Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, chúng cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng mà cây trồng khác không cung cấp đủ. Kết quả nghiên cứu về mức tiêu thụ rau xanh cho thấy, ở các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau trên đầu người cao hơn các nước đang phát triển.
Tài liệu Những kiến thức về trồng rau 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY RAU 1.1 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây rau 1.1.1 Giá trị dinh dưỡng của cây rau Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, chúng cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng mà cây trồng khác không cung cấp đủ. Kết quả nghiên cứu về mức tiêu thụ rau xanh cho thấy, ở các nước phát triển thường có mức tiêu thụ rau trên đầu người cao hơn các nước đang phát triển. Bảng 1.1: Thành phần các chất trong rau Việt Nam Loại rau Vitamin Muối khoáng Thành phần hoá học B 1 B 2 C PP Ca P Fe Nước Xenlul o Calo Bí xanh 0,01 0,02 16 0,03 26,0 23,0 0,3 95,5 1,0 12 Cà tím 0,04 0,05 15 0,60 15,0 34,0 0,4 92,5 1,5 23 Cà chua 0,06 0,04 10 0,50 12,0 26,0 1,4 94,0 0,8 20 Đậu cô ve 0,34 0,19 25 2,60 26,0 122,0 0,7 80,0 1,0 75 Đậu đũa 0,29 0,18 3 1,80 47,0 26,0 1,6 83,0 2,0 59 Mướp ta 0,04 0,06 0,8 0,50 28,0 45,0 0,8 95,1 0,5 16 Mướp đắng 0,07 0,04 22 0,30 18,0 29,0 0,6 91,4 1,1 16 Dưa chuột 0,03 0,04 5 0,10 23,0 27,0 1,0 95,0 0,7 16 Ớt - - 25 - - - - 91,0 1,4 29 Cải bắp 0,06 0,05 36 0,40 48,0 31,0 1,1 90,0 1,6 30 Cải cúc 0,01 0,03 - 0,20 63,0 38,0 0,8 93,8 2,0 14 Cải xoong - - 25 - 69,0 28,0 1,6 93,7 2,0 16 Cần ta 0,04 0,03 6 0,30 310,0 64,0 - 95,3 1,5 10 Cần tây - - 150 - 325,0 128,0 8,0 85,0 1,5 48 Khoai tây 0,03 0,05 10 - 10,0 55,0 1,2 75,0 1,0 94 Hành hoa 0,03 0,10 60 0,90 80,0 - 1,0 92,5 2,0 23 Hành tây 0,04 0,04 10 0,20 38,0 58,0 0,8 88,0 0,9 41 Rau muống 0,04 0,09 23 0,50 100,0 37,0 1,4 92,0 1,5 23 Rau ngót - - 185 ,- 169,0 64,5 - 86,4 2,5 36 Rau đay - - 77 - 182,0 57,3 - 91,4 2,5 25 Su hào 0,06 0,05 40 0,20 46,0 50,0 0,6 88,0 1,7 37 Súp lơ 0,11 0,10 70 0,60 26,0 51,0 1,4 90,9 0,9 30 Nguồn: Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam - 1972 2 Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm: vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ ., đáng chú ý là vitamin và chất khoáng có trong rau ưu thế hơn một số cây trồng khác. Rau xanh chứa nhiều vitamin A, vitamin C, tổ hợp vitamin B gồm B1, B2, B6, B12, niacin, axit panthothenic, biotin và axit follic. Hiện nay, trong khẩu phần ăn của con người, rau xanh đã cung cấp khoảng 90 - 99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B2 và gần 100% vitamin C. Vitamin giúp cho các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường trong cơ thể, mỗi loại vitamin có một chức năng khác nhau, nếu thiếu bất kỳ một loại vitamin nào sẽ gây rối loạn chức năng hoạt động sống của con người cụ thể như nếu thiếu vitamin A sẽ gây ra bệnh quáng gà, hoặc mắt không có khả năng thích nghi với ánh sáng mờ, khi sự thiếu hụt này tăng lên thì bệnh quáng gà sẽ tiến triển thành bệnh Xeropthalmia, làm hỏng thị lực. Vita min nhóm B cần thiết cho cơ thể sử dụng hydratcacbon, protein và ngăn ngừa bệnh thiếu máu, thiếu vitamin nhóm B sẽ gây mệt mỏi, kém ăn, cơ thể tê phù. Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, chân tay mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu vitamin D làm cho trẻ em chậm lớn, còi xương… Như vậy, nếu thiếu các loại vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, giảm hiệu suất làm việc, dễ phát sinh bệnh tật, do đó trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày, mỗi người phải cần một lượng vitamin nhất định. Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng đáng kể như Ca, P, Fe . Trong các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người thì can xi và sắt được chú ý hơn cả, canxi rất cần cho việc đảm bảo chức năng xương và răng, sắt ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại muối khoáng cần thiết cho cấu tạo tế bào, các loại enzime, muối khoáng còn là tác nhân gây xúc tác và điều hoà các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể con người, chúng có tác dụng trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra, khi tiêu hoá thức ăn như thịt, ngũ cốc, đồng thời làm tăng khả năng đồng hoá protit. Lượng gluxit và protein trong rau luôn bổ sung cho cơ thể một phần năng lượng, tuy không nhiều nhưng protein chứa nhiều lizin và mỗi loại rau lại có những tỷ lệ axit amin khác nhau nên khi ăn nhiều loại rau cùng một lúc, sẽ có tác dụng tốt trong việc nâng cao giá trị sử dụng protein. Rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, có khả năng làm tăng hoạt động của nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, ngăn ngừa được chứng táo bón. Chất xơ ảnh hưởng có lợi đến hàm lượng cholesterol trong máu, do vậy ảnh hưởng tốt đến huyết áp và tim, ngăn ngừa được sỏi mật và ung thư ruột. Số lượng chất xơ lớn có trong rau và với giá trị năng lượng thấp của nó sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì. Bên cạnh đó nó có vai trò trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Nhờ có hàm lượng chất xơ này rau được coi như một loại thức ăn có lợi cho sức khoẻ. Nếu so sánh trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng trọt thì rau xanh có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn so với cây lương thực khác. 3 Bảng 1.2: Hàm lượng dinh dưỡng trong một số loại rau Nông sản Năng suất trung bình (tấn/ha) Protein (kg/ha) carotene (g/ha) Vitamin C (kg/ha) Cải xanh 39,7 707 537 20,6 Súp lơ 23,9 229 6,9 8,0 Hành 59,5 941 - 2,8 Tỏi 9,5 565 0 0,6 Cà chua 60,1 535 299 20,2 Khoai tây 43,9 345 - 4,8 Lúa 5,6 414 0 0 Khoai Lang 24,6 216 116,9 6,7 Đậu tương 2,5 167 1,9 0,28 Nguồn: Số liệu của Trung tâm phát triển rau châu Á (2002) Rau xanh rất phong phú về chủng loại, vì vậy thức ăn được chế biến từ rau rất đa dạng với nhiều màu sắc đẹp mắt, hương vị đa dạng góp phần tạo nên những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, một số loại rau còn có ý nghĩa về mặt y học bởi chúng là những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ con người, ví dụ như hành, tỏi, nghệ, tía tô, mướp đắng, rau diếp cá . đây là những loại gia vị vừa làm ngon miệng vừa làm tăng sức đề kháng trong cơ thể. Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học thì mỗi người cần 250- 300g rau xanh/ngày, để đáp ứng cho sự hoạt động bình thường của con người. 1.1.2. Ý nghiã kinh tế của cây rau Trong nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, rau xanh đóng góp nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Những năm 1986- 1990, nước ta đã xuất khẩu rau sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng do tình hình chính trị biến động nên việc xuất khẩu bị giảm. Từ năm 1995 trở lại đây, hoạt động xuất khẩu rau xanh được phục hồi, hiện nay có tới hơn 40 nước là thị trường rau của Việt Nam, các mặt hàng rau xuất khẩu chủ yếu là: ớt cay, cà chua, dưa chuột. Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. 4 Tác giả Trần Khắc Thi cho biết, hiệu quả kinh tế của sản xuất rau cũng cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần so với cây lúa. Theo số liệu điều tra của Nguyễn Tiến Mạnh năm 1999, ở 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình tổng thu nhập trên 1 ha lúa là 3.830.000 đồng, ngô là 3.333.000 đồng, khoai tây là 15.641.000 đồng, cải bắp là 11.743.000 đồng và dưa chuột là 23.532.000 đồng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức luân canh ở đồng bằng sông Hồng tác giả cho biết tổng thu nhập trên đất chuyên canh cao hơn 2 lần so với trên đất 1 lúa - 2 màu và cao hơn 3 lần so với 2 lúa - 1 màu. Kết quả điều tra của Tô Thị Thu Hà và Nguyên Văn Hiền (2005), tại vùng ven đô Hà Nội thu nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với các cây lương thực, trong khi chi phí chỉ gấp 2 lần, điều này dẫn đến lãi thuần của cây rau cao hơn 14 lần so với cây lương thực. Theo số liệu Trung tâm phát triển rau châu Á cho biết ở Đài Loan năng suất của cây rau cũng cao hơn nhiều so với cây lúa, trung bình tổng thu nhập rau cao hơn lúa từ 3 đến 10 lần. Ngoài việc dùng rau làm cây thực phẩm, một số loại rau như khoai tây còn được coi là một trong năm cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mỳ, mạch. Khoai tây hiện là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước. Bên cạnh đó rau còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành thực phẩm như công nghệ sản xuất nước giải khát, đồ hộp, bánh kẹo và làm hương liệu chế biến thuốc, dược liệu. Ngoài ra rau còn góp phần phát triển ngành kinh tế khác như chăn nuôi (là nguồn thức ăn trong chăn nuôi). 1.1.3. Ý nghĩa về mặt xã hội Sản xuất rau phát triển sẽ góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông dân lúc nông nhàn, ngoài ra còn hỗ trợ các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như làm thức ăn cho chăn nuôi Nghề trồng rau phát triển, người nông dân có cơ hội được tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao dân trí, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam. Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xoá đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có lợi ích nhiều mặt cho người dân, từ cây rau người nông dân có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình. 1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát triển rau trên thế giới Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân. Năm 1961 - 1965 tổng lượng rau của thế giới là 200.234 tấn, nhưng từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ năm 1981-1985 là 392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên đến 565.523 tấn. Như vậy 5 chúng ta thấy sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng. Trong nhiều năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, số liệu được FAO thống kê và được trình bày tại bảng 1.2. Bảng 1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích (ha) 50.023.341 51.834.813 52.946.202 52.047.395 52.444.669 Năng suất (tạ/ha) 168 168 170 170 170 Sản lượng (tấn) 841.460.320 873.417.121 891.182.896 889.742.585 893.432.504 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2003 là 50.023.341 ha nhưng đến năm 2007 đã mở rộng lên tới 52.444.669 ha, tăng so với năm 2003 là 2.421.328 ha, bình quân mỗi năm tăng 484.266 ha. Như vậy, diện tích trồng rau trên thế giới hiện đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau. Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ 168 – 170 tạ/ha qua 5 năm, bởi hiện nay mục đích trồng rau không tập trung về tăng năng suất mà chú trọng hơn đến việc tăng chất lượng của sản phẩm. Về sản lượng rau, hàng năm thu được theo chiều hướng tăng dần, tính đến năm 2007 đạt 893.432.504 tấn, tăng hơn so với năm 2003 là 51.972.184 tấn. Nếu năm 2007 tổng sản lượng rau trên toàn thế giới đạt 893.432.504 tấn thì Châu Á chiếm khoảng 75 % tổng sản lượng toàn thế giới. 1.3 Tình hình sản xuất rau Châu Á Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Diện tích (ha) 35263666 36367719 37822942 38394191 Năng suất (tạ/ha) 172 173 173 174 Sản lượng (tấn) 608765100 630432135 654367417 670763162 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 6 Bảng 1.4 Tình hình sản xuất rau Trung Quốc Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích (ha) 20474144 21564190 22150677 22999771 23717182 Năng suất (tạ/ha) 195 190 191 190 190 Sản lượng (tấn) 399245808 409719610 423077930 436995649 450626458 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất thế giới đạt 448.982.800 tấn, cao hơn nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất tiếp theo là Ấn Độ, còn ở nước ta sản lượng rau ở mức thấp đạt 7.991.000 tấn. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hoá chất tồn đọng trong rau ngày càng được thực hiện triệt để hơn. Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo từ nay cho đến năm 2010 hàng năm tăng bình quân 3,6 %, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ khoảng 2,8 %, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8 % mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/ năm. Theo dự báo của FAO, ước tính đến năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn và giá nhập khẩu khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới. 1.2.2. Tình hình phát triển rau ở Việt Nam Tác giả Tạ Thu Cúc cho biết, nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời, ngay từ đời vua Hùng, người ta đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép cây rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ X. Thế kỷ thứ XVIII Lê Quý Đôn đã tổng kết các vùng phân bố rau trong cả nước. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII đến thế kỷ thứ IXX nhân dân ta đã biết trồng cải trắng và cải bẹ đông dư, cuối thế kỷ thứ IXX trồng được rất nhiều các loại rau có nguồn gốc từ Châu Âu như cải bắp, su hào, súp lơ, cà rốt, hành tây… thế kỷ thứ XX các vùng trồng chuyên canh rau đã được hình thành và phát triển. Mặc dù nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng sản xuất 7 rau còn manh mún, các chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng rau thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu Việt Nam. Tác giả Trần khắc Thi cho biết, năm 1995 cả nước có diện tích trồng rau là 368,5 ha, đạt sản lượng là 4145,56 triệu tấn, nếu so với năm 1985 thì diện tích tăng 46,4%, bình quân mỗi năm tăng 10.000 ha. Diện tích trồng rau trong cả nước tính đến năm 2000 là 445.000 ha, tăng 261.090 ha vào khoảng 70% so với năm 1990. Bình quân hàng năm tăng 18,4 nghìn ha (mức tăng trung bình 7%/ năm). Trong đó các tỉnh phía Bắc là 249.200 ha chiếm 56%, còn các tỉnh phía Nam là 196.000 ha chiếm 44% diện tích canh tác. Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích (Ha) 648.290 660.600 670.600 670.600 670.600 Năng suất (tạ/ha) 117 117 119 119 119 Sản lượng (tấn) 7.601.175 7.781.000 7.991.000 7.991.000 7.991.000 Nguồn : F. A. O Stat Database Results, 2009 Theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây, diện tích trồng rau của ta ngày càng được mở rộng từ 648.290 ha năm 2003 lên 670.600 ha năm 2007. Diện tích tăng nhanh nhất từ năm 2003 đến 2005, qua hai năm diện tích tăng 22,3 ha. Từ năm 2005 trở lại đây diện tích trồng rau không có biến động, cả nước đạt 670.600 ha. Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thuỳ, rau ở nước ta năng suất còn thấp và bấp bênh, năm 1998 năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 ta/ha). Nếu so với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất bình quân ở mức 160 tạ/ha. Năng suất trung bình thấp nhất là ở các tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước. Nhưng theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây năng suất tương đối ổn định, đạt 119 tạ/ha. Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hàng năm từ năm 1990 - 2000 là xấp xỉ 260 ngàn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau ở nước ta tăng lên đáng kể, từ 7.601.175 tấn năm 2003 tăng lên 7.991.000 tấn năm 2007, như vậy chỉ trong 5 năm sản lượng tăng 389.825 tấn. Sản lượng rau của nước ta chủ yếu thu được từ hai vùng chính đó là vùng rau chuyên canh ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực. 8 Tuy nhiên cùng với sự hình thành phát triển của các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới, được hình thành và phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiện nay, rau ở nước ta được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và hàng hoá, trong đó rau hàng hoá được tập trung chính ở hai khu vực: Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho người dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá nhưng sản phẩm rau ở những vùng này về mức độ an toàn đáng lo ngại. Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Sản phẩm phục vụ cho dân cư trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Hiện nay chúng ta có một số vùng trồng rau hàng hoá tập trung: Miền Bắc: + Vùng trồng rau chuyên canh ở Hà Nội có diện tích gieo trồng khoảng 81.000 ha, với các chủng loại rau đa dạng và phong phú, chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng, là vùng có tỷ suất hàng hoá cao. + Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu tại Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương. + Vùng chuyên canh dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam + Vùng chuyên canh rau với một số loại rau chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây, dưa chuột, ngô bao tử tại Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ - Thái Bình. + Vùng trồng măng tại Đan Phượng - Hà Nội. + Sản xuất rau xuất khẩu tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Miền Nam: + Vùng trồng rau công nghệ cao ở thành Phố Hồ Chí Minh. + Vùng trồng nấm tại Vĩnh Long + Vùng trồng rau an toàn tỉnh Tiền Giang + Vùng sản xuất rau ôn đới tại Lâm Đồng. Đánh giá về thực trạng sản xuất rau nước ta trong thời gian qua, nhiều tác giả nhận định, sản xuất rau ở nước ta hiện nay đã có bước phát triển đáng kể về diện tích và đa dạng về chủng loại, nhưng bên cạnh đó năng suất và sản lượng rau còn thấp, quy mô phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Lý do chất lượng rau không đảm bảo là, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc quản lý về kiểm định chất lượng còn kém cho nên rau tươi ở Việt Nam chưa bảo đảm an toàn cho người sử dụng, dẫn đến xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị quốc tế kém. Rau quả của nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp, bao bì mẫu mã chưa thích hợp, thị trường rau còn đơn điệu và 9 nghèo nàn. Hiện Việt Nam có trên 40 nước là thị trường để xuất khẩu nhưng chúng ta lại không có đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 3% sản lượng. Rau ở nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế mà ngay cả trong nước, rau tươi của ta cũng đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át. 1.3 Đặc điểm chung của nghề trồng rau Nghề trồng rau có những đặc điểm chủ yếu sau: - Hầu hết các hạt giống rau phải trải qua thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau là hầu hết các hạt giống rau đều phải trải qua thời kỳ vườn ươm bởi vậy trong thời kỳ này chúng ta cần chăm sóc cẩn thận, để có được cây giống tốt tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau sau này. - Yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hâụ thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng, bởi vậy chúng yêu cầu thời vụ hết sức nghiêm ngặt. Nếu bố trí sai thời vụ, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng của rau, cá biệt còn không thu được năng suất. Bởi vậy trong kỹ thuật trồng trọt cần phải bố trí thời vụ cây rau cho thích hợp. Về nguyên tắc cần bố trí, sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ hình thành bộ phận sử dụng gặp được điều kiện thuận lợi nhất. - Rau là loại cây trồng bị nhiều sâu bệnh hại Rau là loại cây trồng có chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng nước trong thân lá non cao nên là môi trường thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh sinh trưởng, phát triển trên cây rau. Chủng loại rau rất phong phú, nên sâu bệnh cũng rất đa dạng. Sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện thời tiết khí hậu, bởi vậy phòng trừ sâu, bệnh cho rau là một nhiệm vụ quan trọng của nghề trồng rau. - Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối Thời gian sinh trưởng của cây rau dài ngắn khác nhau, đặc điểm thực vật học và sinh thái học khác nhau. Vì vậy có thể bố trí nhiều loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, trong cùng thời gian để chúng cùng sinh trưởng và phát triển. Với biện pháp kỹ thuật trồng xen và trồng gối làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích. - Yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư nhân lực và kinh phí lớn Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất rau trái vụ cao cần phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Bởi vậy muốn trồng rau để có hiệu quả kinh tế yêu cầu người trồng rau phải có kỹ thuật cao. 1.4. Ph 1.4. Ph ương hư ương hư ớng và nhiệm vụ ngành sản xuất rau đến năm 2020 ớng và nhiệm vụ ngành sản xuất rau đến năm 2020 Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ 1.4.1. Ph 1.4.1. Ph ương hư ương hư ớng ớng 10 [...]... Zingiber officinale Roscoe + H ngh: Polygonaceae Rau rm: Polygonum odoratum (Lour) 2.1.2 Phõn loi theo b phn s dng Phng phỏp phõn loi ny da trờn c s nhng cõy rau cú b phn s dng dựng lm thc phm ging nhau thỡ c xp trong cựng mt loi + Rau n thõn: su ho, khoai tõy + Rau n lỏ: rau ci, ci bp, rau gin, rau mung + Rau n hoa: thiờn lý, sỳp l + Rau n c: ci c, c rt, c u + Rau n qu: c chua, c, t, u Ngoi nhng phng phỏp... canh rau n lỏ vo mựa ma, rau trỏi v Tu theo iu kin, cú th u t dng nh li n gin, song ch cú hiu qu cao vi rau n lỏ, hoc sn xut cõy ging 3.2 t trng rau v k thut lm t 3.2.1 t trng rau Rau l loi cõy trng cú thi gian sinh trng ngn, cú th trng nhiu v trong mt nm, phn sinh khi trờn mt t ln, nng sut trờn mt din tớch cao Vỡ vy, cõy rau yờu cu t rt nghiờm khc trng rau 23 t trng rau phi tu theo chng loi rau, ... K THUT TRNG RAU 3.1 Cỏc phng thc trng rau 3.1.1 Phng thc trng t nhiờn L phng thc trng rau c thc hin t khi gieo trng n lỳc thu hoch ngoi ng rung Trng rau theo phng thc ny d canh tỏc, cú th sn xut trờn din tớch ln, u t khụng cao, giỏ thnh h Nhc im l khú qun lý dch hi cõy trng, b ri ro khi gp iu kin thi tit bt thun 3.1.2 Phng thc trng rau trong iu kin nhõn to v cú thit b che chn * Trồng rau không sử... ngch xut khu rau hoa qu Vit Nam phn u t 1,2 t USD/nm Cỏc ch tiờu phỏt trin: V din tớch v sn lng: Din tớch rau n nm 2010 t 700 ngn ha v sn lng t 14 triu tn, n nm 2020 din tớch gieo trng khong 750 ngn ha, trong ú rau an ton v rau cụng ngh cao khong 100 ngn ha V kim ngch xut khu: phn u n nm 2010 tng kim ngch xut khu rau hoa qu cỏc loi t 760 triu USD/nm, n nm 2020 t 1,2 t USD/nm Trong ú riờng rau n nm 2010... thm + Loi rau tiờu hao nc ớt, kh nng hỳt nc yu: Loi rau ny thng cú b lỏ nh, mt lỏ cú sỏp, b r kộm phỏt trin, phõn b tng t mt nh hnh ti + Loi rau tiờu hao nc trung bỡnh, kh nng hỳt nc trung bỡnh: Loi rau ny thõn lỏ thng cú lụng, lỏ nh, b r phỏt trin hn nhúm mt nhng kộm hn nhúm hai, kh nng chu hn trung bỡnh nh cỏc loi ci c, c chua, t, u + Loi rau tiờu hao nc nhanh, kh nng hỳt nc yu: L loi rau sng di... trng i vi ngi sn xut rau - u t khoa hc cụng ngh v c s h tng cho sn xut rau - Sn xut rau quanh nm CHNG 2 12 C TNH SINH THI HC CA CY RAU 2.1 Phng phỏp phõn loi 2.1.1 Phng phỏp phõn loi theo c im thc vt hc õy l phng phỏp phõn loi da vo c im thc vt hc ca cõy rau nh r, thõn, lỏ, hoa, qu phõn loi thnh b, h, chi, loi, ging theo tờn gi thng nht bng ting la tinh Phõn loi theo phng phỏp ny rau c chia thnh cỏc... L.Dulce Mill D.C + H cỳc: Compositae Rau dip: Lactuaca sativa L Dip xon: Cichorium endivia X lỏch: Lactuaca sativa var Capitata Ci cỳc: Chrysanthenum Coronanium var.Spatisum Bailey + H bỡm bỡm: Convulvulaceae 14 Rau mung: Ipomoea aquatica Forsk Rau ng: Lepidium sativum (Forsk) + H rau mui: Chenopodiaceae C ci ng: Beta vulgaris var Saccarifera + H rau gin: Amaranthaceae Rau gin: Amaranthus tricole L + H... t 10-12 cm, cõy rau c trng di rónh Loi lung ny thng c s dng nhng vựng cú giú bóo - Kớch c lung rau: + Kớch c ca lung rau ph thuc vo tng chng loi rau v tu thuc vo mựa v trng rau, thng chiu rng dao ng t 0,7-1,5m; chiu cao: 15-35 cm; rónh: 25-30cm +Chiu di: Trong iu kin sn xut vi quy mụ nh chiu di lung khụng nờn quỏ 20m Trong iu kin sn xut vi quy mụ ln, ỏp dng cụng c hin i trong sn xut rau chiu di lung... rng hoa Cỏc loi rau khỏc nhau thỡ yờu cu lng nc khỏc nhau Da vo yờu cu ca rau i vi nc cú th phõn nhúm nh sau: + Loi rau tiờu hao nc nhiu, kh nng hỳt nc yu: loi rau ny cú ngun gc ni m t, din tớch lỏ ln, mt lỏ khụng cú lụng, bc hi nc nhiu, b r phõn b tng nụng, ũi hi m t v m khụng khớ tng i cao nh: ci bp, ci bao, cỏc loi ci n lỏ khỏc, da chut + Loi tiờu hao nc ớt, kh nng hỳt nc mnh: Loi rau ny cú b lỏ... hng ca cỏc yu t ngoi cnh i vi cõy rau Yu t quyt nh thnh cụng trong ngh sn xut rau ú chớnh l s am hiu mt cỏch sõu sc v trit n cỏc yu t mụi trng, yờu cu v kh nng thớch nghi ca cõy rau i vi yu t ngoi cnh Yu t ngoi cnh chớnh l cỏc yu t bờn ngoi tỏc ng vo i sng ca cõy rau nh: nhit , ỏnh sỏng, m , t, dinh dng, giú, bóo vvv Nhng yu t ny gõy khú khn trong quỏ trỡnh sn xut rau v cng l nhng vn vt quỏ kh nng . kiến thức về trồng rau 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY RAU 1.1 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây rau 1.1.1 Giá trị dinh dưỡng của cây rau. nghề trồng rau Nghề trồng rau có những đặc điểm chủ yếu sau: - Hầu hết các hạt giống rau phải trải qua thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau