Nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế, đòi hỏi phảicó đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp đủ đức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên, đápứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước thịnh vượng, hùn
Trang 1M c l c ục lục ục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức 4
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ: 4
1.2 Những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức: 7
1.3 Nội dung của Hồ Chí Minh về công tác xây dựng và tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức: 10
1.4 Ý nghĩa: 14
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 16
2.1 Thực trạng công tác xây dựng cán bộ, công chức hiện nay: 16
2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng bộ máy Nhà nước hiện nay: 18
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 25
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng ViệtNam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Tuy đã đi xanhưng Người đã để lại cho nhân dân ta một kho tàng văn hóa tinh thần to lớn,những tư tưởng tiến bộ và những giá trị nhân văn cao đẹp Đặc biệt là hệ thốngquan điểm toàn diện sâu sắc của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam Các nội dung trong đó được hình thành và phát triển gắn với các thời kìhoạt động của Người trong phong trào cách mạng nước nhà và quốc tế; là sự kếttinh văn hóa dân tộc, lý tưởng cộng sản Mác-Lênin, tư tưởng văn hóa phươngĐông, phương Tây và cả phẩm chất cá nhân của Người
Người đã từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người" 1 để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức, phẩm chấtcủa con người góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh Thật vậy,một cái cây muốn phát triển cao lớn, xanh tươi thì phải chăm từ gốc rễ; một đấtnước muốn hùng mạnh, phát huy được tiềm lực vốn có (sự ưu ái của thiên nhiêngiàu về tài nguyên, địa chất; truyền thống văn minh lâu đời ) thì phải "nắn" từ bộmáy Nhà nước mà quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ công chức - đầu tàu chỉ huy,lãnh đạo nhân dân Nhận thấy được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chứcNhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên tư tưởng, quan điểm của mình về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức đủ tài trong khi bàn về vấn đề: ''Xây dựngNhà nước trong sạch, hoạt động hiệu quả" "Cán bộ công chức là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước vàcủa chế độ, là khâu then chốt trong công cuộc xây dựng Đảng" 2 , nên hơn ai hết,
1 Hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958.
2 Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trang 3họ phải có đủ năng lực, phẩm chất của một con người xã hội chủ nghĩa để lãnh đạođất nước và phục vụ nhân dân Nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải
có đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp đủ đức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên, đápứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng mạnh
Vì sự cấp thiết ấy của vấn đề, nên trong bài tập lớn này, nhóm 10 đã nghiên
cứu về đề tài: ''Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
và sự vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay" Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Trang 4Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức.
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ:
Hồ Chí Minh định nghĩa về cán bộ như sau: “Cán bộ là khái niệm chỉ những
người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnhhưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý,điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức”
Hồ Chí Minh khẳng định vị trí của cán bộ như sau: “Cán bộ là những ngườiđem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủhiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.3
Vậy, cán bộ là “dây chuyền”, cầu nối của bộ máy Đảng, Nhà nước và đoànthể nhân dân Vị trí của cán bộ là đứng giữa Đảng và nhân dân làm trung gian đểthông báo và điều phối các hoạt động của hai bên Ta thấy rằng cán bộ có vị trí chủthể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo Vị trí lãnh đạo, vị trí chủthể của cán bộ nước ta là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công và quyền lựccũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho
Bác Hồ khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mạng, để trong thì vậnđộng và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giaicấp ở mọi nơi Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 5, tr.269.
Trang 5có vững thuyền mới chạy”.4 “Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ khôngphải là việc của một hai người”.5 Khẳng định trên đã nêu lên 2 vấn đề cơ bản củacách mạng đó là Đảng Cộng sản lãnh đạo và lực lượng bao gồm toàn dân Quầnchúng dân nhân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo đường lốiđúng đắn mới trở thành lực lượng to lớn Do vậy, vai trò của Đảng là không thểthiếu Và cầu nối giữa hai bộ phận chính của cách mạng ở đây chính là cán bộ Vìvậy mà vai trò của cán bộ trở nên vô cùng quan trọng đối với cách mạng Hồ ChíMinh khẳng định rằng: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”6, “muôn việc thànhcông hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.7
Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng cán bộ là lực lượng tinh túynhất của xã hội, có vị trí vừa là tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai tròcực kì quan trọng đối với hệ thống chính trị nước ta
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) có tổng kết về vaitrò và vị trí của cán bộ là: “Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớtrung thành”, là “trâu ngựa” của nhân dân, có trách nhiệm phải quan tâm đến lợiích thực sự của nhân dân”8 Vậy vị trí và vai trò của cán bộ là vô cùng quan trọngđối với đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng nếu muốn tổ chức công việc được tốt thìcần có người cán bộ có tài, có đức Cán bộ chính là yếu tố quyết định đến chấtlượng của chính sách, đường lối, và còn là “cái gương” cho nhân dân trong việc đi
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 2, tr.267 – 268.
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 2, tr.261.
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 5, tr.269.
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 5, tr.240.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr
83 – 84.
Trang 6đầu thực hiện các chính sách đó Như Người đã đề cập: “Khi đã có chính sáchđúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc,
do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra”9
Do có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống chính trị quốc gianhư vậy mà công tác cán bộ càng phải được coi trọng hàng đầu Công tác cán bộ
có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cáchmạng của Đảng Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cáchmạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi Với quan điểm đó, Hồ ChíMinh luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện,thử thách, rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ Chính vì tư tưởng đúng đắn ấy mà Người đãtìm kiếm và đào tạo một đội ngũ những thanh niên ưu tú thành những con người điđầu trong các công tác cách mạng Sự kiện đánh dấu sự trưởng thành về chất của
Hồ Chí Minh là Người trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 vàsau đó là nhận thức của Người về công tác giác ngộ đào tạo cán bộ, một bướcchuẩn bị mang tính chất quyết định đối với cách mạng Trong bức thư gửi các bạncùng hoạt động ở Pháp tháng 6 năm 1923 Người khẳng định: “Đối với tôi, câu trảlời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng để thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết
họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” Sau đó 2 tháng, trongmột tài liệu về tình hình Đông Dương, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hànhđộng 4 điểm, trong đó có nêu rõ tại điểm 2 và 3: “2 Tập hợp những phần tử dântộc cách mạng, 3 Cố gắng đưa những thanh niên người bản xứ đi Mát-xcơ-va” 10.Tiếp theo, Người còn có nhiều báo cáo đề cập vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chocách mạng Việt Nam Như vậy, ngay từ rất sớm, Người đã nhận thức rõ sự thànhcông hay thất bại của cách mạng quyết định bởi yếu tố con người Trên tinh thần
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 5, tr.254.
10Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 1, tr.204.
Trang 7đó, một sự chuẩn bị về tổ chức đã được tiến hành, Hồ Chí Minh mở nhiều lớp đàotạo cán bộ cách mạng đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi được đào tạo,các cán bộ sẽ quay về nước hoạt động Nhờ có một lực lượng vững chắc như vậynên Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạothắng lợi chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc.
Nói tóm lại, Hồ Chí Minh luôn thấy rõ được tầm quan trọng của đội ngũ cán
bộ không chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình
1.2 Những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức:
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức Nhà nước là yếu tố quyết định trongviệc xây dựng Nhà nước đó có trong sạch hay không, có làm tròn chức năng,nhiệm vụ của mình hay không “ Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “ muôn việcthành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Chính vì vậy, chất lượng,năng lực, hiệu quả của Nhà nước trong sạch cũng phụ thuộc một phần lớn vào chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức Mà cũng theo như Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ,công chức phải là người có cả đức và tài, trong đó “ đức” là gốc: đội ngũ này phảiđược tổ chức hợp lí, có hiệu quả
Đi vào những mặt cụ thể, Hồ Chí Minh nói lên những yêu cầu sau đây vềxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ, công chức Cán bộ,công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệNhà nước Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó không phải là những điềutrừu tượng, chung chung, mà phải được thực hiện hằng ngày, hàng giờ, trong mọi
Trang 8lĩnh vực công tác, và đặc biệt là lúc đất nước đang gặp khó khăn, thử thách, chuyểngiai đoạn.
Người cán bộ phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành vớiĐảng, với Tổ quốc, “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốcgiàu mạnh, đồng bào sung sướng” Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi cán bộ phảihoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao, kể cả trong thời
kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kể cả khi thời bình, xây dựng đất nước;khi gặp thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, giankhổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; “vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng
họ cũng không thay đổi” ; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo
vệ Tổ quốc Trung thành với cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ cáchmạng, phục vụ nhân dân, là việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng cố gắng sức làm,việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh
Như Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Hồ ChíMinh cho rằng, “ngày nay không thể lãnh đạo chung chung được nữa”, rằng : “chỉ
có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có tri thức nữa” Hồ ChíMinh suốt đời chăm chỉ học tập, đã có tuổi, cuối đời rồi vẫn còn học; học ở nhàtrường, học trong cuộc sống Người học không phải để có bằng cấp, để thăng chức
mà học để lấy kiến thức Từ quan điểm đó mà Bác luôn coi trọng việc giáo dục, rènluyện cho cán bộ, đảng viên
Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ cán bộ, công chức phải hiểu biết công việc củamình, biết quản lý nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luônhọc hỏi Đó là tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức Công chức phải chuyên
Trang 9sâu nghiệp vụ, phải luôn luôn học tập không ngừng nghỉ, học mọi lúc, mọi nơi, họctập suốt đời Hồ Chí Minh chính là con người điển hình của việc tự học Người tựhọc những kiến thức về Nhà nước trong cả cuộc đời mình.
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân”, gần dân, không được lên mặt
“quan cách mạng” với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân và phảiluôn luôn tu dưỡng đạo đức cách mạng, luôn luôn học tập để nâng cao trình độ mọimặt, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình
Đội ngũ cán bộ, công chức là những người hưởng lương từ nguồn ngân sáchnhà nước do dân đóng góp Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi cán bộ, côngchức không được lãng phí của công; phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn luônnêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho Tổ quốc,lấy phục vụ quyền lợi chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động củamình
Đặc biệt, phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phải luôn luôn gầndân, hiểu dân và vì dân Cán bộ, công chức xa dân, quan liêu, hách dịch, cửaquyền đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chílàm biến chất Nhà nước vì đã vi phạm một điều có tính chất cốt yếu của cấu tạoquyền lực nhà nước là tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân
đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”
Trang 10Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm "công bộc", làm "đầy tớ", làm
"trâu ngựa" cho dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việcvới tinh thần đầy sáng tạo Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ công chức phải luôn luôn
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng luôn luôn "có chí tiến thủ", luôn luôn họctập để nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường, học ở trong cuộc sống, trongcông tác, học ở thầy, học ở bạn
hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Với chức trách là những người phục vụ nhân dân, thì cán bộ, công chức phảitận tụy, tận trung với nước, tận hiếu với dân Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh cán bộ,công chức phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để giữ vững phẩm chất đạođức cách mạng và năng lực công tác Đồng thời, cán bộ, công chức phải chăm loxây dựng bộ máy nhà nước để nhà nước đúng là nhà nước của dân, do dân, vì dân
Bộ máy nhà nước, theo quan điểm Hồ Chí Minh, cần gọn nhẹ, có hiệu lực,phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của Nhànước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân,không vì lợi ích của cá nhân nào Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước là do dân tùy thác, ủy quyền để làm việc cho ích quốc lợi dân,không vì chủ nghĩa cá nhân
1.3 Nội dung của Hồ Chí Minh về công tác xây dựng và tổ chức đội ngũ cán
bộ, công chức:
Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, góp phần trực tiếp đấu tranh, khắcphục những hạn chế, khuyết điểm diễn ra nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệmkỳ; cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước với các nội dung sau:
Trang 111.3.1. Một là, tăng cường rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Trước hết, mỗi cán bộ cần phải có cơ sở lý luận vũng chắc về chủ nghĩaMác-Lênin Toàn Đảng cần tiếp tục học tập, quán triệt và thực hiện tư tưởng HồChí Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” mộtcách nghiêm chỉnh, thành tâm, sâu sắc, sáng tạo Bởi lẽ, tư tưởng của Người là tàisản tinh thần vô giá, thể hiện tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc Họctập, nghiên cứu, quán triệt tư tưởng của Người giúp chúng ta định hướng tư tưởngđúng đắn, có thêm nghị lực, niềm tin, căn cứ khoa học để đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện, đánh giá, sử dụng, sàng lọc cán bộ, thấy rõ hơn nguồn gốc, bản chất, nguyênnhân, hậu quả của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống củacán bộ, đảng viên, trên cơ sở đó xác định chủ trương, giải pháp ngăn ngừa, đấutranh khắc phục một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả Việc học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải được thể hiện trong các nghị quyết,chương trình, kế hoạch của các cấp ủy, tổ chức đảng và được phản ánh trên cácmặt công tác, trong các hoạt động theo phạm vi xác định
Minh “coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc”, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ phải có đủ đức, đủ tài mới hoàn thànhđược trọng trách mà Đảng và nhân dân giao cho “Có đức, không có tài làm việc gìcũng khó; có tài, không có đức là người vô dụng”, thậm chí có hại cho sự nghiệpcách mạng
Trang 12Hồ Chí Minh đã luận giải rất sâu sắc về mối quan hệ giữa đức và tài để làmnổi bật vị trí, vai trò của đức trong quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhâncách người cán bộ cách mạng Đức vừa là cơ sở nền tảng, vừa giữ vai trò địnhhướng, động lực thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ mọi mặt của người cán bộ.
Sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển, đòi hỏi người cán bộ phải thực sựtài năng, có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy sắc sảo, năng lực nhận thức nhanh, trình độ tổchức thực tiễn giỏi Nhưng tài năng chỉ có thể hình thành và phát triển trên nềntảng vững chắc là đạo đức cách mạng, và chỉ khi nào giữ vững đạo đức cách mạngthì tài năng đó mới được trọng dụng, thực sự có ý nghĩa, có giá trị đối với sựnghiệp cách mạng Đạo đức cách mạng đối với người cán bộ được Hồ Chí Minh vínhư “mạch nguồn” của dòng sông, như “gốc rễ” của cây cối; có đạo đức cáchmạng được xem như có “nguồn sức mạnh” để “gánh nặng và đi xa”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc”phải được quán triệt đúng đắn trong việc xác định tiêu chuẩn cán bộ, cụ thể hóatiêu chí đối với từng nhóm, loại cán bộ, sát với từng chức danh Cần phân biệt tiêuchuẩn với điều kiện, không vì yêu cầu độ tuổi, bằng cấp, trình độ học vấn mà hạthấp tiêu chuẩn Những người giúp các cấp ủy Đảng và cơ quan chức năng đánhgiá, lựa chọn cán bộ phải là những người có tài, có đức, thực sự tiêu biểu, mẫumực nhất mới bảo đảm tính khách quan, trung thực
Trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định, các cấp tiến hành quy hoạch, tạonguồn cán bộ thật sự khoa học; gắn quy hoạch tổng thể với chủ động tạo nguồn cán
bộ, tích cực bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng cán bộ kế cận, kế tiếp phù hợp với
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tạo mọi điều kiện để cán
bộ trẻ được rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ côngtác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm phát triển phẩm chất, năng lựctoàn diện theo yêu cầu chức trách, nhiệm vụ trong tình hình mới; kết hợp chặt chẽ