+ Các lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng cho vaynói riêng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần.- Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN MINH HẢI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT-CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8430410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Minh Hải, xin ca đoan: Luận văn “Nâng cao chất lượng
tín d ụng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi
Hệ thống thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rỏràng, trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác
Quảng Bình, ngày tháng 5 năm 2018
Người cam đoan
Nguyễn Minh Hải
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xinh kinh gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡtôi trong suốt quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các Khoa và Bộ môn
trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã
quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiêncứu tại trường
Chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánhQuảng Bình nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ, chia sẻ, đãm nhận công việc thay tôikhi tôi vắng mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Đồng thời cám ơn Ngân
hàng Nhà nước, các ngân hàng, các đơn vị liên quan trên địa bàn đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu nhập tài liệu
Mặc dù đã nổ lực cố gắng, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuynhiên không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong được những đóng góp tận tìnhcủa quý thầy cô và các bạn
Quảng Bình, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Hải
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH HẢI
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn: PGS TS NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH”
1 Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động tính dụng cho vay trong Ngânhàng là hoạt động chủ yếu và quan trọng Bởi nó tạo ra nhiều lợi nhuận, quyết
định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng Vì thế, đây là hoạt động tiềm ẩn
rất nhiều rủi ro Việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay là vấn đề cấp báchcủa các Ngân hàng Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng chovay tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Quảng Bình” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Luận văn sử dụng nguồn số
liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – CN Quảng Bìnhcác số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn; Sử dụng
các phương pháp tổng hợp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sữ, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh.
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Thực trạng công tác tín dụng cho
vay của Ngân hàng TMCP nói chung và của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
– Chi nhánh Quảng Bình nói riêng từ năm 2014-2017, để qua đó đưa ra các giải
pháp hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng cho vay Tuy vậy, công tác tín dụng chovay tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng còn nhiều hạn chế, Để khắcphục được những tình trạng này, trong thời gian tới, ngân hàng TMCP Bưu điệnLiên Việt cần thực hiện tốt các giải pháp như: Hoàn thiện công tác quản trị, hiện đạihóa công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn lực…
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục các bảng ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại 6
1.1.3 Quy trình tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP 8
1.2 Tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Đặc điểm của tín dụng cho vay của Ngân hàng 11
1.2.2 Phân loại tín dụng cho vay của ngân hàng 12
1.2.3 Quan niệm về chất lượng tín dụng cho vay 13
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại 15
1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại 17
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cho vay 23
1.3 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay 26
1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 26
Trang 71.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 27
1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 27
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 29
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 29
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 32
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình 43
2.2.1 Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 43
2.2.2 Doanh số hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Quảng Bình 46
2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Quảng Bình 47
2.2.4 Vấn đề an toàn vốn của Ngân hàng, vấn đề nợ xấu 48
2.2.5 Vòng quay vốn tín dụng 54
2.2.6 Chỉ tiêu định tính phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng cho vay 54
2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình 58
2.3.1 Một số thông tin chung về đối tượng thực hiện điều tra, phỏng vấn 60
2.3.2 Phân tích Cronbach’s Alpha 61
2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 62
Trang 82.3.4 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch tín dụng cho vay tại ngân hàng
Lienvietpost Bank – CN Quảng Bình 64
2.3.5 Phân tích hồi quy để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đánh giá chung của khách hàng vay vốn tại ngân hàng Lienvietpost Bank – CN Quảng Bình 67
2.4 Đánh giá chung 68
2.4.1 Kết quả đạt được 68
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 75
3.1 Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Quảng Bình 75
3.1.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 75
3.1.2 Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng cho vay của Chi nhánh 76
3.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 77
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ trong Ngân hàng 77
3.2.2 Hoàn thiện công tác tín dụng cho vay 77
3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 85
3.2.4 Thực hiện chiến lược marketing hiệu quả 85
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 86
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro 88
3.2.7 Tích cực huy động các nguồn vốn để đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Kiến nghị 91
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 95
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨBIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động 2014-2017 33
Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
năm 2014-2017 34
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay của NH TMCP Bưu điện Liên Việt - CN Quảng
Bình năm 2014-2017 37Bảng 2.4: Thị phần tín dụng cho vay các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình năm 2014-2017 39Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt –
CN Quảng Bình 2014-2017 42Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng Bưu điện Liên
Việt –CN Quảng Bình năm 2014-2017 44Bảng 2.7: Doanh số tín dụng cho vay của NH TMCP Bưu điện Liên Việt - CN
Quảng Bìnhnăm 2014-2017 46Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn các năm 2014-2017 47Bảng 2.9: Bảng dư nợ tín dụng cho vay theo thời hạn các năm 2014-2017 49Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo tại NH TMCP Bưu điện Liên Việt
- CN Quảng Bình các năm 2014-2017 52Bảng 2.11: Tỷ trọng dư nợ theo tài sản đảm bảo tại NH TMCP Bưu điện Liên
Việt - CN Quảng Bình các năm 2014-2017 52Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng cho vay các năm 2014-2017 54Bảng 2.13: Mô hình xếp hạng tín dụng cho vay của ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt-CN Quảng Bình đang áp dụng 56Bảng 2.14 Thông tin chung của các đối tượng điều tra, phỏng vấn 60Bảng 2.15: Kiểm định KMO và Bartlett’s 62Bảng 2.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố liên quan đến tín
dụng cho vay tại ngân hàng Lienvietpost Bank – CN Quảng Bình 63Bảng 2.17: Kết quả đánh giá mức độ tiếp cận của khách hàng 64Bảng 2.18: Kết quả đánh giá về công tác tư vấn hỗ trợ khách hàng 65
Trang 11Bảng 2.19 Kết quả đánh giá sự thuận lợi về chất lượng dịch vụ 65Bảng 2.20: Kết quả đánh giá về năng lực và thái độ phục vụ của nhân viên 66Bảng 2.21: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng khách hàng 66Bảng 2.22: Kết quả phân tích hồi quy 67
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng, có thể nói hoạt động tíndụng cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong cáckênh phát triển của Ngân hàng Bởi cho vay là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuậnquyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng và đó cũng là hoạt độngtiềm ẩn rất nhiều rủi ro Rủi ro từ hoạt động cho vay là một trong những loại rủi
ro lâu đời và quan trọng nhất mà Ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trung
gian khác phải đối mặt Hậu quả của rủi ro trong hoạt động cho vay luôn có tác
động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống Ngân hàng nói riêng và cả nền
kinh tế xã hội nói chung Do đó, bất cứ lúc nào rủi ro trong hoạt động tín dụngcho vay cũng luôn mang tính thời sự Việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay,hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho vay là vấn đề sống còn được quan tâm
hàng đầu của các Ngân hàng
Đặc biệt trong những năm qua, ngành Ngân hàng còn là công cụ đắc lực hỗ trợNhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định đồng tiền, giá cả hàng hoá
Theo dự đoán, nhu cầu về vốn trong thời kỳ hậu khủng hoảng sẽ ngày càng gia tăngmới đáp ứng được nhu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Theo đó, nền kinh tế sẽ cần một lượng vốn
không nhỏ để đáp ứng nhu cầu cần thiết này Người cung cấp vốn cho các doanhnghiệp không ai khác chính là các tổ chức tín dụng
Trong thời qua, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng, các tổ chức tín dụng trong
nước đã bộc lộ những yếu kém nhất định trong công tác tín dụng và đặc biệt là tín
dụng cho vay Việc cung cấp vốn cho nền kinh tế trong hoạt động tín dụng cho vaycòn gặp không ít khó khăn và rủi ro thường xuyên rình rập Vì vậy, làm thế nào để
đánh giá và chỉ ra một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro
trong quá trình cho vay, để có những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chovay là nhiệm vụ hàng đầu của các Ngân hàng thương mại cũng như của các tổ chứctín dụng trong nước
Trang 13Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Quảng Bình là chi nhánhcấp I của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (Việt Nam) có mặt trên địa bàn QuảngBình năm 2013 Tuy là một chi nhánh thành lập sau nhưng Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình đã đứng vững được trên thị trường và trở
thành một trong số các Ngân hàng có hoạt động có hiệu quả và đang trên đà mởrộng thị phần
Tuy nhiên, mạng lưới các phòng giao dịch của chi nhánh chưa đủ, hoạt độngkinh doanh chủ yếu dựa vào hoạt động cho vay, nhưng do phải cạnh tranh với nhiều
NHTM khác trên địa bàn nên hoạt động tín dụng cho vay tuy có phát triển nhưng
cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro lớn
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng
cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
-Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng cho vay nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng và phòng ngừarủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng cho vay
* Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiển chung về chất lượng tín dụng trong hoạt
động tín dụng cho vay Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
- Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng cho vay tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vaytại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Luận văn tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hình thức tín dụng cho vaycủa Ngân hàng thương mại
Trang 14+ Các lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng cho vaynói riêng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến
2017 và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay giai đoạn 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những yêu cầu, mục đích của luận văn, trong thời gian nghiên
cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
4.1 Phương pháp thu nhập số liệu:
+ Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báocáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàngTMCP Bưu điện Liên Việt và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh
Quảng Bình, NHNN chi nhánh Quảng Bình, từ các cơ quan thống kê, báo (số liệu
Để đảm bảo tính khách quan, đa chiều và toàn diện trong phân tích, đánh giá
về thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP Bưu điện liênViệt – CN Quảng Bình, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ tíndụng dụng cho vay như mục tiêu mà đề tài đề ra, luận văn tiến hành thu thập các
thông tin sơ cấp qua điều tra khảo sát theo bảng hỏi đối với khách hàng đang sử
dụng dịch vụ tín dụng cho vay của ngân hàng
Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiên đơn
giản Từ danh sách khách hàng đang thực hiện giao dịch vay vốn tín dụng tại ngânhàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Quảng Bình trong giai đoạn 2014 – 2017,luận văn lựa chọn 160 khách hàng một cách ngẫu nhiên
Trang 154.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Việc xử lý và tính toán số liệu được thực
hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng EXCEL, SPSS
4.3 Phương pháp phân tích
+ Đối với số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp truyền thống như:
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,
so sánh
5 Kết cấu luận văn
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho vay của
Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh QuảngBình
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 1.1.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
NHTM ra đời cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và kinh tế hàng
hóa Với chức năng là nhà trung gian tài chính, làm cầu nối giữa người gửi tiền và
người vay tiền nên hệ thống Ngân hàng đã trở thành một ngành kinh tế huyết mạch,
là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có các định nghĩa
khác nhau về NHTM
Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, Giáo
sư Peter S.Rose định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch
vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế”
Xét trên các hoạt động chủ yếu của NHTM, theo luật các tổ chức tín dụng
năm 2010 quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động Ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan Các loại hìnhNgân hàng chủ yếu bao gồm: NHTM, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Đầu tư,Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Hợp tác”.[17]
Như vậy, từ các định nghĩa trên có thể thấy Ngân hàng thương mại là doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với các nghiệp vụ chủ yếu là huy
động vốn và cho vay Ngoài ra NHTM còn thực hiện chức năng thanh toán và cung
cấp nhiều dịch vụ khác
Ngày nay, trên thị trường tài chính, tiền tệ các loại hình tổ chức tham giahoạt động đan xen một cách đa dạng và phong phú, một số loại hình tổ chức tín
dụng khác (tổ chức tín dụng phi Ngân hàng) cũng thực hiện một số nghiệp vụ của
Ngân hàng thương mại Tuy nhiên, các tổ chức này không nhận tiền gửi không kỳ
Trang 17hạn và không làm dịch vụ thanh toán Đó chính là tiêu chí để phân biệt NHTM vớicác tổ chức tín dụng khác.
1.1.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nghiệp vụ của Ngân hàng thương mạicàng trở nên đa dạng hơn Bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay
Hoạt động "đi vay” tạo nên nguồn vốn của Ngân hàng và hoạt động "cho vay" hìnhthành nên nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng Hơn nữa các Ngân hàng hiện đạingày nay không chỉ thực hiện đi vay dể cho vay mà còn đa dạng hóa thêm nhiều dịch
vụ để vừa phòng tránh rủi ro vừa tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng
1.1.2 Hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng cho vay
Tín dụng cho vay là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) và người cho vay
Tín dụng cho vay có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa haichủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hìnhthức như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh…được sử dụng trong một thời gian nhất
định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận Tín dụng cho vay là
biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụngnhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đờisống, theo nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng
(TCTD) khi đến hạn thanh toán
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động tín dụng cho vay trong Ngân hàng
- Tín dụng cho vay Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là
người trung gian điều hòa quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín
dụng cho vay đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn
- Tín dụng cho vay trong Ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trìnhsản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩynhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm viquy mô sản xuất
Trang 18- Hoạt động tín dụng cho vay trong Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và
phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệkinh tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay
đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với cácnước trên thế giới
Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tếchính trị ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đóvốn dự trữ ngoại tệ là rất quan trọng Hoạt động tín dụng cho vay trong Ngân hàngtrở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng cáchoạt động tín dụng quốc tế như các hình thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các
tổ chức cá nhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cá nhân Chất lượng của hoạt
động tín dụng cho vay là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong thương mại, tạođiều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, thắng lợi trong cạnh tranh về thanh toán
sẽ dẫn tới thắng lợi của mọi cạnh tranh khác trọng mọi hoạt hoạt động
1.1.2.3 Nghiệp vụ tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại
Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, luật số 47/2010/QH12 của Quốc Hội
Nghiệp vụ tín dụng cho vay là hình thức cấp tín dụng (cấp vốn), theo đó bêncho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
2 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
3 Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.[18]
Trang 194 Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một
dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chứctín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Việc chovay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ củacác tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành [18]
5 Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.[18]
6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảmbảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng
tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát
hành và sử dụng thẻ tín dụng.[18]
8 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoảthuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.[18]
9 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyđịnh tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặcđiểm của khách hàng vay.[18]
1.1.3 Quy trình tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP
Quy trình tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP tuân theo quy trình chungthống nhất trong cả hệ thống Ngân hàng TMCP, quy định rõ từng bước của mộtkhoản cho vay, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ quan có liên quan xuyên suốt quá
Trang 20trình vay vốn Quy trình được đánh giá là khá chặt chẽ, đầy đủ, các bước thực hiện
có liên kết mật thiết với nhau, có tính định hướng khá rõ ràng và cụ thể cho các cán
bộ tín dụng Bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp thị, khai thác, phát triển lôi kéo khách hàng.
Thông qua các nguồn thông tin khác nhau, các mối quan hệ khác nhau, cán bộtín dụng tìm kiếm khách hàng, tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn, giới thiệukhách hàng biết về sản phẩm vay vốn và cơ chế cho vay tại Ngân hàng Đồng thời tưvấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho nhu cầu vay vốn, bảo đảm tiền
vay, hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ cần thiết để tiếp cận khoản vay
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ,
h ợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện
hồ sơ vay vốn, chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lýcủa hồ sơ vay vốn Hồ sơ gồm những nội dung cơ bản sau: Giấy đề nghị vay vốn
kiêm phương án trả nợ, hồ sơ pháp lý về khách hàng (CMND, sổ hộ khẩu, Giấyđăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) , hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh (nếu là
doanh nghiệp, hồ sơ tài chính, hồ sơ về dự án vay vốn, hồ sơ về bảo đảm tiền vay
Bước 3 : Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Đây là bước cực kỳ quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng khoản vay
Cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay cần có đủ tinh thần trách nhiệm,kiến thức, khả năng thẩm định và đạo đức nghề nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro củakhoản vay, cụ thể bao gồm các nội dung sau:
Thẩm định chung về khách hàng: Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý,
năng lực điều hành và khả năng quản trị của ban lãnh đạo, đánh giá hình hình sản
xuất kinh doanh của khách hàng, triển vọng của khách hàng, phân tích tình hìnhquan hệ với Ngân hàng, đánh giá lợi ích của Ngân hàng trong mối quan hệ vớikhách hàng vay vốn
Thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng; đánh giá thông qua hệ thốngchấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 21Thẩm định về phương án sản xuất, kinh doanh; dự án đầu tư; khả năng vay trảcủa khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
Thẩm định về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm; đánh giátoàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
Trên cơ sở đó, Ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không? Cho vay số
tiền là bao nhiêu? trong thời hạn bao lâu? chính sách áp dụng cụ thể như thế nào? kìhạn trả nợ như thế nào? phương thức và tiến độ rút vốn ra sao?
Bước 4: Quyết định cho vay
Sau khi thực hiện thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt Tuỳ thuộc vào khoản tiền cho vay là nhiều hay ít, cấp cóthẩm quyền phê duyệt có thể là Phó giám đốc Chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Hội
đồng tín dụng tại chi nhánh, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị để đưa ra quyết địnhđồng ý cho vay hay không
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Sau khi khoản vay được phê duyệt, các bộ phận liên quan thực hiện việchoàn thiện hồ sơ tín dụng, cụ thể: kiểm tra, bổ sung hợp đồng bảo đảm tiền vay,thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, phong toả tài sản bảo đảm vàthực hiện ký hợp đồng tín dụng Sau khi hoàn tất các thủ tục sẽ chuyển lên bộ phậnhạch toán và nhập dữ liệu về khoản vay
Bước 6: Giải ngân
Hồ sơ giải ngân sẽ được chuyển lên bộ phận kiểm soát giải ngân để kiểm tranhằm đảm bảo đáp ứng, tuân thủ các điều kiện trước khi giải ngân, sau đó lập giấynhận nợ, hạch toán và thực hiện giải ngân cho khách hàng
Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng số vốn đã giải ngân, kiểm tra khối
lượng thực hiện, tài sản đã mua sắm, đối chiếu với mục đích đầu tư theo dự án, dựtoán đã phê duyệt và hợp đồng tín dụng đã ký kết
Bước 8: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký chotừng dự án, từng khách hàng, định kỳ thống kê các khoản vay đến hạn trả, đôn đốc
Trang 22khách hàng trả nợ đúng hạn Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn muốn cơcấu lại nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), cán bộ tín dụng phải thẩm định lại
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay quyết định
Bước 9: Kết thúc hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng đã tất toán khoản vay, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ giải
chấp tài sản bảo đảm và lưu trữ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định
1.2 Tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Đặc điểm của tín dụng cho vay của Ngân hàng
- Tín dụng cho vay của Ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấptín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệuquả và có khả năng trả nợ đúng hạn
- Tín dụng cho vay là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn Ngân hàng là
trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều
phải có thời hạn, bảo đãm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động và cân bằng khả
năng thanh khoản
- Tín dụng cho vay phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Nếu không
có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng cho vay Giá trị hoàn trả phải lớn hơngiá trị lúc cho vay (giá trị gốc) nghĩa là ngoài việc hoàn trả gốc, khách hàng phảitrả thêm một phần lãi tương ứng theo quy định của ngân hàng
- Tín dụng cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro cao cho ngân hàng Việc thuhồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc
vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động
về giá cả, tỷ suất, lạm phát… khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh
doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán nợ, điều này khiến cho ngân
hàng gặp rủi ro trong quá trình cho vay
- Tín dụng cho vay của ngân hàng trên cơ sở cam kết vô điều kiện Quá trìnhcho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẻ như: Hợp đồng tín dụng,khế ước nhận nợ, hợp đồng bão lãnh… trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô
điều kiện cho khoản vay khi đến ngày hết hạn
Trang 23Từ các đặc điểm trên, tín dụng cho vay của ngân hàng phải đãm bảo đượcnguyên tắc cơ bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng điều khoản đã được cam kết,thỏa thuận trong hợp đồng
1.2.2 Phân loại tín dụng cho vay của ngân hàng
Có rất nhiều các phân loại tín dụng cho vay của ngân hàng dựa vào các căn cứkhác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, tuy nhiên thường phân loại theo một sốtiêu thức sau:
1.2.2.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay
Căn cứ theo tiêu thức này, tín dụng cho vay ngân hàng được chia thành hai loại:
- Tín dụng cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cungcấp cho các doanh nghiệp để tiến hàng sản xuất kinh doanh
- Tín dụng cho vay tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp cho các cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nội thất, thiết bị gia đình…
1.2.2.2 Theo thời hạn sử dụng tiền vay
Theo các này, tín dụng cho vay được chia thành ba loại:
- Tín dụng cho vay ngắn hạn: Là loại tín dụng cho vay cho thời hạn dưới một
năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay, bổ sung thiếu hụt
tạm thời về vốn lưu động của các công ty, hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạttiêu dùng cá nhân
- Tín dụng cho vay trung hạn: là loại tín dụng cho vay thời gian từ 1 đến 5
năm, được dùng để vho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiếnđổi mới máy móc, khoa học kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình nhỏ có thời
hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng
để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Trang 241.2.2.3 Theo tiêu thức đảm bảo tiền vay
Theo tiêu thức này, tín dụng cho vay được chia thành hai loại:
- Tín dụng cho vay có tài sản đãm bảo: Là loại tín dụng mà các khoản vay phát
ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như cầm cố, thế chấp, chiết
khấu… Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng khi vay vốn đòihỏi phải có tài sản đãm bảo
- Tín dụng cho vay không có tài sản đãm bảo: Là loại hình tín dụng cho vay
mà các khoản vay phát ra đều không cần tài sản đãm bảo mà chỉ dựa vào tín chấp
Loại hình này thường được áp dụng đối với khách hàng truyền thống, có quan hệ
làm ăn lâu dài và uy tín với ngân hàng
1.2.2.4 Theo thành phần kinh tế
- Tín dụng đối với kinh tế nhà nước
- Tín dụng đối với kinh tế ngoài nhà nướcNgoài ra, tín dụng cho vay có thể phân theo loại tiền, phạm vi quốc gia, cơ cấuvốn tín dụng cho vay tham gia
Trong nền kinh tế thị trường, việc phân loại tín dụng cho vay của ngân hàngtheo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng đadạng thì cách phân loại càng chi tiết Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sựvận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánhgiá hiệu của kinh tế của chúng
1.2.3 Quan niệm về chất lượng tín dụng cho vay
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ sản phẩm nào làm ra đều phải mang tínhcạnh tranh Điều đó có nghĩa là sản phẩm phải có chất lượng Chất lượng của bất kỳloại hàng hoá nào được thể hiện ở giá trị sử dụng của nó Các nhà kinh tế đã nhậnxét rằng: “Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng
về một loại hàng hoá nào đó” hay “ Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặcdịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng”
Một cách khái quát, chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích kinh
tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay Một khoản vaycủa Ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả
Trang 25Ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo
ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho Ngân hàng và cólợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế
Quan hệ cho vay có sự tham gia của hai chủ thể Ngân hàng và khách hàng,mối quan hệ này được đặt trong sự vận động chung của nền kinh tế xã hội Vì thế sẽthật phiến diện khi xem xét chất lượng cho vay của Ngân hàng chỉ từ góc độ củaNgân hàng hay khách hàng Việc xem xét chất lượng cho vay phải có sự đánh giá từnhiều góc độ khác nhau: Từ phía Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
- Xét từ góc độ Ngân hàngChất lượng cho vay thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời của Ngânhàng do hoạt động này mang lại Khi cho vay, điều mà Ngân hàng quan tâm làkhoản vay đó phải được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp vớichính sách tín dụng của Ngân hàng, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lạilợi nhuận cho Ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh củaNgân hàng trên thị trường
- Xét từ góc độ khách hàngMột khoản vay được khách hàng đánh giá là tốt khi nó thoả mãn được nhucầu của họ Mức độ thoả mãn của khách hàng thể hiện ở chỗ khoản vay đó đượccung ứng một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của họ với lãi suất, kỳhạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục vay vốn được tiến hànhnhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí
- Xét từ góc độ nền kinh tế – xã hộiChất lượng cho vay tốt đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả,sản phẩm cung ứng với chất lượng tốt và giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu trong
nước, một phần cho xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ngoài ra nó còn
thể hiện tính an toàn cao của hoạt động Ngân hàng, nâng cao khả năng thanh toán,chi trả và hạn chế được rủi ro
Như vậy chất lượng cho vay cao là thoả mãn được đồng thời cả ba mục tiêu
của Ngân hàng, của khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Trong khi
Trang 26ba mục tiêu này lại có mặt mâu thuẫn với nhau: Ngân hàng muốn đạt được lợinhuận cao nhất từ các khoản vốn vay vì thế họ muốn khoản vay đó có lãi suất cao
mà lại được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn; còn với khách hàng tiền lãi là một khoảnchi phí, muốn đạt lợi nhuận cao họ phải tối thiểu hoá chi phí, nên họ mong muốn có
được khoản vốn vay với mức lãi suất thấp; mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đòi
hỏi hoạt động tín dụng của Ngân hàng phải giải quyết được công ăn việc làm, xoá
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế công cộng, bảo vệ môi trường hướng tới việc
phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững Vì thế hoạt động tín dụng tốt là phải
dung hoà được lợi ích của Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế – xã hội, có như
vậy Ngân hàng mới hoạt động và phát triển bền vững
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, đối với các NHTM thì hoạt độngtín dụng cho vay vẫn là hoạt động chính và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu vốn của các thành phần kinh
tế cũng theo đó mà tăng lên do đó vai trò của tín dụng Ngân hàng lại càng quantrọng hơn bao giờ hết Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay không chỉ có ýnghĩa đối với Ngân hàng nói riêng mà nó còn có ý nghĩa đối với khách hàng vayvốn và với toàn bộ nền kinh tế nói chung
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, trong đó Ngân hàng sử dụng số vốn
huy động được từ nền kinh tế để cho vay đối với khách hàng Trong các hoạt động
của Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất choNgân hàng, tuy nhiên đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất Vì vậy,Ngân hàng luôn tìm cách khắc phục, hạn chế những rủi ro mà hoạt động cho vaygây ra, nâng cao chất lượng tín dụng cho vay để mang lại sự ổn định đảm bảo chomục tiêu an toàn và sinh lợi của Ngân hàng thương mại
Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động cho vay của các Ngân
hàng thương mại thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc và chính sách lãi suất đã làm ảnh
hưởng tới mức cung tiền tệ Sự tăng trưởng của hoạt động cho vay là điều kiện cần
thiết cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế, hoạt động cho vay có hiệu quả sẽ
Trang 27làm mức cung ứng tiền luôn được điều chỉnh cho phù hợp với mức cầu tiền tệ trongnền kinh tế Điều này góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, kiềmchế lạm phát, giá cả, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Như vậy, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay là vấn đề sống cònđối với hoạt động của Ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay là nhu cầu
bức thiết, nó không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩavới các chủ thể kinh tế và đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nâng cao chất
lượng tín dụng tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, thúcđẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế góp phần vào công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
a Đối với Ngân hàng
Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu Nâng cao chất lượng hoạt động chovay là biện pháp để duy trì sự ổn định và phát triển của Ngân hàng Đây cũng chính
là hoạt động để đảm bảo an toàn và làm tăng lợi nhuận, từ đó khẳng định vị thế củaNgân hàng trên thị trường
Ngày nay với sự xuất hiện của ngày càng nhiều loại hình Ngân hàng do đó để
có thể tồn tại và phát triển Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
Các Ngân hàng đứng vững được là các Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt,
có năng lực tài chính mạnh Chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao là điều
kiện để Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của mình
Mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là lợi nhuận mà nghiệp vụ chủ yếu củaNgân hàng tạo ra lợi nhuận là cho vay, vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động chovay là nhân tố quan trọng để tăng lợi nhuận
Chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao giúp Ngân hàng tăng khả năngtrích lập quỹ dự phòng rủi ro
Hoạt động cho vay được nâng cao đòi hỏi trình độ của cán bộ công nhân viêncũng từng bước được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu đó Do vậy nguồn lực con
người được nâng cao hơn
b Đối với khách hàng vay vốn
Trang 28Góp phần lành mạnh hóa quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp dựatrên những điều kiện thoả thuận giữa 2 bên giúp cho doanh nghiệp thoả mãn yêucầu về vốn, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (thủ tục đơn giản,lãi suất ưu đãi).
Việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay còn giúp cho Ngân hàng thu về
đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi Doanh nghiệp được vay vốn đầy đủ sẽ có nguồn
vốn để đổi mới tài sản cố định và đạt được các mục tiêu
c Đối với nền kinh tế- xã hội
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của lưu thông hàng hoá thì hoạt động tíndụng cho vay ngày càng đóng vai trò quan trọng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi trong lưu
thông, đáp ứng nhu cầu vốn cho tái sản xuất mở rộng Trong nền kinh tế thường
xuyên xuất hiện các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, đồngthời xuất hiện một bộ phận thiếu vốn để sản xuất kinh doanh Thông qua chức năngphân phối vốn theo nguyên tắc hoàn trả của tín dụng Ngân hàng các nguồn vốn
được đưa vào luân chuyển trong hệ thống NHTM tạo cơ sở thúc đẩy luân chuyển
vật tư hàng hoá và sử dụng vốn có hiệu quả hơn Nhu cầu về vốn tăng lên theo sựphát triển của nền kinh tế đòi hỏi tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu đó Nhờ tíndụng cho vay của Ngân hàng các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất,nền kinh tế có thể tái sản xuất mở rộng nhanh chóng hơn giúp nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển
1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại
Như đã trình bày ở trên, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng hoạtđộng cho vay nói riêng, nó vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể Do đó
để chất lượng hoạt động cho vay được hiệu quả thì ta đánh giá qua hai chỉ tiêu:
Trang 29- Doanh số hoạt động cho vay: Phản ánh quy mô cấp tín dụng của Ngân hàng
đối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho
vay trong thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng cho vay qua các năm
Tổng dư nợ hoạt động cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung,dài hạn
Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối vớinhững khoản vay tại một thời điểm Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự
đánh giá cụ thể về chất lượng của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định
Nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển vốn của một Ngân hàng, quy
mô đầu tư của Ngân hàng đó với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ Chấtlượng cho vay tốt là cơ sở để tăng doanh số cho vay
- Tổng dư nợ:
Phản ánh quy mô cấp tín dụng cho vay của Ngân hàng tại một thời điểm Tổng
dư nợ cao chứng tỏ quy mô cho vay của Ngân hàng lớn uy tín của Ngân hàng đượcnâng cao Ngược lại tổng dư nợ thấp chứng tỏ quy mô tín dụng của Ngân hàng nhỏ
+ Doanh số thu nợ: Phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu về từ cáckhoản cho vay
+ Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay phản ánh khả năng đầu tư vàohoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại lớn Mức tăng trưởng dư nợ cao
và đều đặn chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay tốt
- Tỷ lệ an toàn:
+ Tỷ lệ nợ có vấn đề: Để đánh giá tính an toàn và khả năng thu hồi vốn củahoạt động Ngân hàng, người ta dựa trên các chỉ tiêu sau
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng NhữngNgân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng cho vay củaNgân hàng cao Theo quyết định số 22/VBHN-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ
mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn” Chỉ tiêu này cho biếttrong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần % là nợ quá hạn
Trang 30Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì tính an toàn của khoản vay càng thấp, Ngânhàng đứng trước nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán Tình trạng này kéodài sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn củaNgân hàng thấp cho thấy chất lượng cho vay là cao, Ngân hàng thực hiện tốt quytrình cho vay, thu được đầy đủ lãi và gốc của khoản vay, giảm chi phí trong việcquản lý nợ quá hạn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố làm sai lệch tỷ lệ này Việcchuyển nợ quá hạn cần tuân thủ đúng nguyên tắc, tránh việc gia hạn nợ tràn lan đểgiảm tỷ lệ nợ quá hạn, đẩy Ngân hàng tiến sâu vào tình trạng rủi ro, mất khả năngthanh khoản cao
Thực tế cho thấy, do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏinên các Ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định coi như giớihạn an toàn và cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ tổng dư nợ
Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc
nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định này Tỷ lệ nợ xấu càng
cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng càng thấp Bên cạnh đó tỷ
lệ này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hiệuquả, chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng nói riêng
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Nợ quá hạn khó đòi/tổng dư nợ quá hạn
Nợ khó đòi là các khoản nợ mà khách hàng mất hoàn toàn ý chí lẫn khả năngtrả nợ Những trường hợp này thường xếp vào nhóm 5, dự phòng 100%, tức là Ngânhàng đã hết hy vọng thu hồi đựợc những khoản này Cả hai chỉ tiêu này cho thấyhiệu quả tín dụng cho vay của Ngân hàng Cả hai chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏkhả năng không đòi được của các khoản nợ quá hạn giảm, hiệu quả tín dụng chovay của Ngân hàng tăng cao
Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ khó đòi là những chỉ tiêu phản ánh rõ nétnhất chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng Các chỉ tiêu này cho thấy khôngphải lúc nào dư nợ tín dụng cao cũng tốt vì nếu Ngân hàng không có chiến lượcquản lý nợ tốt sẽ dẫn đến phát sinh nhiều nợ quá hạn và nợ khó đòi
Trang 31Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp
vụ tín dụng cho vay Các Ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất
lượng cho vay cao của mình và ngược lại
Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5% Tuy nhiên, chỉ tiêunày đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một Ngân hàng Bởi vì bên
cạnh những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâutrong qui trình tín dụng, còn có những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thôngqua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…
- Dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu:
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theocam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt
động của tổ chức tín dụng
Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể cáckhoản nợ quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7 của Quyết định 22/VBHN-NHNN ngày04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng để
dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể vàtrong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng
các khoản nợ suy giảm
Khả năng trang trải nợ xấu = Dự phòng rủi ro
Tổng dư nợ xấuKhả năng trang trải nợ xấu phản ánh khả năng giải quyết nợ xấu của các
NHTM, theo quy định của NHNN và phụ thuộc vào tình hình thực tế của Ngân
hàng để các Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro Quỹ dự phòng này chính làcông cụ để Ngân hàng bù đắp cho các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi Do
Trang 32vậy quỹ dự phòng rủi ro phải lớn hơn tổng nợ xấu thì mới bù đắp được Vì vậy một
hệ số an toàn là hệ số khả năng trang trải nợ xấu lớn hơn 1
- Vòng quay vốn tín dụng cho vay:
Đây là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng thương mại tính toán hàng năm
để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng cho vay và chất lượng cho vay
trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn của hoạt động cho vay
Vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất
định, nhưng do vòng quay vốn nhanh nên Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn
cho các doanh nghiệp, mặt khác Ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnhvực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn hoạt độngcho vay càng tốt, chất lượng tín dụng cho vay càng cao
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân Ngân hàng
cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các Ngân hàng
thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng cho vay của mình Từ đó,
có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa
đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể
Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
Trang 331.2.5.2 Chỉ tiêu định tính
Sự hài lòng của khách hàngChỉ tiêu này phản ánh khối lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng có đáp
ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng không? Và lãi suất cho vay có phù hợp
với từng loại khách hàng và mục đích sử dụng vốn của họ Khách hàng càng hàilòng thì chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt
Chính sách cho vayChính sách cho vay càng thông thoáng, thủ tục càng đơn giản thì càng thu
hút được nhiều khách hàng vay Trong đó đặc biệt là quy trình tín dụng cho vay
phải được xây dựng cụ thể từ khi lập hồ sơ đến khi chấm dứt quan hệ cho vay Ngàynay, tuỳ thuộc vào quy mô, cấu trúc các loại cho vay và tình hình của mình màNgân có chính sách cho vay khác nhau
Tính tuân thủ trong hoạt động cho vayHoạt động cho vay của Ngân hàng đòi hỏi một quy trình nghiệp vụ nghiêmngặt Đây là điều khác biệt so với các quy trình nghiệp vụ khác Khi hoạt động chovay tuân thủ đầy đủ quy trình sẽ hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, và ngược lại, nếumột mắt xích nào đó của quy trình bị vi phạm hay bị bỏ sót cũng dễ dẫn đến rủi rocho Ngân hàng Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng chovay của Ngân hàng
Chất lượng đội ngũ cán bộ cho vay và năng lực quản trị của Ngân hàng
Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và đồng thời cũng
là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của công việc Do đó, chỉ tiêu nàyphản ánh khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng và sự khác biệt và uy tín củaNgân hàng trên thương trường
Sự đóng góp chung của hoạt động cho vay vào quá trình phát triển chungcủa nền kinh tế
Chỉ tiêu định tính còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếquốc dân, các dự án vay vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao Khôngnhững thế chất lượng hoạt động cho vay còn thể hiện ở tình trạng xoá đói giảmnghèo, sự lành mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của hệ thống Ngân hàng
Trang 341.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cho vay
1.2.6.1 Nhân tố khách quan
Nhân tố vĩ mô
Biến cố của nền kinh tếHoạt động kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường luônchịu tác động trực tiếp của nền kinh tế, khi nền kinh tế ổn định hay không cũng ảnh
hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp mà Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ nên cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố này Nền kinh tế ổn định
sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cho vay và phát triển của Ngân hàng, tạo
điều kiện cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách bìnhthường, trong trường hợp này chất lượng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào khả năng
quản lý của bản thân các NHTM Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn của nềnkinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượngcho vay có thể gây tổn thất lớn cho Ngân hàng
Môi trường kinh tếMôi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới
chất lượng cho vay của Ngân hàng Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất
lượng của các khoản cho vay trung - dài hạn sẽ được nâng cao Ngược lại, sự thayđổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản cho vay trung - dài
hạn xấu đi ngoài ý muốn Nói như vậy không có nghĩa là chỉ môi trường kinh tế
trong nước này thay đổi sẽ tác động tới chất lượng hoạt động cho vay mà sự thayđổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối
với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sựbiến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ Ngân hàng củadoanh nghiệp
Môi trường pháp lý
Khuôn khổ pháp luật đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay Ngân hàng cũng có thể
ảnh hưởng tới hiệu quả chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng Một hệ thống
pháp luật đồng bộ, ổn định, thống nhất là hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động
Trang 35của Ngân hàng và đặc biệt trong lĩnh vực cho vay nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho vay.
Những sự kiện bất khả khángCác yếu tố rủi ro do thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, dịchbệnh có thể gây những thiệt hại khó lường cho Ngân hàng và còn cho cả người đivay Mặc dù những rủi ro này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng nó lại rất khó dự đoán,
nó làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng và làm gián đoạn hoạt
động sản xuất kinh doanh của người vay
Nhân tố thuộc về môi trườngNHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên có những đặcthù riêng Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính khác NHTM cũng luônphải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh khốc liệt và biến động
Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến hầu hết các lĩnh
vực khác trong nền kinh tế Do đó môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng tín dụng cho vay của các NHTM
động kinh doanh của khách hàng nhỏ, khả năng thanh toán thấp Ngân hàng có thể
gặp rủi ro khi cho khách hàng này vay
Năng lực, trình độ tổ chức và quản lý của khách hàng
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai
dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khoa học, không thực hiện
kỹ càng…Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanhcủa người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối
đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi
Trang 36bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác
động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp
1.2.6.2 Nhân tố chủ quan của Ngân hàng
Kỹ năng, trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ Ngân hàng
Đây là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân
hàng Một Ngân hàng hoạt động có tốt hay không là do trình độ của người quản lý
Người quản lý luôn là người dẫn dắt đưa hoạt động của Ngân hàng đi đúng hướng,
do vậy, trình độ quản lý của cán bộ Ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng của hoạt cho vay
Chính sách tín dụng cho vay của Ngân hàng
Chính sách tín dụng cho vay của Ngân hàng: Là một hệ thống các biện pháp
liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế cho vay nhằm đạt được các mục tiêu của
Ngân hàng trong từng thời kỳ Mỗi Ngân hàng sẽ xây dựng cho mình chính sáchphù hợp với điều kiện đặc điểm của Ngân hàng mình Việc này sẽ đảm bảo hiệu quảtín dụng, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh Các tiêu chuẩn, các
hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo và ra quyết định cho vay phải phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của Ngân hàng, khách
hàng và của xã hội hứa hẹn một chất lượng tín dụng cho vay tốt Nếu có chính sáchcho vay tốt, đúng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng
Các chính sách tín dụng cho vay của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho sựphát triển cho vay của Ngân hàng đó Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lốiphát triển của nhà nước thì chính sách cho vay còn phải đảm bảo kết hợp hài hoàquyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân Ngânhàng Chính sách tín dụng cho vay phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảmbảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đốivới khách hàng Một chính sách cho vay đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn
sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng Ngược lại, một chính sáchtín dụng cho vay không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệchlạc cho hoạt động cho vay, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ
Trang 37hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụngcho vay.
Chất lượng phục vụ: Điểm khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân
hàng đó chính là chất lượng các dịch vụ Muốn cho hoạt động cho vay được nângcao và thông suốt đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải được nâng cao và hoàn thiện hơnnữa Nếu nhu cầu của khách hàng được chấp nhận trong một thái độ niềm nở và thủtục đơn giản thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt
động cho vay được thuận lợi, chất lượng tín dụng được đảm bảo
Tài sản bảo đảm: Là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn
vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với
tổ chức tín dụng Tài sản đảm bảo là một trong những nhân tố quyết định đến khối
lượng tín dụng của Ngân hàng Do vậy, tài sản đảm bảo càng có giá trị thì doanh
nghiệp càng có khả năng vay đáp ứng đủ nhu cầu vốn của mình và rủi ro của Ngânhàng khi cho vay càng thấp, từ đó lợi nhuận càng ổn định và được nâng cao
Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động cho vay của Ngân hàng nói riêng Vì cán bộ nhân viên Ngân hàng
là bộ mặt, hình ảnh và là đại diện cho Ngân hàng, do đó sự thành công hay thất bạitrong hoạt động cho vay của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người
Hơn nữa số lượng Ngân hàng ngày càng gia tăng, để có thể đứng vững và
cạnh tranh được với các Ngân hàng khác thì bản thân các Ngân hàng phải tạo đượchình ảnh riêng, chính vì thế, các Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượngcán bộ cả về đạo đức lẫn chuyên môn Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt,giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp Ngân hàng ngăn ngừa tối đa các sai phạm có thểxảy ra và giúp Ngân hàng đem lại lợi nhuận
1.3 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay 1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Không vì chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng mà để dư nợ cho vay tăng quá
nhanh
Trang 38- Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng trên cơ sở thanh toán
thực tế tại thời điểm hiện tại và dự đoán trong tương lai, nhằm hạn chế tổn thất khixảy ra nợ xấu Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản cân đối với khả năng trả nợ củakhách hàng
- Tăng cường công tác giám sát giải ngân và sau giải ngân Đảm bảo hồ sơ
pháp lý luôn đầy đủ Kiểm tra thực tế định kỳ khách hàng vay vốn
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Thận trọng trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng, luôn tỏ ra
thái đồ niềm nở để thuyết phục khách hàng cung cấp những điều kiện cần thiết có
lợi cho Ngân hàng, trách rủi ro về sau
- Quản lý, trích lập dự phòng hiệu quả và chính xác khi có phát sinh lãi lỗ tín
dụng Không tham vọng quá nhiều về việc phát triển khách hàng và dư nợ tín dụng,chủ yếu phát triển khách hàng tiềm năng
1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Duy trì một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi
nhu cầu về tài chính của họ Điều này giúp ngân sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tàichính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng,
trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng
- Chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay Luôn
tuân thủ đúng nguyên tắc trong quá trình thẩm định khoản vay
- Không sử dụng những đơn vị môi giới, đào tạo và rèn luyện đội ngủ cán bộ
luôn trung thực nói không với các khách hàng có hành vi hối lộ
- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay Đặc
biệt là công tác thu hồi nợ
- Luôn đánh giá, xếp hạng khách hàng định kỳ để phân loại nhóm khách hàng
để thu hồi nợ
- Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ;
luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai
Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng,
không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn
Trang 391.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay,hạn chế rủi ro của các Ngân hàng trong nước đã mang lại bài học kinh nghiệm vềnâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu
Điện Liên Việt- Chi nhánh Quảng Bình nói riêng, cụ thể:
Thứ nhất, Công tác thẩm định khoản vay cần được chú trọng hơn việc
kiểm soát khoản vay bởi vì việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽdẫn đến khoản nợ xấu Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đángnếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn
Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào cácphương pháp và công thức tự động
Thứ hai, Cần gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với khoản vay Công tác
cho vay chỉ đạt hiệu quả và rủi ro thấp khi công việc thẩm định, thông tin của cáccán bộ tín dụng được trình bày đầy đủ, khoa học
Thứ ba, Cần có hệ thống cảnh báo nợ xấu sớm để từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục Để làm được điều này thì các cán bộ tín dụng cần sát sao với đơn vị để
từ đó phát hiện nguy cơ xuất hiện nợ xấu, vì vậy có thể hạn chế và ngăn ngừa nợxấu có thể xảy ra
Trang 40CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu
Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình Chính thức
có mặt trên địa bàn Quảng Bình từ tháng 10 năm 2013; Có trụ sở đặt tại 01 Trần
Hưng Đạo – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 6300048638-004 cấp ngày 25 tháng 10 năm 2013 do Sở kế hoạch
đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp
Là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Việt
Nam) , chức năng chủ yếu của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Quảng Bình là kinhdoanh tiền tệ gồm huy động vốn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ, thực hiệnnghiệp vụ tín dụng cho vay, bảo lãnh, chiết khấu … thực hiện thanh toán không dùngtiền mặt, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, đổi tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền
trong và ngoài nước…
Với cơ cấu tổ chức ban đầu chỉ có 01 Chi nhánh độc lập gồm có 04 phòng:
Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng khách hàng, Phòng Hành chính – Tổng hợp, phòngGiám sát hoạt động kinh doanh Số lượng CBNV là 42 người, trong đó: Ban Giám
đốc có 02 người, cán bộ lãnh đạo cấp phòng có 04 người Đến nay, bộ máy tổ chức
của Chi nhánh gồm có 07 phòng: Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng khách hàng,Phòng Hành chính – Tổng hơp, phòng Giám sát hoạt động kinh doanh, Phòng giaodịch Lệ Thủy, phòng giao dịch Bố Trạch, phòng giao dịch Ba Đồn Tổng số lao
động là 63 người Ban Giám đốc có 02 người, cán bộ lãnh đạo cấp phòng có 08người Và dự kiến đến năm 2018 sẻ thành lập thêm 04 phòng giao dịch tại Minh
Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, và thành phố Đồng Hới
Từ một Chi nhánh nhỏ ban đầu với muôn vàn khó khăn, dư nợ tín dụng cònthấp, nguồn vốn ít ỏi, số lượng khách hàng còn ít Sau 4 năm gây dựng và phát