0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Cách trồng đậu côve lùn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU (Trang 52 -52 )

Nguồn:Theo Hoinongdan.org.vn

1. Giới thiệu chung

Đặc điểm sinh học

Đậu cô ve lùn, còn gọi là đậu xanh. Quả màu xanh, hạt nâu, cây lùn không leo. Ăn quả xanh có thể để giả ăn hạt. Quả ăn không ngon bằng đậu vàng. Tính chống chịu khá hơn đậu vàng.

Đậu cô ve lùn đều thuộc nhóm đậu lùn. Cây có dạng bụi, cao 30-40cm. Cây có khả năng tạo nhánh ở mức trung bình. Thân mảnh, có lóng, có thể vươn dài như một dây leo. Trong trường hợp vươn dài, năng suất bị giảm rõ rệt.

Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 12-200C. Vì vây, chỉ trồng ở vụ đông xuân mới có năng suất cao. Tuy nhiên, đậu vàng không chịu được giá lạnh dưới 100C.

Đậu côve thuộc loại ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng 8-10giờ/ ngày là thích hợp.

Đậu côve có bộ rễ ăn nông, lại ít rễ phụ. Do đó chúng yêu cầu đất luôn được giữ ẩm. Độ ẩm đất 65% là thích hợp. Vượt quá 80% cây dễ bị bệnh. Thời kì ra hoa cần ẩm nhiều.

Độ ẩm không khí thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều hiện tượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm.

Đậu cô ve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì vao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát nước.

2. Thời vụ

53 Vụ sớm: Gieo từ tháng 8 đến tháng 9.

Vụ chính gieo từ tháng chín đến hết tháng 11.

Vụ muộn: Gieo từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

3. Kỹ thuật trồng

Làm đất và bón lót, gieo hạt: đất được làm kĩ đập nhỏ để đậu nhanh bén rễ. Luống có bề mặt rộng 0,9-1m. Vụ sớm cần chú ý lên luống cao và dốc để thoát nước.

Bón lót cho 1 ha đậu vàng trồng thuần cần. 8-10 tấn phân chuồng đã ủ thật hoai mục 100-125 kg phân lân

25-35 kg phân kali 25 kg phân đạm urê

Các loại phân lân và kali được trộn ủ với phân chuồng trước khi bón. Riêng phân đạm lúc trồng đậu mới trộn lẫn với phân chuồng hoai để bón hoặc rắc lên bề mặt rạch rồi đảo sau. Phân lót được bón theo rạch. Dùng cuốc rạch thành từng hàng trên luống, sâu 10-12cm lấp đất phủ kín phân rồi tra hạt lên trên.

Hàng được rạch cách nhau 30-40 cm. Cây trên hàng cách nhau 10-15cm. Hạt được đặt vào các hốc, mỗi hốc tra 2-3 hạt. Tra xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Mỗi hec ta gieo 80kg hạt giống.

4. Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi gieo hạt không nên tưới nguyên nhân nước đậm làm hạt hút no nước quá mạnh, trương lên làm rách vỏ áo, hạt dễ bị thối. Tốt nhất là trước khi gieo nên tưới nước láng qua trên mặt luống nếu đất bị khô để đảm bảo độ ẩm cho hạt, sau đó mới gieo hạt. Trường hợp sờ đất thấy mát tay thì không cần tới nước lên luống.

Khi đậu có 2-3 lá thật thì nạo cỏ, xới đất và vun nhẹ vào gốc. Khi đậu cao 20 cm thì xới mặt luống, thu nhặt cỏ và vun cao gốc.

54

Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng, nhất thiết phải xới xáo lại, nhưng cần đợi khô đất mới được tiến hành xới. Nếu xới khi đất còn ướt có thể làm thương tổn rễ và gốc cây, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh. Đặc biệt là bệnh chết vàng. Cây đậu có lá vàng, úa rồi chết.

Bón thúc cho đậu vàng được tiến hành 3 lần; Lần thứ nhất khi cây có 4-5 lá thật, chỉ bón nhẹ. Lần thứ hai khi cây 7-8 lá thật.

Lần thứ ba khi nụ sắp nở.

Hai lần sau bón thúc phân đậm hơn. Phân dùng để bón thúc là phân đạm. Dùng 60kg urê bón cho 1 ha cho cả ba lần. Có thể thay thế phân đạm bằng 7-8 tấn phân ngâm để bón thúc.

Biện pháp chọn giống và giữ giống:

Muốn chọn giống đậu côve, cần chọn những ruộng tốt, không bị sâu bệnh hại ở những vụ chính. Chọn lấy những quả lứa đầu làm giống, hái sớm những quả lứa sau để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả để giống.

Khi quả để giống đã già, hái về để nguyên cả vỏ phơi thật khô. Trước khi phơi chọn kĩ để loại quả xấu, quả dị hình, quả bị sâu bệnh. Sau đó phơi khô: Rải hạt lên nong nia phơi thêm 1-2 nắng nhẹ cho hạt thật khô rồi đem bảo quản nơi thoáng mát để trồng ở vụ sau.

II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo

Nguồn: Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp

Đậu cô-ve leo thuộc nhóm cây chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo quả 18o

- 22oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8o - 10oC) cây vẫn chưa bị tổn thương như đậu tương hoặc đậu vàng.

Đậu cô-ve leo là cây ưa ánh sáng, do vậy rất cần giàn để leo. Cây có bộ rễ lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn khá.

1. Thời vụ.

55

- Vụ Xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3. - Vụ Thu: gieo hạt vào tháng 9 - 10.

2. Làm đất, bón phân và gieo hạt.

Sau khi làm đất lên luống với kích thước: rộng 1m, cao 0,2m, rãnh luống 0,2 - 0,25m. Mỗi hecta bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, 150 kg supe lân và 50 kg kali. Gieo 2 hàng trên luống và khoảng cách hàng 60cm, khoảng cách hạt 12 - 15cm. Lượng hạt gieo 60 kg/ha (2kg/sào). Gieo xong phủ một lớp đất bột dầy 1 cm. Do cấu tạo vỏ hạt mỏng, khả năng hút trương nhanh nên không vội tưới. Sau 1-2 ngày dùng ô-doa tưới nhẹ mặt luống.

3. Chăm sóc.

Do đậu cô-ve leo có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường xuyên giữ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm đất thường xuyên 70%. Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài lượng phân lót, mỗi ha có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali vào 2 thời điểm: cây ra tua cuốn và lúc rộ hoa.

Khi cây có tua cuốn, cần làm cỏ, xới vun và bón thúc; sau đó cắm giàn ngay cho cây leo. Mỗi hecta cần 50.000 cây dóc cắm (mỗi sào 1.700 cây). Khi cây có hoa tiến hành tỉa dần lá già, những lá bị bệnh, những khoảng giữa có mật độ lá đậm đặc để tạo sự thông thoáng cho cây, tăng khả năng tạo quả.

4. Phòng trừ sâu bệnh.

Đây là nội dung trồng trọt đậu cô-ve theo quy trình sạch. Các biện pháp này cũng áp dụng với đậu đũa, đậu vàng, v.v....

- Sâu xám hay xuất hiện ở thời kỳ cây còn non. Diệt trừ bằng biện pháp thủ công (bắt sâu bằng tay). Với sâu khoang, ngắt lá có ổ trứng và ổ sâu non tuổi 1- 2.

- Sâu đục quả là đối tượng phòng trừ chính. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời, khi có 10% quả non bị hại phải trừ ngay. Cho đến nay, đối tượng này vẫn sử dụng thuốc hoá học. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Pegasus 250 SC, Sherpa 25 EC, Sumidicin 20 EC nồng độ 0,1% (1 lít thuốc/ha). Số lần phun phụ thuộc vào mật độ của sâu, tối đa không quá 4 lần/vụ. Sau phun phải ít nhất 3 ngày mới được thu quả.

56

- Với bệnh lở cổ rễ phun Validacin nồng độ 0,15% (1,5 lít/ha).

- Bệnh gỉ sắt, phấn trắng dùng Ridomil MZ 72 WP lượng 2,5 kg/ha hoặc Alvil 1-1,5 lít/ha phun khi chớm có bệnh.

Cần chú ý khi ruộng có cả sâu và bệnh thì phun kết hợp cả thuốc sâu và bệnh. Phun ướt đều cây để giảm tối đa số lần phun.

5. Thu hoạch.

Trong vụ xuân, lứa đầu được thu sau 50-60 ngày, vụ thu muộn hơn 10 ngày. Thu quả đủ độ chín nhưng không già (quả chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, thấy rõ vết hạt ở thân quả). Vào thời điểm rộ, thu mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Trường hợp có phun thuốc hoá học, thu sau phun 3 ngày, loại bỏ quả già, chỉ sử dụng quả đủ chất lượng thương phẩm.

III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan

Nguồn:Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

1. Thời vụ: Gieo trồng từ tháng 5/10 đến 5/11, thu hoạch từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. nếu gieo muộn, bệnh phấn trắng gây hại nặng làm năng suất giảm rõ rệt.

2. Giống:

- Giống đậu Hà lan leo cần 40 – 50 kg/hạt/ha (3kg/sào).

- Giống đậu Hà lan lùn cần 60 – 70 kg hạt/ha (4,5 kg/sào). Giống đậu này được trồng phổ biến hơn.

3. Làm đất:

- Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, chân đất cao, dễ thoát nước, có độ pH 6,0 – 6,5, pH dưới 5,5 phải bón vôi (10 – 15 kg vôi bột/sào).

- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Cần thực hiện chế độ luân canh với cây khác họ, đặc biệt là cây lương thực.

- Chia luống 1,3 m, mặt luống rộng 1,0m, cao 25 – 30 cm.

57

Gieo 3 hàng với đậu Hà lan lùn, gieo 2 hàng với đậu Hà lan leo luống để tiện cắm giàn.

Đậu Hà Lan lùn: gieo với khoảng cách từ 60 – 70cm x 10 cm/1 cây, mật độ 10,0 – 12,0 vạn cây/ha.

Đậu hà lan leo: gieo với khoảng cách từ 60 – 70cm x 10cm/1 cây, mật độ 10,0 – 12,0 vạn cây/ha.

5. Phân bón:

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón tưới.

Phân chuồng;

Bón lót từ 15 – 20 tấn/ha (540 – 740 kg/sào bắc bộ, cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Thời gian bón thúc:

+ Lần 1: cây có 4 – 5 lá thật; + Lần 2: trước khi cắm dóc; + Lần 3: sau thu quả đợt 1.

* Chú ý:

- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sulfat amôn thay thế cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón phân vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

- Đậu Hà lan leo cần tưới thêm nước phân ủ mục.

- Làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp vứi 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao 20 – 25 cm.

58

6. Tưới nước:

- Sử dụng nguồn nước tưới sạch tuyệt đối không được dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước bị nhiễm bẩn chưa được xử lý để tưới.

- Sau khi gieo, cần thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70 – 80%.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại:

Thường có bọ phấn, bọ trĩ, rệp, sâu đục quả, giòi đục lá, nhện đỏ.

- Biện pháp phòng trừ:

Với bọ phấn có thể sử dụng thuốc sherpa 20 ec, karate 2,5 ec. Với bọ trĩ thì dùng thuốc admire 0,50 ec, confidor 0,50 ec (100 sl), gaucho 70 ws. Trừ rệp có thể dùng thuốc: karate 2,5 ec, sherpa 20 ec, trebon 10ec. Sâu đục quả có thể trừ bằng sherpa 20 ec, sumicidin 10ec, cyperan 25 ec, phải phun sớm khi quả mới đậu, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày. Giòi đục lá phun baythroid 50 ec, confidor 100 sl, ofatox 400 ec theo hướng dẫn trên nhãn.

Bệnh hại

Thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt. Để phòng trừ các bệnh này không nên trồng đậu liên tục nhiều vụ mà cần luân canh với các rau khác họ: Họ thập tự, họ cà hay họ lúa nước. Đất không được để úng kéo dài, phải luôn thoát nước, thu dọn và xử lý các tàn dự cây bệnh làm cho ruộng thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh: Valicidin 3 sl để trừ bệnh lở cổ rễ, thuốc anvil 5 sc, score 250 ec, rovral 50 wp để trừ các bệnh phấn trắng, gỉ sắt, thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.

Kỹ thuật phun thuốc phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.

8. Thu hoạch:

Đậu hà lan có thể sử dụng quả non hoặc hạt già. Nếu thực hiện đầy đủ qui trình này có thể thu hoạch trên 6 tấn quả non/ha.

59

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU (Trang 52 -52 )

×