1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề “ cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật di truyền sinh học 12” nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh

56 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 511 KB

Nội dung

Để tìm hiểu thực trạng, phân tích được nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục việc dạyhọc chủ đề “Cơ chế di truyền; Biến dị và các quy luật di truyền– Sinh học 12” của GV và HS,tôi đã tiế

Trang 1

1 Tên sáng kiến:

Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế di truyền; Biến

dị và Các quy luật di truyền – Sinh học 12 THPT” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất chohọc sinh

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Giảng dạy môn Sinh học 12 – THPT

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Sư phạm Sinh học

Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng

Trang 2

1 Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:

Nghị quyết TW 29 ngày 4/11/2013 của HNTW 8 khóa 11 đã chỉ rõ: Cần phải đổi mới cănbản và toàn diện nền giáo dục Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học

Nhiệm vụ trọng tâm trong những năm học gần đây : Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy họcđồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triểnnăng lực phẩm chất

Do đó vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực phẩm chất họcsinh là nhiệm vụ cần thiết mà mỗi giáo viên đều phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay.PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngườihọc, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trungvào phát huy tính tích cực của người dạy Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thìgiáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học cho học sinh, mà ở đó người học phải thu thập,

xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập PPDH này tích cực ở chỗ sẽ phát triển cho HScác kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt

là các vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ýtưởng khoa học và khả năng thích ứng với xã hội; rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu,tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới

2 Xuất phát từ vai trò câu hỏi cốt lõi trong dạy học Sinh học:

Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực, tích cực của họcsinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện Một trongnhững biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huynăng lực tự lực của học sinh Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thườngxuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau Manglại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xâydựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúcđẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thànhcông Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống

có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cựcvận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời Điều quan trọng là mỗi câu hỏihay một nhóm các câu hỏi nào đó phải được xây dựng sao cho khi trả lời thì học sinh nhậnđược một “liều kiến thức” nhất định và rèn luyện được các kỹ năng tư duy Các loại câu hỏi

có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu củaquá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức Trong đó câu hỏi cốt lõi là những câuhỏi mang tính khái quát cao, đòi hỏi năng lực tư duy, phân tích tổng hợp của học sinh, khi nêu

ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểunhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những

Trang 3

nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học Đó cũng là những nội dung chính của bài mà họcsinh cần nắm vững Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học cũng

là một trong tám chiến lược dạy học hiệu quả hiện nay Câu hỏi cốt lõi càng gợi mở thì lạicàng mang lại hiệu quả cao, kích thích tư duy và liên hệ của học sinh với bài học, giúp họcsinh mau chóng nắm vững được kiến thức thông qua giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra

II Mô tả giải pháp:

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.

1.1 Thực trạng dạy học Sinh học hiện nay ở các trường THPT.

Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay giáoviên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp Tuyvậy muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túngđặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiềukhi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạocủa học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụđộng trong việc lĩnh hội kiến thức

1.1.1 Về phía GV

Do GV chưa đầu tư vào bài giảng, giảng dạy theo phương pháp truyền thống Cũng cónhững GV vận dụng những phương pháp tích cực nhưng chủ yếu là trong các giờ thao giảng,các tiết thi GV dạy giỏi Các CH đưa ra cho HS trả lời thường ít đòi hỏi khả năng tư duy sángtạo, HS ít được dạy cách học chủ động sáng tạo

Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, chưa cuốn hút thực sự học sinhđam mê môn học, việc quản lý HS học và làm việc chưa sát sao khiến cho HS sao lãng,không tập trung vào nhiệm vụ của mình, phương pháp chuyển tải không tốt thì nội dung sẽkhông được truyền đạt một cách thấu đáo, vì vậy việc lĩnh hội kiến thức chắc chắn sẽ khôngđược nhiều

Để tìm hiểu thực trạng, phân tích được nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục việc dạyhọc chủ đề “Cơ chế di truyền; Biến dị và các quy luật di truyền– Sinh học 12” của GV và HS,tôi đã tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra GV dạy học môn Sinh học, các phiếu khảosát ( khảo sát 90 GV trong đợt bồi dưỡng thường xuyên hè 2016) như sau:

Bảng 1- Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của GV

Trang 4

10 DH cho học sinh tựhọc với sgk 48 54.5 37 47.8 3 3.4

Bảng 2: Kết quả khảo sát tình hình sử dụng SGK, tài liệu, CH trong dạy học

1.Theo thầy cô, việc sử dụng

CH cốt lõi trong dạy học có

Ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức 19 21.1

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

4 Theo thầy cô, khó khăn

lớn nhất trong việc xây dựng

Do HS không hứng thú với môn học 29 32.2

Do nguồn tư liệu, cơ sở vật chất chưa

Trang 5

trong kĩ thuật thiết kế CH Việc đưa CH của GV hoặc quá dễ gây sự thờ ơ nơi HS, hoặc CHquá khó làm cho HS thấy ngại không kích thích được số đông HS tham gia thảo luận Mộtnguyên nhân khác nữa là sau khi HS thảo luận GV chỉ thuyết trình, giảng giải qua loa rồi đưa

ra đáp án, vô hình dung phương pháp thảo luận nhóm chỉ là hình thức, hiệu quả không cao vì

HS không có cơ hội tự trình bày ý kiến của mình, của nhóm mình, cơ hội để các HS thảo luậncùng không có

1.1.2 Về phía HS

Thông qua dự giờ các GV, trao đổi với các em HS, cộng thêm những hiểu biết của bảnthân tích luỹ được trong dạy học Sinh học nói chung và phần DTH nói riêng ở trường THPT,tôi có thể nhận định một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng lĩnh hội kiến thức phầnDTH của HS cũng như các kiến thức khác của bộ môn sinh học là xuất phát từ tư tưởng họcđối phó, coi thường môn phụ Chỉ có một số ít HS quan tâm đến môn học này

HS quen với lối học thuộc lòng, học một cách thụ động theo vở ghi, không đọc sáchSGK, học theo thầy một cách máy móc, không chịu tư duy, suy nghĩ, không có thói quensáng tạo, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức; ngại tìm hiểu các tư liệu khác để tham khảo;ngại đặt ra câu hỏi để tìm hiểu sâu vào bản chất;…

Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cụ thể trên lớp, chẳng hạn phải nghiên cứu trước bài mới ởnhà như thế nào, hoặc giao cho HS tìm tư liệu, tranh ảnh về một vấn đề nào đó thì phần đông

HS sẽ có ý thức chuẩn bị bài, còn nếu thầy cô không nhắc nhở gì hoặc không hướng dẫn cụthể phải chuẩn bị như thế nào thì hầu hết các em cũng sẽ cho qua Việc đọc thêm các tài liệungoài SGK có liên quan đến môn học lại càng hiếm hoi Trong giờ học, khi thầy cô đặt CHnhiều HS tuy đã có câu trả lời nhưng cũng không dám phát biểu vì sợ sai, sợ các bạn chê cười, cábiệt có những HS không làm gì cả ngoài chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp từ pháithầy cô, các trò khác ít khi được tham gia ý kiến nhận xét, bổ sung Rõ ràng với cách học đối phónhư vậy sẽ không đem lại hiệu quả tốt, điểm số chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của

HS, các em dần dần thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại đem những thắc mắc của mình hỏi thầy hỏibạn

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm)

Trong chương trình sinh học THPT, các chủ đề: Cơ chế di truyền; Biến dị và Các quyluật di truyền – Sinh học 12 là nội dung kiến thức tương đối khó và trừu tượng đối với cả GV

và HS Việc truyền thụ kiến thức cho HS chỉ có thể trên lý thuyết mà không có phần thựchành Nên việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần di truyền học sẽ giúp HSchủ động tìm kiếm và phân tích, tư duy, thảo luận tranh luận để giải quyết vấn đề đặt ra, các

em hiểu được cơ sở vật chất và các cơ chế di truyền giúp HS có thể vận dụng được kiến thức

lý thuyết vào thực tiển, đem lại niềm vui hứng thú học tập Vì vậy tôi đã tiến hành nghiên

cứu:Xây dựng và sử dụng CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề“Cơ chế DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh khi

học tập phần này

Trang 6

2.1 Khái niệm câu hỏi cốt lõi

Câu hỏi cốt lõi là câu hỏi cấu trúc cả một đơn vị bài học hoặc một nội dung nào đóthành một vấn đề cần giải quyết Câu hỏi có nhiệm vụ kết nối các kiến thức đã có với hứngthú học tập kiến thức mới của HS,

CH cốt lõi khác với các loại CH khác ở chỗ chúng mang tính phổ quát, đòi hỏi nhiềunội dung trả lời mở, giúp ta thấy rằng tri thức là sự tìm kiếm liên tục

CH cốt lõi nhằm mục đích khuyến khích học sinh suy nghĩ một cách bao quát để cânnhắc lựa chọn các quan điểm chủ chốt làm “xương sống” cho sự kết nối, tích hợp các nộidung đơn lẻ, rời rạc

Trong quá trình dạy học CH phải nhằm vào mục đích phát triển tư duy, phát triển khảnăng tích cực và chủ động của HS nên người ta sử dụng những CH có nội dung phân tích,giải thích, chứng minh, so sánh, khái quát hóa

2.2 Vai trò của CH trong quá trình dạy - học

a Tác dụng trí dục

- Thông qua CH học sinh có thể hình thành khái niệm, các kiến thức mới, giúp họcsinh hiểu và nắm vững hơn các tính chất.CH mở rộng hiểu biết một cách linh động, phongphú và không làm nặng nề qua tải các kiến thức, sự kiện, hiện tượng đơn lẻ, rời rạc đối vớihọc sinh, có tác dụng củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa được kiếnthức, tạo điều kiện phát triển trí lực cho học sinh

b Tác dụng hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực của HS

- Thông qua trả lời CH học sinh được hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn

đề CH có vai trò định hướng hoạt động tự lực nghiên cứu của HS, đặt HS vào tình huống cóvấn đề trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trìnhhình thành tri thức mới cho học sinh, phát huy năng lực tự nghiên cứu tài liệu, CH giúp hìnhthành kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống

c Tác dụng giáo dục thái độ.

- CH giúp người học tự tin hơn vào khả năng của bản thân, thấy rõ vai trò của môn học

và là nguồn tạo hứng thú cho việc học tập tích cực của HS, có tác dụng rèn luyện cho học sinhtính kiên nhẫn, trung thực trong lao động và học tập, tính sáng tạo khi xử lí và vận dụng trongcác vấn đề học tập, tính chính xác khoa học

3 Các bước xây dựng và sử dụng CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

- Để xây dựng được CH cốt lõi nhằm phát huy khả năng tự học của HS, thì việc đầutiên của GV là phải phân tích được cấu trúc lôgic, nội dung bài học, xác định được nội dung

cơ bản và trọng tâm của bài học Việc phân tích logic cấu trúc nội dung chương trình cần điđôi với việc cập nhật hóa và chuẩn xác hóa kiến thức, đặc biệt quan tâm đến tính kế thừa vàphát triển hệ thống các khái niệm qua mỗi bài, mỗi chủ đề và toàn bộ chương trình Điều này

Trang 7

có vai trò hết sức quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng CH cũng như việc sơ đồ hóa cáckiến thức cốt lõi, kiến thức nâng cao cho HS.

Mạch nội dung của chương 1 theo hướng: ADN  NST; cấu trúc di truyền  các cơ chế

di truyền và biến dị; di truyền  biến dị

Chủ đề: Cơ chế di truyền; biến dị ở cấp độ phân tử: Gồm 4 bài:

+Bài 1: Gen , mã di truyền và cơ chế nhân đôi ADN

+ Bài 2: Phiên mã và dịch mã

+ Bài 3: Điều hoà hoạt động Gen.

+ Bài 4: Đột biến Gen

Chủ đề: Cơ chế di truyền; biến dị ở cấp độ tế bào:Gồm 3 bài:

+ Bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

+ Bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

+ Bài 7: Thực hành : Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định

và tiêu bản tạm thời

Chủ đề: Các quy luật di truyền: Gồm 8 bài:

+ Bài 8: Qui luật Menden -Qui luật phân li

+ Bài 9: Qui luật Menden – Qui luật PLĐL

+ Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

+ Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

+ Bài 12: Di truyền liên kết với giới tinh và di truyền ngoài nhân

+ Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

+ Bài 14: Thực hành lai giống

+ Bài 15: Bài tập chương I và chương II

- Kiến thức về cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật di truyền đã được HS làm quen ởchương trình SH lớp 9, đến lớp 12 HS được củng cố và mở rộng thêm qua chương I, II – sinhhọc 12 Ở các chương này các bài được sắp xếp theo trật tự lôgic nhất định Ví dụ:

+ Ở bài 1 HS được học về gen, mã di truyền, quá trình tự nhân đôi của ADN; kiến thức

về gen, mã di truyền ở bài 1 sẽ làm cơ sở để HS tìm hiểu về quá trình phiên mã và dịch mã.Học xong bài 1, 2 HS cũng phân biệt được 3 sự kiện: tự sao, sao mã, dịch mã

+ Điều hoà hoạt động gen ở bài 3 là kiến thức liên mạch của bài 2 Bài 2, cho biết trong cơthể sống protein được tổng hợp như thế nào, đến bài 3 tiếp tục giải đáp thắc mắc cho HS khinào protein được tổng hợp và tổng hợp bao nhiêu thì đủ, ở cơ thể sinh vật protein được điềuhòa tổng hợp theo cấp độ nào

+ Kiến thức bài 1 không chỉ là cơ sở để học tiếp bài 2 mà còn giúp HS dễ dàng khai thác nộidung bài 4 – Đột biến gen, đặc biệt cơ chế phát sinh các dạng đột biến gen

+ Gen là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, thành phần tham gia cấu tạo nên NST, NST

là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, theo thứ tự từ cấu trúc nhỏ (ADN) – bài 1 là tiền đề đểđến cấu trúc lớn hơn (NST) – bài 5, 6 Qua đó, HS cũng phân biệt được gen với NST, độtbiến gen với đột biến NST

Trang 8

Cách sắp xếp cấu trúc nội dung như trên cho phép thiết kế hệ thống CH theo logic hợplý; làm cơ sở để phối hợp sử dụng hệ thống CH cốt lõi theo hướng tích cực.

+ Từ bài 8 đến bài 15 tập trung làm sáng tỏ tính quy luật của hiện tượng di truyền chính

là sự vận động theo quy luật của cấu trúc vật chất di truyền qua các quá trình nguyên phân,giảm phân và thụ tinh Các gen trong nhân tùy thuộc vào gen nằm trên NST giới tính hayNST thường mà vận động theo những quy luật riêng mang tính chặt chẽ, còn các gen ngoàinhân thể hiện tính quy luật không rõ Các gen không tồn tại riêng lẻ mà tồn tại trong một hệthống gọi là kiểu gen (KG), trong đó, các gen tương tác với nhau và với môi trường theonhững quy luật nhất định để biểu hiện ra thành các tính trạng của cơ thể Thông qua sự ditruyền về các đặc điểm, tính trạng, người học vận dụng những kiến thức về cơ sở vật chất và

cơ chế di truyền để giải thích quy luật hình thành các đặc điểm tính trạng đó

3.1 Thiết kế hệ thống CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế DT; Biến dị

và Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

3.1.1 Nguyên tắc thiết kế câu hỏi cốt lõi

Khi xây dựng hệ thống CH nhằm nâng cao khả năng tự học của HS trong dạy - họccác chủ đề: Cơ chế DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12 - THPT, cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

3.1.1.1 Bám sát mục tiêu dạy - học:

Thực chất của mục tiêu dạy học là đề ra cái cần đạt tới của người học sau khi học xongbài học đó Do đó, để có CH tốt thì GV cần phải dựa vào mục tiêu dạy học

Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS

tự tìm cách trả lời các CH; nó vừa là phương tiện cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, vừa quy định

và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phương tiện hữu hiệu để rènluyện kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS

Ví dụ: Khi dạy bài 8 “Quy luật Menđen: quy luật phân li” Mục tiêu phần này là HSphải trình bày được bản chất của quy luật là sự phân li đồng đều của cặp alen; nêu được cơ sở

tế bào học của sự phân li alen là sự phân li của NST Nếu GV chỉ đơn thuần sử dụng phươngpháp thuyết trình lại những nội dung kiến thức trong SGK thì HS không hiểu được bản chấtcủa quy luật cũng như không khắc sâu được kiến thức và như vậy GV vô tình đã đưa HS vàocách học thụ động không tư duy sáng tạo

3.1.1.2 Đảm bảo tính chính xác nội dung

Để mã hoá nội dung dạy - học thành CH, BT cần đảm bảo tính chính xác khoa học.Nếu thiết kế CH, BT mà không đảm bảo được tính chính xác của nội dung thì việc thì việcđịnh hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu dạy - học

Muốn xây dựng CH để hướng dẫn HS tự học mang lại hiệu quả, GV phải xác địnhnội dung kiến thức HS cần khai thác từ các nguồn cung cấp thông tin, giới hạn vấn đề có thểtrả lời được CH phải có tác dụng giúp HS tìm, phát hiện được dấu hiệu bản chất của đốitượng

Trang 9

Ví dụ: Khi dạy mục 2 “Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen” bài 11, SH 12.

Nếu GV chỉ nêu phân tích lại kiến thức trong SGK và nêu CH “Thế nào là hoán vị gen” thì

HS chỉ dừng lại ở việc trả lời “Đó là hiện tượng các alen có thể đổi chỗ cho nhau làm xuấthiện các tổ hợp alen mới” Như vậy độ chính xác của kiến thức chưa đạt được Do đó GV cần

đưa thêm CH “Các gen như thế nào sẽ đổi chỗ cho nhau?

3.1.1.3 Đảo bảm phát huy tính tích cực của học sinh

Khi xây dựng câu hỏi, muốn phát huy tính tích cực của HS đòi hỏi phải có các tìnhhuống có vấn đề, được HS tiếp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyếtđược Cần tạo ra mâu thuẫn hay thắc mắc cho HS về cả những cái đã biết và cái chưa biếtđang cần khám phá Thông qua những mâu thuẫn này sẽ kích thích tư duy tích cực của HS,tạo cho HS ham muốn tìm tòi để giải quyết các vấn đề trong câu hỏi đưa ra, thông qua đógiúp người học lĩnh hội kiến thức mới

Ví dụ: Khi dạy nội dung di truyền liên kết gen GV sử dụng kiến thức của phần phân liđộc lập để tạo mâu thẫu: Xét cây cao – quả vàng AaBb lai phân tích với cây thấp – quả xanhaabb thu được 4 loại kiểu hình là 1 cao – vàng (AaBb) : 1 cao – xanh (Aabb) : 1 thấp – vàng(aaBb) : 1 thấp – xanh (aabb) Vậy tại sao khi lai ở ruồi giấm Thân xám – cánh dài (AaBb) xthân đen – cánh cụt (aabb) lại chỉ thu được 2 loại kiểu hình là 1 thân xám – cánh dài : 1 thânđen – cánh cụt ? Từ ví dụ này nếu sử dụng trong dạy học phần di truyền liên kết cho HS sẽtạo ra tình huống có vấn đề cho HS Qua đó lôi cuốn các em vào việc tích cực hoạt độngkhám phá để đi đến kiến thức mới đó là 2 gen qui định tính trạng màu sắc thân và hình dạngcánh cùng di truyền liên kết với nhau

3.1.1.4 Đảm bảo nguyên tắc hệ thống

Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và đặc điểm hoạt động

tư duy của HS Do đó, khi xây dựng CH hướng dẫn HS tự học cũng phải được sắp xếp trong

hệ thống lôgic theo các bước tư duy của HS Chính yếu tố này giúp người học phát triển tưduy suy luận lôgic

Ví dụ: CH “Tại sao nói di truyền liên kết gen và hoán vị gen lại bổ sung cho quy luật PLĐL?” trả lời được CH này HS đã hệ thống hoá được kiến thức phần quy luật DT của Sinh

học 12

3.1.1.5 Đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng CH-BT để tổ chức đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS cần

có CH-BT gắn kiến thức lí luận với thực tiễn nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thứccủa HS Thông qua việc cung cấp kiến thức gắn liền với thực tiễn sẽ giúp cho HS biết vậndụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, qua đó hình thành năng lực khái quát hóa

Ví dụ: Khi giảng dạy chương ứng dụng di truyền học và chọn giống phần tự thụ phấn

và giao phối cận huyết ở động vật Qua kiến thức của phần này cung cấp cho các em là vốngen sẽ tăng tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, HS sẽ vận dụng để giảithích được tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm kết hôn họ hàng

3.1.2 Quy trình thiết kế CH cốt lõi

Trang 10

Để thiết kế được quy trình xây dựng CH nói chung, xây dựng CH để phát triển cho HS nóiriêng cần thực hiện theo quy trình sau:

+ Bước1: Xác định rõ và đúng mục tiêu bài học

+ Bước 2: Liệt kê những cái cần hỏi ( nội dung kiến thức trọng tâm có thể mã hóa thành câuhỏi cốt lõi) và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập + Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi cốt lõi

+ Bước 4: Xác định những nội dung cần trả lời (đáp án)

+ Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt để đưa câu hỏi cốt lõi vào sử dụng trongdạy học

3.1.3 Hệ thống CH cốt lõi đã thiết kế để dùng trong dạy học các chủ đề: Cơ chế

DT- Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12

Bước 1: Xác định rõ và đúng mục tiêu dạy học:

Chủ đề: Cơ chế di truyền ; biến dị ở cấp độ phân tử.

*/ Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen

- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền Giải thích được tại sao mã

di truyền phải là mã bộ ba

- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôiADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể

- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn

- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợpmạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau

- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã

- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã

- Giải thích được sự khác nhau về nơi xảy ra phiên mã và dịch mã

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vậtnhân thực

- Giải thích được vì sao thông tin di truyền ở trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉ đạođược sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất

- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua Operon ở sinh vật nhânsơ

- Giải thích được vì sao trong tế bào lại chỉ tổng hợp prôtêin khi nó cần đến Từ đó nêuđược ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật

- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cơ chế điều hoà hoạt động gen giữa sinh vật nhân

sơ và nhân chuẩn

- Nêu được khái niệm các dạng và cơ chế phát sinh chung của đột biến gen

- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen

Trang 11

- Liên hệ thực tiễn: Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinhgiới Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chămsóc động vật quý hiếm.

*/ Về kỹ năng, năng lực:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp để rút

ra hiện tượng, bản chất sự vật và mô tả được hiện tượng biểu hiện trên hình

- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền

- Rèn luyện khả năng suy luận về sự tối ưu trong hoạt động của thế giới sinh vật

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về gen; mã di truyền và quá trình nhân đôiADN; thông tin về quá trình phiên mã, dịch mã và điều hòa hoạt động gen

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận tráchnhiệm, trong hoạt động nhóm, đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quátrình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề

- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tựnhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận,

*/ Thái độ

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu

Chủ đề: Cơ chế di truyền; Biến dị ở cấp độ tế bào:

*/ Kiến thức :

- Mô tả được hình thái, đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực

- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

- Nêu được nguyên nhân phát sinh, hậu quả và vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúcnhiễm sắc thể đối với tiến hoá và chọn giống

- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể

- Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST

- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễmsắc thể

- HS thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc

sử dụng các tác nhân gây đột biến gen

- Nhận thức được nguyên nhân và sự nguy hại của đột biến nói chung và đột biến cấu

trúc nhiễm sắc thể nói riêng đối với con người, từ đó bảo vệ môi trường sống, tránh các hành

vi gây ô nhiễm môi trường như làm tăng chất thải, chất độc hại gây đột biến

Trang 12

- Biết được những ứng dụng của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có lợi vào thực tiễnsản xuất và tạo nên sự đa dạng loài.

- Nêu hậu quả và vai trò của các dạng đột biến số lượng NST trong tiến hoá, chọngiống và quá trình hình thành loài Từ đó có ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phátsinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hộichứng do đột biến số lượng NST như các hội chứng Đao, Tớcnơ, Klaiphentơ

*/ Về kỹ năng, năng lực:

Rèn cho HS những kỹ năng, năng lực:

- Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ chế di truyền,giảithíchhiệntượngthực tế

- Thu nhận và xử lý thông tin: tìm kiếm, thu nhận thông tin liên quan đến các hiệntượng di truyền từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễnđạt và sử dụng thông tin Kỹ năng đọchiểucácsơđồ, bảngbiểu

- Rèn kĩ năng phân tích để rút ra nguyên nhân, hậu quả, ý nghĩa của các hiện tượngbiến dị

- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về các hiện tượng biến dị ( Khái niệm, cơ chếphát sinh, hậu quả, vận dụng thực tế…)

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Năng lực hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm,đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quátrình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tựnhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

Chủ đề “Các quy luật di truyền”

*/ Về kiến thức:

- Nêu được nội dung, ý nghĩa của các QLDT

- Nêu được cách bố trí thí nghiệm của Menđen, Morgan

Trang 13

- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn

- Nêu được khái niệm mức phản ứng

- Giải thích được nội dung các QLDT bằng cơ sở tế bào học

- Từ hiện tượng thực tế, xác định được QLDT chi phối tính trạng

- Xác định được tỉ lệ phân li KG, KH ở thế hệ lai khi biết QLDT chi phối tính trạng

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến các QLDT

- Dự đoán được xác suất xuất hiện của tính trạng qua các thế hệ

- Từ kết quả phép lai có thể xác định được kiểu gen, kiểu hình của P

- So sánh các QLDT, hình thành hệ thống di truyền gen nhân

*/ Về kỹ năng, năng lực

Rèn luyện, phát triển cho HS các kỹ năng, năng lực:

- Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền học củacác QLDT thông qua giải các bàitoán nhận thức, bài tập tình huống, giảithíchhiệntượngthựctế

- Thu nhận và xử lý thông tin: tìm kiếm, thu nhận thông tin liên quan đến các hiện tượng

di truyền từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn đạt và

sử dụng thông tin Kỹ năng đọchiểucácsơđồ, bảngbiểu, lậpđược cácsơđồlai

- Nghiên cứu khoa học thông qua:

+ Quansátthínghiệmvàcáchiệntượngthựctếliênquan đếncácQLDT

+ Dựđoánkếtquả phéplaikhibiếtQLDTchiphốitính trạng

+ BốtríđượcthínghiệmkiểmtraQLDTchiphốitínhtrạng

+ Rútrakếtluậntừ cácphéplai chotrước

+ Thựchiệnthínghiệmlaigiống đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm kiểm chứng, xác lậpphép lai, dự đoán kết quả,

- NL vận dụng toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu di truyền như: xácđịnhtỉ lệphânliKG,KH; dựđoánxácsuấtxuấthiệncủamộttínhtrạngnàođóở các thế hệlai

- NL giải quyết vấn đề thông qua phân tích, nhận xét, hệ thống, khái quát hoá vấn đề,

xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền, khái quát thành các quy luật

- NL ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau thông quabiệnluậnvàgiảithíchkếtquảphéplai, biện luận và giải thích các đặc điểm di truyền của các tínhtrạng trong thực tế cuộc sống

- Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học, các kỹ năng phân tích, so sánh,đánh giá, đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề, kỹ năng lập sơ đồ, bảng hệ thống các kiếnthức, kỹ năng làm việc cá nhân và theo nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, …

Trang 14

- Có ý thức vận dụng kiến thức về các QLDT trong học tập và lao động, có ý thức tự giácrèn luyện, bồi dưỡng NL tự học ngoài giờ lên lớp.

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống; cóthái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa giađình

Bước 2:Liệt kê những cái cần hỏi ( nội dung kiến thức trọng tâm có thể mã hóa thành câu hỏi cốt lõi) và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập

Cơ chế di truyền; biến dị

ở cấp độ phân tử 4 bài - Khái niệm gen ,mã di truyền và một số đặc điểmcủa mã di truyền

- Diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tếbào nhân sơ, cơ chế phiên mã và dịch mã

- Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vậtnhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp)

- Nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng độtbiến gen

Cơ chế DT; Biến dị ở cấp

độ tế bào

3 bài - Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST Sự biến

đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúcNST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào

- Các dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặpđoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn) và đột biến sốlượng NST (thể dị bội và đa bội)

- Nguyên nhân, cơ chế chung, hậu quả và vai tròcủa các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST

- Thực hành: Quan sát đột biến nst trên tiêu bản cốđịnh và tạm thời, Hs biết làm tiêu bản tạm thờiNST, xem tiêu bản cố định và nhận dạng được mộtvài đột biến số lượng NST dưới kính hiển vi quanghọc

Trang 15

Các quy luật di truyền 8 bài - Cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật

phân li độc lập của Menđen

- Các ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tácđộng cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu củagen

- Đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn

- Trình bày thí nghiệm của Moocgan về di truyềnliên kết không hoàn toàn và giải thích cở sở tế bàohọc của hoán vị gen Định nghĩa hoán vị gen

- Ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và khônghoàn toàn

- Các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyềnliên kết với giới tính, ý nghĩa của di truyền liên kếtvới giới tính

- Đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở tithể và lục lạp)

- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong vàngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệgiữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông quamột ví dụ Khái niệm mức phản ứng

- Rèn kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật

di truyền (chủ yếu để hiểu được lí thuyết về cácquy luật di truyền trong bài học)

Chủ đề “ Cơ chế di truyền; Biến dị ở cấp độ phân tử”: Kiến thức trọng tâm là các cơ chế di truyền: Nhân đôi, phiên mã, dịch mã, mối quan hệ của các cơ chế đó trong quá trình tạo nên tính di truyền ở sinh vật; Nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả của ĐBG Vì vậy câu hỏi cốt lõi của chủ đề này đưa ra phải liên quan đến nội dung của các cơ chế di truyền và làm rõ được mối quan hệ của các cơ chế trong quá trình hình thành tính trạng và tạo nên chức năng di truyền ở sinh vật và Hs thấy rõ được bản chất của hiện tượng ĐBG.

Chủ đề “Cơ chế DT; Biến dị ở cấp độ tế bào”: Kiến thức trọng tâm là nguyên nhân,

cơ chế phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến nst Vì vậy câu hỏi cốt lõi cần nêu ra để làm rõ được các vấn đề này, đồng thời học sinh phải biết cách vận dụng được vào trong thực

tế để giải thích được các hiện tượng thực tế có liên quan đến cuộc sống con người, từ đó có thể tự đề xuất ra các biện pháp bảo vệ di truyền loài người, phòng tránh hậu quả do đột biến gây ra.

Chủ đề “Các quy luật DT” : Kiến thức trọng tâm là cơ sở tế bào học của các hiện tượng di truyền phân ly độc lập và tổ hợp tự do, liên kết gen, hoán vị gen, tương tác gen, tác động đa hiệu của gen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền qua tế bào chất Vì vậy, câu

Trang 16

hỏi cốt lõi đặt ra cần nêu được vấn đề giúp học sinh giải thích được cơ sở tế bào học của các hiện tượng di truyền, đồng thời vận dụng để giải thích được các hiện tượng di truyền trong thực tế.

Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng câu hỏi cốt lõi:

Các chủ đề “ Cơ chế DT, biến dị và các quy luật DT” có mối liên quan với nhau theo mạch kiến thức Vì vậy trước khi dạy từng chủ đề có thể dùng CH cốt lõi chung cho các chủ đề, CH này đòi hỏi phải có sự kết nối các kiến thức cốt lõi của các chủ đề

“Cơ chế di truyền; Biến dị và các quy luật DT” để giải quyết Mỗi chủ đề lại có một câu hỏi cốt lõi chung cho cả chủ đề và nhiều CH gợi mở nhỏ hơn.

Cụ thể:

CH cốt lõi chung của các chủ đề “Cơ chế DT, biến dị và các quy luật DT” là: Thế nào là DT, Biến dị? Mối quan hệ giữa DT và Biến dị biểu hiện như thế nào? Gợi ý trả lời: Di truyền là hiện tượng truyền lại những tính trạng của cha mẹ cho con cái

thông qua gen của bố mẹ

Biến dị: là những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố môi

trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền Bao gồm BD DT và BD không DT

-> Biến dị không di truyền (gọi Thường biến): là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền

->Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền Gồm:

+ Đột biến: Biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ĐB gen) hoặc cấp độ tế bào(ĐB NST)

+ Biến dị tổ hợp: Tổ hợp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ -> Hình thành tính trạng ởđời con thông qua các quy luật DT

*/ Mối liên quan giữa DT và BD: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn

liền với quá trình sinh sản Có liên quan đến vật chất DT là ADN (Cấp phân tử), NST (cấp

tế bào) -> có thể truyền đạt các tính trạng cho thế hệ sau thông qua các cơ chế => Sự tự nhânđôi=>Sự phân chia tế bào => Di truyền tính trạng Tuy nhiên Trong quá trình nhân đôi, phânchia tế bào có sự trao đổi chéo NST=> Biến dị tổ hợp Hoặc trong quá trình nhân đôi có 1 sốtác nhân gây đột biến => Biến dị

-> Định hướng đi vào từng chủ đề:

Chủ đề1 ‘‘Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử’’

Câu 1 CH cốt lõi của chủ đề: Các cơ chế DT ở cấp độ phân tử được thể hiện như thế nào? Phân biệt các cơ chế đó?

Gợi ý trả lời: Cơ chế DT gồm: Nhân đôi; Phiên mã; Dịch mã Biến dị: ĐBG

- Phân biệt: + ADN chứa thông tin di truyền, truyền đạt cho tế bào con thông qua cơchế tự nhân đôi ( Tự sao )

+ Thông tin di truyền biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chếphiên mã, dịch mã: Thông tin DT chứa đựng trong ADN ( Dưới dạng các mã DT là mã bộ ba)

Trang 17

được truyền sang phân tử ARN nhờ cơ chế phiên mã Thông tin DT từ phân tử ARN tiếp tụcđược truyền sang phân tử protein nhờ cơ chế dịch mã.

Sơ đồ:

Các câu hỏi gợi mở nhỏ hơn:

Câu 1.1: Giải thích vì sao mã DT là mã bộ ba? Tại sao nói quá trình nhân đôi ADN là quá trình tự sao? Ý nghĩa của nhân đôi ADN ?

Gợi ý trả lời:

*/ Về lý luận:

 Có 4 loại nuclêôtit tạo nên phân tử ADN  (A,T,G,X);

- Có trên 20 loại axit amin tạo nên prôtêin;

- Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 41 = 4 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa;

- Nếu 2 nuclêôtit  xác định 1 aa thì có 42 = 16 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa;

- Nếu 4 nuclêôtit  xác định 1 aa thì có 44 = 256 tổ hợp, quá nhiều để mã hóa 20 aa;

-  Vậy 3 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 43 = 64 tổ hợp, là đủ mã hóa 20 aa

*/ Về thực nghiệm:

- Năm 1966, 64 bộ ba trên mARN tương ứng 64 bộ ba trên ADN đã được giải mã.Có

64 bộ ba, trong đó 3 bộ 3 không mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG,UGA), 1 bộ 3 vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa aa Metionin(AUG)

- Gọi là quá trình tự sao vì: Qua nhân đôi thông tin trong ADN mẹ được truyền choADN con dưới dạng trật tự các bộ ba nằm trên hai chuỗi polinu được sao chép nguyên vẹnthành 2 mạch trong ADN con nhờ nguyên tắc bổ sung

Câu 1.2 Quan sát hình 1.2/sgk, giải thích tại sao ADN con giống nhau và giống ADN mẹ?

Gợi ý trả lời: Vì 2 mạch của AND con gồm 1 mạch cũ ( mạch 1) của ADN mẹ; còn 1

mạch được sao chép từ chính mạch đó của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung nên giống hệtmạch thứ 2 ( mạch bổ sung với mạch 1) của AND mẹ

Câu 1.3 Tại sao có hiện tượng một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp ngắt quãng?

Gợi ý trả lời: Do cấu trúc của AND có 2 mạch polinu đối song song, mà enzim

polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ -3’ nên sự tổng hợp liên tục ở 2 mạch làkhông thể.Còn mạch kia tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn, ngược chiều phát triển củachạc nhân đôi, sau đó nối lại nhờ Enzim nối

Câu 1.4 Tại sao thông tin DT trên AND nằm trong nhân TB nhưng vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở TBC? Quá trình tổng hợp protein diễn ra như thế nào và gồm những giai đoạn nào?

Nhân đôi

Trang 18

Gợi ý trả lời:: AND truyền thông tin sang ARN nhờ cơ chế phiên mã -> ARN tổng

hợp xong đi ra TBC để tổng hợp protein nhờ cơ chế dịch mã

Các bước tổng hợp protein: Hoạt hóa aa, tổng hợp chuỗi polipeptit…

Câu 1.5 Tại sao nói cơ chế tổng hợp ARN là cơ chế phiên mã, cơ chế tổng hợp protein là dịch mã? Phân biệt 2 cơ chế này?

Gợi ý trả lời:- Gọi là quá trình phiên mã vì: Bản chất của quá trình tổng hợp ARN là

mã DT (dưới dạng số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu) trên mạch gốc AND đượcsao chép (phiên dịch) sang phân tử ARN

- Gọi là dịch mã: Vì mã DT trên phân tử ARN (dưới dạng số lượng, thành phần, trình tựsắp xếp các nu) tiếp tục được dịch mã sang phân tử protein (dịch thành số lượng, thành phần,trình tự sắp xếp các aa trên protein)

+ Phân biệt 2 cơ chế

-Diễn ra trong nhân -Diễn ra trong tế bào chẩt

-Nguyên liệu chủ yếu là các nu tự do -Nguyên liệu là các aa

Quan hệ : AND -> ARN -> Protein -> tính trạng

Câu 1.6 Cho 1 đoạn mạch gốc ADN: 3 ’ …X GTA XGG AAT AAG…5 ’

-Hs nêu bộ ba trên mARN tổng hợp từ AND trên, bộ ba đối mã trên tARN; các axitamin Từ đó mô tả ngắn gọn mối quan hệ AND; ARN, protein?

Gợi ý trả lời:

mARN: AUG XUA GXX UUA UUX

Đối mã: UAX GUA XGG AAU AAG

Aa: Met His Ala Leu Phe

Câu 1.7 Hãy nghiên cứu sgk và sơ đồ hình vẽ trang 16+17/sgk để giải thích tại sao tế bào chỉ tổng hợp Protein cần thiết vào những lúc thích hợp?

Gợi ý trả lời:: Mô tả cấu trúc Operon sau đó giải thích:

- Nhờ cơ chế điều hòa hoạt động của gen Ví dụ:

+ Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế Prôtêin này gắnvào vùng O -> các gen cấu trúc không hoạt động -> Không tổng hợp protein

+ Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế -> biến đổi cấu hình củaprôtêin ức chế-> prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng O -> các gen cấu trúc hoạt động ->Tổng hợp protein

Trang 19

Câu 1.8.Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen

điều hòa R thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc?

Gợi ý trả lời:

- Nếu đột biến xảy ra không làm thay đổi a.a trong protein ức chế  operon Lac hoạtđộng bình thường

- Đột biến làm giảm hay làm mất khả năng liên kết của protein ức chế với vùng vận hành O

 sự biểu hiện của gen cấu trúc tăng lên hoặc chúng biểu hiện liên tục

- Đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế với vùng vận hành O  sự biểuhiện của gen cấu trúc giảm đi hoặc ngừng lại

Câu 1.9 Giải thích tại sao ĐBG thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi của ADN? ĐBG có thể gây ra những hậu quả gì?

Gợi ý trả lời: - Khi ADN nhân đôi hai mạch đơn tách nhau liên kết hidro bị phá vỡ nên dễ bị

tác động của các tác nhân gây đột biến

- Tế bào tồn tại các base dạng hiếm gây bắt cặp nhầm nếu enzim sửa sai không pháthiện được thì sẽ gây ra những sai hỏng

- Gen đột biến - >ARN đột biến -> protein bị biến đổi - > tính trạng thay đổi (Tuynhiên ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính tùy loại )

Câu 1.10 Phân biệt các dạng đột biến gen? Theo em dạng nào gây hậu quả lớn hơn, tại sao?

Gợi ý trả lời: Có nhiều kiểu ĐB về cấu trúc gen, nhưng có 3 dạng đột biến điểm phổ

biến: Mất, thêm , thay thế 1 cặp nu

+ ĐB mất hoặc thêm 1 nu dẫn đến tạo 1 mARN mà ở đó khung đọc dịch đi 1 nu từ vịtrí ĐB tạo ra các codon bất thường -> hậu quả nghiêm trọng hơn

-> Phụ thuộc vào vị trí và phạm vi biến đổi trong gen; Điều kiện MT; tổ hợp gen

Chủ đề 2: Cơ chế DT, biến dị ở cấp độ tế bào.

Câu 2 Câu hỏi cốt lõi chung cả chủ đề: Cơ chế DT, biến dị ở cấp độ tế bào được thể hiện như thế nào? Phân biệt các cơ chế đó?

Gợi ý trả lời: - Thể hiện qua cơ chế DT: Nguyên phân; Giảm phân; Thụ tinh Hiện tượng

biến dị: Đột biến nhiễm sắc thể

- Phân biệt các cơ chế:

+ Nguyên phân: Là hình thức phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào,

xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần phân  bào sẽ hình thành 2 tế bào con có bộ NST là 2n…

+ Giảm phân: Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy

ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1 Quá trình giảm phângồm 2 lần phân bào liên tiếp:Từ 1 tế bào sinh dục chín (2n) sau giảm phân hình thành nên 4

tế bào con có bộ NST là n…

Trang 20

+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 tế bào đơn bội của giao tử đực và giao tử cái để hình thành tế

bào lưỡng bội (hợp tử) có nguồn gốc từ cả bố và mẹ…

Các cơ chế DT đã được học trong chương trình lớp 10 nên chỉ đi sâu vào hiện tượng biến dị: Đột biến nst:

+ Nêu đặc điểm bộ nst + Phân biệt đột biến trong cấu trúc và trong số lượng bộ nst

Các câu hỏi gợi mở nhỏ hơn:

Câu 2.1 Phân biệt ĐBG và ĐB nst? Giải thích tại sao ĐBG nst lại gây hậu quả lớn hơn ĐBG?

Gợi ý trả lời:

- ĐB gen:

+ Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen

+ Có 3 dạng đột biến điểm: Mất; Thêm; Thay thế cặp nu

+ Cơ chế: Bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo NTBS), hay tác nhânxen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện độtbiến

- ĐBNST:

+ Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng nst

+ Có 2 dạng:ĐB cấu trúc NST (gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và

ĐB số lượng NST (gồm thể lệch bội và thể đa bội)

+ Cơ chế: Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn , diễn

ra giữa các NST không tương đồng Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào.1 cặp nuclêôtit

- ĐB nst thường gây hậu quả lớn hơn: Vì nst chứa nhiều gen, khi bị đột biến thường liênquan đến nhiều gen, gây mất cân bằng gen

Câu2.2 Giải thích tại sao ADN ở tế bào có nhân có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân?Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc nst là có hại, thậm trí gây chết cho các thể đột biến?

Gợi ý trả lời:

- ADN ở tế bào có nhân có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân là docấu trúc xoắn phức tạp của AND- nst Các phân tử ADN được nén chặt trong thể tích rất hạnchế của nhân Việc nén chặt được thực hiện ở nhiều mức độ , thấp nhất từ nuclêoxome, tới sợinhiễm sắc

- Phần lớn các loại đột biến cấu trúc nst là có hại, thậm trí gây chết cho các thể độtbiến vì nst chứa nhiều gen, khi bị đột biến thường liên quan đến nhiều gen, gây mất cân bằnggen

Câu 2.3 Trình bày những trường hợp làm thay đổi cấu trúc của NST Hậu quả của chúng?

Gợi ý trả lời:

Trang 21

Các TH thay đổi

cấu trúc nst

1 Mất đoạn -Mất từng đoạn nst, giảm số lượng gen/nst -Thường gây chết, mất đoạn nhỏ khôing ảnh hưởng.

2 Lặp đoạn - Một đoạn nst bị lặp nhiều lần, làm tăng số lượng gen/nst -Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

3.Đảo đoạn - Một đoạn nst đứt ra, quay 180

- Chuyển đoạn lớn: gây chết hoặc mất khả năng sinh sản

- Chuyển đoạn nhỏ không ảnh hưởng gì

Câu 2.4 Phân biệt hiện tượng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

Gợi ý trả lời::

- ĐB cấu trúc: Là những biến đổi trong cấu trúc nst

+ Gồm: Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn nst

+ Cơ chế: 1 vài đoạn nst bị mất đi, hoặc lặp lại, hoặc đảo ngược 1800, hoặc chuyểnđến vị trí mới

- ĐB số lượng nst: Là những biến đổi về số lượng nst trong bộ nst của loài

+ Gồm: ĐB lệch bội ( liên quan tới số lượng 1vài cặp nst) và ĐB đa bội ( liên quan tớitất cả các cặp nst)

+ Cơ chế: Do sự không phân ly của cặp nst trong giảm phân tạo giao tử bất thường,giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể ĐB

Câu 2.5 Phân biệt hiện tượng đột biến lệch bội và đa bội?

Gợi ý trả lời:

*/ ĐB lệch bội:

- Làm thay đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng

- Nguyên nhân: Do tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể

- Cơ chế phát sinh: Trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tửthừa hoặc thiếu một vài NST Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo cácthể lệch bội Trong NP ( tế bào 2n): hình thành thể khảm

- Hậu quả và vai trò: mất cân bằng toàn bộ hệ gen, thường giảm sức sống ,giảm khảnăng sinh sản hoặc chết Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá sử dụng lệch bội để đưa cácNST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó

*/ Đột biến đa bội:

- Biến đổi số lượng của cả bộ nst, lớn hơn 2n (3n,4n,5n )

Trang 22

- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh (Giống lệch bội nhưng xảy ra ở tất cả các cặpnst) Dị đa bội phát sinh ở con lai khác loài: lai xa + đa bội hóa

- Hậu quả và vai trò của đa bội thể: tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triểnkhoẻ, chống chịu tốt các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường

Chủ đề 3: Tính quy luật của hiện tượng DT

Câu 3 CH cốt lõi chung: Vật chất DT quy định sự hình thành kiểu hình trên cơ thể như thế nào? Cho P: AaBb x AaBb; Xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con?

Gợi ý trả lời: - Vật chất DT quy định nên KH trên cơ thể theo những quy luật DT

khác nhau ( Quy luật phân ly, phân ly độc lập, liên kết gen, tương tác gen, DT liên kết vớigiới tính ), tùy từng loại gen, vị trí của gen và chịu tác động từ MT

- P: AaBb x AaBb Để xác định tỷ lệ phân ly KH ở đời con, cần xác định cụ thể tínhtrạng được DT theo quy luật nào -> Xét các trường hợp:

a/ Nếu gen nằm trên nst thường: Có thể có các trường hợp sau

+ Một gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp nst khác nhau ( tuân theo quyluật phân ly độc lập);

+ Một gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen cùng nằm trên 1cặp nst ( Tuân theo quy luậtliên kết gen);

+ Nhiều gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp nst tương đồng khác nhau(Theo quy luật tương tác gen);

+ Nhiều gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên cùng một cặp nst tương đồng (Theoquy luật tương tác gen và liên kết gen)

b/ Nếu gen nằm trên nst giới tính:

b.1 Cả hai cặp gen cùng nằm trên nst giới tính

Các câu hỏi gợi mở:

Câu 3.1 Dấu hiệu bản chất của quy luật phân ly? Quy luật này nghiệm đúng trong trường hợp nào?

Trang 23

Câu 3.2 Tại sao MĐ tìm ra mỗi cặp nhân tố DT quy định 1 tính trạng và trong mỗi giao

tử lại chỉ có 1 nhân tố DT?

Gợi ý trả lời:

- Do có phương pháp nghiên cứu DT hợp lý

- Phân tích thí nghiệm ở đậu Hà Lan, đưa ra giả thuyết về nhân tố di truyền và giao tửthuần khiết của Menđen

- Làm các thí nghiệm để chứng minh giả thuyết là đúng

Câu 3.3 Phân tích nội dung quy luật phân ly? Cơ sở nào đảm bảo cho các alen phân ly đồng đều về các giao tử?

Gợi ý trả lời:

+ Nội dung: Mỗi tính trạng đều do một alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một cónguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tại trong tế bào của cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộnvào nhau Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử

chứa alen này, 50% giao tử chưa alen kia.

+ Cơ sở tế bào học: Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thànhtừng cặp , các gen nằm trên các NST Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân liđồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó

Câu 3.4 Dấu hiệu bản chất của quy luật phân ly độc lập? Quy luật này nghiệm đúng trong trường hợp nào?

Câu 3.5 Phân tích nội dung quy luật PLĐL và giải thích bằng cơ sở tế bào học? Gợi ý trả lời:

1 Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, khi giảm phân các cặp NSTtương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác cặp→ kéotheo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó

2 Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại giao

tử với tỉ lệ ngang nhau

3 Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiệnnhiều tổ hợp gen khác nhau

Câu 3.6 Dấu hiệu bản chất của quy luật “ tương tác gen”? Phân biệt “ Quy luật tương tác gen “ với “ Quy luật PLĐL”?

Gợi ý trả lời:

- Bản chất của “ Quy luật tương tác gen”: Hai hay nhiều alen tác động lên sự hình thànhcủa cùng một loại tính trạng

Trang 24

- Quy luật Men Đen: 1 gen quy định 1 tính trạng; Tính trạng trội là trội hoàn toàn; Các cặpgen / các cặp nst tương đồng khác nhau.

- Quy luật tương tác gen: Nhiều gen quy định 1 tính trạng; các cặp gen nằm trên các cặp nsttương đồng khác nhau

Câu 3.7 Phân tích bản chất của hiện tượng DT liên kết gen? Phân biệt “Quy luật

DT liên kết gen” với “Quy luật Tương tác gen”và“Quy luật PLĐL”?

+Quy luật tương tác gen: Hai hay nhiều alen tác động lên sự hình thành của cùngmột loại tính trạng Đúng trong trường hợp: Nhiều gen quy định 1 tính trạng; các cặp gennằm trên các cặp nst tương đồng khác nhau

+ Quy luật Liên kết gen: Các gen nằm trên cùng 1 nst sẽ DT cùng nhau về cùng 1giao tử và tổ hợp cùng nhau về 1 hợp tử Đúng trong trường hợp: Các cặp gen quy định cáccặp tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 cặp nst tương đồng; Mỗi gen quy định 1 tính trạng;Trội hoàn toàn

Câu 3.8 Phân tích bản chất của quy luật DT liên kết với giới tính và DT ngoài nhân? Cách phát hiện ra 2 quy luật này?

Gợi ý trả lời:

-Bản chất của DT liên kết giới tính: Các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NSTgiới tính sẽ di truyền liên kết với giới tính -> Có sự khác nhau về DT giữa giống đực và giốngcái

-Bản chất của DT ngoài nhân: Các tính trạng di truyền qua TBC, được di truyền theo dòng

mẹ Các tính trạng di truyền qua TBC không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyềnqua nhân

-Cách phát hiện: DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau DTqua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ

Câu 3.9 Nêu đặc điểm của nst giới tính và sự DT các tính trạng do gen nằm trên nst giới tính quy định?

Gợi ý trả lời:

Trang 25

-Nst giới tính chứa gen quy định tính trạng giới tính, ngoài ra còn chứa gen quy địnhtính trạng thường, các tính trạng này DT liên kết với giới tính Cơ chế xác định giới tính ở 1

số loài khác nhau

- Đặc điểm DT tính trạng do gen trên X: Kết quả lai thuận nghịch khác nhau.; tỷ lệphân ly KH ở 2 giới khác nhau DT chéo Đặc điểm do gen trên Y: nst Y hầu như không chứagen quy định tính trạng thường, 1 số có gen quy định tính trạng thường thì gen của bố luôn

DT cho con trai ( DT thẳng);

Câu 3.10 Phân biệt sự DT do gen trong nhân và gen trong tế bào chất?

Gợi ý trả lời:

Kết quả lai

Vai trò của P -Giao tử cái giữ vai trò quyết định - Giao tử đực và cái cóvai trò ngang nhau

Câu 3.11 Phân tích mối quan hệ giữa KG – MT - KH? Vận dụng để tìm ra biện pháp nhằm làm tăng năng suất tối đa của giống?

+ Thường biến : Là Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện

MT khác nhau( Còn gọi là sự mềm dẻo về KH)

3.2 Quy trình sử dụng CH cốt lõi để dạy học phần kiến thức các chủ đề: Cơ chế DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12.

3.2.1 Quy trình sử dụng CH cốt lõi để hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà

Bước 1:

Trang 26

GV ra CH cốt lõi (gồm có đoạn tư liệu từ SGK hoặc tư liệu khác do GV cung cấp, hoặc

HS sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học và các lệnh HS sẽ thực hiện) dưới dạngPHT

Các PHT được chuyển tới tay HS vào cuối mỗi tiết học trước

Bước 2:

HS hoàn thành CH theo các lệnh hướng dẫn

HS thực hiện bước này ở nhà

Thực chất, bước này giúp HS tiếp cận dần với những thông tin là cơ sở cho việc hình thànhmột kiến thức mới, thường là phức tạp với những dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bản chất Bước 3:

Thực hiện trên lớp HS báo cáo kết quả tự nghiên cứu của mình ở nhà, thảo luận nêu thắcmắc với HS khác và với GV

Bước 1: GV nêu mục tiêu của chủ đề (hoặc nội dung cần thực hiện trong tiết học).

GV nêu mục tiêu của nội dung cần dạy học nhằm định hướng cho HS quá trình học tập

và giải quyết các vấn đề mà CH đặt ra

Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi cốt lõi và hệ thống CH gợi mở cho HS nghiên cứu, trả lời ( HS tự lực làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm) :

GV đưa ra CH cốt lõi ( Có thể dưới dạng phiếu học tập) cho HS nghiên cứu, địnhhướng, hướng dẫn HS thu thập, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề nội dung nghiên cứu, sơ

đồ hình vẽ; bảng số liệu từ SGK hoặc tư liệu do GV cung cấp CH nêu ra phải thu hút sự chú

ý và kích thích được hoạt động chung của cả lớp Tùy vào quỹ thời gian cho phép của mỗi tiếthọc và yêu cầu cụ thể của CH mà GV sẽ yêu cầu HS thực hiện bước này ở trên lớp hoặc vềnhà

HS nhận biết vấn đề nghiên cứu qua hệ thống CH mà GV nêu ra; thu nhận, xử lý cácthông tin, huy động các kiến thức đã có để xây dựng các giải pháp để trả lời CH Lúc này cáctri thức tìm ra là sản phẩm của cá nhân người học, mang tính chủ quan có thể còn có nhữngsai sót

Bước 3: Thảo luận nhóm/ lớp.

Sau khi HS tự nghiên cứu để đưa câu trả lời thì sẽ tự trình bày, bảo vệ sản phẩm họccủa mình trước nhóm học tập hoặc trước tập thể lớp; Tham gia tranh luận với bạn bè để bổsung, hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình Tri thức tìm ra được là sản phẩm của cả nhóm,

cả lớp mang tính hợp tác xã hội, khách quan hơn sản phẩm của cá nhân ban đầu

Trang 27

GV lúc này đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn: GV tổ chức cho HS trao đổigiữa các trò với trò, giữa thầy với trò; giúp HS trình bày, bảo vệ sản phẩm học của mình;Định hướng cuộc tranh luận của HS theo đúng mục tiêu bài học.

Bước 4: Kết luận chính xác hoá kiến thức.

Trong quá trình thảo luận HS có thể chưa tìm được câu trả lời hoàn thiện, lúc này GV

là người đóng vai trò cố vấn, trọng tài hướng dẫn HS rút ra kết luận chính xác hóa kiến thức.

HS so sánh đối chiếu, kiểm tra lại sản phẩm của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh sảnphẩm học ban đầu của mình, hình thành tri thức khoa học mới, rút kinh nghiệm về cách họccủa mình

Tùy theo tiến trình ở bước 3 mà bước này sẽ được thực hiện trong tiết học đó hoặc đầutiết học sau

Bước 5: Vận dụng kiến thức mới.

GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức mới đã được học vào các tình huống tương tựhay tình huống khác GV ra CH để HS sử dụng kiến thức mới vào giải quyết các tình huống

cụ thể trong học tập và đời sống

* Minh họa cho quy trình.

Ví dụ: Khi sử dụng CH để dạy về cơ chế DT ở cấp độ phân tử, phần nội dung cơ chế nhân đôi

ADN:

Bước 1: GV nêu mục đích:

- Nắm được các bước nhân đôi ADN

- Phân biệt sự tổng hợp 2 mạch mới của ADN

- Thấy được vai trò của E trong quá trình nhân đôi ADN

- Ý nghĩa của nhân đôi ADN

Bước 2: GV nêu câu hỏi: Quan sát hình 1.2/sgk, mô tả ngắn gọn quá trình nhân đôi

AND Qua đó giải thích rõ sự hình thành 2 mạch của AND và bản chất của sự DT ở cấpphân tử?

GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk, vận dụng các kĩ năng quan sát, tư duy thu nhận,

xử lý các thông tin tìm ra từ đó hình thành kiến thức trả lời CH

Bước 3: Thảo luận nhóm/ lớp

Sau khi HS tự nghiên cứu để đưa câu trả lời GV tổ chức cho HS tự thể hiện kiến thức

mà mình đã thu nhận và xử lý được trước nhóm học tập hoặc trước tập thể lớp; trả lời các câuhỏi mà các bạn đặ t ra để cùng bổ sung, hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình GV là người

tổ chức điều hành quá trình thảo luận của HS, đồng thời có thể đưa thêm CH với HS nếu cầnthiết

Bước 4: Kết luận chính xác hoá kiến thức.

GV là người kết luận và chính xác hoá về câu trả lời cho CH đã nêu ra Quá trình nhân đôigồm 3 bước: Tháo xoắn 2 mạch; tổng hợp mạch mới; hình thành ADN con; Do cấu trúc củaADN có 2 mạch polinu đối song song, mà enzim polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theochiều 5’ -3’ nên sự tổng hợp liên tục ở 2 mạch là không thể Còn mạch kia tổng hợp ngắt

Trang 28

quãng với các đoạn ngắn, ngược chiều phát triển của chạc nhân đôi, sau đó nối lại nhờ Enzimnối ADN con có cấu trúc giống với ADN mẹ, đó chính là cơ sở của sự DT.

HS sẽ đối chiếu sản phẩm của mình với kiến thức chuẩn mà GV kết luận để có nhữngnhận định về phương pháp học của mình, đánh giá các kỹ năng và thao tác tư duy của mìnhtrong quá trình tự học

Bước 5: Vận dụng kiến thức mới.

GV có thể yêu cầu HS vận dụng kiến thức để nêu một số ứng dụng về cơ chế nhân đôiADN trong cuộc sống? ( Hoặc giải thích 1số hiện tượng trong thực tế cuộc sống: Tại sao concái lại giống với bố mẹ? Khi nào cần phân tích xét nghiệm ADN? )

HS vận dụng kiến thức đã thu nhận được và các kĩ năng tư duy để thực hiện yêu cầu của GV

3.2.3 Sử dụng CH cốt lõi để ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức.

CH để củng cố kiến thức cần ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ nội dung hơn so với CH dạykiến thức mới CH cần mang tính khái quát hóa, huy động và hoàn thiện lại vốn kiến thức tiếpthu được ở khâu hình thành kiến thức mới, đồng thời rèn luyện sự thành thạo, khả năng kháiquát hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Gồm các bước:

Bước 1: GV xác định mục tiêu cần củng cố kiến thức.

Bước 2: GV nêu CH cốt lõi bao phủ các nội dung cần ôn tập củng cố.

Bước 3: GV tổ chức cho HS thảo luận, thu thập, lựa chọn gia công trí tuệ tái hiện, kiến thức đã có để hệ thống hóa, khái quát hóa theo yêu cầu CH cốt lõi Sau đó trình bày báo cáo kết quả hệ thống hóa kiến thức

Bước 4: GV giải quyết các thắc mắc và thống nhất đáp án đúng.

Bước 5: Vận dụng kiến thức vào các tình huống tương tự hoặc tình huống khác.

Ví dụ minh họa: Sau khi dạy xong chủ đề “ Cơ chế di truyền; Biến dị ở cấp độ phântử” GV đưa ra CH cốt lõi củng cố kiến thức:

Bước 1: Mục tiêu phần củng cố:

- Hệ thống hóa kiến thức của toàn bộ chủ đề “ Cơ chế DT, biến dị ở cấp độ phân tử”

Hs tự khái quát lại kiến thức chủ thông qua sơ đồ tư duy và biết cách vận dụng kiến thức đãhọc để giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống

Bước 2: GV đưa ra CH cốt lõi: Mối liên hệ ADN – mARN – protein – tính trạng được thể hiện như thế nào? Thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ Nêu 1 vài ứng dụng trong thực tế

có sử dụng mối quan hệ này?

Bước 3: Hs tái hiện kiến thức bằng sơ đồ cá nhân tự thực hiện sau đó thảo luận để hoàn thành CH, cử đại diện báo cáo kết quả.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, thống nhất đáp án chung cho CH:

Gen phiên mã mARN dịch mã protein tính trạng

(1đoạn của ADN)

Nhân đôi

Gen mARN đột biến protein đột biến tính trạng thay đổi

- Ứng dụng Phân tích AND, sản xuất protein, tư vấn DT, gây ĐB tạo giống mới …

Ngày đăng: 14/11/2018, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w