1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY DƯA LEO VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

76 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 14,84 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu : ‘‘Điều tra diễn biến bệnh sương mai trên cây dưa leo và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh củamột số chế phẩm sinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Ho

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY DƯA LEO VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN, TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: PHAN DOÃN THẮNG Ngành: NÔNG HỌC

Niên khóa: 2008-2012

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 2

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY DƯA LEO VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN, TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

PHAN DOÃN THẮNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

TS Võ Thị Thu Oanh

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ ChíMinh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trongTrường đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc.Trân trọng cảm ơn các hộ nông dân ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và giađình anh Lê Tuấn Khanh đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian điều tra và bố trí thínghiệm

Con xin chân thành cảm ơn Cô TS Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo con trong quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Trân trọng cảm ơn Công ty TNHH Long Đỉnh đã cung cấp chế phẩm sinh họcHTD và HTG cho tôi thực hiện đề tài

Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, tạođiều kiện tốt nhất để con có thể theo học và hoàn thành khóa học này

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thựchiện đề tài

Chân thành cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

PHAN DOÃN THẮNG

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu :

‘‘Điều tra diễn biến bệnh sương mai trên cây dưa leo và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh củamột số chế phẩm sinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh’’

Địa điểm : Tại Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Thời gian : Từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012

Mục tiêu đề tài : Nắm được tình hình bệnh sương mai hại dưa leo vụ khô 2012 tại xã

Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh Xác định được loại chếphẩm sinh học có hiệu quả phòng trị bệnh sương mai trên cây dưa leo để sử dụng trongsản xuất dưa leo tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Nội dung thực hiện: Điều tra tình hình bệnh sương mai hại dưa leo vụ khô 2012 tại xã

Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh sương maitrên cây dưa leo của một số chế phẩm sinh học Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khốiđầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, năm nghiệm thức, bốn lần lặp lại Diện tích mỗi ô là 30

m2 Mật độ: 17000 cây/ha Thí nghiệm gồm ba chế phẩm sinh học, một thuốc hóa họcvà đối chứng phun nước lã

Kết quả đạt được như sau :

Các ruộng trồng dưa leo được điều tra ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng,huyện Hóc Môn đều bị bệnh sương mai ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, bệnh bắt đầuxuất hiện ở giai đoạn 12 - 16 NSG và phát triển mạnh nhất từ giai đoạn chuẩn bị ra hoađến khi thu hoạch

Hai giống dưa leo đang được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở vụ khô 2012tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn đều bị nhiễm bệnh sương mai Mức độnhiễm bệnh của giống Én Vàng cao hơn giống Hunter 1.0 Mật độ trồng càng dày thì

tỷ lệ bệnh sương mai càng tăng và ngược lại Ở mật độ 17 – 18 ngàn cây/ha bị bệnhnặng hơn so với mật độ 11 – 14 ngàn cây/ha

Trang 5

Hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên dưa leo của các loại thuốc biểu hiện ởmức độ khác nhau Thuốc hóa học Daconil 75WP mang lại hiệu quả cao nhất, kế đếnlà chế phẩm sinh học HTD + HTG Chế phẩm BIOFERT Mx và kích kháng Ruby đạthiệu quả chưa cao trong phòng trừ bệnh sương mai Về mặt hiệu quả kinh tế, chế phẩmsinh học HTD + HTG đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất 16,55 triệu đồng/ha Kế đến làchế phẩm BIOFERT Mx với 15,15 triệu đồng/ha Thuốc hóa học Daconil 75WP kinh

tế chỉ đạt 13 triệu đồng/ha Kích kháng Ruby đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất với12,84 triệu đồng/ha

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iiiMục lục ivDanh sách các chữ viết tắt ixDanh sách các hình và biểu đồ x

Danh sách các bảng xi

Chương 1: MỞ ĐẦU1

1.1 Đặt vấn đề1

1.2 Mục đích và yêu cầu 1

1.2.2 Yêu cầu 2

2.1 Sơ lược về cây dưa leo 3

2.4.4 Đất và dinh dưỡng 5

2.5 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của dưa leo 6

2.5.1 Thời kỳ nảy mầm 6

2.5.2 Thời kỳ cây con6

Trang 7

2.5.3 Thời kỳ ra hoa 6

2.5.4 Thời kỳ ra hoa rộ 6

2.5.5 Thời kỳ già cỗi 6

2.6 Tình hình bệnh hại trên dưa leo và giới thiệu về bệnh sương mai trên dưa leo 72.6.1 Tình hình bệnh hại 7

2.6.2 Giới thiệu về bệnh sương mai 7

2.6.2.1 Nguồn gốc 7

2.6.2.2 Triệu trứng bệnh 7

2.6.2.3 Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh 8

2.6.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển 8

2.6.2.5 Biện pháp phòng trừ 8

2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9

2.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

2.7.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 10

2.8 Đặc tính của các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm 11

2.8.1 BIOFERT Mx 11

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

3.2 Nội dung nghiên cứu 19

3.3 Vật liệu nghiên cứu 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.1 Điều tra tình hình bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng,huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 19

3.4.1.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo tại xã Xuân Thới Thượng, huyệnHóc Môn, TP Hồ Chí Minh 19

3.4.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã XuânThới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 21

3.4.2 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo của một số chế phẩmsinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 21

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

Trang 8

4.1 Tình hình bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện HócMôn, TP.Hồ Chí Minh 28

4.1.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân ThớiThượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh28

4.1.2 Diễn biến bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyệnHóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 29

4.1.3 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của một số giống dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã XuânThới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ chí Minh 31

4.1.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sương mai dưa leo vụ khô

2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 32

4.2 Hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo của chế phẩm sinh học và kíchkháng tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 33

4.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô

2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 33

4.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh sương mai dưa leo vụ khô

2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 33

4.2.3 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc thí nghiệm trong các lần phun phòng trừ bệnhsương mai dưa leo tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh38

4.2.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất dưa leo vụ khô 2012 tại xãXuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 39

4.2.5 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa leo của chế phẩm sinhhọc và kích kháng ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ ChíMinh 40

Trang 9

Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra tình hình bệnh sương mai trên cây dưa leo tại xã Xuân ThớiThượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 52

Phụ lục 4: Mẫu phiếu theo dõi bệnh sương mai trên cây dưa leo tại ruộng thí nghiệm 53Phụ lục 5: Phiếu điều tra nông dân 54

Phụ lục 6: Số liệu tỷ lệ bệnh chuyển đổi 57Phụ lục 7: Số liệu chỉ số bệnh chuyển đổi 58Phụ lục 8: Xử lý số liệu thống kê 59

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (5 NSG) 22

Hình P1: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (20 NSG) 48

Hình P2: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (27 NSG) 48

Hình P3: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (34 NSG) 49

Hình P4: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (51 NSG) 49

Hình P5: Phân cấp lá dưa leo bị bệnh 50

Biểu đồ 1: Năng suất dưa leo ở từng thời điểm thu hoạch 51

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm và liều lượng sử dụng 23

Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khí hậu nơi bố trí thí nghiệm 25

Bảng 4.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân

Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 28

Bảng 4.2 Diễn biến bệnh sương mai hại dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới

Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 30

Bảng 4.3 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của hai giống dưa leo được trồng phổ biến

nhất tại địa phương 31

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sương mai hại

dưa leo vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn,TP Hồ Chí Minh 32

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh sương mai hại dưa

leo vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 33

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh sương mai hại dưa

leo vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh 36

Bảng 4.7 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc thí nghiệm. 38

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất của cây dưa leo 39

Bảng 4.9 Chi phí phòng trừ của các nghiệm thức 41

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế và hệ số lãi của các thuốc dùng trong thí nghiệm 42

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩm cần thiết khôngthể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình và là nguồn cung cấp lượng lớn cácloại vitamin A, B1, C,… và các chất khoáng Mặt khác, cuộc sống càng văn minh, hiệnđại thì rau xanh càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chếcác mất cân đối trong khẩu phần ăn hằng ngày Trong các loại rau, dưa leo là cây rau ănquả được nhiều người ưa chuộng không chỉ nhờ có mùi vị đặc trưng, tính mát, thơmngon mà còn là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao

Cây dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí, trong họ

bầu bí thì dưa leo là loại được trồng nhiều hơn cả Ở nước ta dưa leo đã được trồng từrất lâu, không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn đượcdùng để làm các loại mỹ phẩm chiết xuất từ dưa leo trong công nghiệp

Với tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây dưa leo nói riêng ở nhữngvùng sản xuất rau trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn trồng rau theo tậpquán canh tác cũ Việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh như sử dụng phối hợp nhiềuloại thuốc hóa học khác nhau cho một lần phun, phun liên tục nhiều lần và với nồng độcao hơn rất nhiều so với khuyến cáo Do một số loại rau có thời gian thu hoạch sát nhaunhư bầu , bí, đặc biệt đối với cây dưa leo (việc thu hoạch diễn ra liên tục 1 ngày/lần thu)nên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến tồn dưthuốc bảo vệ thực vật trên rau quả vượt mức cho phép nhiều lần, làm ảnh hưởng xấu tớisức khỏe người tiêu dùng

Vì vậy, vấn đề sản xuất rau, củ, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmđang thực sự cấp bách và được đặt lên hàng đầu Do đó, việc sử dụng các thuốc và

Trang 14

chế phẩm có nguồn gốc sinh học để hạn chế hoặc thay thế sử dụng các loại thuốchóa học đang được ưu tiên khuyến khích sử dụng Xuất phát từ tình hình trên vàđược sự chấp thuận của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học trường ĐạiHọc Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tradiễn biến bệnh sương mai trên cây dưa leo và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh củamột số chế phẩm sinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ ChíMinh” nhằm tìm ra loại chế phẩm sinh học có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnhsương mai trên cây dưa leo.

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Sơ lược về cây dưa leo

Cây dưa leo thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae

Tên khoa học: Cucumis sativus L.

Tên tiếng Anh: Cucumber

Số lượng nhiễm sắc thể: 14

2.2 Nguồn gốc, phân bố

Cây dưa leo là loại rau truyền thống Nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồngốc ở miền Tây Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á vàđược trồng cách đây khoảng 3000 năm trước Theo Trần Khắc Thi (1999) dưa leo cónguồn gốc từ Việt Nam Trong quá trình giao lưu buôn bán, được trồng phổ biến ởTrung Quốc và từ đây chúng được phát triển ở Nhật Bản và Châu Âu

2.3 Đặc tính thực vật học

2.3.1 Hệ rễ

Dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ ưa ẩm, không chịukhô hạn cũng không chịu ngập úng Tuy nhiên cũng có giống chịu mưa khá

Hệ rễ dưa leo có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15

- 20cm Rễ phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến bộ phận trên mặt đất, thân bé nhỏ sinhtrưởng kém

Trang 16

2.3.2 Thân

Thân cây dưa leo thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộcchủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc Trên thân lá mầm vàlóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể hình thành nhiều rễ bất định Tùy giai đoạnsinh trưởng mà thân có hình tròn hay góc cạnh và lông ít hay nhiều tùy giống

2.3.3 Lá

Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật, hai lá mầm mọc đối xứng qua trục thân.Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinhtrưởng của cây Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hai lá mầm là chất lượnggiống, khối lượng hạt giống to hay nhỏ, chất dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất và nhiệt

độ, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho lá bị co rút lại

Lá thật có 5 cánh, chia thìa nhọn, dạng chân vịt hoặc có dạng lá tròn, trên lá cólông cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi

2.3.4 Hoa

Hoa dưa leo thuộc dạng hoa đơn tính, đôi khi cũng có hoa lưỡng tính Hoa đựcmọc thành từng chùm 5 - 7 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn nhưng vị trí cao hơn hoađực, hoa cái có cuống ngắn và mập hơn hoa đực Sự xuất hiện của hoa cái sớm haymuộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng

2.3.5 Quả

Quả dưa leo thường thuôn dài, quả có 3 múi, hạt dính vào giá noãn Quả lúccòn non có gai xù xì, khi trái lớn thì gai từ từ mất đi Quả từ khi hình thành đến khi thuhoạch có màu xanh đậm đến xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vết, chấm), khichín quả chuyển sang màu vàng sậm hay trắng xanh Quả tăng trưởng rất nhanh tùytheo giống, có thể thu hoạch quả từ 8-10 ngày sau khi hoa nở

Trang 17

2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa leo

2.4.3 Nước

Dưa leo chứa đến 95% nước nên yêu cầu về ẩm độ của dưa leo rất lớn, độ

ẩm đất cho dưa leo ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển là 85 - 95%

Cây dưa leo chịu hạn và chịu úng kém, thiếu nước cây không những sinhtrưởng, phát triển kém mà còn tích lũy chất cucurbitacin gây đắng cho quả Thời kỳcây ra hoa tạo quả nhu cầu nước cao nhất (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996)

2.4.4 Đất và dinh dưỡng

Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, giàu hữu cơ, đất tơi xốp và pH tốt nhấttừ 6 – 6,5 Dưa leo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chấtlượng quả tốt (Tạ Thu Cúc, 2005)

Trang 18

Cây dưa leo yêu cầu độ phì trong đất rất cao và trong 3 yếu tố N, P, K dưaleo sử dụng cao nhất là kali, thứ đến là đạm và ít nhất là lân (Tạ Thu Cúc, 2005).

2.5 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của dưa leo

2.5.1 Thời kỳ nảy mầm

Từ khi gieo đến khi có hai lá mầm, thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độtừ 150C trở lên hạt mới có khả năng nảy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 300C

2.5.2 Thời kỳ cây con

Từ khi có 2 lá mầm đến khi có 4 - 5 lá thật, trong thời kỳ này bộ rễ phát triểnmạnh cả chiều sâu lẫn chiều rộng, trong khi đó bộ phận trên mặt đất phát triển chậm,thân mọc thẳng chưa phân cành, lóng thân ngắn (Tạ Thu Cúc, 2005) Vì vậy thời kỳnày việc kết hợp giữa vun xới, bón thúc và tưới ẩm để kích thích bộ rễ mọc mạnh, thúcđẩy sự phát triển của thân lá là biện pháp cần thiết

2.5.3 Thời kỳ ra hoa

Thời kỳ này được xác định từ sau khi trên cây có 4 - 5 lá thật đến khi có hoacái đầu tiên, thân cây mọc thẳng chuyển sang trạng thái bò leo và phát triển mạnh, cácnhánh, tua cuốn được hình thành, tốc độ ra lá nhanh và kích thước lá lớn, hoa đực ranhiều và hoa cái đầu tiên bắt đầu xuất hiện

2.5.4 Thời kỳ ra hoa rộ

Là thời kỳ từ khi có hoa cái đầu tiên đến khi hoa nở rộ có thể thu hoạch lứaquả đầu tiên Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, thân vươn cao và lá mọc nhiều, hoaquả ra tập trung nên yêu cầu về nước và dinh dưỡng đầy đủ Vì vậy, bón thúc hợp lý,kịp thời và thu hoạch đúng độ chín là biện pháp làm tăng năng suất

2.5.5 Thời kỳ già cỗi

Sự sinh trưởng của thân lá quả giảm đi nhanh chóng, số quả trên cây ít, cây trởnên già cỗi Quả phát triển không cân đối thường là dị hình Năng suất và chất lượng

Trang 19

quả giảm đi rõ rệt Nếu tăng cường chăm sóc bón thúc có thể làm cho thời kỳ già cỗiđến chậm Nhìn chung sau khi tận thu có thể nhanh chóng chuẩn bị cho vụ gieo trồngtiếp theo để sử dụng đất đai cho hiệu quả hơn (Tạ Thu Cúc, 2005).

2.6 Tình hình bệnh hại trên dưa leo và giới thiệu về bệnh sương mai trên dưa leo 2.6.1 Tình hình bệnh hại

Bệnh trên dưa leo chủ yếu là các bệnh: bệnh chết cây con, bệnh phấn trắng,bệnh sương mai, bệnh khảm Trong đó bệnh sương mai được coi là bệnh nguy hiểmhàng đầu gây hại cho dưa leo ở tất cả các vụ trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp và độ

ẩm không khí cao

2.6.2 Giới thiệu về bệnh sương mai

2.6.2.1 Nguồn gốc

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Cu Ba vào năm 1868 Sau đó phát hiện thấy ởBắc Mỹ và đến nay phổ biến hầu khắp các nước trên thế giới (Vũ Triệu Mân và LêLương Tề, 1998)

2.6.2.2 Triệu trứng bệnh

Bệnh hại các bộ phận lá, thân cành, thậm chí cả quả nhưng hại lá là chủ yếu.Vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt, sau đóchuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác hoặc hình bất định Vếtbệnh thường nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá, vết bệnh có góc cạnh khôngđịnh hình Mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắngxám, đó là các cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh Bệnh nặng nhiều vết hợplại thành vết lớn, gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh, thậm chí làm lá biến dạng, câyphát triển yếu và chết (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

Trang 20

2.6.2.3 Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

Nấm gây bệnh Pseudoperonospora cubensis (Berkley et Curtis) Rostovzew

thuộc bộ Peronosporales, lớp Nấm tảo Sợi nấm hình ống, đơn bào, phân nhánh, nằmlen lỏi giữa các tế bào, hình thành vòi hút để hút chất dinh dưỡng và tạo các cành bào

tử phân sinh chui qua lỗ khí ra ngoài Cành bào tử phân sinh dạng hình cành cây, phânnhánh kép không đều đặn, đơn bào không màu Đỉnh nhánh nhọn, uốn cong hình cánhcung Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng, đơn bào không màu, vỏ mỏngvới một núm nhỏ ở trên đỉnh Khi rơi vào giọt nước bào tử phân sinh nảy mầm và xâmnhập qua lỗ khí vào trong gian bào của mô ký chủ Giai đoạn hữu tính nấm hình thànhbào tử trứng hình cầu, màu vàng, màng dày chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trữ, tồn tại

ở trên lá và tàn dư cây bệnh Ngoài ra sợi nấm trên tàn dư thân lá bệnh là nguồn bệnhtồn tại lâu dài qua vụ sau Nấm này có nhiều dạng chuyển hóa khác nhau đối với từngloài ký chủ (bầu, bí, dưa hấu, dưa leo và các loài khác thuộc họ bầu bí) (Vũ Triệu Mânvà Lê Lương Tề, 1998)

2.6.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển

Sự phát triển của bệnh rất thuận lợi khi có điều kiện ẩm độ cao (mưa phùn,mưa nhỏ, gió, sương) và nhiệt độ tương đối thấp thích hợp Trong điều kiện có giọtnuớc hoặc ẩm độ bão hòa 100% nhiệt độ 180C thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ trong 5giờ (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

2.6.2.5 Biện pháp phòng trừ

Biện pháp tích cực để phòng trừ bệnh là tiêu diệt tàn dư thân lá bệnh, làm tốt

vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch Chọn giống tốt lấy giống từ những ruộngkhông bệnh, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học Tiến hành phun thuốc kịp thời ngaysau khi bệnh xuất hiện (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)

Hiện nay người ta phòng trừ bệnh sương mai cho dưa leo chủ yếu là thuốc hóahọc có các hoạt chất: Propineb, Metalaxyl, Thiophanate methyl, Chlorothalonil,… tiếnhành phun thuốc kịp thời khi bệnh xuất hiện

Trang 21

* Ngoài việc dùng thuốc hóa học còn phải kết hợp nhiều biện pháp khác như:

- Trồng với mật độ thích hợp không bón nhiều phân đạm

- Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nướcruộng một thời gian để diệt nấm

- Ngắt bỏ các lá già và lá bị bệnh

- Áp dụng các biện pháp canh tác (tưới nước, bón phân, thoát nước tốt) làmcho cây khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu

- Sử dụng giống kháng bệnh

2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

2.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.

Những năm gần đây việc thí nghiệm nhằm chọn được các giống dưa leo triểnvọng có năng suất cao thích nghi điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng được thựchiện và đã đáp ứng được nhu cầu thị trường giống Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu

về giống và các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất và phẩm chấtcủa các giống nói chung và của dưa leo nói riêng

Theo Trần Khắc Thi, 1985 Viện cây Lương thực và Thực phẩm đã lai tạo thànhcông giống dưa chuột Hữu Nghị là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế Võ) và NhậtBản (Nasu Fuxinari) và được phép khu vực hóa Đây là giống có đặc điểm tốt như thấpcây, năng suất và chất lượng thương phẩm cao, chín sớm và chịu được bệnh phấn trắng,sương mai

Kim Quy Chách (2005) làm thí nghiệm tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung,huyện Củ Chi, TP.HCM có kết quả như sau: đối với các tổ hợp lai của công ty hạtgiống Trung Nông như: tổ hợp lai 12 (22,4 tấn/ha), tổ hợp lai 14 (25,36 tấn/ha), tổhợp lai 15 (27,23 tấn/ha), tổ hợp lai 17 (29,02 tấn/ha), tổ hợp lai 18 (22,92 tấn/ha),

tổ hợp lai 19 (31,77 tấn/ha), tổ hợp lai 20 (31,66 tấn/ha), tổ hợp lai 21 (32,30

Trang 22

tấn/ha) Đối với giống hai mũi tên đỏ 124 của công ty giống Đông Tây cho năngsuất (30,52 tấn/ha) (trích dẫn Nguyễn Mạnh Thái, 2004).

Phần lớn các giống trồng ở Việt Nam là giống địa phương, các giống này đượcphân thành hai nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả (Nguyễn VănThắng, Trần Khắc Thi, 1996)

+ Nhóm quả ngắn (đại diện là giống Tam Dương, Vĩnh Phú): quả có chiều dàikhoảng 10 cm, đường kính 1,5 - 3 cm Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 -

80 ngày tùy theo vụ trồng) năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha Dạng này rất thích hợpcho đóng hộp ngâm dấm (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

+ Nhóm quả trung bình: đại diện là giống Yến Mỹ, Thủy Nguyên, Yên Phong,Quế Võ, quả có chiều dài từ 15 – 20 cm, đường kính từ 3,5 - 4,5 cm, thời gian sinhtrưởng 75 - 80 ngày, năng suất 22 - 25 tấn/ha, các giống này thích hợp cho ăn tươihoặc chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

+ Nhóm quả dài: có hai giạng quả: quả ngắn - do các công ty của Nhật đưasang trồng để muối mặn kích thước 30 - 40 x 4 -6 cm, trọng lượng quả đạt 200 – 400gam Dạng thứ hai quả nhẵn, do Đài Loan cung cấp, kích thước nhỏ hơn (25 - 30 x 4 -

5 cm, dùng để ăn tươi (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

2.7.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Việc thí nghiệm giống dưa leo được thực hiện thường xuyên, đã góp phần làmcho thị trường giống dưa leo thêm phong phú với nhiều giống năng suất cao, thời giansinh trưởng ngắn, chất lượng quả cao được đưa ra sản suất

Ở Thái Lan, kết quả trắc nghiệm các giống dưa leo thực hiện từ năm 1989

-1991 đã chọn ra được dưa leo LV - 1043 cho năng suất cao nhất trong mùa mưa(khoảng 27,5 tấn/ha) và giống dưa leo POL - lek cho năng suất cao nhất trong mùa khô(khoảng 31,16 tấn/ha), (trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á, 1993), tại đây, ởtrường đại học Kasetsart Thái Lan nhiều cuộc thí nghiệm cũng được thực hiện như sau:

Trang 23

Kết quả trắc nghiệm 7 giống dưa leo do Lin Ming Bao thực hiện đã chọn rađược giống cho năng suất cao là giống Luch En 26 (55,45 tấn/ha) và có khả năngkháng bệnh phấn trắng và bệnh khảm (trích dẫn Nguyễn Mạnh Thái, 2004).

Kết quả nghiên cứu 6 giống dưa leo do Cui thực hiện đã chọn được giốngTeang Ton cho năng suất cao trong 4 lần trắc nghiệm tại Indonesia, ngoài ra hai giốngJeb - bai và POL - clek được ghi nhận là cho năng suất cao trong thí nghiệm này (trungtâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á, 1993) (trích dẫn Nguyễn Mạnh Thái, 2004)

Theo Brain và ctv, 1994 Việc thử nghiệm giống dưa leo không chỉ thực hiện ởđiều kiện ngoài đồng mà còn thực hiện trong điều kiện nhà kính, cũng đã mang lại kếtquả tốt Kết quả thí nghiệm 4 giống dưa leo trong điều kiện nhà kính vào mùa xuân

1994 ở Truro do Brain và Haskins thực hiện, cho thấy 4 giống dưa leo không có sựkhác biệt về năng suất nhưng kích thước trái của hai giống Jessica, Exacta nhỏ hơn haigiống Dugan và Corona (trích dẫn Nguyễn Mạnh Thái, 2004)

Theo Zandstra (1997) thì kết quả thử nghiệm các giống dưa leo ở khoaRidetown, đai học Guelph từ tháng 6 đến tháng 8 đã tìm ra hai giống dưa leo có năngsuất cao nhất là FMX 5020 (23,3 tấn/ha) và Continental (23,7 tấn/ha) (trích dẫnNguyễn Mạnh Thái, 2004)

2.8 Đặc tính của các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm

2.8.1 BIOFERT Mx

+ Thành phần : Trichoderma spp nồng độ > 2 x 1010 CFU/g

+ Đặc điểm của nấm Trichoderma:

Vị trí phân loại nấm Trichoderma

 Lớp: Euascomycetes

 Bộ: Hypocreales

 Hộ : Hypocreacea

Giống: Trichoderma

Trang 24

Trichoderma là một loại nấm đất, chúng phát triển rất tốt trên các loại đất giàu

dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật Phát triển nhanh ở nhiệt độ 25 - 300C một số loàiphát triển tốt ở 350C

Hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma trên nấm bệnh được Weinding mô

tả năm 1932 (Snyder, 1976) tác giả gọi là hiện “tượng giao thoa sơi nấm” Trước tiên

sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm của nấm gây bệnh, sau đó các sợi nấm của Trichoderma thắt chặt lấy sợi nấm của nấm gây bệnh, cuối cùng thì mới thấy nấm của Trichoderma xuyên qua sợi nấm gây bệnh, làm thủng màng ngoài của nấm gây bệnh.

Gây ra sự phân hủy các chất nguyên sinh trong sợi nấm gây bệnh

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm ký sinh hoặc sự quấn của sợi

nấm Trichoderma bên nấm bệnh Đôi khi thấy hiện tượng sợi nấm bệnh quăn lại chết từng đoạn mà không cần sự ký sinh trực tiếp Đều chứng tỏ nấm Trichoderma có thể

tạo ra độc tố gây hại cho nấm bệnh Bên cạnh sự tác động qua lại trong quần thể nấm

đối kháng và nấm bệnh Nấm Trichoderma còn có tác dụng tác động trực tiếp lên sự

phát triển của cây trồng Do trong hoạt động sống nấm này sản sinh ra các men phânhủy glucose, cellulose nhờ các men này mà các chất hữu cơ trong đất đươc phân hủynhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo điềukiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

+ Áp dụng: Cho nhiều loại cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp

+ Công dụng: Phòng trị các bệnh về nấm, tăng khả năng phát triển của bộ rễ,giúp cây trồng hấp thụ được những hợp chất hữu cơ khó tiêu trong đất Ngoài ra cókhả năng phân giải các xác bã hữu cơ, có thể sử dụng để xử lý môi trường

+ Cách dùng:

- Phun xịt đều trên cây: hòa 50-100 g BIOFERT Mx vào 100 lít nước sạch

- Bón cho cây trồng: trộn 50-100 g BIOFERT Mx với 200 kg phân hữu cơ hay phân chuồng (sau khi đã ủ hoai) cho mỗi lần bón phân cho cây

Trang 25

+ Chú ý:

- Không sử dụng chung với thuốc BVTV, thời gian cách ly ít nhất 7 ngày

- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát

- Sản phẩm rất an toàn cho người và vật nuôi

- Không có thời gian cách ly

2.8.2 HTG

+ Thành phần: nguyên liệu và công nghệ trong nước

- Đa enzymes: catalase, dehydrogenase, photphatase, β-glucosidase,…

- Vi sinh vật cố định đạm: 2,9 x 106, vi sinh vật phân giải phosphor: 8,2 x 106,

vi sinh vật phân giải cellulose 6 x 106, Bacillus sp ≥ 106, Trichoderma spp ≤ 106,…

- Chất hữu cơ 23,5%, acid humic13,5%, acid fulvic 6%,

- Đệm (buffer) sinh học

+ Áp dụng: Tất cả các loại cây trồng

+ Công dụng:

- Hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh trong đất như Phytophthora sp., Pythium sp.

- Tăng khả năng sinh trưởng cho cây trồng và kháng nấm bệnh hại rễ

- Tiết kiệm phân bón, phát triển bộ rễ mạnh

- Phối hợp với HTD để chống vàng lá, thán thư, héo rũ, thối trái

- Giúp cây nảy mầm nhanh, đẻ nhánh mạnh và ra nhiều rễ, nhiều lá, nhiềubông, nhiều hạt, rút ngắn thời gian thu hoạch

- Khử và giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Trang 26

+ Cách dùng:

- Liều dùng rải 1kg/1000m2 (có thể trộn chung với phân bón hoặc tro trấu… đểrải), hoặc 150-200g/20 lít nước quậy đều, tưới và thêm nước nhiều lần Hiệu quả rấttốt khi tưới vào rễ hoặc phun lên lá

- 7 – 15 ngày 1 lần đối với rau màu hoặc 2 -3 tháng 1 lần đối với cây ăn trái

- Không trộn chung với thuốc bảo vệ thực vật hóa học

2.8.3 HTD – 02

+ Thành phần:

- Đa enzymes: cellulase, β-glucosidase, dehydrogenase, catalase…

- Vi sinh vật có ích: Bacillus sp., Trichoderma spp., Lactobacillus sp …

- Vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải phosphor, vi sinh vật phân giảikali…

- Chất hữu cơ tự nhiên: acid humic, acid fulvic

- Đệm (buffer) hữu cơ và hoạt chất sinh học đặc biệt

+ Công dụng:

- Xua đuổi côn trùng: rầy, bướm sâu đục thân, bướm sâu cuốn lá, bọ chích hút,nhện đỏ, nhện gié, bù lạch, bọ trĩ, ruồi đục trái,…

- Tăng khả năng khánh phèn, kháng bệnh

- Chống đạo ôn, đốm nâu, cháy bìa lá, thối trái, thối nhũn,…Chống vàng lá,lem lép hạt

- Giúp cây nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh và ra nhiều rễ, nhiều bông,nhiều hạt, rút ngắn thời gian thu hoạch

- Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật

Trang 27

- Không gây ô nhiễm môi trường và không độc cho động vật.

+ Cách dùng:

- Phòng ngừa bệnh hại cây trồng:150 - 200 ml/10 lít

- Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật

- Có thể pha chung với phân bón lá

- Lắc đều trước khi sử dụng

2.8.4 HTD – 03

+ Thành phần:

- Chất hữu cơ: 4,9%

- Bacillus sp.: 2×108

- Sinh chất và vi sinh vật hỗ trợ đặc biệt

- Enzymes: cellulose, dehydrogenase, catalase, decarboxylase…

- Vi sinh vật phân giải P, vi sinh vật phân giải K, Trichoderma spp.,

- Acid humic, acid fulvic,…

- Đệm (buffer) hữu cơ và sinh chất đặc biệt

+ Công dụng:

- Tăng số lượng nụ, hoa, hoa lớn, cánh dày, lâu tàn

- Tăng đậu trái, trái bóng, đều Chống rụng hoa, trái

- Giúp cây đề kháng nấm bệnh hại hoa và trái Giúp cây chịu rét, phèn, mặn.Xua đuổi côn trùng trưởng thành: bướm, bọ chích hút, rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ,…

Trang 28

- Là sản phẩm xanh, an toàn cao, không ô nhiễm môi trường, không mùi vàkhông độc.

- Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng hiệu quả phân bón

+ Cách dùng:

- Kích thích ra hoa: dùng 150ml/10 lít

- Dưỡng hoa, trái: 100ml/10 lít

- Giúp cây chống chịu rét: 200ml/10 lít

- Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 7 - 15 ngày

- Lắc đều trước khi mở nắp

- Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật hóa học

2.8.5 HTD – 04

+ Thành phần:

- Bacillus sp.: 8×108

- Sinh chất và vi sinh vật hỗ trợ đặc biệt

- Đa enzymes: cellulose, dehydrogenase, catalase, decarboxylase,…

- Vi sinh vật cố định N, vi sinh vật phân giải P, vi sinh vật phân giải cellulose,

Trichoderma spp …

- Acid humic, acid fulvic, acid fulgavic, fulvalerate,…

- Đạm hữu cơ và sinh chất đặc biệt

+ Công dụng:

- Mượt lá, xanh lá, lớn lá và bảo quản nông sản dài ngày

Trang 29

- Giúp rau nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, ra nhiều rễ và giúp rau ăn tráinhiều hoa, nhiều trái, đều trái, bóng trái.

- Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Giúp cây trồng xua đuổi côn trùng: bọ chích hút, bướm sâu đục thân, sâu cắnlá, rầy, rệp, bọ trĩ,… và tự đề kháng nấm bệnh hại, chống héo rũ, thán thư, chết cây

- Không ô nhiễm môi trường Không gây độc người và động vật

- Sản phẩm an toàn sinh học cao

+ Cách dùng:

- Lắc đều trước khi mở nắp

- Dùng 100ml/10 lít, phun định kỳ 7-15 ngày 1 lần, phun thật kỹ vào sáng sớmhoặc chiều tối Tốt nhất phun mặt dưới lá

- Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật hóa học

- Có thể pha chung với phân bón lá

2.8.6 Phân kích kháng Ruby

+ Thành phần: Salicilic acid (SA), N, K2O, B, Zn, vitamin C

+ Nồng độ: 157 g/lít

+ Áp dụng: Cà chua ớt, đậu, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, hành, cải

+ Công dụng: Tăng đậu trái dưỡng hạt, vận chuyển chất đường bột, tăng khảnăng phòng chống các loại bệnh gây ra do virut, nấm, vi khuẩn (nhất là các loại bệnhđốm lá, thán thư, sương mai)

+ Liều lượng: 80ml/bình 8 lít, phun định kỳ 7 - 10 ngày 1 lần

+ Chú ý: Phun lên các lá trưởng thành của cây Tránh phun trực tiếp vào nụvà hoa mới nở, trái non mới đậu Để bảo vệ giai đoạn nở hoa thì có thể tính toán

Trang 30

phun trước khi cây trổ hoa hay khi phun thì chỉ phun lên lá, tránh phun lên hoa.Thuốc nội hấp vào cây nên không cần phun lại nếu có mưa sau phun thuốc 1 giờ.Chỉ cần phun sơ cho ướt lá, không phun đẫm toàn bộ cây như các loại thuốc bệnhhóa học khác Tuyệt đối tránh phun quá liều Thuốc có thể dùng chung với tất cảcác loại thuốc trừ sâu và bệnh khác.

+ Cách ly: Thuốc hoàn toàn không độc, kể cả nguyên chất nên không cần thờigian cách ly

2.8.7 Daconil 75WP

+ Hoạt chất: Chlorothalonil 75%

+ Công dụng: Thuốc ở dạng bột hòa nước, có hiệu lực phòng trừ nhiều loạibệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau (sương mai, đạo ôn, khô vằn, thán thư, phấntrắng), không để lại vết thuốc trên lá, quả, hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài Thuốc cóchất bám dính tốt, sau khi phun gặp mưa ít bị rửa trôi

+ Áp dụng: Lúa, cà chua, dưa leo, lạc, nho, xoài

+ Liều lượng : Pha 15g thuốc với bình 8 lít Phun ướt đều lá và thân cây định

kỳ 7-10 ngày 1 lần Không phun thuốc khi trời sắp mưa

+ Thời gian cách ly: 7 ngày trước khi thu hoạch

Trang 31

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện: 20/03/2012 đến 01/06/2012

Địa điểm thực hiện: xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ ChíMinh

3.2 Nội dung nghiên cứu

Điều tra tình hình bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô tại xã Xuân ThớiThượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo của chế phẩmsinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Dây nilong, sơn, bình xịt thuốc, thùng đựng nước, khẩu trang, ủng, cân, dao, cácchế phẩm sinh học (HTG, HTD-02, HTD-03, HTD-04, BIOFERT Mx, kích khángRuby), thuốc hóa học Daconil 75WP

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra tình hình bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

3.4.1.1 Mức độ phổ biến của bệnh sương mai dưa leo tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Trang 32

* Phương pháp thực hiện: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 6 ruộng trồng dưa leo,điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc (các điểm này không cố định), mỗi điểmtiến hành đếm 50 lá (khoanh ô 50 cm x 100 cm) để tính tỷ lệ lá bị hại.

* Chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ lá bị bệnh (%), được tính theo công thức:

TLB (%) = (số lá bị bệnh/tổng số lá điều tra)*100

+ Chỉ số bệnh (%): mức độ phổ biến của bệnh được đánh giá theo thang điểm

6 cấp, dựa vào phần trăm diện tích lá bệnh: (10 TCN 517 - 2002)

 Cấp 0: Không bị bệnh

 Cấp 1: ≤ 1 % diện tích lá bị bệnh

 Cấp 2: > 1 – 10 % diện tích lá bị bệnh

 Cấp 3: > 10 - 25 % diện tích lá bị bệnh

 Cấp 4: > 25 - 50 % diện tích lá bị bệnh

 Cấp 5: > 50 % diện tích lá bị bệnh

+ Công thức tính:

CSB(%) = [(N1*1 + N2*2 +…+ Nn*n)/(N*n)]*100

Trong đó:

 N1, N2,…, Nn: Số lá bị bệnh ở mỗi cấp 1, 2, …n

 N: Tổng số lá điều tra

 n: Cấp bệnh cao nhất theo bảng phân cấp

Trang 33

3.4.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ khô 2012 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

- Mức độ nhiễm bệnh sương mai dưa leo ở các giai đoạn sinh trưởng khácnhau

- Mức độ nhiễm bệnh sương mai của một số giống dưa leo

- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ bệnh sương mai

* Phương pháp thực hiện: (tương ứng với phương pháp thực hiện mục 3.4.1.1)

* Lịch điều tra: bắt đầu điều tra vào thời điểm 10 NSG, tiến hành 7 ngày mộtlần cho đến khi cây cho thu hoạch lần đầu

* Chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ bệnh (%) qua các đợt điều tra: (áp dụng giống công thức tính tỷ lệbệnh mục 3.4.1.1)

+ Chỉ số bệnh (%) qua các đợt điều tra: đánh giá theo thang điểm 6 cấp (ápdụng giống công thức tính chỉ số bệnh mục 3.4.1.1)

3.4.2 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo của một số chế phẩm sinh học tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.

* Địa điểm ruộng bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ở ruộng của anh LêTuấn Khanh ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Trang 34

Hình 3.1: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm (5 NSG)

* Phương pháp thực hiện: thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫunhiên (Random Complete Block Dezign – RCBD) đơn yếu tố, gồm 5 nghiệm thức với

4 lần lặp lại, trong đó 3 nghiệm thức được xử lý với chế phẩm sinh học, 1 nghiệm thức

xử lý thuốc hóa học, 1 nghiệm thức đối chứng phun nước lã, diện tích mỗi ô thínghiệm là 30m2 Thực hiện điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm tiếnhành đếm 50 lá để tính tỷ lệ lá bị hại

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trang 35

Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:

- Nghiệm thức 1: Chế phẩm sinh học HTG, HTD

- Nghiệm thức 2: Chế phẩm BIOFERT Mx

- Nghiệm thức 3: Kích kháng Ruby

- Nghiệm thức 4: Thuốc hóa học Daconil 75WP (yếu tố so sánh)

- Nghiệm thức 5: Đối chứng (phun nước lã)

Bảng 3.1 Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm và liều lượng sử dụng

1 HTG + HTD Enzyme, vi sinh vật,buffer sinh học 100 ml/bình 8 lít

-Ghi chú: Tổng số lần phun: 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày

* Quy trình phun thuốc :

+ HTG, HTD:

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: bón lót HTG trước khi trồng (1kgHTG/1000 m2) Ngâm 1kg HTG + 100 lít nước Giai đoạn này dùng 50 ml HTD-02 +50ml HTD-04 + 8 lít nước HTG phun định kì 7 ngày một lần bắt đầu từ thời điểm 10NSG

- Giai đoạn chuẩn bị ra hoa, ra hoa (24 NSG): 50 ml 02 + 50 ml

HTD-03 + 8 lít nước HTG phun định kì 7 ngày một lần

Trang 36

+ BIOFERT Mx, kích kháng RuBy, Daconil : phun phòng theo chu kì 7 ngàyphun một lần bắt đầu từ thời điểm 10 NSG.

* Chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỉ lệ bệnh hại (%): Điều tra định kì, thời gian điều tra trước khi phun thuốclần kế tiếp theo 1 ngày

 Công thức: (áp dụng công thức tính tỷ lệ bệnh mục 3.4.1.1)

+ Chỉ số bệnh (%): tiến hành điều tra giống như điều tra tỷ lệ bệnh, đánh giácấp bệnh theo thang điểm 6 cấp, dựa vào phần trăm diện tích lá bệnh (giống thangđiểm phân cấp bệnh mục 3.4.1.1)

 Công thức: (áp dụng giống công thức tính chỉ số bệnh mục 3.4.1.1).+ Hiệu quả kỹ thuật (%) của các loại thuốc thí nghiệm: do trước khi phunthuốc, bệnh chưa xuất hiện nên hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc thí nghiệm đượctính theo công thức Abbott:

Hiệu quả kỹ thuật (%) = [(Ca - Ta)/Ca]*100

Trong đó:

 Ca: chỉ số bênh của nghiệm thức đối chứng sau xử lý

 Ta: chỉ số bệnh của nghiệm thức dùng thuốc sau xử lý

+ Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và kích kháng đến năng suất cây dưa leo:Thu toàn bộ số quả thu ở các nghiệm thức Đem cân số quả thu được ở tất cả cácnghiệm thức để so sánh

+ Các chỉ tiêu xác định hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa leo của cácloại thuốc thử nghiệm:

- Hiệu quả năng suất: tính bằng công thức: Qn (%) = [(A - B)/A]*100

Trong đó:

Trang 37

 Qn: hiệu quả năng suất.

 A: năng suất thực thu ở nghiệm thức thuốc

 B: năng suất thực thu ở nghiệm thức đối chứng

- Hiệu quả kinh tế: tính bằng công thức: Qt = A - B

Trong đó:

 Qt: hiệu quả kinh tế

 A: tiền bán dư so với đối chứng

 B: chi phí phòng trừ (tiền mua thuốc và công phun thuốc)

- Hệ số lãi: KL = L/P

Trong đó:

 KL: Hệ số lãi

 L: Tiền bội thu do thu trội năng suất

 P: Tổng chi phí cho biện pháp phòng trừ

* Tình hình thời tiết khí hậu nơi bố trí thí nghiệm

Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khí hậu nơi bố trí thí nghiệm

Thán

g

lượng mưa(mm)

Ẩm độkhông khí

(%)

Tổng sốgiờ nắng(giờ)Trung bình Tối cao Tối thấp

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ

- Nhiệt độ từ tháng 3 – 5 ít biến động và ở mức khá cao, nhiệt độ chênh lệch rấtcao với nhiệt tối thấp từ 22,5 - 24,50C và nhiệt độ tối cao từ 36,5- 37,80C

Trang 38

- Lượng mưa giữa các tháng có sự biến động từ 36,4 - 144 mm, cao nhất tháng 5(144 mm), thấp nhất tháng 3 (36,4 mm).

- Ẩm độ không khí giữa các tháng chỉ giao động trong khoảng 68 - 74% Trongkhi đó cây dưa leo phát triển thuận lợi ở ẩm độ không khí từ 85 – 90%

- Tổng số giờ nắng biến động từ 196 - 217,3 giờ, tháng 5 có tổng số giờ nắngcao nhất 217,3 giờ, tháng 6 có tổng số nắng thấp nhất với 196 giờ

* Một số đặc điểm của ruộng bố trí thí nghiệm:

- Diện tích ruộng bố trí thí nghiệm: 14,5 x 44,2 = 641 m2

- Giống thí nghiệm: giống dưa leo Én Vàng

- Thời gian sinh trưởng: 65 ngày

- Ngày trồng: 30/03/2012

- Ngày thu hoạch: 04/05/2012

- Kỹ thuật canh tác: Tất cả các khâu (ngoại trừ khâu phun thuốc phòng trừ bệnhbằng các chế phẩm sinh học và kích kháng theo quy định của thí nghiệm) từ chuẩn bịđất đến lúc tàn đều thực hiện theo kỹ thuật của nông dân nơi bố trí thí nghiệm

- Mât độ: 17 ngàn cây/ha

Phân bón: 680 kg phân chuồng, 35 kg vôi, 40 kg phân NPK Đầu Trâu (16

-16 - 8), 15 kg phân Super lân Tất cả được bón 1 đợt trong khi làm đất trước khi gieohạt

- Chế độ nước: ở những ngày không mưa tiến hành tưới mỗi ngày 1 lần

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Ngày đăng: 23/11/2018, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w