Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư và cho biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư này đối với hiệu quả đầu tư.
ĐỀ SỐ 11 Phântíchnộidungcủacácbiệnphápbảođảmđầutưvàchobiếtýkiếncủamìnhvềsựảnhhưởngcủacácbiệnphápbảođảmđầutưnàyđốivớihiệuquảđầutư. 1
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 I. KHÁI NIỆM 2 II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp 2 2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 3 3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư 3 4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của 3 nhà đầu tư ra nước ngoài 5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về 4 chính sách, pháp luật 6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác 4 III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 5 ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KẾT BÀI 2
MỞ ĐẦU Luật đầu tư 2005 từ Điều 6 đến Điều 12 đã quy định về bảo đảm đối với vốn và tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại; việc chuyến vốn và tài sản ra nước ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp. Các biện pháp bảo đảm đầu tư thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của Nhà nước đối với lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, được quy định phù hợp với những cam kết trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo đảm đầu tư và hệ thống pháp luật hiện hành. NỘIDUNG I. KHÁI NIỆM Các biện pháp bảo đảm đẩu tư là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư. II. CÁCBIỆNPHÁPBẢOĐẢMĐẦUTƯ 1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp Tại điều 6 Luật đầutư năm 2005 quy định: “Vốn đầutưvà tài sản hợp phápcủa nhà đầutư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biệnpháp hành chính; trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầutư thì nhà đầutư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng; việc thanh toán 3
hoặc bồi thường phải bảođảm lợi ích hợp phápcủa nhà đầutưvà không phânbiệtđối xử giữa các nhà đầu tư”. Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không phân biệt mức độ bảo hiểm nhiều hay ít, dự trên bất kì một tiêu chí nào. Hơn nữa, biện pháp này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào. 2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tưTừ Luật đầutư 2005, Nhà nước Việt Nam đã xoá bỏ sựphânbiệt giữa nhà đầutư nước ngoài và nhà đầutư trong nước. Về cơ bản theo quy định củapháp luật đầutư hiện hành, cácbiệnphápbảođảmđầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của cá nhà đầutư đều được quy định chung, không có sự khác biệt. Nhà nước đảmbảocác nhà đầutư được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầutư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầutư chứ không dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầutư hoặc quốc tịchcủacác nhà đầutư. 3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư Luật đầutư năm 2005 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung chocác nhà đầutư không phânbiệt quốc tịch (Điều 12). Cơ chế này được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư.Sự khác biệt giữa các chủ thể của tranh chấp sẽ dẫn đến sự khác biệtvề cơ quan giải quyết tranh chấp, được này được qui định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12. Bên cạnh việc qui định rõ ràng về phuwong thức và cơ quan giải quyết tranh chấp, pháp luật Việt Nam còn qui định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp củacác cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam. 4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu lợi nhuận, Nhà nước Việt Nam không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp 4
pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong quá trình đầu tư tại Việt Nam mà còn cam kết bảo đảm quyền được chuyển phần lợi nhuận đó ra nước ngoài. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đốivới Nhà nước Việt Nam, nhà đầutư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản được qui định tại Điều 9 Luật đầu tư 2005. 5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005, trong mọi trường hợp, nếu có sự thay đổi cề chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thi nguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: - Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầutư đã được hưởng trước đó thì nhà đầutư được hưởngcác quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. - Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnhhưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầutư đã được hưởng trước khi quy định củapháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầutư được bảođảmhưởngcác ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầutư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc cácbiệnpháp qui định tại các điểm a), b), c), d) Điều 11 Luật đầutư. 6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác 6.1. Mở cửa thị trường, đầutư liên quan đến thương mại Để phù hợp vớicác quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảođảm thực hiện đốivới nhà đầutư nước ngoài bằng các qui định tại Điều 8 Luật đầutư 6.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 5
Theo Điều 7 Luật Đầu tư, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảođảm lợi ích hợp phápcủa nhà đầutư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định củapháp luật về sở hữu trí tuệ vàcác quy định khác củapháp luật có liên quan. Cùng vớicác quy định trong Luật đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầutư còn được bảo hộ theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 vàcác văn bản hướng dẫn thi hành. Theo các quy định này, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảovệ bằng cácbiệnpháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Điều này không chỉ làm các nhà đầutư yên tâm khi “tài sản trí tuệ” của họ được bảo hộ mà còn là yêu cầu của việc thực thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6.3. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất “Trong quá trình hoạt động đầutư tại Việt Nam, nhà đầutư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đốivới hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.” (Điều 10 Luật đầu tư) III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Việc ban hành các cơ chế đảm bảo đầu tư đã thu hút được lượng đầu tư đông đảo vào Việt Nam kể cả vốn lẫn các dự án đầu tư. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, hiệuquảđầutư thấp là một trong những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam. Khi đánh giá về việc thực hiện Kế hoạch 2006-2010, Bộ Kế hoạch vàĐầutư cũng đã thừa nhận điều này. Hệ số ICOR trong giai đoạn 2001-2008 là 6,92 (tính theo giá cố định), cao hơn nhiều so vớicác nước trong khu vực. Trong khi đó, ICOR trong thời kỳ 1991-1995 là 3,26. Các tính toán của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư) cho thấy, hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 2001-2008 khoảng 6,92, trong khi hệ số nàycủa Trung Quốc là 4,1, bình quân cho giai đoạn 1991-2003, với tốc độ tăng trưởng GDP là 9,5%. 6
“Điều nàycho thấy, hiệu suất vốn của Việt Nam hiện quá thấp so với khu vực và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn quá phụ thuộc vào yếu tố vốn, yếu tố mà Việt Nam không có thế mạnh. Nếu không khắc phục sớm, sự yếu kém này có thể sẽ làm ảnhhưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong những năm tới”, một báo cáo về chất lượng phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 của Bộ Kế hoạch vàĐầutư nhận định. Mục tiêu thu hút tối đa nguồn vốn chođầutư phát triển đã được đặt ra trong Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, với con số khoảng 6.340 ngàn tỷ đồng tổng vốn đầutư toàn xã hội trong 5 năm tính theo giá hiện hành, ở mức 41,1-41,5% so với GDP, cao hơn kế hoạch của 5 năm trước. (ICOR là hệ số tiêu chuẩn phảnánhhiệuquảcủa vốn đầutư bằng cách đo lường để biết muốn tạo thêm được một đồng sản phẩm thì cần đưa thêm vào sửdụngbao nhiêu đồng vốn.) KẾT BÀI Các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn. Do có sự ổn định trong các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư mà hầu như ở quốc gia nào các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút ngày càng lớn lượng đầu tư trong cũng như ngoài nước Việt Nam cần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật đầu tư, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2008; 2. Pháp luật bảođảmđầutư ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn : Khoá luận tốt nghiệp, Vũ Lê Quỳnh Ngân; 2009 3. http://www.scribd.com/doc/969798/LuatDauTu 4. http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/55008/index.aspx 5. Luật đầutư 2005 Và một số tài liệu tham khảo khác. 8