Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật trồng rau (Trang 77)

Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lan

gID=1&NewsID=1041

1. Giới thiệu chung

Hành tây có tên khoa học Allium cepa L, là một sản phẩm rau cao cấp, được sử dụng để chế biến các món ăn mà hầu hết trên thế giới đều dùng. Hiện nay đối với nước ta hành tây còn đang là một mặt hàng rau tươi xuất khẩu sang các nước phương Tây và các nước trong khu vực.

Các vùng trồng hành tây chủ yếu ở nước ta như Phan Rang, Đà Lạt, Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Nội ... đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sản xuất trong việc thâm canh để đạt năng suất cao, bảo đảm phẩm chất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đặc điểm sinh học:

Cây hành tây ưa ánh sáng ngày dài, độ dài ánh sáng trong ngày thích hợp là 12-14 giờ, nhất là giai đoạn hình thành và phát triển củ. Hành tây không chịu được úng, song nếu đất khô hạn cũng làm giảm năng suất và chất lượng củ. Độ ẩm cần thiết cho giai đoạn cây con và củ đang lớn khoảng 80-85%, lúc củ già thì khoảng 70%. Do bộ rễ kém phát triển nên đất trồng hành tây cần tơi xốp, pha cát, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6-6,5.

Giống hành tây:

Các giống trồng chủ yếu hiện nay gồm: Granex, Grano, Red Creole.

2. Thời vụ trồng

- Vụ chính gieo tháng 9 – 10 dương lịch, thu hoạch tháng giêng tháng 2 dương lịch.

- Vụ nghịch gieo cuối tháng 3, đầu tháng 4 downg lịch, thu hoạch vào tháng 8 – 9 dương lịch.

3. Kỹ thuật vườn ươm

Đất làm vườn ươm phải chọn nơi cao, thoáng dễ thoát nước. Đất làm kỹ, lên luống cao, luống rộng từ 1,2-1,5 m. Mỗi mét vuông gieo 3-4 gram hạt. Cần

78 sử dụng 2,5-3kg hạt giống để trồng một ha.

Sau khi gieo xong, dùng rơm rạ băm nhỏ rắc lên trên và tưới đẫm, sau 7-12 ngày hạt nảy mầm, lúc này cần tưới hằng ngày với lượng đủ thấm. Khi cây cao 3-5 cm, bóc dần lớp rơm rạ phủ luống. Tỉa bỏ bớt những cây yếu, cây xấu.

Kinh nghiệm phân biệt cây con tốt hay xấu là dựa vào giai đoạn phát triển đặc biệt gọi là "uốn gối" trước khi cây đứng thẳng. Nếu hạt giống xấu thì giai đoạn mọc đứng thẳng không qua giai đoạn "uốn gối" ta cần nhổ bỏ các cây này, giai đoạn này thường vào lúc cây con ở 15-20 ngày tuổi.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Để củ hành xuất khẩu được, yêu cầu cần củ phải to, chắc, dáng bên ngoài đẹp, bảo quản được lâu thì một trong những điều kiện của kỹ thuật trồng là phải trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, lúc có 5-6 lá thật, mới nên nhổ trồng. Nếu trồng sớm, hàng mau bén rễ và sớm thu hoạch nhưng củ nhiều nước (hàm lượng nước trên 90%, củ dễ hỏng, không bảo quản được lâu, nên không xuất khẩu được). Lên luống rộng 1,2m, rãnh 0,3m. Trồng 4 hàng dọc luống, khoảng cách mỗi hàng 20cm, khoảng cách cây 15cm, mật độ trồng lý tưởng từ 150-170 ngàn cây /ha.

5. Bón phân

- Lượng phân bón thâm canh cho hành tây để tạo năng suất cao, phẩm chất tốt cho yêu cầu xuất khẩu, cần bón như sau:

+ Phân chuồng (hoặc phân hữu cơ khác) : 20-30 tấn/ha. + Urê : 140-200 kg/ha.

+ Super lân : 400-500 kg/ha. + Sulfat Kali : 200-260 kg/ha.

+ Nếu đất chua cần bón vôì từ 250-350 kg/ha. Chú ý độ pH phải đạt từ 6- 6,5.

- Cách bón: phân lân, phân chuồng, vôi bón lót toàn bộ, cùng 1/3 lượng phân đạm và kali. Lượng phân còn lại chia đều, bón từ 3-4 lần vào các giai đoạn phát triển thân, lá, hình thành và phát triển củ. Tùy vào chất đất có thể bón tăng kali, lân, phân chuồng nhưng không được tăng lượng đạm quá 100 kg nguyên

79

chất (tức không được vượt quá 220 kg urê) sẽ làm cho nitrat tích lũy trong củ hành lớn, phẩm chất giảm ngay, hành mau bị thối ... khi kiểm tra chất lượng sẽ không đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý 2 loại bệnh chính thường xuất hiện và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng củ hành.

+ Bệnh sương mai (Pernospora Sp) xuất hiện vào lúc độ ẩm không khí cao trên 90%, nhiệt độ thấp dưới 20OC. Do vậy khi thấy thời tiết trên thì phun ngừa bằng dung dịch Bordeaux 1% phun theo định kỳ 4-7 ngày /lần.

+ Bệnh thối củ hành: đây là loại bệnh thường thấy người trồng hành lo ngại, vì dễ thấy xuất hiện trên ruộng hành. Bệnh do vi khuẩn Ervinia Sp, hoặc nấm loài Botrytis gây hại từ lúc củ chắc đến thu hoạch và bảo quản.

Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết ẩm uớt và bón nhiều đạm, mất cân đối. Phòng bệnh bằng việc xử lý hạt giống với Granosan 3 g/1 kg hạt giống, hoặc Benomyl 2 g/1 kg hạt giống. Phun trừ bằng Zineb (0,2-0,3 %) hoặc Benomyl (0,2-0,3 %).

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật trồng rau (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)