Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật trồng rau (Trang 59)

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn/ky-thuat-trong-dau-dua-an-

toan_t77c625n28055tn.aspx

1.Giống:

Có hai nhóm giống là đậu lùn và đậu leo: Đậu lùn: cây cao 50 – 70 cm, chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc, ăn ngon, sai quả, thu hoạch tập trung. Nhóm đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất thấp hơn đậu leo.

Đậu leo: thân sinh trưởng vô hạn, khi trồng

phải làm giàn, chiều dài quả 40 – 70 cm, hạt thưa, thịt quả xốp, ăn nhạt hơn đậu lùn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống có năng suất cao, có tính kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm.

Tiêu chuẩn giống: hạt giống phải bảo đảm tiêu chuẩn, có tỉ lệ nảy mầm cao.

2. Thời vụ

Đậu đũa có thể trồng được quanh năm. Vụ đông xuân gieo hạt tháng 1, vụ xuân hè gieo hạt tháng 3, vụ hè thu gieo hạt tháng 5, vụ thu đông gieo hạt tháng 8 - 9 dương lịch.

3. Chuẩn bị đất

Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước, tơi xốp, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, độ pH 6 -7.

Đất được cày rồi phơi ải ít nhất 1 tuần. Bón vôi bột với lượng 800 - 1.000 kg/ha, đồng thời xử lý đất bằng thuốc Basudin 10H rải đều trước khi phay đất để hạn chế sâu hại từ đất. Sau đó, tiến hành làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống: Luống cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt, mực nước ngầm và thời vụ gieo trồng. Những chân ruộng có mực nước ngầm cao, thời vụ mưa nhiều thì lên luống cao hơn để chống úng. Thông thường, độ cao của luống vụ hè thu là 30 cm, vụ thu đông 25 cm, vụ đông xuân và xuân hè 18 – 20 cm. Mặt luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm.

Bón lót trước khi gieo hạt: Mỗi ha bón 10-15 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Biogro, 250 kg lân Lâm Thao, 50 kg kali

60 clorua.

4. Mật độ, khoảng cách gieo hạt

Gieo 2 hàng trên luống, hàng cách hàng 60 - 65 cm, hạt cách hạt 10 - 15 cm. Gieo xong phủ đất kín hạt dày 1 cm, sau đó tưới nhẹ trên mặt luống. Lượng hạt giống 25 – 35 kg/ha phụ thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Nếu kích thước hạt to, tỷ lệ nảy mầm thấp thì cần tăng lượng hạt giống. Hạt giống trước khi gieo nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 1 giờ, sau đó vớt ra, ủ vào khăn ẩm. Mỗi ngày kiểm tra hạt 1 lần và phun nước bổ sung rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Chú ý: tránh tưới quá nhiều sau khi gieo, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ

hạt, hạt không mọc được.

5. Chăm sóc

Làm giàn

Đối với các giống đậu đũa thân leo, khi trồng cần làm giàn. Khi cây có 6 – 9 lá thật, ngọn bắt đầu vươn dài (có tua cuốn) thì cắm giàn cho cây leo. Dùng cọc tầm vông hoặc cây nứa, cây dóc cắm giàn chữ A cao khoảng 1,5 – 1,8 m; khoảng cách 0,5 – 0,6 m; sau đó giăng dây để đậu leo lên giàn. Khi cây ra hoa cần tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh nhằm tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh.

Bón phân, tưới nước

Khi cây mọc, cứ 2 ngày tưới 1 lần để cho đất thường xuyên ẩm, độ ẩm đất 70%, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả.

Lượng phân bón tính cho 1 ha:

Lần 1: Sau trồng 10 ngày, bón 13 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8

Lần 2: Sau trồng 25 ngày, bón 25 kg đạm urê, 50 kg NPK loại 16:16:8

Lần 3: Sau trồng 40 ngày, khi cây ra hoa rộ, bón 25 kg đạm urê, 50 kg kali clorua, 75 kg NPK loại 16:16:8

Cách bón: Hòa tan phân vào nước rồi tưới hốc. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát. Bón phân nên kết hợp với làm cỏ và xới vun gốc để tránh thất

61

thoát phân bón do sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại cũng như do bốc hơi hoặc rửa trôi.

Phòng trừ sâu bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đậu đũa thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: sâu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất. Để hạn chế sâu bệnh hại, cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, đặc biệt lấy phòng bệnh là chính, phun thuốc trừ kịp thời khi sâu bệnh chớp xuất hiện. Trong giai đoạn thu hoạch, cần sử dụng các loại thuốc có thời gian phân hủy nhanh như Vertimex, Match, Proclaim và các thuốc có nguồn gốc thảo mộc để phun phòng trừ sâu bệnh.

6. Thu hoạch

Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch là 50 – 60 ngày. Thời gian thu quả phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hái sẽ kéo dài. Trong thời gian thu hoạch rộ, khoảng 2 -3 ngày thu 1 lứa.

Dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ quả, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.

PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ

I. kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua

Nguồn: Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, đất có pH = 6.0 - 6.5. Nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi.

1. Thời vụ

Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1- 2 năm sau.

62

Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông- Tây.

3. Gieo hạt và ương cây con

Lượng giống dùng gieo trồng cho 1 ha tùy thuộc vào mật độ trồng, trọng lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm (mật độ trồng khỏang 17 ngàn đến 23 ngàn cây/ha, 1 gr hạt có khoảng 300 đến 400 hạt). Trước khi ngâm ủ nên phơi hạt giống ra nắng khoảng 1-2 giờ.

Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 - 7 giờ. Vớt hạt ra để ráo nước, gói vào khăn ẩm, cho gói hạt vào túi nilon (buộc miệng túi để chống thoát, hơi nước) và đem ủ ở nhiệt độ 26 – 280C. Sau thời gian ủ khoảng 72 giờ thì hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nhú mầm thì tiến hành gieo ngay, các hạt chưa nảy mầm thì tiến hành cung cấp đủ ẩm và ủ tiếp. Có thể gieo hạt ra luống hoặc gieo trong bầu đất. Hiện nay đa phần bà con gieo hạt vào trong bầu đất để dễ vận chuyển khi trồng và đảm bảo chất lượng cây con tốt hơn. Đất luống gieo, đất bầu gồm 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro trấu + 0,2% lân. Nếu đất chua phải xử lý thêm vôi. Gieo hạt đều trên luống hoặc bầu sau đó rải 1 lớp đất mỏng lên trên mặt. Nên làm giàn che chắn và cung cấp đủ ẩm thường xuyên. Khi cây được 2 - 3 lá thật thì đem trồng.

4. Mật độ trồng và khoảng cách trồng

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.

Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh. Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.

Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

63 Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

5. Phân bón

Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như Agrodream, WEHG…

Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau: 300 kg phân chuồng + 4 kg đạm Urê + 15 kg Supe lân + 5 kg Kali + 8 kg NPK Đầu Trâu( 16-16-8-13S)

- Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali

+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 ngày tưới các chế phẩm kích thích ra rễ

xung quanh gốc như: Start Vitamin B1, Grow more Vitamin B1 …

+ Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK Đầu

Trâu( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali + 2 kg NPK Đầu Trâu ( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.

Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.

6. Chăm sóc

Nhu cầu nước

Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

64

Vun xới

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Bấm ngọn và tỉa cành

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Tỉa lá già

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

7. Thu hoạch

Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc.

65

Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha.

II. Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây cà tím

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lang

ID=1&NewsID=1365

1. Thời vụ:

Vụ đông - xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè-thu trồng từ tháng 4 đến tháng 7. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5, tháng 6), các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12, tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian cây cho thu hoạch.

2. Gieo ươm cây giống

Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24 -30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 500C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) 1 giờ, ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu. Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 1.000 m2

là từ 30 - 40g. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4 - 5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5 - 6 lá thật, cao 6 – 8 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Làm đất, bón lót, trồng cây:

Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,8 - 7,2 là thích hợp nhất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống mui luyện rộng 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 cm. Lượng phân bón lót cho 1.000 m2 bao gồm: 800kg phân chuồng hoai mục + 30 kg supe lân + 5 kg phân kali + 50kg tro bếp. Bổ hốc sâu 10-15cm thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 70cm (mật độ khoảng 2000 - 2.500 cây/1.000 m2).Trộn đều các loại phân trên với nhau, bón theo hốc, trộn đều với đất, lấp bằng để 3 - 4 hôm mới trồng cây. Mùa mưa nên trồng thưa hơn sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày. Kinh nghiệm bà con Hải Dương, Nam Định là có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn đầu.

4. Chăm sóc:

Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5 – 6 kg phân urê, 3 – 4 kg phân KCl, 20 - 25 kg khô dầu hoặc xác mắm; lần 2 (25 - 30 ngày sau trồng): 7 – 8 kg urê, 4

66

- 5 kg KCl; lần 3 (45 - 50 ngày sâu trồng): 8 – 10 kg urê, 5 – 6 kg KCl, 25 – 30 kg bánh khô dầu hoặc xác mắm. Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5 kg urê, 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc bã mắm, khô dầu cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.

Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.

Tỉa nhánh, cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.

Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ,

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật trồng rau (Trang 59)