Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 73)

Thương mại Techtraco

Vì ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị, công nghệ bán cho các doanh nghiệp, công ty khác về các ngành cơ khí, công nghiệp, điện tử trong nước và nước ngoài nên TSDH của công ty chủ yếu đến từ các khoản chi phí trả trước dài hạn hay các công cụ, dụng cụ nhằm nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng, vận chuyển, góp phần thúc đẩy họat động kinh doanh, giao lưu của công ty với các đối tác làm ăn.

Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng TSDH của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

1. Doanh thu thuần Tr.đồng 8.521 9.016 13.425 495 4.409

2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 360 411 979 51 568

3. Nguyên giá TSCĐ Tr.đồng 3.176 4.573 4.997 1.397 424

4. TSDH trong kỳ Tr.đồng 3.892 4.012 4740 120 728

Hiệu suất sử dụng

TSDH Lần 2,18 2,24 2,8 0,08 0,56

Tỷ suất sinh lời

TSDH % 9,2 10,24 20,65 1,04 10,41

Suất hao phí của

TSCĐ % 37,27 500,72 37,22 13,45 (13,5)

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn được đưa vào sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng 2.11, ta thấy chỉ tiêu này có sự tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể là:

Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn là 2,18 lần có nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn được đưa vào sử dụng tạo ra 2,18 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012, chỉ tiêu này đạt 2,24 lần, tương ứng tăng 0,06 lần so với năm 2011. Và đến năm 2013, chỉ tiêu tiếp tục tăng thêm 0,56 lần so với năm 2012.

Có sự tăng liên tục này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lần lượt là 5,8%, 48,9% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản dài hạn là 3,08% và 18,14% trong giai đoạn 2011- 2013. Nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế trong và ngoài nước chưa hồi phục hoàn toàn, Công ty còn thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt nên việc đầu tư vào tài sản dài hạn cũng hạn chế, chủ yếu là đầu tư vào khoản tài sản dài hạn khác như: phí đào tạo cán bộ, nhân viên,... làm tốc độ tăng của doanh thu thuần và tổng tài sản dài hạn thấp dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản cũng tăng nhẹ. Nhưng sang đến năm 2013, nhận thấy nền kinh tế có bước phát triển, Công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn khi quyết định mở thêm các gara, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, máy móc,…khiến khách hàng thêm phần tin dùng, sử dụng sản phẩm Công ty ngày càng nhiều hơn, góp phần tạo ra doanh thu tăng cao làm hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cũng tăng mạnh.

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đang tăng dần qua từng năm chứng tổ Công ty đang có những biện pháp quản lý tài sản dài hạn một cách tốt nhất, việc đầu tư tài sản cố định đã mang lại lợi ich đáng kể cho Công ty. Vì vậy, trong tương lai, Công ty cần tiếp tục phát huy những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản dài hạn đưa vào sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Qua bảng số liệu 2.11, ta thấy hệ số sinh lợi tài sản dài hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể là:

Năm 2011, hệ số sinh lợi tài sản dài hạn đạt mức 9,2% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản dài hạn được đầu tư thì tạo ra 9,2 đồng lợi nhuận. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 10,24%, tương ứng tăng 1,04% so với năm 2011 và đến năm 2013, tiếp tục tăng ở mức 20,65% tương ứng tăng 10,41% so với năm 2012.

Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn có thể đạt giá trị lớn này là do giá trị của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với giá trị của tổng tài sản dài hạn đồng thời tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 14,16%, 138,1% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài

67

sản dài hạn. Đây là do các chính sách quản lý tài sản dài hạn một cách hợp lý của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 khi ngoài việc xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng, gara sửa chữa, gia công máy móc nhằm thu hút khách hàng,.. thì Công ty còn tập trung phát triển nguồn lực: mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ nòng cốt, dạy thêm các kĩ năng cho nhân viên trong khâu bán hàng,… Chính những điều này đã khiến Công ty đạt lợi nhuận cao trong ba năm qua càng chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản dài hạn đang được phát huy có hiệu quả và Công ty cần tiếp tục thực hiện trong những năm tới.

- Suất hao phí tài sản cố định:

Biểu đồ 2.7. Đánh giá suất hao phí tài sản cố định của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013)

Chỉ tiêu này cho biết Công ty muốn có 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Nhìn vào bảng 2.11, ta thấy suất hao phí của tài sản cố định của sự biến động trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là:

Năm 2011, suất hao phí của tài sản cố định là 37,27% có nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần của Công ty thì sẽ sử dụng 37,72 đồng nguyên giá tài sản cố định. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 50,72%, tương ứng tăng 13,45% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản cố định là 43,9%, cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 5,8%. Giá trị của suất hao phí tài sản cố định tăng cao cho thấy Công ty đang sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả, gây lãng phí, ứ đọng vốn khi không tạo được nguồn doanh thu tương xứng. Chính vì thế, sang năm 2013, suất hao phí tài sản cố định của Công ty đạt 37,22%, tương ứng giảm 13,5% so với năm 2012 vì Công ty

0 15 30 45 60

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

37.27

50.72

37.22

Suất hao phí TSCĐ

đã thực hiện các biện pháp nâng cao, đổi mới tài sản nhằm hạn chế việc sử dụng tài sản cố định không hợp lý như: thanh lý, nhượng bán các tài sản hết hạn sử dụng, bị lỗi thời,…

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng việc sử dụng tài sản dài hạn đang được ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý Công ty thực hiện tốt, góp phần nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Trong những năm tới, Công ty cần tiếp tục phát huy các chính sách quản lý, phát triển tài sản dài hạn.

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco

2.3.1. Kết quả đạt được

Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco là một Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nhập khẩu các thiết bị, máy móc, công nghệ trong và ngoài nước. Trong những năm đầu thành lập, Công ty còn găp nhiều khó khăn về tài chính cũng như quản lý đặc biệt là quản lý tài sản. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo cùng tòan thể cán bộ nhân viên trong công ty và sự ủng hộ, khuyến khích của Chính phủ vào công cuộc cải cách, đổi mới đất nước tập trung phát triển các ngành nghề cơ khí, điện tử, công nghiệp là chủ yếu nên trong những năm vừa qua, Công ty đang dần phát triển, củng cố vị thế bản thân trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2011-2013, Công ty đã không ngừng nỗ lực tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản và đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý và sử dụng tài sản như sau:

Qua phân tích tài sản ngắn hạn của Công ty, có thể thấy giá trị tài sản ngắn hạn ngày càng tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ vị thế trên thị trường của Công ty đang được nâng cao, có nhiều khách hàng tin tưởng, ưa thích các mặt hàng, sản phẩm của Công ty, giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng ngành. Đồng thời, Công ty vẫn duy trì, giữ vững ổn định việc đầu tư và hợp tác với các đối tác làm ăn.

Qua phân tích tài sản dài hạn của Công ty, ta thấy giá trị tài sản dài hạn tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy Công ty đang có chiến lược muốn phát triển quy mô hoạt động, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh chứng tỏ Công ty đang làm ăn ngày càng phát đạt, thu hút được nhiều khách hàng, tạo được lợi nhuận cao.

Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Trong 3 năm vừa qua, các chỉ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh của Công ty luôn đạt mức lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty luôn được đảm bảo, kiểm soát tốt. Điều này giúp Công ty chỉ cần ứng trước 1 chút tiền hàng cho bên

69

cung cấp, qua đó, Công ty có thể đảm bảo vốn đầu tư cho tài sản và các hoạt đông kinh doanh khác trong kì.

Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tăng liên tục tăng thể hiện Công ty đang có những chính sách đúng đắn trong công tác quản lý tài sản dài hạn khi lựa chọn giữ lại, đầu tư vào

những tài sản cố định khác cần thiết cho quá trình vận chuyển, kinh doanh, nâng cao cơ sở hạ tầng của Công ty hơn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Qua phân tích số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2011- 2013, nhin chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có sự biến động tăng giảm chứ không ổn định. Cụ thể vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: mặc dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp, chỉ trong khoảng từ 1% đến 4%. Việc dự trữ tiền mặt tại Công ty ít làm giảm các chi phí cũng như rủi ro trong việc cất giữ tiền gửi. Nhưng lại hạn chế cho Công ty trong việc các chủ nợ yêu cầu thanh toán ngay lập tức thể hiện rõ khi các chỉ số thanh toán của Công ty đang ngày càng giảm đồng thời lượng tiền này trở lên nhàn rỗi quá nhiều khiến Công ty mất đi một số cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh.

Các khoản phải thu ngắn hạn: đang có chiều hướng tăng dần. Tuy là nguồn thu chính nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty từ 50% đến 60%.. Nguyên nhân là do Công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng vay nợ nhiều. Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ, đánh giá tín dụng và các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện nhiều nên lượng tiền bị khách chiếm dụng vẫn còn cao. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro nợ xấu nếu như khác hàng không thanh toán trả tiền và đặc biệt khiến Công ty đánh mất cơ hội đầu tư vào các khoản mục khác. Mặc dù chỉ tiêu thời gian thu tiền trung bình năm 2013 có giảm xuống 29 ngày so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức cao nên Công ty cần có biện pháp xem xét lại vấn đề quản lý, thu hồi nợ nhằm đảm bảo được lượng vốn kinh doanh, tránh rủi ro cho Công ty.

Hàng tồn kho: còn nhiều chiếm 30% đến 40% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty đang ngày càng tăng dần và luân chuyển chậm làm gia tăng sự lo ngại của Công ty về việc bị ứ đọng vốn nhiều kéo theo các khoản chi phí khác như: chi phí dự trữ, chi phí lưu kho cũng tăng theo. Bên cạnh đó, đối với công tác dự phòng, Công ty chưa có tiến hành hoạt động trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong khi hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản.

Tổng nợ ngắn hạn: có xu hướng tăng với tốc độ ngày càng nhanh khiến khả năng thanh toán tức thời và hiện thời giảm dẫn đến khả năng mất rủi ro thanh toán nếu như gặp phải những biến có thất thường trên thị trường kinh tế. Đây là do công tác quản lý vốn, thu hồi nợ của Công ty chưa đảm bảo, chưa có các khoản dự trữ khoản phải thu khó đòi trong khi khoản phải thu khách hàng là nguồn tài sản chủ yếu, tạo nên lợi nhuận của Công ty

Tóm lại, qua tình hình sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong 3 năm gần đây ta thấy: tình hình sử dụng tài sản của Công ty tương đối có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số mặt hạn chế làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa thực sự cao. Trong thời gian tới Công ty phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty mình.

71

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI TECHTRACO 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco trong thời gian tới

Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco. Trong những năm tới, nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là: làm thế nào để tiếp tục có lãi, tạo ra lợi nhuận cao nhằm nâng cao vị thế của Công ty cũng như chất lượng của sống của người lao động ngày càng được đảm bảo. Chính vì thế, Công ty đã đặt ra những phương hướng phát triển như sau:

Ban lãnh đạo Công ty cần giao trách nhiệm nhiều hơn cho các phòng ban, cấp dưới để họ tự quản lý và có ý thức hơn với công việc của mình, thực hiện các biện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và tối thiểu hóa những chi phí không cần thiết..

Tiếp tục duy trì hoạt động chính của Công ty là buôn bán, nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, công nghệ từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước. Hướng tới mục tiêu trong tương lai, Công ty sẽ trở thành nhà cung cấp chính cho các đối tác, khách hàng trong nước về các mặt hàng dây chuyền sản xuất, linh kiện, thiết bị phục vụ cho ngành cơ khí, công nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác với các công ty trong và ngoài nước, các trường đại học và viện nghiên cứu để trong tương lai, Công ty sẽ phát triển mạnh hơn về công tác sản xuất sản phẩm với những mặt hàng có công nghệ cao, dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong, ngoài nước mà không phải phụ thuộc nhiều vào phía nhà cung cấp.

Đối với các dự án đấu thấu trong nước: Công ty cố gắng giảm giá thành sản phẩm gia công ở mức thấp nhất có thể nhằm dành thắng các mối đấu thầu, đưa sản phẩm Công ty phổ biến trên thị trường.

Phát triển chiến lược trung và dài hạn: tiếp tục mở thêm các gara, thuê cơ sở mặt bằng, các chi nhánh ở những khu vực tập trung công nghiệp, nhà máy… nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, có thêm nơi gia công, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Công ty, đồng thời trở thành nhà cung cấp uy tín của toàn khu vực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)