1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế công cộn vấn đề tăng học phí những giải pháp và biện pháp khắc phục đối với những sinh viên nghèo

18 488 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên ph

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

Hàng hóa công cộng là hàng hóa mang hai tính chất: không cạnh

tranh và không thể loại trừ Đối lập với hàng hóa công cộng là hàng hóa tư

nhân không mang hai tính chất trên.

Giáo dục được coi là hàng hoá công cộng vì nó đáp ứng được cả hai tính chất trên

Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường Điểm khác biệt của giáo dục ở chỗ, nó là một loại hàng hóa công, mọi người đều có thể dùng chung một chương trình giáo dục, - nhưng tri thức chung của nhân loại, và do vậy nhu cầu được hưởng thụ ngày càng tăng Giáo dục cũng có tính chất của phương tiện sản xuất, có nhiều bất đối xứng thông tin, ngoại tác tích cực và còn có thuộc tính xã hội, nhưng lại không bị tác động bởi năng suất lao động Quan trọng hơn, giáo dục là công cụ hữu ích để thực hiện phân phối lại thu nhập, và đây là chức năng bao trùm, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội

Người nghèo là khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia

Xã hội càng phát triển thì sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn Trong khi có những người mỗi tháng có thể bỏ ra 5-10 triệu đồng

để cho con học ở các trường dân lập, trường quốc tế từ cấp tiểu học và bỏ ra vài trăm triệu tới vài tỉ đồng để cho con đi du học tự túc ở Singapore,

Trang 2

của con em họ luôn là nỗi ám ảnh bởi đã chiếm một phần không nhỏ ngân sách gia đình

Ở Việt Nam, với hai vợ chồng sống bằng đồng lương công chức, để nuôi được hai đứa con đi học đã phải thắt lưng buộc bụng mới có thể đảm bảo được cuộc sống Công chức còn như vậy thì với nông dân, nuôi được một đứa con học đại học thực sự là một kỳ tích vì để học và sống được ở Hà Nội cần ít nhất 1,5 triệu đồng/ tháng, mà số tiền ấy bằng nửa tấn thóc

Vì vậy vấn đề tăng học phí hiện nay cần được nghiên cứu và xem xét nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội đồng thời cần có những giải pháp

và biện pháp khắc phục đối với những sinh viên nghèo

Trang 3

II QUAN ĐIỂM NHẬN ĐỊNH

Nâng chất lượng giáo dục, cần thiết phải tăng học phí, bên cạnh đó cần có những chính sách đối với sinh viên nghèo

Nếu muốn cải cách giáo dục thì nhất thiết phải tăng học phí cho phù hợp Rất nhiều người đã mâu thuẫn khi cho rằng thay vì tăng học phí nên làm điều ngược lại nhưng chính họ cũng là người luôn phàn nàn về chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay Chính vì vậy có rất nhiều câu hỏi khác nhau được đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay

Ví dụ như: Có nâng cao chất lượng giáo dục được không nếu mãi duy trì cách trả lương, trả công cho giảng viên, giáo viên theo kiểu xưa nay chúng ta làm?

Có nâng cao chất lượng giáo dục được không khi mà trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập… của giảng viên lẫn học sinh, sinh viên luôn thiếu và lạc hậu?

Có nâng cao chất lượng giáo dục được không khi mà các nhà trường luôn không đủ khả năng tài chính để mời gọi các chuyên gia, các giáo sư bên ngoài, các thầy cô giỏi, giảng viên giỏi về giảng dạy cho sinh viên mình?…

Chúng ta cần chất lượng hay số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng nhiều nhưng đa số không thể làm được việc gì nếu không được doanh nghiệp đào tạo lại?

Rõ ràng là bất kỳ chính sách nào của Nhà nước khi ban hành luôn có tác động tiêu cực nhất định đến một nhóm đối tượng nào đó trong xã hội Đối với người nghèo, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách quan tâm, trong đó có cả chính sách đảm bảo cho họ được học hành

Vấn đề ở đây là bên cạnh chính sách về tăng học phí, Nhà nước cần có thêm chính sách khác để đảm bảo người nghèo nếu có khả năng học tập vẫn

Trang 4

có thể học thành tài như bao người khác trong xã hội Có như thế, xã hội ta mới có thể mong đuổi kịp các nước khác

Là sinh viên đại học, chắc hẳn bạn nào cũng muốn có một việc làm như ý muốn Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp cho rằng trình độ của sinh viên hiện nay không đủ đáp ứng yêu cầu công việc Vì thế, một trong những biện pháp nâng cao trình độ của sinh viên là cải cách, nâng cao chất lượng dạy và học Để làm được như vậy, cần phải có kinh phí lớn Chính vì thế, việc tăng học phí là một việc chấp nhận được

Tăng học phí góp phần nâng cao chất lượng Thêm vào đó, tăng học phí khiến sinh viên biết quý trọng đồng tiền và ra sức học tập nhiều hơn Tăng học phí đại học cần tăng quỹ học bổng để khuyến khích sinh viên nghèo học tập Vì thế, một khi sinh viên đã ra sức học tập, có tài năng, không bao giờ có chuyện làm giảm cơ hội học tập của sinh viên

Tăng học phí là tăng nguồn lực cho giáo dục để đảm bảo lợi ích của người học và xã hội về lâu dài là chính

Mức học phí tăng đồng nghĩa với việc người học phải có sự lựa chọn

kỹ càng hơn, trách nhiệm và nghĩa vụ học tập cũng lớn hơn Điều đó có nghĩa họ phải “học sao cho xứng đáng với đồng tiền bát gạo” mà gia đình đã đầu tư cho họ

Nếu chỉ dựa vào khoản tiền đầu tư hạn hẹp của ngân sách nhà nước, tiền học phí của sinh viên… thì thực sự là bài toán khó cho các trường ĐH công lập

Vậy nên tăng học phí thời điểm này là cần thiết Lẽ ra trong nhiều năm qua học phí giáo dục cũng phải tăng bám theo sự trượt giá chung của nền kinh tế hoặc dựa trên mức lương tối thiểu

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em đưa ra những đặc điểm khác biệt của “hàng hóa giáo dục” đại học như sau:

Trang 5

Thứ nhất, giáo dục là một loại hàng hóa công Trong nền kinh tế thị

trường mọi sản phẩm đều được coi là hàng hóa Những loại hàng hoá và dịch vụ được cung cấp trong xã hội có thể chia ra làm hai loại là: hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân Những hàng hoá tư nhân bình thường (ví

dụ như cái bánh, cái xe đạp, chiếc ti vi ) chỉ mang lợi cho người mua và sử dụng chúng, tức là chi phí cá nhân bỏ ra bằng với lợi ích cá nhân nhận được Trong trường hợp này, lợi ích xã hội bằng với lợi ích cá nhân Đó là những sản phẩm thông thường hay sản phẩm cá nhân mà thị trường tự do có thể hoàn toàn tự giải quyết bằng quan hệ cung - cầu một cách tối ưu, tức là sản phẩm được sản xuất và sử dụng ở điểm mà chi phí biên bằng lợi ích biên

Mặc dù, giáo dục trong thị trường cũng được cho là một loại hàng hóa, nhưng không giống như những sản phẩm thông thường mà chúng ta vẫn thấy Đối với giáo dục, sự hưởng thụ của tập hợp những người dùng trước không hề bị giảm đi hay bị tác động bởi những người dùng sau Việc có thêm nhiều người trong xã hội cùng thụ hưởng hàng hóa không làm cho lợi ích của các cá nhân đang tiêu dùng bị ảnh hưởng mà trái lại, còn làm cho tổng lợi ích của xã hội tăng lên Thêm vào đó, trong giáo dục đại học, lợi ích của nó không thể chia nhỏ cho mỗi người sử dụng, mà mọi người đều cùng dùng chung một chương trình giáo dục, đó là tri thức của nhân loại và cùng nhau khám phá ra những tri thức mới Điểm khác biệt độc đáo này được các nhà kinh tế học cho rằng, giáo dục là một loại hàng hóa công

Thứ hai, nhu cầu hưởng thụ giáo dục ngày càng tăng Một vấn đề

quan trọng của giáo dục đại học hiện nay là xu hướng của số đông thanh niên học sinh muốn vào đại học, bởi vì, thứ nhất là ở thời đại toàn cầu hóa ngày nay, thị trường luôn luôn biến đổi, kỹ thuật luôn luôn thay đổi, các đòi hỏi về sản xuất hàng hóa ngày càng cao hơn buộc người lao động, càng ở cấp bậc cao, càng phải biết cập nhật, mà sự cập nhật này đòi hỏi một kiến

Trang 6

thức cơ bản vững chắc Thứ hai là, thị trường việc làm trong thế giới ngày nay có đặc điểm là biến đổi liên tục, một con người trong suốt đời mình thường thay đổi việc làm nhiều lần Vì vậy, người lao động muốn thích ứng với nền kinh tế tri thức, xã hội muốn đi tắt đón đầu thì thông qua giáo dục đại học là con đường ngắn nhất, cho nên hầu hết các cá nhân đều mong muốn được tiếp cận giáo dục đại học, còn Chính phủ thì không thể không quan tâm đến vấn đề này

Thứ ba, giáo dục đại học có tính chất của phương tiện sản xuất Một

trong những chức năng quan trọng của giáo dục đại học là xác định năng lực của các cá nhân khác nhau Khác với hàng hóa cá nhân, giáo dục là dịch vụ tác động thẳng từ nhà cung cấp (người dạy) đến người tiêu dùng (người học), và người học có thể lưu giữ kiến thức, coi đó là hình thức tích lũy, là phương tiện có khả năng tạo ra sức lao động có tri thức và hiệu quả cao hơn

so với trường hợp không có nó Khả năng cao hơn này thể hiện qua thu nhập cao hơn Như vậy giáo dục đại học là phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong tương lai Tri thức được bồi đắp trong nhiều năm tháng, tức là thông qua quá trình tích lũy, cho phép con người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng Điểm giống với các loại hàng hóa khác là, trong sản xuất có sự tiêu hao về tài sản vật chất, thiết

bị của nhà trường thì, điều quan trọng hơn giáo dục còn là sự tiêu hao phần lớn về tâm huyết và tinh lực của những người được giáo dục Đây chính là

sự khác biệt đáng kể mà không thể coi nhẹ về khả năng tích lũy trong giáo dục đại học Tuy nhiên, quá trình tích lũy này là lâu dài, không thể có tiền

mà mua ngay được, và không phải ai cũng mua được, bởi vậy, nên các nhà kinh tế còn cho giáo dục đại học là phương tiện để sàng lọc

Điều đó có nghĩa là, sản phẩm của giáo dục mang tính chuyên ngành, người được giáo dục có quyền sở hữu về tri thức tích lũy của mình Nền tảng

Trang 7

ngành nghề trong giáo dục không chỉ ở trường sở và thiết bị, mà quan trọng hơn là ở tư tưởng, tri thức, kỹ năng giáo dục và các tri thức, kỹ năng văn hóa khoa học của người làm công tác giáo dục Khác biệt về khả năng tích lũy tri thức của chính bản thân người học đã tạo nên giá trị riêng của giáo dục Hay nói một cách đầy đủ, đầu tư cho giáo dục là đầu tư vào tương lai và giáo dục

là sản phẩm có giá trị tích lũy

Thứ tư, giáo dục có thuộc tính xã hội Với giáo dục đại học người

được hưởng không chỉ là người mua (sinh viên), mà còn cả gia đình họ cùng với xã hội thông qua việc đóng góp vào tăng năng suất lao động xã hội Cho nên, vấn đề cung cấp hàng hóa, định hình chất lượng sản phẩm, cũng như xác định giá cả của nó không chỉ do nhà sản xuất quyết định, mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của người mua và nhu cầu sử dụng của xã hội Điểm đặc biệt nữa của giáo dục đại học là tính toàn vẹn của sản phẩm không phải chỉ do người cung cấp (nhà trường) quyết định, mà bắt buộc phải có khả năng tích lũy tri thức của người học và đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua tiêu dùng của xã hội Tức là, sản phẩm của giáo dục có thuộc tính

xã hội Điều này được thể hiện rất rõ ở chỗ, có nhiều yếu tố cùng cấu thành giá thành của sản phẩm (chi phí đơn vị), cho nên giá bán (học phí) không phải là tín hiệu đầy đủ của thị trường mà thường thường nhỏ hơn giá thành sản phẩm Bởi lẽ, trong giá thành sản phẩm luôn luôn có tài trợ của Chính phủ và cộng đồng Do vậy, khi nói đến chi phí cho giáo dục mà chỉ nói đến học phí của người học là không đầy đủ, mà bắt buộc phải tính đến “chi phí đơn vị” cho một người học

Thứ năm, giáo dục là sản phẩm không bị tác động bởi năng suất lao động Đối với sản phẩm thông thường, công nghệ có thể làm tăng năng suất

lao động, người ta có thể sản xuất cùng một đơn vị sản phẩm với cùng chất lượng nhưng chi phí lại thấp hơn Ngược lại, trong giáo dục đại học, khó có

Trang 8

thể tăng năng suất lao động của người thầy giáo nhanh như tăng năng suất của một cái máy và càng không thể mở rộng thị trường theo nghĩa tăng số sinh viên trên đầu một thầy giáo nếu không muốn giảm chất lượng giáo dục Thậm chí phải nói ngược lại, muốn tăng chất lượng giảng dạy mà sự phát triển kinh tế và khoa học ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn thì phải giảm số học sinh trên một thầy giáo, tăng số lượng thầy giáo với chuyên ngành khác nhau vì không thể có được một thầy giáo uyên bác có khả năng nắm bắt được kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề Do vậy, để đáp ứng được chất lượng giảng dạy, người thầy giáo đã phải tăng đầu tư về thời gian, tiền bạc, vật chất, cũng như trí lực cho đào tạo và tự đào tạo vì tính phức tạp của khoa học hiện nay đòi hỏi

Không thể tăng nhanh năng suất của thầy giáo, nhưng lương của người thầy giáo lại phải tăng theo với mức tăng mặt bằng năng suất lao động của

cả nền kinh tế nếu muốn giữ thầy giáo trong ngành giáo dục Thêm vào đó, các loại thiết bị, phương tiện, công cụ, sách vở cho việc dạy và học ngày càng tinh vi hơn, nhiều hơn và do đó giáo dục sẽ tốn kém hơn trước Nếu như, hai thập kỷ trước đây, thầy giáo và sinh viên có thể gặp nhau trên giảng đường chỉ bằng bảng đen và phấn trắng thì cũng có thể thực hiện được nhiệm vụ dạy và học Ngày nay, tài liệu học mở ngày càng nhiều sinh viên cần phải biết, và phải có phương tiện để truy cập mạng internet để đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn, thầy giáo cũng cần phải biết sử dụng công cụ như máy chiếu trong giảng dạy thì mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng Từ đó, sẽ dẫn đến chi phí đơn vị cho một sinh viên ngày càng tăng Như vậy, nếu để cá nhân tự chi trả cho giáo dục thì sẽ có rất ít người sẵn sàng mua và có đủ thu nhập để mua dịch vụ giáo dục Tất cả những điều này đưa đến một kết quả quan trọng là đầu tư vào giáo dục đại học cho một con người ngày càng lớn, tức là chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Trang 9

trong giáo dục ngày càng tăng, chứ không phải ngược lại như đối với hàng hóa thông thường, và do vậy không thể không có sự tài trợ của Nhà nước

Thứ sáu, trong giáo dục có nhiều bất đối xứng thông tin Bất đối xứng

thông tin hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia vào giao dịch có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm Giáo dục đại học là một loại hàng hóa có bất đối xứng thông tin

và được thể hiện cả từ phía nhà cung cấp và người tiêu dùng Lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại xảy ra trong giáo dục đại học được thể hiện, ngay từ khâu chọn trường, người học đã không có những cơ sở thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên giảng dạy, cũng như cơ

sở vật chất của trường có tương xứng với học phí mà họ phải trả hay không?

Do vậy, các trường đại học công lập luôn là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn học sinh, không chỉ vì học phí thấp mà còn có lý do an toàn do thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ Thứ hai, bất đối xứng thông tin trong lựa chọn ngành nghề đào tạo sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người tiêu dùng sau khi ra trường như: xác suất tìm kiếm được việc làm theo ngành nghề, khả năng làm việc có hiệu quả, có năng suất, mức thu nhập có thể đảm bảo bù đắp được những chi phí đầu tư cho học tập trong thời gian bao nhiêu lâu? Thứ ba, ngay chính người tiêu dùng cũng không hiểu được khả năng của mình có thể nội hóa được những tri thức ở bậc học, cấp học cao hơn như thế nào Cuối cùng, đầu tư vào hàng hóa này có tính rủi ro cao

vì không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu, sức khoẻ tốt xấu như thế nào và thu nhập sau này ra sao để đánh giá rõ được thu nhập trong tương lai

có đủ trang trải cho chi phí mà mình đã đầu tư vào giáo dục hiện tại hay không Tất cả những điều này, dẫn đến việc mua hàng có thể theo số đông, theo xu thế của trào lưu, theo sở thích cá nhân khiến cho nhu cầu ảo tăng lên

và phí tổn xã hội rất lớn vì cùng xuất hiện cả lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại

Trang 10

Do vậy, các nhà kinh tế cho rằng, thị trường giáo dục là thị trường của niềm tin

Tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học còn thể hiện ở chỗ, khi người học

đã vào được đại học, nếu cơ chế sàng lọc của cơ sở đào tạo không hiệu quả, nếu những tiêu cực và bất cập về quản lý khiến nhiều người nghĩ rằng vận may hoặc tiền bạc có thể thay cho khả năng học tập và giúp họ vượt qua được các kỳ sát hạch trong tích lũy tri thức thì nhu cầu ảo, chất lượng ảo trong giáo dục đại học lại càng tăng lên Nếu hệ thống giáo dục chỉ coi trọng thi cử, quan tâm đến đầu vào mà không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát học tập thì tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học lại càng thể hiện rõ, đây cũng là nguyên nhân có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của hàng hóa Trong trường hợp này, chỉ có sự can thiệp tích cực của Nhà nước mới là công cụ hiệu quả nhất khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường

Thứ bẩy, hàng hóa giáo dục có ngoại tác tích cực Việc nâng cao chất

lượng giáo dục không chỉ làm tăng lợi ích cho riêng một cá nhân hay một nhóm người riêng lẻ mà điều đó còn làm tăng lợi ích cho cả cộng đồng xã hội Sáng tạo chính là đặc tính mới của giáo dục đại học Như vậy, khi cá nhân tham gia vào học đại học như công cụ đem lại lợi ích cho cá nhân thì

vô tình anh ta cũng đồng thời đáp ứng cho lợi ích xã hội Nghĩa là lợi ích xã hội do giáo dục tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân nhận được Nhưng giá thành tạo ra chúng cao hơn nhiều so với giá người mua sẵn sàng trả, cho nên, nếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí xã hội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, hoặc mua ít hơn mức cần thiết của xã hội

Nói theo ngôn ngữ kinh tế, ngoại tác tích cực trong trường hợp này thì: lợi ích xã hội luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân Do đó, tổng lợi ích xã

Ngày đăng: 21/11/2018, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w