Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay ởthế giới cũng như ở Việt Nam phần lớn các nghiên cứu đã được công bố tập trungvào khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán ở các đơn vị thuộc nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ TP HỒ CHÍ MINH
TÔ HỒNG THIÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các số liệu và tài liệu trong luận án là trungthực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả nhữngtham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ
Nghiên cứu sinh
TÔ HỒNG THIÊN
Trang 4Về phía tổ chức, Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô giảng viên Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP HCM, đã hỗ trợ, góp ý kiến quý báo
để tôi hoàn thiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị đang làm việc tại Phòng Kế hoạch – tài chính, Phòng tài vụ của các trường đại học công lập đã cung cấp cho tôi dữ liệu để tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp gần xa và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
TÔ HỒNG THIÊN
Trang 53 3
MỤC LỤC L
Trang 64 4
Trang 75 5
Trang 86 6
Trang 97 7
Trang 119 9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTPhần Tiếng Việt:
BCTC: Báo cáo tài chính
ABC: Activity Based Costing
ERP: Enterprise resource planning
IPSAS: International Public Sector Accounting Standards
IPSASB: International Public Sector Accounting Standards Board
Trang 1412 12
DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ HIỆU TÊN HÌNH Trang
Hình 1.1 - Mô hình nghiên cứu của Rapina 12
Hình 1.2 - Mô hình của DeLone và McLean 13
Hình 1.3 - Mô hình nghiên cứu của Nunung Nurhayati 14
Hình 2.1 - Biểu đồ phân bố các trường ĐHCL ở Việt Nam 47
Hình 2.2 - Mô hình nghiên cứu của Xu và cộng sự 62
Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu của Komala 63
Hình 3.1 - Khung nghiên cứu chung của luận án 65
Hình 3.2 - Mô hình nghiên cứu của luận án 84
Hình 4.1 - Mô hình nghiên cứu của luận án sau phân tích EFA 123
Hình 4.2 - Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 142
Hình 4.3 - Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán 143
Hình 5.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các trường ĐHCL 178
Trang 151 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học công lập
là cơ chế, chính sách của Nhà nước mở ra, tạo cơ hội cho các trường đại học cônglập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản củađơn vị; sử dụng có hiệu quả phần vốn ngân sách được giao; phát triển nguồn thuthông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượngđào tạo, huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổimới trang thiết bị… bằng các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết Cùng với việckhai thác các nguồn thu, nhiều trường đại học công lập cũng đã xây dựng quy chếchi tiêu nội bộ, các quy trình quản lý nhằm tiết kiệm chi phí Từ đó, từng bước giảmdần sự bao cấp của Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công chứctrong đơn vị
Phát huy hơn nữa khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đạihọc công lập, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hànhNghị quyết số 77/NQ - CP, thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sởgiáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 Theo tinh thần của nghị quyếtnày, về mặt tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam phải chủ động cân đốinguồn thu, nguồn chi theo hướng từ một nguồn thu có sự tài trợ của ngân sách Nhànước sang cơ chế nguồn thu dựa hoàn toàn vào học phí cũng như nguồn thu từ cáchoạt động dịch vụ khác của nhà trường
Với điều kiện hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi cáctrường ĐHCL phải nhanh chóng đổi mới các công cụ quản lý sao cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế Hệ thống thông tin kế toán là một trong những công cụ đắc lựccung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời không chỉ phục vụ cho lãnh đạo nhàtrường thực hiện chức năng quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị một cách hiệu quả,giúp cho việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tình hình chấp hành
Trang 162 2
chế độ tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn thu; mà còn cung cấp thông tin về tài chínhcho các nhà tài trợ nhằm tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển cơ sở hạtầng, cơ sở vật chất Tuy nhiên, do nhiều năm phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ phíaNSNN nên mọi hoạt động của các trường ĐHCL phải tuân theo các quy định về sửdụng NSNN, không có tính chủ động và chính điều này đã làm cho HTTT kế toán tạicác trường ĐHCL kém linh hoạt, thông tin kế toán chủ yếu là phục vụ công tác báocáo
Để có được thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng trong điều kiện tự chủtài chính toàn diện, đòi hỏi các trường ĐHCL phải tổ chức được một HTTT vớinhững nội dung cần thiết và điều quan trọng là phải xác định được những nhân tốtác động đến tổ chức HTTT kế toán, từ đó có những giải pháp cụ thể cho việc tổchức và hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay ởthế giới cũng như ở Việt Nam phần lớn các nghiên cứu đã được công bố tập trungvào khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán ở các đơn vị thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau, chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu sự tác động của cácnhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL Từ thực tiễn trên cho thấy,nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các ĐHCL là việclàm cấp thiết và có giá trị thiết thực trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, nhằm giúpcác trường ĐHCL có được nguồn tài liệu về tổ chức HTTT kế toán cũng như nhậndiện được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán của đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, trên cơ sở
đó đề xuất những kiến nghị có liên quan giúp các trường ĐHCL ở Việt Nam tổ chức
và hoàn thiện HTTT của đơn vị mình, nhằm hướng tới việc cung cấp thông tin kếtoán đáp ứng được yêu cầu thông tin trong điều kiện tự chủ toàn diện về tài chínhtheo định hướng chung của Nhà nước
Trang 173 3
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án đặt ra haicâu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các
trường ĐHCL ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến tổ chức HTTT kế
toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam như thế nào?
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chứcHTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân
Về phạm vi khảo sát, luận án tiến hành khảo sát những người đang làm côngtác kế toán tại các trường ĐHCL trên phạm vi cả nước Trong đó, tập trung nhiềunhất là các trường ĐHCL lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, kế đến là một số trườngĐHCL đại diện ở khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sôngCửu Long
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 184 4
Luận án được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu tổng thể bằngphương pháp nghiên cứu định tính (để khám phá) và nghiên cứu kiểm định bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu tổng thể: khảo lược các nghiên cứu trước của các tác giả trong
và ngoài nước kết hợp với các cơ sở lý thuyết để xác định nội dung tổ chức HTTT
kế toán và tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán Từ đó, đề xuấtcác nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam(phương pháp suy diễn), đồng thời thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏngvấn trực tiếp các chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảngdạy về kế toán, HTTT kế toán và những người có nhiều năm kinh nghiệm trongquản lý, vận hành HTTT kế toán nhằm khẳng định, điều chỉnh và bổ sung nhữngnhân tố ảnh hưởng, cũng như nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL
ở Việt Nam (phương pháp chuyên gia)
Kiểm định: bằng phương pháp định lượng, luận án thực hiện khảo sát lấy ý
kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trườngĐHCL ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm côngtác kế toán tại các trường ĐHCL như: Trưởng, Phó phòng Kế hoạch tài chính, kếtoán tổng hợp và chuyên viên kế toán có nhiều kinh nghiệm Ngoài ra, luận án cũngtiến hành xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố ảnhhưởng với tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam
Trang 195 5
- Trình bày các tiêu chí đánh giá về tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL vàcác thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trườngĐHCL
- Xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chứcHTTT kế toán tại các trường ĐHCL: (1) nhân viên kế toán; (2) nhà quản lý kế toán(3) công nghệ thông tin; (4) môi trường làm việc; (5) hệ thống văn bản pháp quy;(6) chuyên gia tư vấn; (7) ban giám hiệu
- Kiểm định mô hình phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến tổ chức HTTT kếtoán tại các trường ĐHCL, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:
- Đánh giá thực tế về tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL và các nhân tốảnh hưởng đến HTTT kế toán tại các đơn vị này thông qua khảo sát ý kiến củanhững người đang trực tiếp điều hành và vận hành HTTT kế toán
- Kết quả nghiên cứu của mô hình đã chỉ ra 4 trong số 7 nhân tố có mức độ ảnhhưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL, ảnh hưởng mạnhnhất là nhà quản lý kế toán, người trực tiếp tổ chức và điều hành HTTT kế toán; kếđến là hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản pháp luật kế toán chi phối việc tổchức HTTT kế toán; tiếp theo là công nghệ thông tin, những thiết bị điện tử, tin học
hỗ trợ cho việc tổ chức HTTT kế toán một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao từkhâu tiếp nhận, xử lý, lưu trữ dữ liệu đến việc cung cấp thông tin kế toán; cuối cùng
là nhân tố ban giám hiệu, người phê duyệt các vấn đề có liên quan đến tổ chứcHTTT kế toán tại các trường ĐHCL
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Trang 206 6
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố, trong chương này luận án giới
thiệu khái quát về một số nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến luận án, cácnghiên cứu về HTTT kế toán ở các doanh nghiệp và ở trường đại học của các nhànghiên cứu trong và ngoài nước Từ đó nhận xét, đánh giá để xác định vấn đề cầnđược thực hiện trong luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, trình bày những vấn đề chung về trường ĐHCL, vềHTTT kế toán, tổ chức HTTT kế toán và các tiêu chí đánh giá tổ chức HTTT kếtoán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam Cũng trong chương này, luận án xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Namthông qua kết quả của các nghiên cứu trước có sự điều chỉnh sao cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế ở Việt Nam
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, mô tả các bước nghiên cứu trong quá trình
thực hiện luận án và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận, tiến hành phân tích kết quả khảo sát
định tính, khảo sát định lượng về tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở ViệtNam cũng như các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đưa ra những bàn luận về kết quảphân tích làm cơ sở đề xuất những kiến nghị
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, đưa ra những kết luận từ kết quả nghiên cứu mà
luận án đã đạt được, đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm giúp các trườngĐHCL có cơ sở để tổ chức và hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 217 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
HTTT kế toán là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý tài chính không chỉ
ở các đơn vị khu vực tư mà cả các đơn vị thuộc khu vực công, trong đó có cáctrường ĐHCL, chính vì vậy mà trong thời gian qua đã có nhiều công trình của cáctác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về HTTT kế toán, cũng như các nhân tố ảnhhưởng đến HTTT kế toán
Để có thể thấy được một cách khái quát tình hình nghiên cứu về HTTT kếtoán trong thời gian qua Trong chương này, tác giả trình bày tóm lược về phươngpháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của một số công trình đã được công bố ở nướcngoài cũng như ở Việt Nam về HTTT kế toán hoặc có nội dung liên quan đếnHTTT kế toán ở các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và ở các trường đại học
mà tác giả thu thập được
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án
Để phản ánh thực trạng tình hình nghiên cứu về HTTT kế toán ở các trườngđại học so với tình hình nghiên cứu về HTTT kế toán ở các doanh nghiệp mà cácnhà nghiên cứu ngoài nước đã công bố nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu chưađược thực hiện về HTTT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán tronglĩnh vực giáo dục đại học, luận án trình bày tóm lược các công trình nghiên cứu ở
nước ngoài theo hai dòng nghiên cứu: (1) những nghiên cứu về HTTT kế toán ở doanh nghiệp và (2) những nghiên cứu về HTTT kế toán ở các trường đại học.
1.1.1.1 Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở các doanh nghiệp
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính Xu và cộng sự (2003) đã khám phámột số nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán thông qua công trình
nghiên cứu " Key issues of accounting information quality management: Australian
Trang 228 8
case studies” Trước hết, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các nhân tố từ các nghiên
cứu trước kết hợp với cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm: các nhân tố bên trong như (1)nhân tố con người, (2) nhân tố hệ thống (sự tương tác giữa con người với hệ thốngmáy tính, giáo dục và nâng cao trình độ nhân viên, nâng cấp hệ thống); (3) các nhân
tố về tổ chức (cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, các chính sách và chuẩn mực); (4)các nhân tố tác động từ bên ngoài (kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa các tổ chức
và giữa các quốc gia, sự phát triển công nghệ, thay đổi các quy định pháp lý) Sau
đó, để kiểm định lại sự ảnh hưởng của các nhân tố trên, tác giả đã thực hiện phươngpháp nghiên cứu tình huống thực tế tại 4 tổ chức lớn ở Australia (cơ quan Nhànước, các đơn vị nghiên cứu do Nhà nước tài trợ, các đơn vị tiện ích, các cơ sở giáodục) Kết quả phân tích cho thấy, cả 4 nhóm nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến chấtlượng thông tin kế toán
Khi nghiên cứu về sự liên kết hay sự phù hợp (fit or alignment) giữa yêu cầu
và năng lực của HTTT kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ởMalaysia, Noor & Molcolm (2007) đã đề cập đến 6 nhân tố tác động đến sự liên kết
của HTTT kế toán tại các đơn vị này trong nghiên cứu “Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms” Tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu: công ty có
công nghệ thông tin tốt hơn sẽ tạo ra sự liên kết tốt hơn về HTTT kế toán; công ty
có ban quản lý hiểu biết về công nghệ thông tin và kế toán tốt hơn sẽ tạo ra sự liênkết tốt hơn về HTTT kế toán; công ty có cam kết của ban quản lý cao hơn sẽ tạo ra
sự liên kết tốt hơn về HTTT kế toán; công ty có sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài
sẽ tạo ra sự liên kết tốt hơn về HTTT kế toán; công ty có sự hỗ trợ của chuyên giabên trong sẽ tạo ra sự liên kết tốt hơn về HTTT kế toán; công ty có quy mô lớn hơn
sẽ tạo ra sự liên kết tốt hơn về HTTT kế toán
Để kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát 214 công
ty, chia thành nhóm công ty có liên kết về HTTT kế toán và nhóm công ty không cóliên kết về HTTT kế toán, đồng thời sử dụng công cụ Chi – Bình phương để kiểm
Trang 239 9
định sự khác biệt giữa 2 nhóm Kết quả của nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố có ảnhhưởng đến sự liên kết của HTTT kế toán là công nghệ thông tin, kiến thức nhà quản
lý, cam kết quản lý, chuyên gia tư vấn bên ngoài, bên trong Còn nhân tố quy môcông ty lại có tác động ngược, tức những công ty có quy mô nhỏ hơn lại có sự liênkết về HTTT kế toán hơn những công ty có quy mô lớn
Để nhấn mạnh vai trò quan trọng của HTTT kế toán trong một nền kinh tế
phát triển, Mahdi Saleh (2010) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm “Usefulness of Accounting Information System in Emerging Economy: Empirical Evidence of Iran” Bằng cách khảo sát lấy ý kiến của 498 người có trình độ cử nhân trở lên
đang làm quản lý trong lĩnh vực tài chính của các công ty, tập đoàn ở Iran để trả lờicho bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu Kết quả khảo sát đã được tác giả
sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đánh giá thông qua giá trị trung bình củacác câu hỏi theo thang đo Likert 5 bậc, để từ đó đưa ra kết quả chấp thuận hay bác
bỏ các giả thuyết Kết luận của nghiên cứu này cho thấy, HTTT kế toán góp phầnđáng kể trong việc cải thiện hệ thống BCTC của các công ty, tập đoàn ở Iran
Công trình nghiên cứu của 3 tác giả người Serbia Snežana Knežević,
Aleksandra Stanković và Rajko Tepavac (2012) “Accounting information system as
a platform for business and financial decision-making in the Company” đã sử dụng
phương pháp định tính bằng cách phân tích kết quả của những nghiên cứu trước đểminh chứng cho vấn đề nghiên cứu của mình Ngoài việc đưa ra những lý luận về
vận dụng thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định, các nhà nghiên cứu còn
trình bày quan điểm về thông tin kế toán, theo họ thông tin kế toán được hiểu như làmột sự chuyển hóa dữ liệu cho người dùng để sử dụng chúng thực hiện một nhiệm
vụ nhất định trong quá trình hoạt động Nhân tố quan trọng của một hệ thống thôngtin hoàn hảo (complete information system) bao gồm con người, thiết bị, phần mềm,
dữ liệu, cách cư xử và phương pháp tổ chức, truyền thông và hệ thống mạng Từ đó,các nhà nghiên cứu đã đúc kết lại nội dung của tổ chức HTTT kế toán là:
Trang 2410 10
- Định lượng các sự kiện kinh doanh theo hình thức tiền tệ (bằng cách ghi lại trong
tài khoản) – Đầu vào;
- Xử lý dữ liệu thông qua sổ sách kế toán và lập báo cáo kế toán - Quy trình xử lý;
- Công bố báo cáo tài chính – Đầu ra.
Komala (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của 2 nhân tố:kiến thức của nhà quản lý kế toán với các thang đo kiến thức, kinh nghiệm, sự hỗtrợ của ban quản lý cấp cao (thẩm quyền, tham gia cam kết) đến HTTT kế toán(phần cứng, phần mềm, truyền thông), đồng thời tìm ra mối liên hệ giữa HTTT kếtoán với chất lượng thông tin kế toán (đặc tính chính xác, thích hợp, kịp thời và đầy
đủ) thông qua nghiên cứu “The influence of the accounting managers’ knowledge and the top managements’support on the accounting information system and its impact on the quality of accounting information: a case of zakat institutions in bandung” Bằng phương pháp định lượng, tác giả kiểm định 2 giả thuyết: (1) HTTT
kế toán ảnh hưởng bởi nhân tố nhà quản lý kế toán và sự hỗ trợ của ban quản lý cấpcao; (2) chất lượng thông tin kế toán ảnh hưởng bởi HTTT kế toán Kết quả khảosát được xử lý và phân tích hồi quy để đi đến kết luận nhân tố nhà quản lý kế toán
và sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng đáng kể đến HTTT kế toán, cònchất lượng của thông tin kế toán hoàn toàn phụ thuộc vào HTTT kế toán
“Factors that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia” là nghiên
cứu của Ahmad Al-Hiyar (2013) và cộng sự đi tìm mối liên hệ của nhân tố cam kếtcủa nhà quản lý, chất lượng dữ liệu, nguồn nhân lực đến HTTT kế toán và chấtlượng thông tin kế toán thông qua việc khảo sát về mức độ nhận thức của 119 sinhviên của trường đại học Utara Malaysia Kết quả cho thấy, có mối quan hệ đáng kểgiữa nhân tố cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu với HTTT kế toán, còn nhân tốnguồn nhân lực thì không ảnh hưởng đáng kể
Để đo lường sự tác động của việc vận dụng HTTT kế toán đến chất lượngBCTC nộp cho cơ quan thuế, Ahmad Adel Jamil Abdallah (2013) đã thực hiện
Trang 2511 11
nghiên cứu “The impact of using accounting information systems on the quality of financial statements submitted to the income and sales tax department in Jordan”.
Với nghiên cứu định lượng, nhà nghiên cứu đã thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát 50người đang làm kế toán Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo (CronbachAlpha), tác giả đã phân tích hồi quy để xác định mối liên hệ và kiểm định giả thuyếtnghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, có sự tác động của việc vận dụngHTTT kế toán đến chất lượng BCTC
Meiryani (2014) đã đưa ra những lý luận rằng, các công ty cần thiết phải sửdụng một HTTT kế toán như là một phương tiện hay công cụ cho việc thực hiện cácquyết định trong điều kiện cạnh tranh, đồng thời để có thể đưa ra những quyết địnhđúng đắn đòi hỏi phải có thông tin kế toán chất lượng và chất lượng thông tin kếtoán hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng bởi chất lượng của HTTT kế toán Qua công trình
nghiên cứu “Influence of Top Management Support on the Quality of Accounting Information System and Its Impact on the Quality of Accounting Information” tác
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách tìm hiểu các nghiêncứu trước kết hợp với các cơ sở lý thuyết có liên quan đến ban quản lý cấp cao vàvai trò của ban quản lý cấp cao đối với HTTT kế toán Bên cạnh đó, cũng bằng cơ
sở lý thuyết thu thập từ các nghiên cứu trước, tác giả cũng chỉ ra sự ảnh hưởng đáng
kể của nhân tố ban quản lý cấp cao đến chất lượng HTTT kế toán, đồng thời chứngminh rằng chất lượng thông tin kế toán phụ thuộc vào HTTT kế toán
Nghiên cứu “Effective Factors on Accounting Information System Alignment; a Step towards Organizational Performance Improvement” của 2 tác
giả người Ấn Độ Nabizadeh & Omrani (2014) nghiên cứu về tầm quan trọng củathông tin kế toán đối với việc ra quyết định để đạt được mục tiêu của đơn vị, cácnhà nghiên cứu đã khảo sát 37 công ty sản xuất nhằm đi tìm sự ảnh hưởng của cácnhân tố: kiến thức về kế toán và công nghệ thông tin của nhà quản lý, chuyên gia tưvấn bên ngoài, chuyên gia tư vấn bên trong, quy mô của đơn vị đến hiệu quả củaviệc tổ chức HTTT kế toán Dữ liệu khảo sát sau khi được phân tích bằng công cụ T– test và Logistic Regression để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra kết luận, các
Trang 26Hình 1.4 - Mô hình nghiên cứu của Rapina
12 12
nhân tố trên đều có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán Mô hình củanghiên cứu này có điểm tương đồng với mô hình nghiên cứu của Noor & Molcolm(2007)
Với công trình nghiên cứu “Factors influencing the Quality of accounting information system and its implications on the quality of accounting information”
Rapina (2014) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảosát để lấy ý kiến của các nhân viên kế toán đang làm việc tại 33 hợp tác xã ởBandung, Indonesia để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cam kết quản
lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến chất lượng HTTT kế toán tại các đơn vị này,đồng thời đo lường sự tác động của HTTT kế toán, cam kết quản lý, văn hóa tổchức, cơ cấu tổ chức đến chất lượng thông tin kế toán Từ kết quả phân tích, tác giả
đã khẳng định thông tin kế toán là đầu ra của HTTT kế toán do đó những tác độngcủa các nhân tố đến HTTT kế toán cũng tác động đến chất lượng thông tin kế toán
Hình 1.1 - Mô hình nghiên cứu của Rapina
Cam kết quản lý
Văn hóa tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Chất lượng HTTT kế toán
Chất lượng thông tin kế toán
Nguồn Rapina (2014) Mới đây Deni Iskandar (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Analysis Of Factors Affecting The Success Of The Application Of Accounting Information System” nhằm
đề xuất những giải pháp cho các vấn đề về mối liên hệ của nhân tố cam kết quản lý,nhân tố thẩm quyền của người sử dụng đến chất lượng HTTT kế toán Nhà nghiêncứu đã xây dựng hai giả thuyết: cam kết quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng củaHTTT kế toán; thẩm quyền của người sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng củaHTTT kế toán Sau khi sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định
Trang 27các giả thuyết trên, Deni Iskandar đã khẳng định nhân tố cam kết quản lý và thẩm quyền của người sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của HTTT kế toán.
Một nghiên cứu khác của tác giả người Indonesia Nunung Nurhayati (2014)
“Influence of organizational commitment and knowledge management on successful implementation of accounting information systems” Với phương pháp nghiên cứu
định lượng, tác giả đã xác định có sự ảnh hưởng đáng kể của nhân tố cam kết quản
lý và kiến thức của nhà quản lý (là trình độ chuyên môn của nhà quản lý về HTTT
kế toán thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm) đến việc thực hiện thành côngHTTT kế toán thông qua sử dụng công cụ ANOVA trong SPSS để kiểm định giảthuyết và xác định mối liên hệ Theo tác giả, thực hiện thành công HTTT kế toán làvận dụng HTTT để hoàn thành công việc hàng ngày của đơn vị, nó được đo lườngthông qua cường độ sử dụng và sự hài lòng của người sử dụng thông tin được tạo ra
từ HTTT kế toán Từ việc lý luận HTTT kế toán là một bộ phận thuộc HTTT, tácgiả đã vận dụng mô hình tổ chức thành công HTTT của DeLone và McLean (1992)
để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình
Hình 1.2 – Mô hình của DeLone và McLean
Tác động tổ chức
Nguồn: Nunung Nurhayati (2014)
Trang 28Hình 1.3 - Mô hình nghiên cứu của Nunung Nurhayati
Cam kết tổ chức
Thực hiện thành công HTTT kế toán Ban quản lý cấp cao
Nguồn: Nunung Nurhayati (2014)
Có sự tác động của nhân tố cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức đến chất lượngHTTT kế toán thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính: Y = 0.350 + 0.467 X1+ 0.647 X2), đó là kết quả nghiên cứu của Inta Budi Setya Nusa (2015) Trong công
trình nghiên cứu “Influence of organizational culture and structure on quality of accounting information system”, tác giả đã mô tả các tiêu chí đánh giá HTTT kế
toán bao gồm các tiêu chí liên quan đến chất lượng hệ thống (đo bằng sự thành côngcủa hệ thống thông tin như kỹ thuật, dễ dàng sử dụng, chức năng, độ tin cậy, linhhoạt, linh động và hội nhập) và chất lượng thông tin (chính xác, kịp thời, đầy đủ,phù hợp và nhất quán)
1.1.1.2 Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở các trường đại học
Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng tính tới giai đoạn hiện naycác công trình nghiên cứu trực diện về HTTT kế toán ở các trường đại học nóichung và các trường ĐHCL nói riêng của các tác giả ở nước ngoài còn rất hiếm
Vì vậy, trong phần này tác giả trình bày một vài công trình nghiên cứu liên quanđến HTTT kế toán cũng như thông tin kế toán tại các trường đại học dưới nhiềugóc độ khác nhau mà tác giả thu thập được trong quá trình thực hiện luận án
Trang 29nhằm phản ánh vai trò quan trọng của HTTT kế toán không chỉ đối với các doanhnghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà còn có cả đối với các trường đại học,một tổ chức phi lợi nhuận Trên cơ sở đó, làm tiền đề cho việc nghiên cứu ảnhhưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở ViệtNam mà luận án đã triển khai thực hiện.
Hai tác giả Reich & Abraham (2006) đã trình bày phương pháp phi truyềnthống từ việc thu thập dữ liệu hoạt động tại một trường đại học Úc với mục đíchnhận diện chi phí một cách chính xác và hoàn thiện hơn bằng cách sử dụng mô
hình ABC (Activity Based Costing) trong nghiên cứu “Activity Based Costing and Activity Data Collection: A Case Study in the Higher Education Sector”.
Thông qua khảo sát và phỏng vấn các nhân viên đang làm việc tại một số trườngđại học ở Úc về cách thu thập dữ liệu hoạt động của nhà trường, từ đó đưa ra thảoluận và phân tích Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng ABC tronglĩnh vực phi lợi nhuận, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học như là mộtcông cụ quản lý
Nghiên cứu việc vận dụng HTTT quản lý cho việc ra quyết định ngắn hạn, dàihạn cũng như các quyết định liên quan đến ngân sách tại các trường đại học ở miền
Tây – Nam Nigeria của Ajayi & Omirin (2007) qua công trình “The Use of Management Information Systems (MIS) In Decision Making In The South-West Nigerian Universities” Sử dụng công cụ T-test để kiểm định sự khác biệt giữa các
trường đại học thuộc liên bang và các trường đại học tiểu bang ở miền Tây – NamNigeria thông qua các giả thuyết nghiên cứu Các tác giả đã khẳng định chưa có sựvận dụng thích đáng HTTT quản trị cho việc ra quyết định, từ đó khuyến cáo cáctrường đại học nên vận dụng HTTT vào việc ra quyết định cho những kế hoạchngắn hạn, dài hạn và cả kế hoạch ngân sách ở các trường đại học
“Identifying Critical Success Factors of ERP Systems at the Higher Education Sector” là công trình nghiên cứu của Ahmad A Rabaa’i (2009), tác giả
đã tiến hành nhận dạng các nhân tố quan trọng cho sự thành công của việc vận hành
Trang 30hệ thống ERP (Enterprise resource planning) cho các trường đại học ở Úc gồm: camkết và hỗ trợ của quản lý cấp cao, quản trị sự thay đổi, quản trị dự án, tái cơ cấu quytrình kinh doanh (Business Process Reengineering – BPR) và chế tạo hệ thống, đàotạo, đội ngũ ERP, kế hoạch và tầm nhìn, tư vấn lựa chọn và mối quan hệ, kế hoạchtruyền thông, lựa chọn hệ thống ERP, sự hòa nhập hệ thống ERP, đánh giá sau thựchiện.
Với mục tiêu tìm ra mối liên hệ của truyền thông và công nghệ thông tin đếnhiệu quả quản lý ở các trường đại học công lập, Adeyeme (2011) đã thực hiện
nghiên cứu “Impact of information and communication technology (ICT) on the effective management of universities in South-West Nigeria” Tác giả đã thiết kế 6
câu hỏi nghiên cứu và tiến hành khảo sát tại 11 trường đại học công lập của 6 Banthuộc miền Tây – Nam Nigeria Bằng công cụ thống kê mô tả và phân tích mốiquan hệ tương quan, tác giả đã đưa ra kết luận truyền thông và công nghệ thông tin
là biến quan trọng đối với hiệu quả quản lý ở các trường đại học công lập Từ đó,tác giả đã đề nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệthông tin và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý
Mới đây, hai tác giả Momoh & Abdulsalam (2014) đã thực hiện công trình
nghiên cứu “Information Management Efficiency in Universities in Northern Nigeria: An Analysis” để tìm hiểu việc sử dụng HTTT quản lý ở các trường đại học
miền Bắc Nigeria Qua thống kê mô tả, các tác giả đã chọn lọc ra 15 trong số 44trường đại học ở khu vực miền bắc Nigeria để tiến hành khảo sát nhằm kiểm địnhgiả thuyết nghiên cứu là thông tin quản lý trong các trường đại học ở miền BắcNigeria thiếu hiệu quả Sau khi sử dụng công cụ Pearson Chi-Square và One-Sample-t-Test để phân tích, kết quả cho thấy HTTT quản lý không được khai tháchiệu quả ở các đơn vị này
Phụ lục 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận án 1.1.2 Nhận xét về những nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài về HTTT
kế toán
Trang 31Các nghiên cứu về HTTT kế toán lần lượt được công bố theo dòng thời gian
và theo bối cảnh phát triển của nền kinh tế ở từng quốc gia Như một thông lệ, tácgiả của các nghiên cứu sau thực hiện nghiên cứu dựa trên nền tảng của các nghiêncứu trước, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích tiên tiến, nênkết quả ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nội dung, các kết luận đưa ra có giá trị vàthuyết phục hơn Nhìn chung, các nghiên cứu trước ở nước ngoài có những đặcđiểm như sau:
(1) Mục tiêu của các nghiên cứu là muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của HTTT
kế toán trong một đơn vị và sự cần thiết của thông tin kế toán có chất lượng sẽ gópphần cho việc ra các quyết định đúng đắn cho người sử dụng, trên cơ sở đó các tácgiả đã tìm ra những nhân tố tác động đến HTTT kế toán Mặt khác, từ các kết quảnghiên cứu cũng cho thấy, bản thân thông tin kế toán không tự tạo ra chất lượng màhoàn toàn phụ thuộc vào HTTT kế toán
(2) Phần lớn các nghiên cứu trước tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến HTTT kế toán tại các doanh nghiệp Đối với các trường đại học, các nghiên cứuchỉ xoay quanh các vấn đề về việc sử dụng thông tin quản lý, thông tin kế toán phục
vụ cho việc ra các quyết định
(3) Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu ở nước ngoài
mà tác giả tìm hiểu là phương pháp định lượng với nhiều kích cỡ mẫu khác nhau,đối tượng khảo sát khác nhau và công cụ phân tích dữ liệu cũng đa dạng Bên cạnh
đó, cũng có vài công trình sử dụng phương pháp định tính bằng cách kế thừa kếtquả của các nghiên cứu trước đó kết hợp với cơ sở lý thuyết để chứng minh cho vấn
đề nghiên cứu của mình
(4) Mặc dù, trong các nghiên cứu đã trình bày trên đây, chưa có nghiên cứu nào đềcập trực tiếp về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán ở các trường đại học,nhưng cũng cho thấy nhu cầu sử dụng HTTT kế toán đối với các trường đại họccũng không khác gì đối với các doanh nghiệp Điều này thể hiện thông qua một sốnghiên cứu về các nhân tố tạo nên sự thành công của việc áp dụng hệ thống ERP
Trang 32cho các trường đại học (Rabaa, 2009), vận dụng HTTT quản lý ở trường đại học(Momoh & Abdulsalam, 2014) cũng như sử dụng HTTT quản lý cho việc ra quyếtđịnh (Ajayi & Omirin, 2007) Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về vấn đề cầnthiết cho việc sử dụng ABC trong các trường đại học và khẳng định ABC là công cụthích hợp cung cấp các thông tin chi phí hỗ trợ quá trình ra quyết định ở trường đạihọc (Agata và công sự, 2011).
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
1.2.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án
Để phản ánh thực trạng tình hình nghiên cứu về HTTT kế toán ở các trườngĐHCL so với tình hình nghiên cứu về HTTT kế toán ở các đơn vị HCSN cũng như
ở các doanh nghiệp đã được công bố trong nước nhằm xác định vấn đề nghiên cứucần được thực hiện của luận án, tác giả trình bày các công trình nghiên cứu ở trong
nước theo ba dòng nghiên cứu: (1) những nghiên cứu về HTTT kế toán ở các doanh nghiệp, (2) những nghiên cứu về HTTT kế toán ở các đơn vị HCSN và (3) những nghiên cứu về HTTT kế toán ở các trường ĐHCL.
1.2.1.1 Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở các doanh nghiệp
Khi nghiên cứu về “Hệ thống thông tin kế toán với các nhà quản lý doanh nghiệp trong điều hành sản xuất kinh doanh”, Nguyễn Thị Thu Hương (2008) đưa
ra những lý luận, phân tích về tính chất của HTTT kế toán bao gồm thông tin trongquá khứ, thông tin hiện tại và thông tin trong tương lai để giúp các nhà quản lýhoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra rằng
Trang 33thông tin kế toán là phương tiện chỉ đạo sản xuất kinh doanh, là nhân tố đảm bảocho người thực hiện làm tốt công việc được giao…Nói tóm lại, tác giả muốn khẳngđịnh tầm quan trọng của HTTT kế toán đối với các nhà quản lý từ khâu lập kếhoạch cho đến việc ra quyết định.
Bùi Quang Hùng (2009) đã nghiên cứu việc “Vận dụng mô hình REA để thu thập thông tin cho quy trình tổ chức HTTT kế toán” Tác giả đã khẳng định việc tổ
chức HTTT kế toán là nhiệm vụ quan trọng nhằm thiết lập một hệ thống có khảnăng đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành,đánh giá, kiểm soát các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài Đểnhận dạng các yêu cầu thông tin phục vụ tổ chức HTTT kế toán, tác giả đã vận dụng
mô hình REA (Resources – Event – Agent) Trên cơ sở tiếp cận mô hình REA(Nguồn lực – Hoạt động – Đối tượng) tác giả đã xây dựng phương pháp để nhậndạng yêu cầu thông tin phục vụ cho tổ chức HTTT kế toán Mục tiêu của nghiêncứu này là xác định yêu cầu thông tin cho việc tổ chức HTTT kế toán
Khi nghiên cứu vấn đề “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Nguyễn Bích Liên (2012) đã đưa
các đặc tính về chất lượng thông tin kế toán theo 3 chiều: (1) nội dung thông tin(chính xác, đầy đủ, có thực, kịp thời, thích hợp); (2) phương pháp ghi nhận và xử
lý thông tin (nhất quán, khách quan); (3) trình bày thông tin (có thể hiểu được),đồng thời tiến hành phân tích 12 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kếtoán là (1) tầm nhìn, cam kết và hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao; (2) năng lực, kinhnghiệm và sự hỗ trợ của Nhà tư vấn triển khai; (3) năng lực đội dự án; (4) thửnghiệm hệ thống; (5) huấn luyện và tham gia của nhân viên doanh nghiệp; (6) chấtlượng dữ liệu; (7) qui trình xử lý và chất lượng phần mềm ERP; (8) chất lượng thiết
bị, cơ sở hạ tầng; (9) chiến lược, chính sách hệ thống ERP; (10) môi trường văn hóadoanh nghiệp; (11) môi trường giám sát, kiểm tra; (12) người sử dụng bên ngoàidoanh nghiệp Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để phân tích kết quảkhảo sát (số mẫu thu thập là 143 mẫu) với các công cụ trong SPSS như: Cronbach
Trang 34Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo, Kruskal – Wallis kết hợp với phương saimột nhân tố ANOVA để phân tích sự khác biệt về kết quả khảo sát giữa các đốitượng khảo sát khác nhau và cuối cùng là vận dụng EFA để khám phá ra nhân tốmới từ các nhân tố trên.
Hồ Mỹ Hạnh (2013) đã nghiên cứu về “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam.” Trong nghiên cứu này
tác giả đã tập hợp các cơ sở lý thuyết về tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phítrong doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực may mặc nói riêng và nêu ra những kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toánquản trị chi phí tại một số nước trên thế giới Tiếp theo tác giả đã tiến hành khảosát thực trạng việc tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại các công ty mayViệt Nam và sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để đưa ra kếtquả đánh giá Qua đó, tác giả nêu lên các vấn đề cần hoàn thiện đối với tổ chứcHTTT kế toán quản trị chi phí tại các công ty may Việt Nam Bên cạnh đó, trongphần kết luận tác giả cũng đã khẳng định mục tiêu, chiến lược, nhu cầu thông tin
kế toán quản trị chi phí là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tổ chức HTTT kếtoán quản trị chi phí
Thông qua nghiên cứu “Tổ chức HTTT kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Lê Thị Minh Huệ (2013) đã đề cập đến vấn
đề hoàn thiện quá trình tạo lập thông tin kế toán thông qua giai đoạn tổ chức phảnánh thông tin nghiệp vụ (hệ thống chứng từ kế toán), giai đoạn tổ chức hệ thống hóa
và xử lý thông tin kế toán (hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán) và giai đoạn tổchức cung cấp thông tin tài chính (báo cáo dưới góc độ kế toán tài chính và báo cáodưới góc độ kế toán quản trị) Ngoài ra, tác giả còn đề nghị tổ chức mô hình kế toántập trung có sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, đồng thời phải tổchức bộ máy kế toán phù hợp (số lượng phần hành kế toán, đội ngũ nhân sự kế toán
có kinh nghiệm, chú trọng đào tạo nhân viên kế toán có chuyên môn sâu về kế toánquản trị)
Trang 35Một nghiên cứu định lượng về “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”, Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) đã tổng hợp được
bốn nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán bao gồm: (1) nguồn nhânlực kế toán và nhà quản lý (năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp
và đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý và nhân lực
kế toán); (2) công nghệ thông tin (hệ thống thiết bị công nghệ thông tin truyềnthông, phần mềm quản lý, phần mềm kế toán); (3) môi trường doanh nghiệp (vănhóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, áp lực công việc, ngành nghềkinh doanh, sự cạnh tranh; (4) hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát củaNhà nước Tuy nhiên, tác giả chỉ đưa vào phân tích sự tác động của 3 nhân tố(không phân tích nhân tố công nghệ thông tin) thông qua khảo sát thu thập dữ liệu
từ 55 doanh nghiệp với 150 mẫu và tiến hành phân tích tương quan hồi quy để đưa
ra phương trình hồi quy tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa các nhân tố trên vớichất lượng thông tin kế toán, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình bằngcông cụ phương sai ANOVA, kiểm định tự tương quan giữa các phần dư và kiểmtra hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả, chỉ có nhân tố nguồn nhân lực kế toán và nhàquản lý; nhân tố hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát của Nhà nước ảnhhưởng đến chất lượng thông tin kế toán
1.2.1.2 Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở các đơn vị HCSN
Phan Thị Thu Mai (2012), nghiên cứu "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN ngành Lao động
và Thương binh xã hội” Tác giả tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng việc
tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị HCSN thuộc ngành Lao động –Thương binh và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những ưu điểm và mặt tồn tại của tổchức hạch toán kế toán ảnh hưởng đến quản lý tài chính của đơn vị, đồng thời chỉ
ra nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại để có cơ sở đề ra các giải pháp hoànthiện tổ chức hạch toán kế toán dưới góc độ khuôn khổ pháp lý và vận dụngnhằm tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị này Thông qua đề tài cho thấy,vấn đề về tổ chức hạch toán kế toán không chỉ quan trọng đối với các đơn vị
Trang 36thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ngay cả đối với các đơn vị thuộc khu vựccông.
Lê Thị Thanh Hương (2012) đã chỉ ra vai trò của tổ chức công tác kế toán
trong quản lý ở các đơn vị sự nghiệp có thu công lập qua nghiên cứu “Hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” Tác
giả cũng đưa ra các vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý tại các bệnh viện trựcthuộc Bộ Y tế, đồng thời đánh giá thực trạng việc tổ chức HTTT kế toán của một sốbệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y Tế dưới góc độ kế toán tài chính, kế toán quảntrị và đưa ra ý kiến đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế trong việc tổchức công tác kế toán Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế Đây cũng là đềtài nghiên cứu về hạch toán kế toán ở khu vực công, càng khẳng định nhu cầu cấpthiết về tổ chức HTTT kế toán nhằm cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu sử dụngtại các đơn vị thuộc khu vực này cũng không khác gì so với các doanh nghiệp
Để “Hoàn thiện BCTC của cơ quan Nhà nước và ĐVSN công lập đáp ứng chuẩn mực công quốc tế”, Võ Văn Nhị và cộng sự (2014) đã phân tích các nhân tố
tác động đến hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN bao gồm: (1) nhân tố thuộc đặcthù hệ thống chính trị quốc gia (Luật kế toán, Luật NSNN), (2) nhân tố thuộc môitrường pháp lý, (3) nhân tố thuộc môi trường chính sách kế toán, (4) môi trường vănhóa, giáo dục và xã hội, (5) cơ chế và chính sách kế toán Sau khi sử dụng phươngpháp thống kê mô tả, kiểm định phương sai, Cronbach’s Alpha, chi bình phương,ANOVA, t-test và EFA để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hệthống BCTC của các đơn vị HCSN, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện đốivới hệ thống BCTC, hệ thống tài khoản và các giải pháp liên quan đến kiểm soát vàcông bố thông tin
Nguyễn Thị Minh Phương (2014) nêu lên sự cần thiết phải hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại các đơn vị HCSN trong nghiên cứu “Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp trong quản lý ngân sách” Tác giả cũng đã trình bày những
Trang 37quan điểm về tổ chức quy trình kế toán trong các đơn vị HCSN như: tổ chức hệthống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản, lựa chọn hệ thống sổ kế toán, tổ chức
hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phùhợp
Khi nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Đậu Thị Kim
Thoa (2015) đã phân tích 8 nhân tố gồm: ban quản lý cấp cao, kế toán trưởng, nhânviên kế toán, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, cơ cấu tổ chức, môi trườngpháp lý tác động đến chất lượng thông tin kế toán Tác giả cũng đã tổng hợp cácnghiên cứu trước để làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình, đồng thời đềxuất 4 tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông tin kế toán gồm: dễ hiểu, thích hợp,trung thực, so sánh được Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã sử dụng phươngpháp nghiên cứu hỗn hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chấtlượng thông tin kế toán để từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượngthông tin kế toán tại các đơn thuộc khu vực công Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa
ra những lập luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và HTTT kế toán nhằmkhẳng định những nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán cũng ảnh hưởng đến chấtlượng thông tin kế toán Từ kết quả phân tích, tác giả đã nêu lên những giải phápnâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu ở khu vựcthành phố Hồ Chí Minh theo ba nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể là: Ban quản
lý cấp cao, nhân viên kế toán, môi trường tổ chức
1.2.1.3 Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở các trường ĐHCL
“Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học, cao đẳng công lập” là nghiên cứu của Đinh Thị Mai (2010) Bằng phương pháp lý
luận và phân tích thực trạng, tác giả đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến thu chitài chính của các trường đại học, cao đẳng công lập được giao quyền tự chủ tàichính và sự bất cập của HTTT kế toán tại các trường này về tổ chức vận dụng
Trang 38chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng HTTT nhằm đáp ứng yêu cầu quản lýtài chính theo cơ chế tự chủ tại các trường đại học, cao đẳng công lập:
- Hoàn thiện quy trình lập dự toán và triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
- Hoàn thiện HTTT kế toán dưới góc độ kế toán tài chính
- Hoàn thiện HTTT kế toán dưới góc độ kế toán quản trị
- Hoàn thiện hệ thống máy tính
Tiếp theo đó, Nguyễn Hữu Đồng (2012) đã nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam” Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giả đã nêu ra các nhân tố cấu thành HTTT
kế toán trong các đơn vị HCSN có thu gồm: bộ máy kế toán; phương tiện kỹthuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán; các quá trình kếtoán cơ bản; hệ thống kiểm soát
Trên cở sở đó, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng HTTT kế toán tại một
số trường ĐHCL theo các nhân tố trên (các trường ĐHCL ở Việt Nam thuộc cácđơn vị HCSN có thu), đồng thời phân tích, đánh giá và đề ra phương hướng, giảipháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam
Phụ lục 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án 1.2.2 Nhận xét về những nghiên cứu đã được công bố ở trong nước về HTTT
kế toán
Qua quá trình tìm hiểu về các công trình nghiên cứu trong nước có liên quanđến HTTT kế toán cho thấy, khi mà nền kinh tế Việt Nam càng hòa nhập với nềnkinh tế thế giới thì vấn đề về HTTT kế toán càng được chú trọng, bởi đây là công cụ
hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc thực hiện các quyết định về tài chính Vì vậy,ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lĩnh vực này được công bố,phạm vi nghiên cứu không dừng lại ở các công ty mà cả đối với các đơn vị thuộckhu vực công trong đó có các trường ĐHCL Ngoài một số kết quả đạt được như đã
Trang 39phân tích trong từng nghiên cứu trên thì nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện cónhững đặc điểm như sau:
(1) Phần lớn các công trình sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống và cáchtiếp cận chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở phân tích, từ đóđưa ra các kiến nghị và giải pháp Rất ít các nghiên cứu sử dụng phương phápnghiên cứu định lượng để làm công cụ đo lường và xem xét các nhân tố ảnh hưởngđến HTTT kế toán
(2) Có một vài công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thôngtin kế toán tại các công ty, đơn vị HCSN và đã sử dụng phương pháp định lượng đểphân tích Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại đi sâu vào phân tích về những nhân
tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán mà không đề cập gì đến HTTT kế toán,trong khi thông tin kế toán là sản phẩm được tạo ra từ HTTT kế toán
(3) Các nghiên cứu về HTTT kế toán tại các trường ĐHCL còn rất ít, chủ yếu sửdụng phương pháp định tính để phân tích và chưa đi sâu vào phân tích những nhân
tố tác động đến HTTT kế toán tại các đơn vị này Cụ thể:
- Nghiên cứu thứ nhất, “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học, cao đẳng công lập” của Đinh Thị Mai (2010) Trong nghiên cứu
này, tác giả phân tích đánh giá hiện trạng HTTT tại các trường ĐHCL dựa trên cơ
sở khuôn khổ các quy định pháp luật về kế toán áp dụng hiện hành để từ đó đưa ra 3vấn đề hoàn thiện HTTT kế toán tại các trường ĐHCL là hoàn thiện hệ thống lập dựtoán, hệ thống kế toán tài chính, hệ thống kế toán quản trị
- Nghiên cứu thứ hai, sau bài viết của tác giả Đinh Thị Mai, Nguyễn Hữu Đồng đã
công bố công trình “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam” vào năm 2012, công trình nghiên cứu này đã giải
quyết các vấn đề mà nghiên cứu trước đó chưa thực hiện được thông qua việc khảosát thực tế về HTTT kế toán tại một số trường ĐHCL tiêu biểu đại diện cho các khuvực, đồng thời đưa các giải pháp về hoàn thiện HTTT kế toán tại các trường ĐHCL.Tuy nhiên, những vấn đề chưa được thực hiện trong nghiên cứu này là:
Trang 40Một, đề tài tập trung các vấn đề hoàn thiện tổ chức HTTT dựa trên kết quả
nghiên cứu thực trạng về HTTT kế toán tại một số trường ĐHCL tiêu biểu mà chưa
đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán của cácđơn vị này
Hai, chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trườngĐHCL
- Nghiên cứu thứ ba, “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Đậu Thị KimThoa (2015) Đây cũng được xem là nghiên cứu có liên quan trực diện đến luận án(do ĐHCL cũng thuộc đơn vị sự nghiệp có thu) Tuy nhiên, đối tượng của nghiêncứu này là toàn bộ các ĐVSN có thu và phạm vi nghiên cứu chỉ khảo sát ở khu vựcthành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ba công trình nghiên cứu trên, các nghiên cứu còn lại tập trung vàovấn đề tổ chức công tác kế toán, tổ chức HTTT và các nhân tố ảnh hưởng đếnHTTT kế toán ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, qua tìm hiểu các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thếgiới và ở Việt Nam có liên quan đến HTTT kế toán nói chung cho thấy, HTTT kếtoán là một công cụ hữu ích trong quản lý tài chính ở tất cả các đơn vị không phânbiệt công ty, đơn vị HCSN hay các trường ĐHCL Các nghiên cứu trước cũng đã đềcập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán cũng như chất lượng thông tin
kế toán, những nhân tố đó được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vàođiều kiện phát triển về kế toán ở mỗi quốc gia, ở mỗi đơn vị Tuy nhiên, các nghiêncứu trước còn khoảng hở cần phải được thực hiện trong nghiên cứu này là:
Đối với các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài