Dựa trên nguyên tắc “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân” được quy định tại Điều 3 – Hiến pháp 1992
MỤC LỤC I.Nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư 2 1.Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp .2 2.Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư .3 3.Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư .3 4.Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài 4 5.Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật .5 6.Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác .5 II.Sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư .6 BÀI LÀM 1 I. Nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư 1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp. - Cơ sở của biện pháp : + Dựa trên nguyên tắc “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân” được quy định tại Điều 3 – Hiến pháp 1992. + Biện pháp này phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế. Chẳng hạn Khoản 1 – Điều 10 – Chương IV Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định : “Không bên nào được tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa các khoản đầu tư một cách trực tiếp hoặc gián tiếp…” - Nội dung của biện pháp. + Mọi nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật đầu tư của Việt Nam đều được bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, thể hiện ở những điểm sau : + Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính 1 . + Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng 2 . + Biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua bất cứ thủ tục hành chính nào khác. - Ý nghĩa của biện pháp: + Tạo lập lòng tin của chủ đầu tư đối với Nhà nước, qua đó thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước + Thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. + Phù hợp với thông lệ quốc tế. + Bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư khi đầu tư tại Việt Nam. 1 Khoản 1 – Điều 6 – Luật đầu tư 2005 2 Khoản 2 – Điều 6 – Luật đầu tư 2005 2 2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư. - Cơ sở của biện pháp : + Luật đầu tư và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. Như quy định áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ trong quá trình họat động đầu tư tại Việt Nam giữa các nhà đầu tư (Điều 10– Luật đầu tư). + Quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. - Nội dung của biện pháp. Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư ngoài nước. Các qui định của pháp luật Việt Nam về đầu tư đều được qui định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự khác biệt. Cùng với đó các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam tham gia cũng thể hiện biện pháp này. Như quy định tại Khoản 1 – Điều 2 – Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản : “Mỗi bên ký kết trong khu vực của mình, sẽ dành cho các nhà đầu tư của bên ký kết kia và những đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của nước mình…”. - Ý nghĩa của biện pháp. Phản ánh thái độ của Nhà nước về mục đích thu hút vốn đầu tư và chính điều này góp phần không nhỏ làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào chính quyền Việt Nam ngay từ khi họ chưa tiến hành đầu tư trên thực tế. 3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư. - Cơ sở của biện pháp + Pháp luật Việt Nam : Điều 12 – Luật đầu tư 2005; Điều 29, Điều 34 – BLTTDS 2004 … + Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như quy định tại Điều 8 – Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư và Điều 9 – Tranh chấp giữa các bên ký kết trong Hiệp định Việt Nam – Anh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 3 . - Nội dung của biện pháp. 3 Xem thêm phần phụ lục 3 + Cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch + Cơ chế giải quyết tranh chấp được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đầu tư, các nhà đầu tư có thể lựa chọn một cách linh hoạt nhất phương thức và cơ quan giải quyết tranh chấp cho mình 4 . - Ý nghĩa của biện pháp. Tạo lập được môi trường đầu tư bình ổn, đủ sức thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài. - Cơ sở của biện pháp : + Pháp luật trong nước như Điều 9 – Luật đầu tư 2005 + Điều ước quốc tế, chẳng hạn Điều 1 – Chương VII – Hiệp định Việt Nam– Hoa Kỳ có quy định : “Các bên dành đối xử NT và MFN, tùy thuộc sự đối xử nào tốt hơn, đối với mọi khoản chuyển tiền” 5 - Nội dung của biện pháp Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây: “a, Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; b, Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; c, Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; d, Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; đ, Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.” 6 Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa 4 Xem thêm Điều 12 – Luật đầu tư ( Phụ lục ) 5 Giáo trình Luật đầu tư – Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr 326 6 Điều 9 – Luật đầu tư 4 chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. - Ý nghĩa của biện pháp. + Bảo đảm tính hợp lý của pháp luật Việt Nam trong quy định về việc chống đánh thuế hai lần đối với lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài. + Tăng cường khả năng thu hút đầu tư + Góp phần thực hiện có hiệu quả biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư. 5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật. - Cơ sở của biện pháp: Điều 11 – Luật đầu tư 2005 - Nội dung của biện pháp Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì Nhà nước vẫn đảm bảo cho họ được hưởng ưu đãi, điều kiện thuận lợi mà trước đó họ đã và đang được hưởng. - Ý nghĩa của biện pháp. Thể hiện rõ nét thiện ý và mong muốn cả Nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác. - Cơ sở của biện pháp : Điều 7, Điều 8 – Luật Đầu tư 2005 - Nội dung của biện pháp. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Theo Điều 7 - Luật Đầu tư 2005, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cùng với các quy 5 định trong Luật đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư còn được bảo hộ theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo các quy định này, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại: Phù hợp với các cam kết quốc tế về đầu tư, Luật Đầu tư đã quy định việc mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài theo hướng không hạn chế lĩnh vực, quy mô đầu tư, ngoại trừ một số lĩnh vực đầu tư đặc biệt (ảnh hưởng lớn đến an ninh, quốc phòng, truyền thống văn hóa .). Điều 8 - Luật Đầu tư 2005 quy định, để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. II. Sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư. Phương thức hợp lý và phổ biến nhất hiện nay để xác định hiệu quả đầu tư của hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam là xem xét đến mức độ co giãn đầu tư. Theo đó, đầu tư có hiệu quả thể hiện ở mức độ đầu tư và lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trong một quá trình đầu tư xác định ( chu kỳ sản xuất, kinh doanh ). Thông qua việc xác định mức độ co giãn đầu tư, phải xác định được mức cạnh tranh và hội nhập vào thị trường của nhà đầu tư đó. Hay nói cách khác, nhà đầu tư hoạt động đầu tư có hiệu quả khi nhà đầu tư có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập tốt vào thị trường Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho nhà đầu tư có một môi trường đầu tư tốt. Có thể thấy, khi nhà đầu tư được đảm bảo về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đảm bảo đối xử bình đẳng… thì học được đặt trong một môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và có hiệu quả. Do vậy, biện pháp bảo đảm đầu tư là cơ sở của hiệu quả đầu tư. Nếu không có những quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư hợp lý, khoa học thì hoạt động đầu tư không thể có hiệu quả. 6 . II. Sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư. Phương thức hợp lý và phổ biến nhất hiện nay để xác định hiệu quả đầu tư của. hút đầu tư + Góp phần thực hiện có hiệu quả biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư. 5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi