho NĐT đồng nghĩa với việc bảo đảm tài sản cho Nhà nước,cho cộng động xã hội và đặc biệt hơn là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về tài sảncho NĐT Tạo niềm tin và thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật…từ các NĐT,phát triển kinh tế Đất nước Tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bảo đảm pháp chếnhà nước XHCN Đồng thời tăng niềm tin cho NĐT, qua đó khẳng định quyền củaNĐT và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

*Thực tiễn áp dụng:

Trong thực tế, biện pháp BĐĐT đã được các cơ quan quản lý Nhà nước ta thựchiện triệt để Nó được áp dụng đối với tất cả các NĐT có hoạt động đầu tư theoquy định của pháp luật Việt Nam NĐT sẽ được bảo đảm ngay khi tiến hành cáchoạt động đầu tư của mình, không cần phải kiểm tra hay thông qua bất kỳ một thủtục hành chính nào

1.2 Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các NĐT:

Trang 9

* Khái niệm:

Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các NĐT là việc Nhà nước VN cam kết sẽ đối

xử ngang nhau về quyền và nghĩa vụ với tất cả các NĐT khi tiến hành các hoạtđộng đầu tư ở VN, không phân biệt quốc tịch, nguồn vốn của bất kỳ NĐT nào Về

cơ bản, theo quy định của pháp luật về đầu tư hiện hành ở Việt Nam, Nhà nướcđảm bảo cho các NĐT đều được hưởng một chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư nhưnhau và chỉ dựa trên tiêu chí địa bàn, lĩnh vực đầu tư chứ không dựa trên tiêu chínguồn gốc vốn đầu tư hoặc Quốc tịch của các NĐT

*Nội dung:

Cùng với xu thế hội nhập hoá nền kinh tế hiện nay, việc các quốc gia mở rộnghợp tác về mọi mặt để thúc đẩy kinh tế phát triển, việc đối xử bình đẳng giữa cácchủ thể tham gia kinh tế là điều tất yếu và vô cùng cần thiết.Theo LĐT 2005 thìcác NĐT trong và ngoài nước đều được đối xử bình đẳng với nhau khi tham giavào các quan hệ pháp luật đầu tư Ví như việc lựa chọn hình thức đầu tư, loại hìnhdoanh nghiệp hay nghành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật VN

Về cơ bản, theo quy định của pháp luật về đầu tư hiện hành ở Việt Nam, Nhà nướcđảm bảo cho các NĐT đều được hưởng một chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư nhưnhau và chỉ dựa trên tiêu chí địa bàn, lĩnh vực đầu tư chứ không dựa trên tiêu chínguồn gốc vốn đầu tư hoặc Quốc tịch của các NĐT Nghĩa là dù cho NĐT ấykhông phải quốc tịch Việt Nam , nguồn vốn có được nhờ vay hay thế chấp tài sảnhay mượn…mà có, miễn là vốn hợp pháp thì có thể được đầu tư trên lãnh thổ ViệtNam

Đặc biệt hơn là Nhà nước ta còn có quy định cụ thể việc xét ưu đãi đầu tư cho cácNĐT khi tiến hành đầu tư vào những địa bàn ưu đãi đầu tư (theo quy định tại Phụlục A, B Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2006 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005) Bên cạnh đó, khi các NĐT tiến hành các HĐĐT thì việc các NĐT phải cùng tuântheo một trình tự thủ tục đầu tư nhất định theo pháp luật VN là điều nhất thiết Nhưvây, các NĐT sẽ không bị phân biệt hay đối xử thiên vị, dù là NĐT theo loại hình,xuất xứ nguồn vốn ở đâu đi chăng nữa Ngoài ra, để minh chứng cho biện phápBĐĐT này được thực hiện, không chỉ là hệ thống pháp luật quốc gia mà Việt Namcòn tham gia ký kết các điều ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại kinh tế songphương, đa phương, khu vực và Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ đối xử bình đẳngvới tất cả các NĐT khi đến với Việt Nam Tiêu biểu như: Hiệp định khung về khuvực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định thương mại Việt nam- Hoa kỳ (2000) , đặc

Trang 10

biệt là kể từ khi VN là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế -WTO Biệnpháp bảo đảm này trở thành nguyên tắc cơ bản của pháp Luật đầu tư VN trongnhững giai đoạn tiếp theo Việt Nam với tư cách là thành viên của Hiệp định AIAcam kết bảo hộ đầu tư cho các NĐT theo nguyên tắc không phân biệt đối xử vớicác NĐT

*Ý nghĩa:

Đối xử công bằng giữa các NĐT giúp cho Nhà nước VN thực hiện các camkết quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN).Tạo một cơ chế pháp lý đồng bộ, trong khi cơ quan quản lý nhà nước tiến hànhxem xét giải quyết các yêu cầu của các NĐT

*Thực tiễn áp dụng:

Thực tế cho thấy, biện pháp bảo đảm này mới chỉ được Nhà nước ta cho ápdụng phổ biến trong những năm gần đây Đặc biệt là kể từ Đại hội VI (12/1986)khi Đảng và Nhà nước ta quyết định tiến hành đổi mới nền kinh tế.Khi đó,nền kinh

tế của ta mới mở rộng và cho phép các NĐT nước ngoài vào đầu tư trong nước.Tuynhiên các NĐT vẫn bị phân biệt đối xử giữa NĐT trong nước và NĐT ngoài nước,bằng chứng là Nhà nước ta đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào các năm1996…Hiện nay với sự ra đời của Luật đầu tư 2005 đã khẳng định biện pháp bảođảm đối xử bình đẳng giữa các NĐT là thống nhất và được thực hiện triệt để

1.3.Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Thực tế, Công ty TNHH một thành viên sở hữu trí tuệ VCCI (VCCI - IP CO., LTD.) là đại diện sở hữu trí tuệ đầu tiên và hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập năm 1984, trong năm 2008, VCCI - IP đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thành công 2 hội thảo về “bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” tại 2 thành phố Osaka và Kobe, Nhật Bản Đây là hội thảo đầu tiên của một đại diện SHTT của Việt Nam tổ chức ở nước ngoài, điều đó khẳng định vị trí của VCCI - IP đối với sự phát triển SHTT ở Việt Nam.

Những quy định về sở hữu trí tuệ được khẳng định trong luật sở hữu trí tuệ

2005, luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trang 11

*Thực tiễn thi hành:

Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta được bắt đầu triển khai từnhững năm 80, nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành bộ Luật Dân sự (năm 1995) thìhoạt động này mới bắt đầu tiến triển Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật Sởhữu trí tuệ (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạtđộng này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ được bảo hộ, bao gồm:bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, têngọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng mới… Từ năm 2005 đến nay, việcđăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hằng năm 20% Về quyền tácgiả, nhiều cuốn sách hay của nước ngoài đã được mua bản quyền tác giả để dịch vàxuất bản ở trong nước Về quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóatăng 25% – 30%, đăng ký bảo hộ các sáng chế cũng tăng 10% – 15%, nhưng phầnlớn (chiếm trên 65%) là của nước ngoài đăng ký ở Việt Nam Thời gian được cấpchứng nhận quyền sở hữu trí tuệ sau khi hoàn tất thủ tục chỉ trong hai tháng (nếukhông xảy ra tranh chấp), đây là những kết qủa khá ấn tượng Trong những nhậnđịnh đánh giá, nhất là đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh tế (đầu tư,thương mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là EU, Thụy

Sĩ, Nhật Bản, Mỹ và Ô-xtrây-li-a đều có chung nhận định rằng Việt Nam đã cónhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng vấn

đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục

1.4.Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại.

Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:

1 Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;

2 Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá

Trang 12

trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;

đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.

*Thực tiễn:

Khi gia nhập WTO Việt Nam có cam kết về dịch vụ thị trường như sau: Việt Nam cam kết mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch

vụ nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, bao gồm:

• Các dịch vụ liên quan tới việc thu thập thông tin về triển vọng, tiềm năng,hiện trạng của sản phẩm trên thị trường;

• Các dịch vụ phân tích thị trường;

• Các dịch vụ thu thập thông tin kinh tế, xã hội

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được cung cấp dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng về các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị…

Để hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư nước ngoài có thểhiện diện dưới các hình thức sau:

- Lập văn phòng đại diện;

- Lập liên doanh với đối tác Việt Nam (với điều kiện phần vốn góp của phía nước

ngoài không được vượt quá 51% vốn của liên doanh);

- Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (từ ngày 11/1/2009)

Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này không cóhiện diện thương mại tại Việt Nam như nêu ở trên cũng được phép cung cấp cácdịch vụ nghiên cứu thị trường này cho các khách hàng tại Việt Nam thông qua

Trang 13

phương thức cung cấp qua biên giới Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Namkhông hạn chế phương thức cung cấp này

Về hình thức hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vựcdịch vụ liên quan đến sản xuất, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì:

- Việt Nam có quyền không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thiết lập hiệndiện thương mại (lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện) tại Việt Namtrước 11/1/2010;

- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ sau11/1/2010 (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá50% vốn điều lệ của liên doanh);

- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại ViệtNam 11/1/2015

Việt Nam cam kết không hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sảnxuất ở nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được cung cấp dịch

vụ cho khách hàng tại Việt Nam (phương thức cung cấp qua biên giới)

Theo cam kết, Việt Nam không được đặt ra các điều kiện về hoạt động khắt khehơn với nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất nước ngoài hoặc doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này so với các nhà cung cấp dịch

vụ trong nước

1.5 Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư.

*Khái niệm:

Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư được hiểu

là Nhà nước VN bảo đảm giải quyết các mâu thuẫn phát sinh từ hoạt đọng đầu tưtheo một trình tự thủ tục luật định giữa các NĐT không phân biệt là NĐT trongnước hay NĐT ngoài nước

Sự bảo đảm của các NĐT đối với HĐĐT không thể bao gồm việc bảo đảmcho những tranh chấp không xảy ra trong quá trình đầu tư Tuy nhiên ở một khíacạnh khác có liên quan, Nhà nước có các cơ chế giải quyết các tranh chấp choNĐT sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đề cao lợi ích hợp pháp của các NĐT,tăng độ tin cậy và cũng như độ an toàn về mặt thực thi các tranh chấp về đầu tư

Trang 14

Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp phát sinh giữa các NĐT được quy định cụthể tại Điều 12 Luật đầu tư 2005:

1 Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông

qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật

2 Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý

nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam đượcgiải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam

3 Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giảiquyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập

4 Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam

liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông quaTrọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồngđược ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoàihoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Sự khác biệt của các chủ thể có tranh chấp cũng là điều kiện dẫn đến sự khácbiệt về cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo đó, để từng bước xóa bỏ những bất cập như điều 12 nêu trên, Luật đầu tưhiện hành cũng đưa ra cơ chế -những cơ chế dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyềnlợi hợp pháp cho các NĐT và song song với đó việc giải quyết tranh chấp áp dụngcho hầu hết các NĐT và không phân biệt quốc tịch Theo khoản 1 điều 12, có cáccách sau:

Ngày đăng: 26/11/2018, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w