Xuất phát từ bản chất của cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do đó, Bộ luật dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện p
Trang 1VÕ THANH HIỀN
ĐỀ TÀI
CẦM GIỮ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập
Hà Nội- 2017
Trang 2Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này Tác giả luận văn
Võ Thanh Hiền
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN 8
1.1 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 8
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 8
1.1.2 Một số nét khái quát về quá trình hình thành các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam 12
1.1.3 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 17
1.1.4 Chức năng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 21
1.2 Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 23
1.2.1 Khái niệm cầm giữ tài sản 23
1.2.2 Mục đích của cầm giữ tài sản 28
1.2.3 Đặc điểm của cầm giữ tài sản 29
1.3 Phân biệt biện pháp cầm giữ tài sản và biện pháp cầm cố tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 31
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN34 2.1 Đối tượng của cầm giữ tài sản 34
2.2 Phạm vi của cầm giữ tài sản 37
2.2.1 Cầm giữ tài sản chỉ áp dụng trong hợp đồng song vụ 37
2.2.2 Cầm giữ tài sản chỉ áp dụng trong hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản 38
2.3 Xác lập cầm giữ tài sản 39
2.3.1 Thời điểm phát sinh cầm giữ tài sản 39
2.3.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba 41
Trang 42.4.2 Quyền của bên cầm giữ 48
2.5 Thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản 51
2.6 Chấm dứt cầm giữ 54
2.7 Thời hạn cầm giữ tài sản và xử lý tài sản cầm giữ 56
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN 59
3.1 Đối tượng của cầm giữ tài sản 59
3.2 Mục đích của cầm giữ tài sản 61
3.3 Thời điểm xác lập cầm giữ tài sản 63
3.4 Về phạm vi của cầm giữ tài sản 64
3.5 Thời hạn cầm giữ tài sản 66
3.6 Về chấm dứt quyền cầm giữ tài sản 67
3.7 Cơ chế xử lý tài sản cầm giữ 69
3.8 Về thứ tự ưu tiên thanh toán 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng
6 năm 2005 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam vaf phát huy thành tựu của Bộ luật dân sự năm 1995 cùng kinh nghiệm gần 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Sau hơn 9 năm thi hành, Bộ luật dân sự đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên
cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48 -NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020 và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm
2013 thì Bộ luật dân sự hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật dân sự năm 2015 đã tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng
Trang 6mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm Có thể nói, những tiếp cận mới của Bộ luật dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự ảnh hưởng và tác động mang tính chất chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật và nhận thức pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm
và đăng ký biện pháp bảo đảm
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Mục 3, Chương XV, Phần thứ ba Tại
Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược;
ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản Như vậy,
so với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới, đó là: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản được quy định từ Điều 346 đến Điều 350 tại “Phần II
Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biện pháp mà luật cho phép bên có quyền
sử dụng nhằm gây “sức sép” đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ
để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng song vụ
Xuất phát từ bản chất của cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do đó, Bộ luật dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của pháp luật Việc bổ sung cầm giữ tài sản vào Bộ luật dân sự 2015 là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự
có nhiều phương án để lựa chọn biện pháp bảo đảm, bảo đảm được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia, thực hiện hợp đồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước
Trang 7Để những quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có những quy định về cầm giữ tài sản thực sự phát huy hiệu lực trên thực tế thì cần có những nghiên cứu khoa học nhằm làm sáng tỏ các quy định này Việc nghiên cứu các quy định về cầm giữ tài sản là công việc cấp thiết, không chỉ dành cho các nhà khoa học mà còn là công việc của các cơ quan thi hành pháp luật Bởi những quy định này không tồn tại độc lập mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong tổng thể nội dung Bộ luật dân sự năm
2015
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề " Cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
iên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
- Phạm Công Lạc (1996), “Bản chất các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự”, Luật học, (số chuyên đề về Bộ luật dân sự), tr 31-34
- Phạm Công Lạc (1995), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự, Luận văn thạc sĩ uật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
- Trần Đình Hảo (2005), “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, Nhà nước và Pháp luật (4),
tr 16 – 21
- Nông Thị Bích Diệp (2006), Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ uật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
Trang 8- Vũ Thị Thu Hằng (2010), Một số vấn đề về thế chấp tài sản tại ngân
hàng thương mại, Luận văn thạc sĩ uật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội;
- Phan Thị Thu Phương (2013), Thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai, Luận văn thạc sĩ uật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Nguyễn Anh Tuấn (2013), Cầm cố tài sản- một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sĩ uật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
- Nguyễn Văn Hợi (2014), “Một số vấn đề về cầm giữ tài sản trong Bộ
luật dân sự năm 2005”, Luật học, (11), tr 38-45;
- Bùi Đức Giang (2014), “Cầm giữ tài sản có phải là biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự “, Nghiên cứu lập pháp, (22) , tr 33 – 40;
- Vũ Thị Hồng Yến (2015), “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, Nhà nước và pháp luật, (7),
tr 21-26
- Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học của Bộ luật
dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp
- Đỗ Văn Đại (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học những điểm mới của
Bộ luật dân sự 2015, NXB Hồng Đức, Hà Nội
Mỗi nhà khoa học có mô cách khám phá, khai thác đề tài ở một góc
đô khác nhau Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể về cầm giữ tài sản với phương diện là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Theo Bộ luật dân sự năm 2005, cầm giữ tài sản là một chế định pháp lý vẫn còn nằm tách bạch so với các quy định về giao dịch bảo đảm Cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ mới dừng lại là quyền của
Trang 9bên có nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng song vụ có đối tƣợng là tài sản Phải đến Bộ luật dân sự năm 2015, cầm giữ tài sản mới đƣợc công nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Do đó, cầm giữ tài sản mới
đƣợc các tác giả nghiên cứu với vai trò là “quyền” của chủ thể có quyền khi
tham gia giao dịch dân sự
Vì vậy, Tác giả mong muốn thông qua đề tài đã lựa chọn sẽ góp phần làm
rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về cầm giữ tài sản với vai trò là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu khái quát về một số vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và cầm giữ tài sản làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật
Ngoài ra luận văn còn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về cầm giữ tài sản Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trang 104 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
àm rõ đặc điểm của pháp luật về cầm giữ tài sản
Phân tích được vai trò, ý nghĩa của cầm giữ tài sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề tài sử dụng xen kẽ các phương pháp nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn
đề liên quan đến biện pháp cầm giữ tài sản, cụ thể:
- Tại chương 1, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp hệ thống, quy nạp, liệt kê để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về cầm giữ tài sản
- Tại chương 2, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản
- Tại chương 3, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp diễn giải, so sánh, quy nạp nhằm đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản
Trang 116 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về vấn đề cầm giữ tài sản với vai trò là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Luận văn chỉ ra những thay đổi phù hợp của những quy định về cầm giữ tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 uân văn tập trung phân tích những điểm mới về cầm giữ tài sản của Bộ luật dân sự hiện hành trên cơ sở so sánh với quy định về cầm giữ theo Bộ luật dân sự năm 2005 Mặt khác, trên cơ sở liên hệ với pháp luật về cầm giữ của một số nước trên thế giới, luận văn phân tích những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành của Việt Nam để từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện cho việc áp dụng những quy định về cầm giữ tài sản làm cho những quy định về cầm giữ thực sự đi vào cuộc sống
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu bởi 3 chương:
- Chương 1 Một số vấn đề lý luận về cầm giữ tài sản
- Chương 2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản
- Chương 3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản
Trang 12CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN
1.1 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên tham gia Nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một công việc nhất định; và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng thì người có quyền mới thực hiện được lợi ích của mình Tuy nhiên, về cách thức thì biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc thực hiện hay không thực hiện như thế nào lại phụ thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ Nói cách khác, quyền chủ động của người có quyền rơi vào thế bị động bởi phải phụ thuộc vào hành vi của người khác
Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho bên có quyền trong các quan
hệ nghĩa vụ có được thế chủ động được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự Thông qua các biện pháp này, người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để có thể tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia, nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà phía bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
Trong pháp luật thực định Việt Nam, không có điều khoản nào đưa ra khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Để bảo đảm cho quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng được thực hiện,
Trang 13Bộ luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự tại
Mục 7 chương 17 phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (từ Điều 309 đến
Điều 350) Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản
Khi nghiên cứu về khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hiện có một vài quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng, bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp dân sự có “tính dự phòng” nhằm thúc
đẩy việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sức
mạnh cưỡng chế của nhà nước Do đó “dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn mang tính chất bắt buộc như một chế tài”1 Quan điểm khác lại cho rằng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng; có thể tự mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó2
Như vậy, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu theo 2 phương diện:
Về mặt khách quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự quy định
của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó
Trang 14Về mặt chủ quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận
giữa các bên nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ gây ra
Phạm vi chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật
dân sự năm 2015 bao trùm cả các biện pháp bảo đảm đối vật (cầm cố, thế
chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản) và
biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh, tín chấp) Chế định cũng điều chỉnh
cả các biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở thỏa thuận và biện pháp bảo đảm phát sinh do luật định
Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm đối nhân phát sinh theo thỏa thuận
là xác lập một vật quyền của bên nhận bảo đảm trên tài sản bảo đảm thông qua hợp đồng, vì vậy quyền của bên nhận bảo đảm bằng tài sản mang tính chất phức hợp: vừa có tính chất vật quyền, vừa có tính chất trái quyền
Tính chất vật quyền được thể hiện ở hai điểm Thứ nhất, khi xảy ra sự
kiện vi phạm của bên có nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo đảm,
bên nhận bảo đảm được thực thi quyền trực tiếp trên tài sản bảo đảm (quyền
xử lý tài sản bảo đảm) mà không phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm
(không cần sự đồng ý, hợp tác của bên bảo đảm) Vật quyền bảo đảm cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với tài sản ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sự chiếm hữu của chủ thể khác Như vậy, giống như các vật quyền khác, vật quyền bảo đảm cho phép người có quyền đối vật được phép thực
hiện quyền của mình trên vật bất kể vật đang nằm trong tay ai Thứ hai, tuy
quyền của bên nhận bảo đảm được xác lập trên cơ sở hợp đồng bảo đảm, nhưng nó không chỉ có hiệu lực giữa hai bên trong hợp đồng, mà còn có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba không tham gia vào giao dịch bảo đảm khi thỏa
Trang 15mãn các điều kiện nhất định Điều này có nghĩa, khi vật quyền bảo đảm đã được công khai với bên thứ ba (thông qua cơ chế đăng ký hoặc chiếm giữ tài sản) thì quyền ưu tiên chính thức được xác lập lên tài sản, mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể nhận bảo đảm sau Như vậy, khi vật quyền đã được xác lập hợp pháp thì tất cả các chủ thể, dù với tư cách nào cũng phải tôn trọng quyền năng của người có vật quyền đã được xác lập hợp pháp, phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định
Trong khi đó, bản chất của biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh, tín
chấp) là có thêm một bên thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Trong trường hợp này, mức độ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xem xét theo nhiều phương diện như về tư cách, độ tin cậy và khả năng của bên thứ ba này Bên nhận bảo đảm không xác lập một vật quyền nào trên tài sản cụ thể của bên bảo đảm, do đó không đặt ra vấn đề xử lý tài sản của bên bảo lãnh hay thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản
Như vậy, có thể hiều, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn và áp dụng một hoặc một số biện pháp nhất định nhằm bảo đảm quan hệ nghĩa vụ mà họ đang tham gia Còn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các phương thức dự phòng, do các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn hoặc phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định
để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được
xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa
vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm
Các biện pháp này góp phần bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng được thực hiện, nói cách khác bảo đảm cho các quan hệ hợp đồng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đúng thỏa
Trang 16thuận đặt ra Đây chính là một trong những cơ sở để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển về mọi mặt
1.1.2 Một số nét khái quát về quá trình hình thành các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quá trình phát triển của pháp luật dân
sự Việt Nam
Để tồn tại và phát triển, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, các chủ thể quan hệ pháp luật đều chủ động tích cực tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nhưng cũng có trường hợp chủ thể nghĩa vụ không
tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình trước chủ thể quyền Điều này dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền không được bảo đảm, thậm chí còn ảnh hưởng cả đến lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ khác Bên cạnh đó, việc không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ còn là nhân tố kìm hãm sự phát triển giao lưu dân sự nói riêng cũng như kìm hãm sự phát triển của xã hội nói chung
Để khắc phục những hạn chế này, pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới Luật cổ a Mã đã biết đến các biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ3
3
Phạm Công Lạc (1995), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
Trang 17kỳ và Trung Kỳ Tại dây, mỗi biện pháp đều có điều khoản riêng cũng như cơ
sở hình thành các biện pháp này
Đến thời kỳ Pháp thuộc, dưới ảnh hưởng của pháp luật dân sự Pháp, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung Kỳ quy định về bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật; bảo dảm bất động sản và bảo đảm động sản; bảo đảm đúng với bản chất
và bảo đảm dựa trên quyền sở hữu tài sản
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định trong hai Bộ Dân luật trên bao gồm: bảo lãnh, điển mại, cầm cố bất động sản, cầm cố động sản và thế chấp4
1.1.2.2 Thời kỳ từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến Bộ luật dân
sự năm 1995
Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 02/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hào ra đời Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 09/SL cho phép tạm sử dụng một sô điều lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến
khi những Bộ luật duy nhất cho toàn quốc được ban hành: “….nếu những luật
lệ ấy không trái vưới nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” Với tinh thần đó, Bộ luật dân sự Nam Kỳ gián yếu 1883, Bộ
dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936 được tiếp tục thi hành đến năm 1959 thì bị hủy bỏ Do đó, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của các Bộ luật trên cũng được áp dụng cho đến năm 1959
Từ năm 1960 đến năm 1989, nền kinh tế nước ta được tổ chức theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và được điều hành theo mệnh lệnh hành chính Các quan hệ dân sự, kinh tế trong giai đoạn này được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản pháp luật mang ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch háo tập trung bao cấp cao độ Phương pháp quản lý hành chính đã làm biến dạng các
4
Nguyễn Anh Tuấn (2013), Cầm cố tài sản- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
Trang 18quan hệ dân sự với những đặc trưng vốn có của nó là sự bình đẳng và quyền
tự định đoạt giữa các chủ thể tham gia quan hệ dân sự Vì thế, các quan hệ dân sự không có môi trường pháp lý để phát triển, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng không cần thiết phải đặt ra
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới toàn
diện đường lối phát triển kinh tế ở nước ta: “ Phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Như vậy, chế định pháp lý về các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã bắt đầu được chú trọng từ những năm 1989-1990, góp phần ổn định lành mạnh hóa các quan hệ dân sự, kinh tế - xã hội của đất nước
Trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng- ngân hàng được quy định lần đầu tiên trong quy chế về thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18/11/1989 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Văn bản này ghi nhận các hình thức bảo đảm đó là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh
Các biện pháp cầm cố, thế chấp cũng được nhắc đến tại Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 113 Luật hàng hải Việt Nam năm 1990, Luật hàng không dân dụng năm 1991
Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/04/1991 đã dự liệu 4 hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đó là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và đặt cọc
1.1.2.3 Thời kỳ từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến Bộ luật dân sự năm 2015
Bước sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự ngày càng trở nên
đa dạng và phức tạp, việc điều chỉnh đã trở nên một nhu cầu cấp thiết Sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định và cụ thể hóa hai bản Hiến pháp năm
Trang 191992, năm 2005 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự, tạo lập hành lang pháp lý cho các giao lưu dân sự, tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia các giao dịch, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể Trong pháp luật dân sự, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định quan trọng, được thể hiện dưới các hình thức bảo đảm bằng tài sản, phi tài sản và luôn gắn với hợp đồng song vụ Nhằm mục đích bảo đảm và khắc phục rủi ro, vi phạm, bội ước và tranh chấp, không bảo đảm được quyền lợi của người có quyền khi người vi phạm nghĩa vụ không
có khả năng tài sản để thực hiện nghĩa vụ, giao dịch bảo đảm đã được quy định trong mục: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mục 5, phần thứ ba trong Bộ luật dân sự năm 2005
Nội dung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên kia theo hợp đồng Nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì tài sản được bảo đảm sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Với những nỗ lực nhất định, pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được từng bước xây dựng, hoàn thiện thông qua các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ
về các giao dịch có bảo đảm; Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
Trang 20Bộ luật dân sự 2005 đã quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ và tín chấp Trên cơ sở đó, các bên có thể lựa chọn các biện pháp bảo đảm khác nhau tùy thuộc vào từng loại quan hệ hợp đồng cụ thể
Tuy nhiên, với yêu cầu sửa đổi bổ sung nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự sang toàn bộ các quan hệ tài sản- tiền tệ và quan hệ phi tài sản trong các lĩnh vực kinh tế- thương mại thì những qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong Bộ luật dân sự hiện hành sẽ không thể điều chỉnh được toàn bộ các nhóm quan hệ này Tự bản thân các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự đã bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định
Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật dân sự năm
2015 đã tiệm cận tốt hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm
So với Bộ luật dân sự 2005 thì Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung hai biện pháp là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản Có thể nói, hai biện pháp bảo đảm này lần đầu tiên được quy định một cách minh thị trong Bộ luật dân
sự năm 2015 Tuy nhiên, quy định này chỉ được đánh giá là kịp thời, hợp lý
và đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn bởi thực tế nội dung của hai biện pháp bảo đảm này đã được nhắc đến trong Bộ luật dân sự
2005 và được quy định rải rác trước đó ở nhiều văn bản pháp luật khác như
Bộ luật hàng hải, Luật thương mại
Cầm giữ tài sản không được ghi nhận ở Điều 318 Bộ luật dân sự năm
2005 quy định các biện pháp bảo đảm, mà xuất hiện tại phần thực hiện hợp
Trang 21đồng dân sự, cụ thể tại Điều 416 Bộ luật dân sự năm 2005 Đến Bộ luật dân
sự năm 2015, cầm giữ được ghi nhận là một trong những biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, theo đó, “cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây
gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
Nội dung bảo lưu quyền sở hữu cũng đã được nhắc đến trong Bộ luật dân
sự năm 2005 tại Điều 461 về Mua trả chậm, trả dần, theo đó “bên bán được
bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác”
Vậy, việc bổ sung hai biên pháp bảo đảm này nhằm tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự có nhiều phương án để lựa chọn biện pháp bảo đảm Sự đổi mới này cũng nhằm đảm bảo được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia, thực hiện hợp đồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước
Có thể nói, những tiếp cận mới của Bộ luật dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự ảnh hưởng và tác động mang tính chất chi phối đến
cơ chế điều chỉnh pháp luật và nhận thức pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm
1.1.3 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Do bị chi phối bởi mục đích và tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên các biện pháp bảo đảm có những điểm đặc thù so với các giao dịch dân sự thông thường:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ
chính nhưng mang tính độc lập tương đối
Trang 22Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không tồn tại độc lập
mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó Các biện pháp bảo đảm được hình thành với mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định Sự phụ thuộc thể hiện qua việc khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm
Với tính chất là nghĩa vụ phụ nên nghĩa vụ trong giao dịch bảo dảm thường chỉ thực hiện khi có điều kiện nhất định Đó là khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi phạm (ngoại trừ đặt cọc nhằm mục đích giao kết hợp đồng) Nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi phạm có thể là nghĩa vụ đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhưng chỉ khi đến hạn mà nghĩa vụ trong hợp đồng chính chưa được thực hiện thì nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm mới phát huy hiệu lực Nói cách khác, chỉ khi nào các chủ thể xác định được nghĩa vụ cần phải bảo đảm là gì, phải được bảo đảm như thế nào thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành
Mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính nhưng biện pháp bảo đảm mang tính độc lập tương đối Theo nguyên tắc chung, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu theo Tuy nhiên đối với các biện pháp bảo đảm thì lại có những loại riêng Xuất phát từ mối quan hệ về hiệu lực giữa
hợp đồng chính và hợp đồng phụ được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều
407, Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ phát sinh những hệ quả pháp lý sau:
Hiệu lực của các biện pháp bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng có nghĩa
vụ được bảo đảm vô hiệu nhưng các bên chủ thể chưa thực hiện hợp đồng đó thì các biện pháp bảo đảm cũng mặc nhiên vô hiệu theo5 Tuy nhiên, nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã được các bên thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng rồi, sau đó mới bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì các biện pháp bảo đảm vẫn có hiệu lực Bởi hậu quả pháp lý của hợp đồng bị tuyên bố vô
5
Điều 15, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
Trang 23hiệu là các bên phải hoàn trả cho nhau tất cả những gì đã nhận, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đẩm là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính
Thứ hai: các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm
của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự
Khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên
Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất
Nghĩa vụ cần được bảo đảm mang tính chất tài sản nên đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản Khi thiết lập quan hệ nghĩa
vụ, không thể đưa quyền nhân thân làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm Quan hệ nghĩa vụ là loại quan hệ phức tạp, quyền lợi của các bên rất dễ bị xâm phạm Do đó, đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải là lợi ích vật chất thì mới có thể xác định được tính ngang giá, qua đó thực hiện việc bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản Ngoài ra, còn có thể là một công việc phải làm, nếu nó mang lại lợi ích cho bên có quyền Các đối tượng này phải
có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung
Trang 24Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá
phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính
Về nguyên tắc chung, phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ
đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm mà
tương ứng với nghĩa vụ chính Khoản 1, Điều 293 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại” Như vậy,
phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp
luật không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ Đây là
những quy định mang tính chất dự phòng, nếu các bên có “thỏa thuận” thì áp
dụng những thỏa thuận đó6
Pháp luật đã cho các bên quyền được “thỏa thuận” về phạm vi bảo đảm Điều này được khẳng định lại tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm Khoản 3 Điều này quy định về trường hợp
khác do các bên thỏa thuận Việc thỏa thuận của các bên về phạm vi bảo đảm
có thể là một phần hoặc toàn bộ nhưng cũng có thể vượt quá giới hạn nghĩa
6 Phạm Công Lạc (1996), “Bản chất các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Luật học, (số
chuyên đề về Bộ luật dân sự), tr 31-34
Trang 25vụ đó cũng được coi là chấm dứt Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đảm cho thấy các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền
Như vậy, các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển
quan hệ của chủ thể mang quyền từ từ tính chất đối nhân (phụ thuộc vào việc
thực hiện nghĩa vụ của bên đối tác) sang quan hệ có tính chất đối vật (chỉ cần tác động trực tiếp vào tài sản bảo đảm để bảo vệ lợi ích của mình) Thông
qua việc áp dụng các biện pháp bảo đảm bên có quyền sẽ không bị động mà trở thành chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch dân sự, thương mại đã ký kết
Xem xét các quy định chung về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự trong tổng thể những quy định về nghĩa vụ dân sự, chúng ta có thể thấy được bản chất pháp lý của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một loại chế tài trong nghĩa vụ dân sự
Chế tài này do các bên thỏa thuận đặt ra dưới sự bảo trợ của pháp luật Các bên có thể tự áp dụng như đã thỏa thuận khi có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc nếu không có sự thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thảm quyền áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền7
1.1.4 Chức năng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Mỗi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những đặc rưng riêng, đo đó chúng mang những chức năng khác nhau Tuy nhiên, các biện pháp này lại có những chức năng chung:
Chức năng thúc đẩy bên có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của họ:
7 Giáo trình Luật dân sự Việt Nam- Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2014, tr
63
Trang 26Đây là chức năng đầu tiên mà các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trung thực, thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc
ký kết và thực hiện hợp đồng, được ghi nhận không những trong pháp luật về hợp đồng của Việt Nam mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật hợp đồng Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi một cách trung thực
và có thiện chí với nhau Khi các chủ thể giao kết hợp đồng, các bên đều mong muốn bên kia đều tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với mình Việc
áp dụng các biện pháp bảo đảm có tác động mạnh mẽ vào ý thức của các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy ra Bởi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như một chế tài sẵn sàng được đưa ra áp dụng
sẽ gây hậu quả bất lợi cho bên có nghĩa vụ, do đó, sự hiện diện của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thúc đẩy bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ
Chức năng bảo đảm (chức năng dự phòng)
Đây là chức năng quan trọng và cốt lõi của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Chức năng này thể hiện ở chỗ, khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì tài sản bảo đảm sẽ dùng để khấu trừ nghĩa vụ hoặc tài sản của bên có nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền Khi có hành vi vi phạm xảy ra, tài sản có thể đem ra xử lý theo phương thức đã thỏa thuận hoặc do luật định Hay nói cách khác, các biện pháp được áp dụng mang tính chất có liên quan đến việc phòng ngừa rủi
ro Khi đến thời hạn mà bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì việc áp dụng các biện pháp bảo đảm này được coi
Trang 27là mang tính chất thay thế, có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, tạo cho bên
có quyền là bên nhận bảo đảm với ưu thế hơn so với các chủ nợ khác8
Các biện pháp bảo đảm có chức năng và ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp hợp đồng dân sự được thực hiện đúng, mà có ý nghĩa trong việc bù đắp tổn thất khắc phục thiệt hại, cảnh báo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với
xử sự nếu không muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất Bởi sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường và những rủi ro luôn đi kèm khiến không ít người tìm cách lưu giữ tiền một cách
cố định (mua vàng, kim khí quý để cất giữ) Vì thế, có một lượng tiền không nhỏ gần như bị đóng băng, không được lưu thông đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường tiền tệ trong nước, đồng thời làm hạn chế hình thành các giao dịch dân sự Việc quy định các biện pháp bảo đảm đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối an toàn cho các quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản và tránh được các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự
1.2 Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự
1.2.1 Khái niệm cầm giữ tài sản
Trước khi Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời thì để hạn chế rủi ro cho bên có quyền thì các chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận thiết lập biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ngay từ đầu như biện pháp thế chấp, cầm cố, đặt cọc Khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì việc áp dụng các biện pháp như đã thỏa thuận sẽ thuận lợi cho bên có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình một cách chủ động Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành đã
bổ sung thêm một phương thức bảo vệ quyền đó là trong trường hợp bên có
8 Trần Đình Hảo (2005), “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự
(sửa đổi)”, Nhà nước và Pháp luật (4), tr 16 - 21
Trang 28nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được nắm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ của mình mặc dù việc cầm giữ này không được các bên thỏa thuận từ trước Cầm giữ tài sản chỉ được xác lập khi đã có sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
Khoản 1 Điều 416 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên
có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” Như vậy,
cầm giữ tài sản chỉ phát sinh trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song
vụ Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 vẫn giữ cách tiếp cận này
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là tài sản của bên vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản để buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình Khi bên có quyền cầm giữ tài sản, bên vi phạm nghĩa vụ không có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn Chính vì vậy mà cầm giữ tài sản tạo được sức ép cho bên có nghĩa vụ: nếu họ muốn khai thác, hưởng lợi một cách đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để bên cầm giữ giao tài sản
Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra khái niệm cầm giữ tài sản như sau: " Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."
Như vậy, có thể hiểu, cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, là quyền được pháp luật quy định của bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng
Trang 29So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi về
cách dùng từ khi quy định về khái niệm cầm giữ tài sản Điều 346 Bộ luật dân
sự năm 2015 đã dùng các từ “nắm giữ” đến “chiếm giữ” thay cho “chiếm hữu” đến “cầm giữ” như trong Bộ luật dân sự năm 2005 “Chiếm giữ” và
“nắm giữ” là hai khái niệm mới được đề cập trong pháp luật dân sự Việt Nam
“Nắm giữ tài sản” là việc trực tiếp giữ và kiểm soát tài sản của người khác theo thỏa thuận, còn “chiếm giữ tài sản” là việc trực tiếp giữ và kiểm soát tài
sản của người khác không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu tài sản nhưng pháp luật cho phép9 Cách dùng từ này là phù hợp với bản chất của biện pháp cầm giữ tài sản
Bộ luật dân sự năm 2015 dùng cụm từ “không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ" thay cho “không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận” như quy định trong Bộ luật dân sự năm
2005 Bởi nghĩa vụ có thể do thỏa thuận hoặc theo luật định Sự thay đổi này
nhằm mở rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định
Không chỉ trong pháp luật Việt Nam, cầm giữ tài sản cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong pháp luật của một số nước như Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Nhật Bản
Theo Bộ luật dân sự của Luật Cộng hòa iên bang Đức thì quyền năng từ chối chuyển giao vật cầm giữ mang tính chất trái quyền
Theo Bộ luật dân sự của Thụy Sĩ thì vật cầm giữ được xem như vật cầm
cố pháp định và hiệu lực của cầm giữ được công nhận tính đồng nhất như quyền cầm cố thông thường
9
Đỗ Văn Đại (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr 362
Trang 30Ở Pháp, đã xảy ra cuộc tranh luận về bản chất bảo đảm đối với cầm giữ tài sản Đến năm 2006, cầm giữ tài sản mới chính thức được ghi nhận là biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Pháp luật thống nhất của Ohada (Điều 67
đến Điều 70 Hiệp định thống nhất về biện pháp bảo đảm sửa đổi năm 2010)
cũng coi cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự10 Quyền cầm giữ tài sản là một trong những điều đầu tiên của phần về các biện pháp bảo đảm của Bộ luật dân sự Pháp Dù quyền cầm giữ tài sản không mang đầy đủ hai đặc tính là quyền ưu tiên và quyền theo đuổi nhưng là một biện pháp rất hiệu quả để bảo vệ người có quyền đang cầm giữ tài sản Người cầm giữ tài sản chỉ phải giao tài sản sau khi bên vi phạm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với mình Trong trường hợp phá sản doanh nghiệp, người cầm giữ tài sản cũng được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác Tuy nhiên, để quyền cầm giữ có hiệu lực thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, đặc biệt là sự liên hệ giữa khoản nợ và tài sản bị cầm giữ
Quyền cầm giữ trao cho người cầm giữ quyền tuyệt đối chừng nào người
đó còn giữ tài sản Điều đó có nghĩa là nếu người cầm giữ tài sản khởi xướng việc kê biên, bán tài sản để thu hồi khoản nợ thì sẽ rơi vào một tình thế bất lợi
vì lúc đó, sẽ không được hưởng hàng ưu tiên cao hơn các chủ nợ có thế chấp, cầm cố khác11
Hay trong pháp luật Nhật Bản, cầm giữ tài sản cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bên cạnh những biện pháp được quy định lâu đời như cầm cố, thế chấp Quyền cầm giữ tài sản là loại vật quyền bảo đảm pháp định
có tính truyền thống, tồn tại cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự Nhật Bản
Trang 31Cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 295 Bộ luật dân sự Nhật Bản Nội dung của cầm giữ được hiểu là nếu một người đang chiếm hữu hợp pháp một
vật thuộc sở hữu của người khác có trái quyền phát sinh liên quan đến vật đó thì có thể nắm giữ vật đến khi nhận được thanh toán cho trái quyền đó Tuy nhiên, quy định này không áp dụng nếu trái quyền chưa đến hạn thanh toán12
Từ quy định nêu trên của Bộ luật dân sự Nhật Bản, chúng ta nhận thấy để
áp dụng quyền cầm giữ thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Người có trái quyền phải đang chiếm hữu vật bị cầm giữ, việc chiếm hữu này phải hợp pháp;
Vật bị cầm giữ không nhất thiết phải thuộc sở hữu của người có trái quyền;
Trái quyền được bảo đảm đã đến hạn thanh toán;
Giữa trái quyền và đối tượng của trái quyền (vật) phải có quan hệ khăng khít (trái quyền phát sinh liên quan đến vật đó)
Quy định nêu trên của Bộ luật dân sự Nhật Bản cho thấy, mặc dù thừa
nhận quyền chiếm hữu thực tế tài sản của bên có quyền, nhưng pháp luật không công nhận quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản, trong khi đó quy định về điều kiện xác lập quyền cầm giữ cũng không thực sự rõ ràng, dễ bị lợi dụng trong quá trình áp dụng.13
Cầm giữ tài sản cũng được quy định trong Luật thương mại Nhật Bản Theo Điều 521 Luật này thì trái quyền từ hành vi thương mại của hai bên chủ
thể đến hạn thanh toán, bên có quyền có thể cầm giữ vật hoặc giấy tờ có giá trị của bên có nghĩa vụ cho đến khi được thanh toán trái quyền với điều kiện:
Trang 32 Người trái quyền đang chiếm giữ đối tượng;
Trái quyền được bảo đảm đến hạn;
Vật bị chiếm giữ thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ;
Hai bên có hành vi thương mại
Luật tập quán của Tổ chức thương nhân Italia thời Trung cổ cũng có quy định với nội dung tương tự cầm giữ tài sản Theo đó, thương nhân với thương nhân giao dịch thường xuyên, khi vật sở hữu của đối tác trong tay một bên, thì bên có quyền có ý định là lấy tài sản nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ, biện pháp này thúc đẩy bên có nghĩa vụ thực hiện nhanh nghĩa vụ của mình
Trên thế giới đã có hệ thống coi cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Do đó, Việt Nam chính thức ghi nhận cầm giữ tài sản với vai trò là một trong những biện pháp bảo đảm là phù hợp với thông lệ quốc tế
1.2.2 Mục đích của cầm giữ tài sản
Mục đích của cầm giữ tài sản là nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa
vụ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm nghĩa vụ Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định khi nào bên vi phạm nghĩa vụ buộc phải hoàn thành nghĩa vụ Đồng thời, Bộ luật dân sự hiện hành cũng không có cơ chế xử lí tài sản; do đó, mục đích đặt ra rất khó đạt được do không có cơ chế cưỡng chế thi hành
Bên cạnh Bộ luật dân sự, quyền cầm giữ còn được quy định trong uật thương mại, Bộ uật hàng hải Việt Nam năm 2015
Luật thương mại quy định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên đại
diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán
Trang 33các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn”14 hay “Thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng”15
Khoản 1, Điều 40, Bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải
Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 2015, hai văn bản pháp luật trên quy định rõ hơn về mục đích của cầm giữ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể khi áp dụng biện pháp này
1.2.3 Đặc điểm của cầm giữ tài sản
Ngoài những đặc điểm chung của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự thì cầm giữ tài sản mang những điểm riêng biệt:
Thứ nhất, đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp
dụng mà không dựa trên sự thoả thuận của các chủ thể trong giao dịch
Cầm giữ tài sản là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên có quyền Mặc dù, cũng xác lập một quyền trên tài sản của bên có nghĩa vụ nhưng cầm giữ tài sản không phát sinh trên cơ sở thỏa thuận mà do pháp luật quy định Trong khi đó, các biện pháp bảo đảm còn lại như thế chấp hay bảo lãnh hoặc cầm cố chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận từ trước Đối với biện pháp này, pháp luật cho phép bên
có quyền được cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ mà không cần xem xét nguyên nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận Trên
Trang 34cơ sở kế thừa quy định về cầm giữ tài sản trong thực hiện hợp đồng song vụ tại
Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 đã phát triển cầm giữ tài sản thành một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản theo luật định
Ví dụ: N thuê một chiếc xe ô tô của M để đi du lịch từ ngày 20/07/2017
đến ngày 23/07/2017 Tiền thuê xe được thanh toán 70% ngay sau khi M giao
xe, 30 % còn lại sau khi N trả lại xe Trong thời gian sử dụng, xe của M bị hỏng hệ thống điều hoà nên N thông báo cho M về vấn đề này Hai bên thoả thuận, N sẽ tự sửa chữa và M sẽ thanh toán chi phí này sau khi N trả lại xe Đến thời điểm trả xe theo thỏa thuận, N đề nghị M thanh toán chi phí sửa chữa xe cho mình nhưng M không đủ tiền để trả Như vậy, N có quyền chiếm giữ chiếc xe đến thời điểm M thanh toán đủ cho mình số tiền mình đã bỏ ra để sửa chữa xe mặc dù trước đó N và M không thỏa thuận về việc chiếm giữ này
Thứ hai, nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ tài
sản cầm giữ, những nghĩa vụ không phát sinh một cách trực tiếp từ tài sản này thì bên có quyền không được cầm giữ nó
Ví dụ: A cho B vay 5 triệu đồng Trước đó, B cho A mượn một chiếc
đồng hồ trị giá 6 triệu đồng Nếu đến hạn mà B chưa trả đủ tiền cho mình thì
A cũng không được tự ý bán tài sản trên để bù trừ nghĩa vụ Vì nghĩa vụ của
B phải thực hiện không phát sinh từ tài sản này
Thứ ba, bên cầm giữ tài sản có quyền từ chối hoàn trả tài sản đang chiếm
giữ khi bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình Luật không giới hạn khoảng thời gian mà bên có quyền được quyền cầm giữ tài sản
Ví dụ: A có nghĩa vụ phải thanh toán cho B 15 triệu đồng Nếu A đã
thanh toán cho B 10 triệu đồng thì B vẫn có quyền chiếm giữ tài sản của A đã nắm giữ từ trước cho đến lúc A trả đủ 15 triệu đồng
Trang 351.3 Phân biệt biện pháp cầm giữ tài sản và biện pháp cầm cố tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản đều là các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự có mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa
vụ với bên có quyền Đi vào nghiên cứu các quy định của hai biện pháp này thì nhận thấy một số điểm khác nhau:
Về thời điểm phát sinh: Nếu biện pháp cầm cố tài sản được xác lập từ
trước khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra thì cầm giữ tài sản chỉ phát sinh khi nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng
Về ý chí của các bên: Nếu biện pháp cầm cố tài sản được phát sinh
bởi thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng thì cầm giữ tài sản
phát sinh theo luật định Việc áp dụng biện pháp này mà không cần có sự thỏa thuận của các bên ngay từ khi giao kết hợp đồng bởi các bên không thể biết được nghĩa vụ có được thực hiện hay không) Hay nói cách khác, pháp luật là
cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ tài sản mà không phụ thuộc vào
ý chí của bên vi phạm nghĩa vụ
Về đối tượng: Tài sản được cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố
thì tài sản được cầm giữ có thể không thuộc chủ sở hữu của bên có nghĩa vụ
(thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp) Tài sản cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó
Ví dụ: Ngày 20/5/2017, A mang chiếc xe máy của mình đến cầm cố tại
cửa hàng của B A và B thỏa thuận, B được sử dụng xe máy của mình Ngày 31/06/2017, B mang chiếc xe máy của A đến cửa hàng của C để sửa chữa Do
B chưa thanh toán đủ số tiền nên C đã giữ chiếc xe lại cho đến khi B thanh toán đủ Trong trường hợp này, khi A và B xác lập giao dịch cầm cố tài sản
Trang 36thì A phải chứng minh quyền sở hữu đối với chiếc xe máy nhưng trong giao dịch cầm giữ giữa B và C, C không cần phải biết chiếc xe có thuộc sở hữu của
B hay không? C có quyền giữ chiếc xe để đảm bảo chi phí sửa chữa xe được thanh toán
Về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba: Biện
pháp cầm cố tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng
ký còn biện pháp cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba từ khibên cầm giữ chiếm giữ tài sản bảo đảm
Về xử lý tài sản: Nếu ở biện pháp cầm cố tài sản bên nhận cầm cố tài
sản có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận, thì ở biện
pháp cầm giữ tài sản bên cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Sự cưỡng chế của nhà nước chỉ cần thiết khi các bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình Do đó, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xây dựng không nằm ngoài mục đích bảo đảm cho khả năng của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự tự chịu trách nhiệm về tài sản, bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng Như vậy, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có chức năng nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy
đủ của các bên có nghĩa vụ Mặt khác, các biện pháp này cũng giúp cho bên
có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết Trong trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa các bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ
là một trong những cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm
Từ đó các giao dịch dân sự, thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh
mẽ, là động lực phát triển nền kinh tế đất nước
Cầm giữ tài sản là một trong những cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
là quyền được pháp luật quy định của người có quyền trong trường hợp bên
có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và biện pháp cầm giữ tài sản nói riêng sẽ nâng cao ý thức thực hiện đúng và đầy đủ của bên có nghĩa vụ, khắc phục và ngăn chặn những rủi do và giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết
Trang 38CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN 2.1 Đối tượng của cầm giữ tài sản
Việc pháp luật quy định rõ ràng về đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm định hướng và tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia các giao dịch dân sự và lựa chọn các biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ dân sự phù hợp với từng giao dịch cụ thể
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015, đối tượng của cầm giữ tài sản là tài sản Tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm
2015 Theo đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản Các tài sản này đều có thành trở thành tài sản
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, mỗi biện pháp bảo đảm có đối tượng riêng nên tùy từng trường hợp mà các bên tham gia giao dịch lựa chọn tài sàn
cho phù hợp
Tài sản cầm giữ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 295
Bộ luật dân sự năm 2015 về tài sản bảo đảm, cụ thể:
Tài sản cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa
vụ hoặc của chủ thể khác
Khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải bảo đảm tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm, trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu Quy định tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm nhằm phòng ngừa rủi ro cho bên nhận bảo đảm (trường hợp tranh chấp tài sản liên quan đến bên thứ ba); đồng thời, bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản khi bị người khác chiếm giữu bất hợp pháp hoặc cố ý chiếm đoạt tài sản sau đó đem đi cầm cố, thế chấp
Trang 39Cầm giữ tài sản là biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên có quyền Pháp luật là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ tài sản mà không phát sinh theo thỏa thuận được xác lập từ trước của các bên tham gia Mặt khác, đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng song vụ; do đó, tài sản cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác
Cách tiếp cận này của pháp luật Việt Nam khác với quy định của pháp luật Nhật Bản Trong khi Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định tài sản cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác thì Bộ luật dân sự Nhật Bản chỉ cho phép bên có quyền được cầm giữ đối với tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ cho đến khi người
đó thực hiện nghĩa vụ16
Tài sản cầm giữ là động sản hoặc bất động sản
Trong cơ chế thị trường, việc cầm giữ tài sản có tính chất bảo đảm tuyệt đối, do đó, các loại tài sản đều có thể cầm giữ được kể cả bất động sản Theo nguyên tắc, bên có quyền chỉ thực hiện được quyền cầm giữ đối với các tài sản hữu hình Tài sản cầm giữ không thể là tài sản hình thành trong tương lai Tài sản cầm giữ là vật đặc định (như ô tô, xe máy, đồng hồ cổ, dây chuyền vàng…) Bởi, bản chất của cầm giữ là bên có nghĩa vụ tạm thời dịch chuyển quyền chiếm hữu tài sản cho bên cầm giữ, bên cầm giữ có quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản nhằm tạo áp lực để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình Nếu nghĩa vụ đã được thực hiện đầy đủ thì bên cầm giữ phải giao lại tài sản cầm giữ cho bên có nghĩa vụ Bộ luật dân sự hiện hành không quy định tài sản cầm giữ phải là vật đặc định nhưng khi bên cầm giữ thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật thì phải giao đúng vật đó Như vậy, vật cầm giữ phải là vật
16
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản / Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi ; Dịch: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng ; Hoàng Thế Liên hiệu đính, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr 272
Trang 40đặc định bởi chỉ có vật đặc định mới có thể xác định, phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí17
Trên thực tế, vật cùng loại cũng có thể là tài sản cầm giữ Nếu vật cùng loại đã được đặc định hóa bằng một hình thức nhất định như được đánh số, đánh dấu…thì sẽ được xác định như vật đặc định Còn nếu vật cùng loại không được đặc định hóa thì bên cầm giữ phải trả lại cho bên có nghĩa vụ tài sản tương đương về chất lượng, số lượng, trị giá tài sản cầm giữ ban đầu Tài sản cầm giữ phải xác định được, là tài sản hiện có Tài sản hình thành trong tương lai, quyền tài sản không thể là đối tượng của cầm giữ, bởi đối với biện pháp này, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao thực tế tài sản cho bên cầm giữ Người có quyền phải chiếm hữu thực tế tài sản cầm giữ mới thể hiện đúng tính chất bảo đảm của cầm giữ
Giá trị của tài sản cầm giữ có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để giá trị tài sản đảm bảo sau khi bị xử lý sẽ đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm Quy định này đã mở rộng hơn quyền tự do thỏa thuận của các bên trong việc xác định giá trị tài sản
Nhưng đối với biện pháp đảm bảo, các chủ thể trong hợp đồng song vụ không có thỏa thuận về biện pháp cầm giữ tài sản; do đó, bên cầm giữ không
dự liệu được giá trị của tài sản cầm giữ sẽ lớn hơn giá trị của nghĩa vụ trong
17 Khoản 2, Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015