1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình kỹ thuật trồng rau

79 832 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

kỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại raukỹ thuật tròng và chăm soc một số loại rau

1 Giới thiệu Nhóm Sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ thuật trồng trọt các loại rau. Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng tài liệu này được viết chung cho các cây trồng ở các vùng khác nhau. Vì vậy chúng có thể lệch đôi chút về mùa vụ, mật độ, khoảng cách, v.v. so với quy trình của địa phương. Do vậy, chỉ nên dùng để tham khảo. Khi cần áp dụng vào thực tể thì nên đến các phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông tại địa phương để xin các quy trình phù hợp nhất với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, tập quán, .v.v. tại địa phương. 2 PHỤ LỤC KỸ THUẬT TRỒNG RAU PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI 3 I. Kỹ thuật trồng cải ngọt 3 II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo 5 IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong 6 V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp 10 VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ 14 VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ 18 VIII. Kỹ thuật trồng Su hào 19 PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ 22 I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ 22 II. Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác ngọn 26 III. Kỹ thuật trồng bí xanh 28 IV. Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột 31 VI. Kỹ thuật trồng cây dưa lê 35 VII. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu 40 VIII. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua) 45 IX. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su 49 PHẦN 3 : KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU 52 I. Cách trồng đậu cô ve lùn 52 II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo 54 III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan 56 IV. Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn 59 PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ 61 PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÁC LOẠI CÂY RAU LÀM GIA VỊ 71 I. Kỹ thuật trồng tía tô 71 II. Kỹ thuật trồng rau mùi (ngò) 74 III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi 75 IV. Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu 77 3 PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI I. Kỹ thuật trồng cải ngọt : trung tâm khuyến nông quốc gia//. www.khuyennongvn.gov.vn 1. Thời vụ Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6. 2. Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 – 3 kg/m 2 . Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m 2 ; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m 2 . Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần. 3. Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 – 2kg/m 2 . Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ. 4. Bón phân Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ): + Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng). + Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua. 4 Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali. + Bón thúc: - Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày). - Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày. Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau. 5. Chăm sóc Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần. 6. Phòng trừ sâu bệnh Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối 7. Thu hoạch Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng. 5 II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo  trung tâm khuyến nông quốc gia//.Theo www.khuyennongvn.gov.vn Khi trồng, bà con nên chọn các giống cải thảo lai, thích nghi rộng, có năng suất, chất lượng cao như: cải thảo Minh Nguyệt, Bạch Dương 1. Thời vụ Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10 dương lịch, phía Nam trồng từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. 2. Vườn ươm Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat cho 1m 2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2 – 2 cm. Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 50 0 C trong 20 phút, tiếp tục ngâm vào nước sạch trong 4 - 6 giờ. Gieo 1,5 – 2 g hạt/m 2 . Gieo hạt xong phủ lên một lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12 - 15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ đem cấy ra ruộng sản xuất. 3. Làm đất, chăm sóc Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 -40 cm. Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m 2 ); Phân chuồng hoai mục 0,7 - 1 tấn, đạm urê 10 - 12kg, supe lân 15 - 20kg, kali sunfat 5 – 6 kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20 – 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối. 6 Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước. Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen, khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo. Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm. IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=143&ca ytrongkythuat=rau%20c%E1%BA%A3i (ThS. Trần Thị Ba; Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT) 1. Giới thiệu chung Cải xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân, Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu Phi. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,… Ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể. Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng 7 cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập. Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 20 0 C, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất là 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên. 2. Chọn giống Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng 3. Thời vụ Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng 11 – 12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao. 4. Làm đất  Trồng mới Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7 Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn Lên luống chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa luống rộng 30 – 40 cm, cao hơn mặt luống 10 – 20 cm, xung quanh luống có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh. Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cây cải hoặc rải đều lên luống, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.  Cải gốc 8 Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước. Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển. 5. Bón phân Lượng phân sử dụng cho 1000 m 2  Trồng mới: Super lân (lót): 50 kg Vôi bột: 50 kg Phân chuồng hoai: 500 kg. (Có thể thay thế bằng phân dơi)  Cải gốc: Lân vi sinh: 20 kg Phân tôm: 30 – 40 kg Phân chuồng hoai: 200 kg NPK 16-16-8: 30 – 40 kg Phân Urê: 4 – 5 kg  Cách bón: + Bón lót: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước. Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng. Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng 9 Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê. - : Ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch 6. Tưới nước Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày) Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày) 7. Làm cỏ Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar, dùng diệt cỏ ở đầu vụ. Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm) Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc 8. Che mát Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng ánh sáng) 9. Phòng trừ sâu bệnh Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:  Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.  Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn) 10 Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)  Bệnh thán thư (nổ lá) Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,  Bệnh đốm vằn Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza, Anvil,… 10. Thu hoạch Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch. Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu hoạch lứa trước. Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10 tấn/ ha/ vụ. V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp Ngun:http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid =971 1. Giới thiệu chung Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 1- 10 0 C. Cải bắp có bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lạ có bộ rễ chùm khá dày, do đó chịu hạn và chịu nước tốt hơn so với su hào và xuplơ. Cải bắp sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt dộ 18-20oC, ưa ánh sáng ngày dài và cường độ chiếu sáng yếu. Cải bắp thích hợp trồng trong vụ Đông - Xuân. Độ ẩm thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí thích hợp là 80- 90%. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha, có độ pH=6,5. Tốt nhất là đất phù sa được bồi hàng năm. [...]... su hào Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12 Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3 Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để thúc PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ I Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lan... luống trồng 2 hàng, sắp xếp theo kiểu so le Khoảng cách giữa các cây thay đổi tuỳ thuộc vào bắp cuống của giống to hay nhỏ Vụ sớm trồng với mật độ trồng 50 x 40cm Vụ chính trồng với khoảng cách 50 x 50cm Vụ muộn trồng với khoảng cách 50 x 40cm 7 Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi trồng cây xong phải tưới ngay Sau đó tưới hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh Từ đó trở đi có thể 5-7 ngày tưới 1 lần Có thể kết hợp... Thời vụ trồng Bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà bố trí trồng mùa khô hay mùa mưa Mùa khô gieo tháng 11 - 12 dương lịch, thu hoạch tháng 3 - 4 dương lịch; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 - 9 dương lịch 23 3 Làm đất, Gieo hạt Bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá Kỹ thuật. .. lên luống, hoặc bón vào hố trồng Có thể bón vào giữa luống bằng cách rạch một rãnh sâu ở giữa luống, rải phân vào đó rồi lấp đất Phân đạm bón sau khi trồng, bón xong tưới nước ngay 11 6 Kỹ thuật trồng Chọn cây giống lá tròn, cuống lá dẹt, to và ngắn Cây sinh trưởng tốt đồng đều, không có sâu bệnh Dùng dầm hay cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây Trên 1 luống trồng 2 hàng, sắp xếp theo... thật mới đưa ra trồng) Trồng bầu để tranh thủ thời gian và dễ chăm sóc cây con, đất làm bầu là đất hỗn hợp đất bột + phân mục theo tỷ lệ 1:1 3 Làm đất Nếu làm dàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0m, khoảng cách trồng 40 – 50 x 80 cm, cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80 cm Nếu không làm dàn (cây bò trên mặt luống) nên luống rộng trên 3,5m, trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng cây x cây... lý 4 - 5 ngày Bổ dọc quả, lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3-4 nắng nhẹ Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng sau 3 - 4 năm cất giữ Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được 33 V Kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=43&LangI D=1&NewsID=1222 1 Thời vụ ở đồng bằng... dùng dây mềm buộc cây vào giàn vì tua cuốn rất yếu Làm cỏ sới váng sau mưa, kết hợp hót rãnh vun luống - Kỹ thuật trồng: Mỗi luống trồng làm 2 hàng dọc, cây cách cây chừng 45 cm, bổ hốc, dùng dao rạch túi bóng (nếu làm bầu bằng túi nilon), 1 sào trồng hết khoảng 950 -1 000 cây là vừa (mỗi hốc trồng 1 cây) Để có đủ dinh dưỡng, mức đầu tư (tính cho 1 sào Bắc bộ): 350 – 450 kg phân chuồng, 7 – 8 kg đạm... cứng (khoảng 3 - 4 tháng sau khi trồng) tùy theo giống, dùng dao cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng mát Năng suất 20 - 30 tấn/ha 7 Để giống Cần chọn trái đều đặn, nằm trên dây chính, thật già, vỏ cứng chắc, thu hoạch khi dây đã tàn, cất giữ trong nhà ít nhất 1 tháng mới bổ ra lấy hạt Hạt được rửa sạch, phơi khô để vào chai kín cất giữ II Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác... hạt, khi đã mọc thì chọn giữ lại một cây khỏe mạnh còn nhổ bỏ hoặc để trồng dặm cho những hốc không mọc hoặc mọc yếu Với đất ruộng nên trồng bằng cây bầu giống là tốt nhất Vì là bí để cắt ngọn nên phải trồng dày với khoảng cách như sau: Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 30-40cm Mỗi sào có thể trồng được 500-600 cây, cao gấp 3-4 lần so với trồng để lấy quả 4 Chăm sóc, thu hái Khi cây đã bén rễ, hồi xanh nên... III Kỹ thuật trồng bí xanh Nguồn:http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=123&cay trongkythuat=c%C3%A2y%20b%E1%BA%A7u%20b%C3%AD 1 Giới thiệu chung Đặc điểm Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn hay bí đá Quả làm thực phẩm phục vụ rau xanh hàng ngày cho mỗi gia đình Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu cho công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao Cây bí xanh là cây rau . IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong http://www.baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=143&ca ytrongkythuat =rau% 20c%E1%BA%A3i (ThS. Trần Thị Ba; Bộ môn Khoa học cây trồng,. THUẬT TRỒNG RAU PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI 3 I. Kỹ thuật trồng cải ngọt 3 II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo 5 IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong 6 V. Kỹ thuật trong và chăm. 20 0 C, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất là 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w